Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ cố gắng tiến đến mục tiêu “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước. Không những kinh tế công nghiệp cần cố gắng thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà kinh tế tri thức cũng phải phát triển. Vì vậy Giáo dục và Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của nhân tố, tính cách, đạo đức và tri thức con người là trung tâm của sự phát triển đất nước. Thực tế qua nhiều năm đổi mới đời sống của người dân từng bước đi lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó cũng còn một số người dân còn gặp nhiều khó khăn về việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản mà cụ thể là những kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết, tính toán cũng như những nhu cầu hoàn thành tốt chương trình Tiểu học là vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cho các cấp sau và đó cũng là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đất nước.

 Việc bổ sung những kiến thức ở bậc Tiểu học là vấn đề hết sức cần thiết, nó không những là nền tảng giúp học sinh hoàn thành chương trình trung học đến chương trình phổ thổng và các cấp bậc khác mà thông qua đó nó còn cũng cố các thức ở bậc học nhằm nâng cao trình độ và bổ sung cho các em những kiến thức hỏng, giúp các em hiểu biết về thế giới bên ngoài, hòa nhập cùng thiên nhiên và hòa nhập vào công việc học tập cùng các bạn. Đó cũng giúp các em trở thành những học sinh giỏi và trở thành một chủ nhân tương lai đất nước. Và đó còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách một cách toàn diện.

 Vấn đề ở đây là làm thế nào tổ chức cách dạy, phương pháp dạy học như thế nào hữu hiệu nhất nhằm giảm bớt áp lực cho cả giáo viên và học sinh, hình thành cho học sinh thói quen tự giác, tích cực học tập, tạo cho các em cảm giác hứng thú, yêu thích trong buổi học như câu nói:

“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

 Tôi mong muốn qua đề tài “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1” các giáo viên đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tham khảo và đóng góp ý kiến để kinh nghiệm của giáo viên trong trường hoàn thiện hơn, có thể thi đua với các trường bạn tốt hơn và mang lại vinh dự cho nhà trường.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẢO LÂM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI SƠN
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
 Phụ đạo học sinh yếu kém
 Người thực hiện: Hoàng Thị Dung
 Giáo viên chủ nhiệm lớp: 1
 Trường :TIỂU HỌC THÁI SƠN
 NĂM HỌC: 2015-2016 Người thực hiện:Hoang Thị Dung 
 Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC 
 CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN 
 CƠ SỞ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I – Lý do chọn đề tài
 Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương 
chính sách của đảng và nhà nước nói chung, của ngành giáo dục nói riêng về 
việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích từ năm học 2006 – 2007 đã thể 
hiện rất rõ. Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các Trường Tiểu 
học nói riêng đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhằm 
chỗ. Học sinh bỏ học do quá yếu không theo học được. Điều đó khiến tôi luôn 
trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém giúp học sinh 
nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp Một bởi lớp Một là nền tảng cho 
sự phát triển của học sinh sau này, với lớp Một điều quan trọng nhất là đọc, 
viết được có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp 
trên học sinh mới học tốt được các môn khác. Mà từ xưa các nhà trường nói 
chung, Trường Tiểu học Nà Thằn nói riêng chỉ chú trọng tổ chức bồi dưỡng 
thêm cho học sinh giỏi mà chưa tổ chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh 
yếu kém. Chính vì lẽ đó bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện 
pháp để phụ đạo học sinh yếu của lớp mình. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: 
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một”.
II –Mục đích nghiên cứu
 Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ cố gắng tiến đến mục 
tiêu “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước. Không những kinh tế công 
nghiệp cần cố gắng thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà kinh tế tri 
thức cũng phải phát triển. Vì vậy Giáo dục và Đào tạo được coi là quốc sách + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 + Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục
 + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 - NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I - Giải quyết vấn đề:
 Thuận lợi – khó khăn: 
 - Trong quá trình thực hiện “Phụ đạo học sinh yếu trong phân môn Học 
vần” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 
* Thuận lợi
 a. Về phía học sin 
+ Đa số học sinh biết cố gắng vươn lên trong học tập để học giỏi như bạn 
mình.
+ Các em không có hiện tượng mặt cảm, tự ti trước lớp và giáo viên về sự yếu 
kém của mình. 
+ Các em biết học hỏi, trao dồi kiến thức cùng các bạn trong lớp, trong tổ và 
bạn ngồi cạnh bên để học tốt hơn 
+ Các em khá giỏi vui vẻ, đoàn kết giúp đỡ bạn mình học giỏi h 
b. Về phía giáo viên
 + Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và luôn được ban lãnh đạo nhà trường 
tạo những điều kiện thuận lợi để những người giáo viên chúng tôi làm tốt 
nhiệm vụ được giao.
 + Được sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
 + Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho những giáo viên chúng tôi 
giao lưu với các trướng bạn để nâng cao kinh nghiệm trong việc phụ đạo học 
sinh yếu.
 * Khó khăn
 a. Về phía học sinh
 - Đa số các em điều rơi vào một trong những trường hợp, lý do tương đối 
giống nhau là/:
 + Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức ở những ngày nghỉ học.
 + Học sinh chưa hiểu hết tiếng phổ thông.
 + Trí tuệ kém phát triển. 17 học sinh 0 học sinh 8 học sinh 9 học sinh
 + Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái đã học ở trường mầm non
 Lớp Một/ Học sinh Học sinh Học sinh
 sĩ số không biết chữ cái nào biết từ 5 – 6 chữ nhận biết hết
 17 học sinh 4 học sinh 10 học sinh 3 học sinh
 Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện chữ cái một cách chắc chắn chính xác 
bảng chữ cái quá thấp dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
 Một trong những lí do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm 
nhiều ở gia đình; các em chưa có ý thức và chăm chỉ học. Vì vậy là giáo viên, 
nhất là giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của 
từng đối tượng học sinh để học sinh phát huy hết những mặt tích cực và rèn 
luyện những mặt chưa tốt để học sinh hoàn thiện tốt mục đích học tập của 
mình. Chúng ta còn phải tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ 
nhàng, thích thú trong học tập chứ không là cảm thấy như bị áp lực và trở nên 
chán nản không thích học. Không những thế giáo viên cũng phải gần gũi, 
thương yêu, an ủi và kịp thời động viên để các em thích học và tích cực hơn 
trong học tập.
III – Biện pháp thực hiện
 a/ Biện pháp tác động giáo dục
 - Từ những thực trạng đã khảo sát các em tôi tiến hành họp phụ huynh 
học sinh và đề nghị, yêu cầu phụ huynh trang bị đầy đủ sách, vở, dụng cụ học 
tập cần thiết để phục vụ cho các môn học.
 - Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở, uốn nắn kịp thời việc học, làm 
bài ờ nhà và rèn luyện cho các em sự tự giác học tập của người học sinh.
 - Tham mưu với nhà trường kịp thời để giáo viên có đủ đồ dùng dạy 
học như tranh ảnh, tài liệu tham khảo,  cần thiết để phục vụ cho việc giảng 
dạy được tốt và có chất lượng cao. Đồng thời đề nghị nhà trường cho học sinh 
nghèo mượn sách, vở, đồ dùng học tập,  để tiếp tục học tập, theo đuổi ước 
mơ của mình.
 - Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”, “Đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp 
nhau” để cùng tiến bộ. Đồng thời sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để các học sinh giỏi 
thực hiện giúp đỡ các học sinh yếu, kém
 b/ Phần học các nét chữ cơ bản
 Ngay sau những buổi học đầu tiên về rèn nề nếp cho các em, tôi giảng 
cho học sinh các nét chữ cơ bản. Tôi dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách 
viết các nét chữ đó. Để giúp học sinh đễ hiểu và dễ nhớ những nét cơ bản đó 
tôi đã phân các nét chữ cơ bản đó theo tên gọi và cấu tạo gần giống nhau của + Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, 
u, u, p, n, m (gồm 7 chữ cái)
 + Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét 
cong) phối hợp với nét móc: l, h, k, b, y, g (gồm 6 chữ cái)
 + Nhóm 5: Nét các chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: 
r, v, s (gồm 3 chữ cái).
 - Các chữ viết hoa
 + Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: A, Ă , 
A , M, N , U , Ư , I , K , L .(gồm 10 chữ cái)
 + Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: O, Ô, O 
, Q, C, E, Ê, P, R (gồm 8 chữ cái)
 + Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc phối hợp 
với nét cong: B, P, R (gồm 3 chữ cái)
 + Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét lượn dọc (lượn 
ngang) phối hợp với nét cong: D, D , L, S (gồm 4 chữ cái)
 + Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết: H , 
G , Y (gồm 3 chữ cái).
 c/ Phần học âm
 * Âm đơn
 Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản 
một cách vững vàng thì tôi giảng dạy tiếp phần học âm (chữ cái). Giai đoạn 
học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Học sinh có nắm vững chắc các 
chữ cái thì mới ghép được thành vần, rồi thành tiếng và cuối cùng là thành 
một câu, một đoạn văn hoàn chỉnh.
 Giai đoạn này tôi hướng dẫn các em phân tích từng nét chữ cơ bản 
trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều chữ 
viết khác nhau hay gặp trong sách, báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho ng – ngh 
 c – k 
 g – gh 
 d/ Phần tìm các câu văn, đoạn văn bổ trợ
 Sau khi quan sát trong vài tháng học tôi thấy các em có sự nhàm chán 
trong các bài ôn tập nên tôi đã nghĩ ra được một số bài để kiểm tra sự nhận 
thức của các em thông qua các giờ chơi, giờ nghỉ, giờ ôn tập. Nhờ thông qua 
đó, các em được củng cố lại kiến thức về từ ngữ (điền âm, vần thích hợp, ), 
câu văn (có các âm, vần đã học) và để các em tránh được sự đơn điệu trong 
các bài ôn tập trong sách. Vì những bài ôn tập trong sách được lặp đi lặp lại 
cách ôn, bài nào cũng giống bài nấy, cách trình bày cũng như cách ôn làm cho 
học sinh cảm thấy nhàm chán nên tôi đã thay vào tiết hai của bài ôn tập là 
phần chơi “Đố vui học tập” do tôi tự nghĩ ra những cách chơi mới lạ và hứng 
thú, vừa giúp các em tránh được sự nhàm chám trong các bài ôn tập mà còn 
giúp các em nhớ lại bài cũ đã học. Song tôi đã tìm những câu đố cũng như 
những phần trò chơi mang tính giáo dục cao và có ý nghĩa.
 Ví dụ
 Góc sân nhà Tí có cây ổi đào đang đâm chồi nảy lộc, xanh 
non mơn mởn. Cứ chiều mỗi ngày, Tí lại ra sân vun gốc, chăm sóc để cây ổi 
mau ra quả. Cô Phúc đi ngang qua, khen Tí chăm làm.
 Khi kiểm tra bài bằng mọi hình thức như bảng con, hộp phiếu cho học 
sinh bốc thăm rồi đọc lên câu, từ được viết trong thăm bốc được. Bảng và 
phiếu là những câu, từ đã học xong nhưng từ đó không có trong sách. Nếu 
như học sinh nhớ, thuộc được mặt chữ rồi thì dù từ ngữ có mới thì các em 
cũng đọc được. Khi viết bảng con tôi cũng không cho các em viết các từ ngữ 
có sẵn trong sách. Khi học môn Học Vần thông qua phần xây dựng, tìm từ 
mới các em sẽ biết thêm nhiều từ và hiểu được ý nghĩa của những từ đó. Do 
đó, khi đến phần xây dựng, tìm từ mới các em rất thích thú, hào hứng và tham 
gia sôi nổi nhiệt tình. 
 Qua đó, các em cũng có thể tìm các câu văn, đoạn văn hay mang tính 
chất:
 - Cung cấp kiến thức về âm, vần, tiếng
 Ví dụ
 o a c d đ 
 / \ ̉ ~ · 
 giỏ đỏ có cà
 cò đã có cá

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan