Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

Tầm quan trọng và nguyên tắc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

1.4.1. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

 Bồi dưỡng giáo viên có ý nghĩa rất to lớn vì đây là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nếu giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm,trình độ chuyên môn có vấn đề thì không thể cải thiện được chất lượng và môi trường giáo dục.

Hiện nay, về cơ bản ở nhiều trường tiểu học về cơ bản số lượng giáo

viên đảm bảo để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và dạy đủ các môn học. Tuy nhiên ,tỷ lệ giáo viên hợp đồng còn nhiều chưa có kinh nghiệm đứng lớp, phương pháp dạy học chưa đa dạng ,linh hoạt, nguồn giáo viên chất lượng cao rất hạn chế, kinh nghiệm thực tế của giáo viên còn ít do vậy công tác bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến sự thành bại về chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

1.4.2. Nguyên tắc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ, cần quán triệt các nguyên tắc sau:

 Giáo viên cần phải được bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục về các nội dung và thời gian,hình thức bồi dưỡng.

 Cần quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu về trình độ chuẩn giáo viên tiểu học theo Luật giáo dục mới.

 Bồi dưỡng đan xen kết hợp về nhân cách , đạo đức với chuyên môn nghiệp vụ.

 Kết hợp bồi dưỡng ngắn hạn,trung hạn và lộ trình dài hạn.

 Bồi dưỡng theo nhóm đối tượng giáo viên, theo môn theo tổ.

 Phối kết hợp các hình thức bồi dưỡng tập trung, từ xa.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trước rồi mới rèn cho sau. Người thầy phải luôn phấn đấu trở thành một tấm gương sáng về đạo đức và nhân cách để học sinh noi theo.Trong xã hội ngày nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường một số thầy cô lập trường thiếu vững vàng đã có những việc làm, những cách hành xử không phù hợp với chuẩn mực người thầy cần phải lên án và loại trừ trong môi trường giáo dục.
Khi có nhận thức đúng đắn thì giáo viên sẽ hăng say, tự nguyện, tự giác tham gia công tác bồi dưỡng. Muốn làm tốt nội dung này, Lãnh đạo nhà trường phải là một tấm gương sáng, một con chim đầu đàn cho giáo viên toàn trường noi theo về mọi mặt nhất là việc tự học, tự bồi dưỡng.
Tăng cường nâng cao tư tưởng HCM về giáo dục trong tình hình mới.
Quán triệt tinh thần các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành về công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
 3.3.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học
 Ngay từ đầu mỗi năm học, bộ phận chuyên môn nhà trường ( PHT phụ trách chuyên môn) cần nghiên cứu sâu nhiệm vụ năm học theo cấp học của Bộ GD & ĐT, Sở GD và phòng GD &ĐT căn cứ vào đó chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học cho đơn vị mình một cách khoa học hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường trên cơ sơ sở bám sát mục tiêu giáo dục chung của cả nước.
3.3.1. Thực hiện tốt công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
 BGH cần bám sát vào các văn bản chỉ đạo các Thông tư ban hành chương trình Bồi dưỡng thường xuyên Của Bộ Giáo dục (mới nhất là thông tư 17/2019/TT- BGD ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên; thông tư 18/2019/TT- BGD ĐT ban hành về chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý PT) để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nhà trường và hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng.
 - Chỉ đạo quán triệt các văn bản hướng dẫn về công tác bồi thường xuyên giáo viên hàng năm đối đội ngũ giáo viên nhà trường. 
 - Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo viên hàng năm trên cơ sở bám sát nội dung chương trình của Bộ GD quy định.Trực tiếp bộ phận chuyên môn kiểm tra phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng cá nhân của giáo viên.
 - BGH tiến hành kiểm tra tiến độ công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên đặc biệt việc thực hiện bồi dưỡng theo các mô đun đăng ký.
 3.3.2. Thực hiện tốt Chuyên đề cấp trường , cấp tổ, cấp Cụm huyện
 Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn hàng năm, các tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn tổ, kế hoạch thực hiện chuyên đề.
 Việc tham gia viết chuyên đề, dự giờ, hội thảo ở mỗi chuyên đề các cấp giáo viên sẽ tích lũy thêm những bài học kinh nghiệm quý cho bản thân. Các đồng chí dự hội thảo cấp trên sẽ là hạt nhân chủ chốt truyền đạt lại nội dung ,tinh thần, phương pháp cho đồng nghiệp.
 BGH giao chỉ tiêu viết chuyên đề sáng kiến chấm các cấp cho mỗi tổ khối. Coi đây là một tiêu chí quan trọng không thể thiếu trong công tác đánh giá thi đua giáo viên.
3.4. Tăng cường bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho giáo viên
 Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên các kiến thức cơ bản như:
- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng tin học cho giáo viên : tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi giải đáp thắc mắc cho giáo viên trong quá trình sử dụng, vận hành máy chiếu, máy tính, bảng thông minh.
- Sử dụng giáo viên tiếng anh bổ trợ thêm về kĩ năng giao tiếp ngoại ngữ cho giáo viên trong trường.
- Tìm hiểu về chương trình giáo dục PT 2018, những điểm mới về mục tiêu giáo dục Tiểu học ; cho giáo viên tiếp cận chọn lựa SGK lớp 1 và chuẩn bị các điều kiện bồi dưỡng giáo viên lớp 1 và các lớp khác theo các mô đun bồi dưỡng của Bộ GD & ĐT.
- Kiến thức về tâm lí học sư phạm, kiến thức về kỹ năng sống.
- Các biện pháp giảm hợp lí nội dung, chương trình cho phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học. (do Bộ Giáo dục sửa đổi)
- Phương pháp giáo dục và dạy chương trình thay sách giáo khoa mới.
- Quy định về đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học.
- Chuẩn giáo viên Tiểu học.
3.5. Bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Tập trung bồi dưỡng và rèn luyện cho đội ngũ giáo viên các kĩ năng sư phạm như:
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa, kĩ năng xác định yêu cầu và nội dung cơ bản của bài học, cách xây dựng kế hoạch lên lớp theo hướng cải tiến.
- Bồi dưỡng kĩ năng điều hành, tổ chức các hoạt động của học sinh trong suốt quá trình dạy học, theo dõi, uốn nắn, chỉ dẫn học sinh khi cần thiết, phát huy được tính tích cực của học sinh. 
- Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể và ngoài giờ lên lớp.
- Kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp.
Để thực hiện được những yêu cầu chỉ tiêu trên cần phải đề ra những biện pháp thiết thực, khả thi, sát với yêu cầu, nhiệm vụ được giao:
3.6. Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ đi học nâng cao trình độ
BGH cần luôn quan tâm, động viên giáo viên đi học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
Từ năm học 2018 - 2019, nhà trường tạo điều kiện về thời gian, bố trí phân công công tác hợp lý, động viên và tạo điều kiện cho 16 đồng chí giáo viên đi học lên Đại học. Nhà trường phấn đấu đến năm 2021 đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt 100% trình độ chuẩn theo quy định của Luật giáo dục 2019.
	BGH hướng dẫn giáo viên từng bước hoàn thiện các chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng giáo viên, chứng chỉ tin học Ứng dụng CNTT cơ bản, chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc châu Âu để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
3.7. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng :
Cần hết sức linh hoạt trong công tác bồi dưỡng : phối hợp các hình thức bồi dưỡng tập trung theo nhóm, tổ,trường; tự bồi dưỡng cá nhân; bồi dưỡng trực tiêp; bồi dưỡng gián tiếp; kết hợp học đồng nghiệp với tự học trên mạng internet....
3.8. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng: 
 Kết thúc mỗi học kỳ mỗi năm học, trên cơ sở đánh giá kết quả tự bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng giáo viên do cấp trên và nhà trường tổ chức nhà trường khen thưởng bằng tiền và hiện vật thích đáng cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác bồi dưỡng. Đồng thời phê bình khiển trách các cá nhân, các tổ chuyên môn chưa làm tốt công tác bồi dưỡng; nhà trường xây dựng kế hoạch giúp đỡ cá nhân , tổ chưa hoàn thành trong học kỳ tới hoặc năm học tiếp theo.
 4. Tổ chức thực hiện
 4.1. Đối với Chi bộ Đảng trong nhà trường
- Chi bộ Đảng trong nhà trường phải thực sự giữ vai trò lãnh đạo toàn diện.
- Thường xuyên trang bị cho đảng viên và cán bộ, giáo viên nhận thức về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của ngành về công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn mới, vận dụng với Chi bộ nhà trường phù hợp, hiệu quả.
- Cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt, đi sâu vào bàn những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy và học. Nghị quyết của Chi bộ phải có sự nhất trí cao của toàn thể đảng viên, phù hợp với giáo viên và công tác giáo dục trong nhà trường.
 4.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
- Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chi ủy, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực trạng đội ngũ của nhà trường và yêu cầu chung, chỉ đạo theo đúng kế hoạch, có bổ sung khi cần thiết, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, rút kinh nghiệm từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học.
- Tiến hành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại đội ngũ, có kế hoạch tham mưu với Phòng giáo dục bổ sung giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đủ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
- Hướng dẫn tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả, động viên, khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện để họ phát huy hết năng lực, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học, thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn để kịp thời uốn nắn các hoạt động của tổ đi vào quỹ đạo.
- Tổ chức cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm các trường điển hình.
- Ban giám đốc phải có kiến thức giỏi, rộng, sâu, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để đủ tự tin, đủ sức giải quyết những thắc mắc, yếu kém của giáo viên.
 - Tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo mọi kế hoạch của nhà trường đều được giáo viên biết, bàn, làm và kiểm tra.
 4.3. Đối với tổ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ của tổ phù hợp kế hoạch chung, phù hợp năng lực chuyên môn của các thành viên trong tổ và mang đặc thù riêng của tổ.
- Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ như và đa dạng hóa các nội dung và hình thức bồi dưỡng.
 4.4. Đối với giáo viên
- Có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Trên cơ sở đó xây dựng cho mình kế hoạch tự bồi dưỡng sao cho thiết thực với năng lực chuyên môn của mình, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. 
- Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên.
- Sưu tầm sách tham khảo, bài soạn mẫu để nắm vững định hướng chung về phương pháp, cũng như kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho học sinh.
- Tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh chậm tiến.
- Xây dựng tủ sách cá nhân với nhiều tài liệu hay, thiết thực, phục vụ có hiệu quả trong việc bồi dưỡng kiến thức cơ bản, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ như: Các bộ sách nâng cao các môn, các đề khảo sát học sinh hàng năm, các đề thi học sinh giỏi - giáo viên giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm, các loại báo ngành, báo Đảng,
 4.5. Đối với Công đoàn nhà trường
- Phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như chia sẻ trong đời sống.
- Phối kết hợp với chính quyền để tổ chức, động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ. Hưởng ứng chủ trương xây dựng nhà trường thành trung tâm bồi dưỡng giáo viên.
- Động viên công đoàn viên tích cực trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi.
- Động viên kịp thời những giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện giúp đỡ những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên để hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh.
 4.6. Đối với Đoàn thanh niên
- Phát huy sức trẻ, năng động, sáng tạo và xung kích trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đoàn viên sát với nhiệm vụ bồi dưỡng của Nhà trường, chỉ tiêu phấn đấu của đoàn viên phải cao hơn, biện pháp phải mạnh dạn hơn.
- Chủ trì trong công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa (26/3; 22/12; 30/4; 1/5 ). Trao đổi kinh nghiệm tổ chức để cho các giáo viên có ít kinh nghiệm học tập 
Nhìn chung, muốn bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường Tiểu học, người lãnh đạo cần có một hệ thống các biện pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện nhà trường. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể tách rời mà còn có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau làm cho quá trình bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu.
 5. Một số kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng đội ngũ khi áp dụng chuyên đề.
 Trên cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ từ sáng kiến này trường tôi đã có những kết quả tích cực:
	1/ Về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên
	Nhận thức của đội ngũ giáo viên về công tác bồi dưỡng đã nâng cao một bước. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên có bước chuyển mình. 100% đội ngũ nhà trường đều ý thức và có trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng. Các năm học gần đây nhà trường không có giáo viên vi phạm đạo đức vi phạm kỷ luật.	
 2/ Về tập thể nhà trường: 
Từ năm học 2017- 2018 đến nay tập thể nhà trường luôn đạt tập thể LĐXS được Chủ tịch tặng Bằng khen.
	 3/ Chất lượng đội ngũ: 
- Trình độ chuyên môn: trước khi áp dụng chuyên đề nhà trường có 16 GV có trình độ TCSP, ĐHSP đến nay ( tháng 02/2020) trình độ giáo viên được nâng dần lên rõ rệt:
Tổng số CB, GV, NV
CBQL
Giáo viên
Nhân viên 
Đảng viên
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
C Đ
ĐH
>ĐH
TC
C Đ
ĐH
>ĐH
TC
C Đ
ĐH
>ĐH
42
3
1
2
0
35
0
5
30
0
4
2
0
2
0
25
- Từ việc áp dụng các biện pháp đồng bộ từ sáng kiến: hỗ trợ tạo mọi điều kiện
 để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn đến nay ( tháng 02/2020) nhà trường đã có 10 đồng chí học xong Đại học còn 6 CBQL, giáo viên có trình độ Cao đẳng Sư phạm và cả 6 đồng chí này đang theo học lớp ĐHSP dự kiến tháng 7/2020 đội ngũ GV nhà trường sẽ 100% đạt trình độ chuẩn theo quy định. 
- Từ năm học 2017- 2018 đến nay nhà trường đã có 06 lượt giáo viên đạt giải giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện , 01 giáo viên đạt giải thi chữ đẹp, 07 giáo viên đạt giải ATGT cấp Quốc gia, 05 giáo viên đạt giải Elearning cấp Huyện, cấp Tỉnh.( trước khi áp dụng sáng kiến thì số lượng, chất lượng giáo viên đạt giải qua các hội thi còn rất hạn chế ).
 - Kết quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Kết quả đánh giá của PGD năm 2018- 2019):
 100 % giáo viên nhà trường được đánh giá xếp loại trung bình trở lên trong đó có 60% giáo viên được PGD xếp loại khá giỏi ( Chỉ số này cao hơn hẳn so với những năm trước : đạt khoảng 80 %)
 4/ Chất lượng học sinh:( Từ năm học 2017- 2018 là năm bắt đầu áp dụng sáng kiến đến nay)
 - Chất lượng HS lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt 100% ( tăng so với giai đoạn trước: 98%)	
- Tỷ lệ HS được khen thưởng cuối năm: Đạt gần 80% (giai đoạn trước tỷ lệ này là trên 50 %) 
- Kết quả học sinh tham gia các hội thi : ( Năm học 2018- 2019)
 Cấp huyện : Giải Nhất : 1 giải
 Giải Nhì : 1 giải
 Giải Ba : 7 giải
 Giải KK : 2 giải
 Cấp tỉnh : Giải Nhất : 1 giải
 Giải Nhì : 1 giải
 Cấp Quốc gia : Huy chương bạc : 1 giải 
	 Huy chương đồng : 4 giải
 KK : 5 giải
 ATGT: 6 giải Tích cực tham gia 
 Kết quả học sinh tham gia các hội thi học kỳ I năm học 2019- 2020 :
1 giải Nhất, 3 giải Nhì cấp huyện “ Kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HS TH”
 1 giải Nhì cấp Tỉnh cuộc thi “ Kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HS TH”
 1 Huy chương bạc cuộc thi Toán học không biên giới ( HS tự thi trên mạng).
	( Giai đoạn trước khi áp dụng sáng kiến chất lượng các cuộc thi của học sinh rất hạn chế và chưa có học sinh đạt giải tại các sân chơi Quốc gia)
 KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn, một lần nữa khẳng định “Chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo. Để dạy tốt chương trình Tiểu học mới, tạo bước đột phá cho chất lượng giáo dục Tiểu học thì khâu then chốt là phải nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học, bởi việc xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng được xem như là “một nút bấm tạo sự chuyển biến cho cả hệ thống giáo dục quốc dân”.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng, thiết thực và có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sự nghiệp giáo dục vì “Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, quyết định sự thành công hay thất bại của một nhà trường”. Mỗi nhà trường, mỗi cấp quản lý và từng địa phương cần tích cực, chủ động xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, bởi đây là lực lượng cốt cán trong các đợt bồi dưỡng, vừa là bộ phận nòng cốt trong quá trình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Giáo dục đang đứng trước yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của sự nghiệp CN hóa - HĐ hóa đất nước. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ. Các cấp ủy Đảng, Chi bộ nhà trường cần xác định: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là nhiệm vụ chính trị, quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vậy cần xây dựng mỗi nhà trường thực sự là “trung tâm bồi dưỡng giáo viên. Có kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ đổi mới, nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, trình độ, năng lực của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực mới, cách làm mới, dân chủ trong trường học, phát huy lòng yêu nghề, chủ động, sáng tạo của đội ngũ, làm xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 
Bản thân mỗi giáo viên nói chung, người giáo viên Tiểu học nói riêng phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, phải có đủ đức - tài. Từ đó chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp yêu cầu chung và nhu cầu cá nhân. 
Sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan lãnh đạo và quản lí cơ sở cần động viên toàn dân chăm lo xây dựng và vun đắp cho sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, thực hiện lời dạy của Bác Hồ vô vàn kính yêu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Quá trình nghiên cứu của bản thân, đối chiếu với lí luận thực tiễn của vấn đề tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện quản lý, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Các biện pháp đưa ra trong đề tài được dựa trên việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường tôi. Nếu thực hiện tốt và kết hợp đồng bộ, thường xuyên các biện pháp mà đề tài nêu lên thì công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sẽ thu được hiệu quả cao. Các biện pháp mà tôi đề xuất trong sáng kiến này có thể nhân rộng, áp dụng trong công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và các trường Tiểu học trong tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Về nhân lực: Các giải pháp của sáng kiến áp dụng có hiệu quả tốt nhất ở các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày và có đủ giáo viên bộ môn.
 - Về cơ sở vật chất: Có đủ 1 phòng học/lớp và có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 Sau khi áp dụng sáng kiến :
 + Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên được nâng lên so với trước : Số Giáo viên được xếp hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 100%; đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVTH có 100% GV đạt khá trở lên ( trước năm 2017 có 04 đ/c xếp loại trung bình)
 + Chất lượng học sinh đánh giá cuối năm về kiến thức môn học, về năng lực phẩm chất; về khen thưởng đều tăng trưởng tốt.
 + GV, HS đạt nhiều giải cao qua các cuộc thi giao lưu, các sân chơi trí tuệ .
 ( có GV, HS đạt giải Quốc gia)
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
 - Nhất trí với đánh giá của tác giả về những kết quả và lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học” tại nhà trường.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Trường TH Chấn Hưng
Xã Chân Hưng – VT - VP
Sáng kiến áp dụng trong công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ ở các trường tiểu học .
Vĩnh Tường,ngày tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Kiên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Hội nghị TW6 ( Khóa IX ) của Đảng;
2. Nghị quyết TW2 khóa VIII;
3. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội về đổi mới giáo dục phổ thông;
4. Chỉ thị số 14/2001/CT - TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội )
5. Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục;
6. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005;
7. Các chuyên đề giáo dục Tiểu học;
8. Các thông tin khoa học giáo dục;
9. Dự thảo chuẩn giáo viên Tiểu học;
10. Điều lệ Trường Tiểu học;
11. Tài liệu giáo trình Trung cấp lí luận chính trị (Văn hóa xã hội).
.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_boi_duong_va.doc
Sáng Kiến Liên Quan