Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người.

Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xă hội và của cả nhân loại.

Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” giáo dục thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.

Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. tất cả những cử chỉ đó đều làm lên nhưng thói quen, kể cả thói xấu.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thỏ nâu và Thỏ trắng đi chơi. Trời nắng đẹp, Thỏ tung tăng nhảy nhót đi chơi, gặp một rãnh nước => Thỏ nhảy qua, gặp 1 cây to chắn ngang đường => Thỏ trèo qua, đi trên cầu qua sông, gặp cây cà rốt thật to => Thỏ cùng nhau kéo củ cà rốt và ăn củ cà rốt, Trời tối => Thỏ nhảy nhanh về chuồng. 
- Giáo dục trẻ có ý trí, tinh thần đoàn kết, hợp tác với các bạn trong lớp. Trò chơi vận động “ Thi chạy xung quanh vườn hoa” “Thi đi trên đường gạch xây thấp” “Thi nhảy chạm tay vào cành cây” “Gió thổi cây nghiêng” “ Gieo hạt”
 “Bánh xe quay” “Về đúng bến thuyền” “Sút bóng vào gôn”. (Hình ảnh 11a).
- Những trò chơi trẻ thực hiện nhiều lần có tác dụng củng cố rèn luyện kĩ năng trong vận động như trò chơi rèn luyện khả năng định hướng trong không gian. Trò chơi vận động “Trời mưa“ Khi cô nói: Mưa to trẻ vỗ tay và dậm chân mạnh, mưa nhỏ trẻ vỗ tay và dậm chân nhẹ trò chơi Chuyền bóng, Ai ném xa nhất, “Đuổi bắt” “ Chuông reo ở đâu”
3. Trò chơi dân gian: rất cần thiết để cho trẻ tập động tác để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao.
4. Chơi với đồ chơi ngoài trời: hay chơi tự do(trẻ được chơi với các đồ chơi như thang leo, cầu trượt, xích đu, nhà bóng chơi theo ý thích của trẻ).
- Khi chơi cô cũng có thế sửa sai các kĩ thuật chưa đúng của trò chơi, điều quan trọng khi tổ chức các trò chơi cô giáo phải là người trọng tài phân xử thắng thua công bằng cho trẻ, tránh gây căng thẳng áp lực và tạo không khí thoải mái trong khi chơi giúp các con cứng cáp và trưởng thành hơn trong cuộc sống. 
* Sau đây là một số cách chơi và luật chơi trò chơi vận động 
- VD 1: Trò chơi “ Tung cao hơn nữa”
 + Cách chơi : Mời 4 – 5 trẻ đứng thành một hàng ngang. Khi có hiệu lệnh” bắt đầu” trẻ sẽ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay. 
+ Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng nhiều là thua cuộc.
- VD 2: Trò chơi “Lúa Ngô Khoai thi tài”
+ Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 3 đội: đội Lúa vàng, đội Bắp Ngô, đội Khoai lang. Mỗi đội sẽ cùng nhau thi tài năng của mình xem đội nào giỏi nhất. Cô đã chuẩn bị cho mỗi đội một loại lương thực khi có hiệu lệnh của cô thì bạn thứ nhất sẽ lấy lương thực của đội mình và chuyển qua đầu cho bạn thứ hai, bạn thứ hai sẽ chuyển cho bạn thứ ba và cứ thế chuyển cho bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng sẽ lấy lương thực đó và bỏ vào rổ.
+ Luật chơi: Mỗi lần chuyển chỉ được lấy số lượng là một lương thực, thời gian là một bản nhạc. Đội nào chuyển được nhiều số lượng lương thực là thắng cuộc.
- Nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học mà còn phụ thuộc vào hình thức dạy học. 
4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác.
* Giáo dục phát triển vận động kết hợp với âm nhạc
- Trẻ tập thể dục sáng tôi chọn nhạc bài: “ Hai con thằn lằn con” làm nhạc khởi động (Hình ảnh 11b). Bài tập phát triển chung trẻ tập theo trống, nhạc bài Erobic “Trời nắng trời mưa” các bản nhạc phù hợp với chủ đề. (Hình ảnh 12a)
- Hồi tĩnh tôi cho trẻ nghe nhạc dân ca Cây trúc xinh, nhạc không lời. 
- Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic phát huy tính tích cực vận động tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt.
 - Với mỗi chủ đề tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi lựa trọn các bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ, tôi luôn hiểu một điều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời vào kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.
* Giáo dục phát triển vận động kết hợp với văn học 
- VD 1: Khi cho trẻ xếp hàng tôi cho trẻ đọc bài thơ “Xếp hàng” hoặc khi cho trẻ chơi trò chơi: “Tập tầm vông, Kéo cưa lửa xẻ, Rồng rắn lên mây, Dung dăng dung dẻ, Rềnh rềnh ràng ràng, Mèo đuổi chuột”. Tôi kết hợp cho trẻ đọc lời của bài thơ, lời của trò chơi. (Hình ảnh 12b)
- VD 2: Với trò chơi vận động “Chó sói xấu tính”: Cô kẻ 2 vạch ở 2 đầu sân chơi, một bên là nhà Chó sói bên kia là hang Thỏ, một bạn đóng vai Chó sói các bạn còn lại làm Thỏ vừa đi vừa đọc thơ “Thỏ con đi dạo, Trên bãi cỏ xanh, Gặm cỏ ngon lành, Dỏng tai nghe ngóng, Xem Sói ở đâu”. 
* Giáo dục phát triển vận động kết hợp với hoạt động góc 
- Để thực hiện tốt các hoạt động phát triển vận động chủ yếu nhằm phát triển các cơ nhỏ và sự linh hoạt khéo léo kết hợp trí tưởng tượng của trẻ không chỉ tổ chức cho trẻ vận động ngoài trời mà còn được thực hiện và phối hợp cùng với hoạt động góc nhằm luyện các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt với các bài tập tôi thường xuyên tổ chức trong hoạt động góc. 
 - Góc Tạo hình: Trẻ được cầm bút, sáp màu để vẽ hình người, nhà, cây, con vật, cảnh vật, cầm phấn vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ, xé giấy thành dải tạo ra các quả cầu bằng giấy, trẻ dùng đất nặn nhào bóp lăn dọc xoay tròn ấn, cắt theo đường thẳng tạo thành bông hoa nhằm thực hiện phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong các hoạt động. (Hình ảnh 13a)
- Góc Làm quen với toán trẻ thực hiện gấp mở lần lượt từng ngón tay để đếm và thêm bớt (Hình ảnh 13b), xếp đồ dùng, đồ chơi theo quy tắc, cầm sờ nhận biết phân biệt các hình học hình khối. 
- Góc Xây dựng: trẻ được lắp ráp, chơi đồ chơi lắp ghép, ghép hình thành các hình ngôi nhà, vườn hoa, hàng rào, cổng, từ đó giúp trẻ phát triển các nhóm cơ tay cũng như phát triển về các giác quan. (Hình ảnh 14a)
 - Góc Âm nhạc: Trẻ có thể vận động theo ý thích của mình và vận động dưới nhiều hình thức: vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư, giậm chân đệm theo bài hát và kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún nhảy...Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo nhạc vừa làm động tác minh hoạ.
- Góc Giáo dục kỹ năng: trẻ tết sợi đôi, tự cài, cởi cúc, buộc dây giầy, dùng kẹp để kẹp hạt từ bát có hạt sang bát không có hạt, đan long mốt. (Hình ảnh 14b).
* Giáo dục phát triển vận động kết hợp với hoạt động giao lưu.
 - Khi trẻ đến trường được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với cả các bạn ở lớp khác nên tôi đã cho trẻ giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, được trực tiếp tham gia hoạt giao lưu cùng các trẻ khác trong khối vào ngày lễ hội, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài trời. 
VD: Tổ chức cho trẻ giao lưu trò chơi Nhảy bao bố, Đi cà kheo cùng các bạn trong khối mẫu giáo lớn. Khi được tham gia giao lưu trẻ rất phấn khởi trẻ vận động hết sức mình để giành phần thắng về mình. (Hình ảnh15a).
* Giáo dục phát triển vận động kết hợp với hội thi. 
- Trong tháng 11/2017 lớp tôi thực hiện chuyên đề tập bài tổng hợp liên hoàn: Bò chui qua cổng - Bật xa - Ném xa bằng 1 tay. Qua bài tập đó các bé hiểu và thực hiện được 2-3 yêu cầu liên tiếp từng vận động và có toàn bộ giáo viên trong trường cùng đến tham quan, dự giờ, học tập.
- Tháng 3/2018 nhà trường tổ chức Hội thi “ Kỹ năng tự phục vụ” cho trẻ ở mỗi độ tuổi và có cả phụ huynh cùng tham gia cổ vũ rất nhiệt tình. Khối 4 tuổi thực hiện kỹ năng: Gấp khăn, Lau nước, Cách đi dép quai có nhám dính, Cách mặc áo, cài khuy, cởi áo nhằm phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt qua các hoạt động. (Hình ảnh 15b). Trong hội thi đó nhà trường đã có những phần quà cho các lớp và thành tích lớp tôi đạt được là Giải Nhì.
Tóm lại: Để trẻ phát triển một cách toàn diện tôi tổ chức hoạt động Thể dục giờ học, Thể dục sáng, Hoạt động góc, Hoạt động ngoài trời và giao lưu, chơi các trò chơi, đưa các vận động vào lồng ghép tất cả các hoạt động trong ngày nhằm phát triển tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động.
5.Biện pháp 5 : Phối kết hợp với cha mẹ học sinh tạo cơ hội cho trẻ vận động giúp trẻ phát triển toàn diện. 
- Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục vai trò của phụ huynh góp phần lớn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo thường xuyên trao đổi về tình hình sức khỏe và chương trình tổ chức các hoạt động ở trường mầm non để phụ huynh quan tâm và ủng hộ. Cho nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng trong giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Trong đó việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ là rất cần thiết “Trẻ có khỏe mạnh thì mới thông minh”.
- Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non là dễ nhớ mau quên cần thường xuyên ôn luyện. Mỗi tuần ở góc tuyên truyền với phụ huynh tôi thường xuyên cập nhật thông tin mới về chương trình dạy trẻ ở lớp qua từng hoạt động tên bài dạy để những lúc đón trẻ phụ huynh đọc và cùng giáo viên thực hiện. 
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh 3 lần/năm nhằm trao đổi thông tin các hoạt động của nhà trường với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Khi họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng học tập để giáo dục phát triển vận động cho trẻ. 
- VD 1: Qua từng lần họp tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và tình hình học tập của từng trẻ trên lớp. 
- VD 2: Trong bài dạy Đi kiễng gót sau khi thực hiện tiết dạy trên lớp tôi giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà có thể tự ôn luyện.
- Nhưng bên cạnh đó trao đổi với phụ huynh về bài tập tôi đã giao, để phụ huynh ở nhà đặt ra những câu hỏi về bài dạy giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. 
- Vì thời gian ở trường ngoài hoạt động giáo dục phát triển vận động còn nhiều hoạt động khác, thời gian không đủ để cô rèn kỹ năng cho trẻ mà phụ huynh lại có thời gian, để làm tốt việc này nên biện pháp phối hợp cùng phụ huynh cũng đem lại hiệu quả rất cao. 
- Ngoài ra tôi còn tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh có điều kiện quan tâm dành cho trẻ một góc nhỏ trong phòng hay góc sân chơi nhỏ có một số dụng cụ thể dục đơn giản như vòng lắc, cử tạ hay dây nhảy, thang nhỏ để trẻ có thể chơi và tập mỗi ngày. 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
Qua thực tiễn nghiên cứu áp dụng “ Một số biện pháp phát triển tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” là khô khan gò bó cứng nhắc. Nhưng thực tế khi tổ chức hoạt động này cho trẻ bản thân tôi thấy nhẹ nhàng hấp dẫn, cô và trẻ tạo sự thân thiện và kết quả đạt được thể hiện rõ nét.
* Đối với cô giáo: 
- Có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục trẻ phát triển vận động. 
- Lập kế hoạch giáo dục học tập khoa học phù hợp với trẻ. 
- Lồng ghép được giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác. 
- Hình thức tổ chức đa dạng phong phú theo các chủ đề. Có nhiều trò chơi, vận động mới. Tự tin khi thực hiện các hoạt động giao lưu và áp dụng được trong từng chủ đề khác nhau với nội dung phù hợp. 
- Trong giờ hoạt động thể dục giờ học cô giáo biết tổ chức và có tác phong sư phạm hướng dẫn chính xác, chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgic thu hút trẻ học tốt.
* Đối với trẻ :
- Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia với giáo dục phát triển vận động.
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ có sự cân bằng về chiều cao và trí tuệ. Biết đoàn kết sức mạnh trong hoạt động tập thể biết chia sẻ niềm vui với bạn bè. 
- Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục phát triển vận động với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả các hoạt động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn hơn, không e dè sợ sệt nữa. Các cháu lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều khỏe mạnh, thích học vận động thậm chí luyện tập sức đề kháng tốt lên, trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt vì vậy trẻ ít ốm hơn đi học đều, ngoan hơn. 
- Đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vận động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập cùng nhau. Từ đó phụ huynh lớp tôi cũng quan tâm hơn tới khả năng vận động của con. 
- Kết quả so sánh có đối chứng khi sử dụng các biện pháp trên như sau:
STT
Khả năng của trẻ
Số trẻ đầu năm
Tỉ lệ
Số trẻ cuối năm
Tỉ lệ
1
Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục.
22/42
52 %
38/42
90 %
2
Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong khi thực hiện các vận động.
23/42
55%
37/42
88 %
3
Trẻ thực hiện kĩ năng vận động cơ bản và thực hiện phối hợp các vận động một cách khéo léo.
25/42
59%
38/42
90 %
4
Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt động.
24/42
57,5%
37/40
88%
5
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động, trò chơi vận động.
23/42
55%
38/42
90 %
6
Trẻ có tính tích cực tự giác trong giờ học và các hoạt động khác.
25/42
59%
38/42
90 %
V. Bài học kinh nghiệm 
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích. Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là rất hứng thú, hăng say tích cực hoạt động, kết hợp với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp. 
Điều đó chứng minh rằng sáng kiến kinh nghiệm của tôi thành công, áp dụng các biện pháp tôi đề ra rất phù hợp. Và quá trình giảng dạy cô quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng.
- Ngoài chuyên môn vững cô còn phải thực hiện sự hoà nhập với thế giới của trẻ thơ. Cô hiểu và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt hiệu quả cao trong giờ học. Thường xuyên rèn luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
- Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động.
- Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo, rèn luyện để có kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ.
- Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.
- Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
- Thông qua việc áp dụng “ Một số biện pháp phát triển tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin , khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn. 
- Có kế hoạch tổ chức các bài tập vận động thống nhất với giáo viên ở lớp cùng nhau xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học, về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp. 
- Để tổ chức tốt các giờ giáo dục thể chất cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. 
- Khi tổ chức các giờ học giáo dục phát triển vận động, cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. 
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức giáo dục phát triển vận động cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ. 
- Tổ chức thể dục sáng cho trẻ thường xuyên liên tục, đều đặn và đúng giờ kết hợp dụng cụ như: Quả bông. Nơ. Vòng ,.. để trẻ tập tích cực hơn. 
- Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố Âm nhạc, Erobic vào bài học. 
- Giáo dục phát triển vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ tập ở mọi lúc mọi nơi. 
- Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng, cô giáo cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối. 
- Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. 
II. Khuyến nghị
- Phòng giáo dục thường xuyên tập huấn chuyên đề thể chất cho các nhà trường tham quan học tập để nâng cao trình độ chuyên môn
- Nhà trường đầu tư đồ dùng cho môn hoạt động giáo dục thể chất để trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, khám phá.
- Liên kết tham mưu với các công ty thiết bị giáo dục bộ môn giáo dục thể chất để trẻ được học tốt và an toàn hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động tại trường mầm non. Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong Ban giám hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ hơn nữa. 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non
 Bộ giáo dục và đào tạo (NXBGDVN)
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non
 TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê Thu Hương, PGS- TS Lê Thị Ánh Tuyết
(NXBGDVN)
3. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 4- 5 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009) 
4. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007) 
5. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 4-5 tuổi. (Viện chiến lược và chương trình giáo dục - 2008) 
6. Nguồn tư liệu trên mạng internet.
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 	1
Lý do chọn đề tài	1
B. Giải quyết vấn đề	2
I. Cơ sở lý luận	2
II. Cơ sở thực tế	4
III. Các biện pháp thực hiện đề tài	7
1.Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu	7
2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch	8 
3. Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức tổ chức	12
4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục	15
5.Biện pháp 5 : Phối kết hợp với cha mẹ học sinh	17
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	18
V. Bài học kinh nghiệm	20 
C. Kết luận và khuyến nghị	20
D.Tài liệu tham khảo	22
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
Môi trường trong lớp học: Trẻ tạo ra các sản phẩm phát triển vận động tĩnh như: Cắt, xé dán, nặn, vẽ, tô màu (Hình ảnh 1) 
Vận động thô trong góc vận động như: Bò, Đi, Lăn bóng, Ném, Bật 
(Hình ảnh 2)
Vận động trong góc Âm nhạc: vận động minh họa lời bài hát, góc xây dựng: chơi lắp ghép (Hình ảnh 3)
Môi trường ngoài lớp học: Bài tập ở hành lang về xâu dây, luồn hạt, đan tết, cài cúc nhằm thực hiện phối hợp của bàn tay, ngón tay (Hình ảnh 4)
Môi trường khu thể chất và ngoài trời: Trẻ leo trèo lên các thiết bị đồ chơi, trèo lên bước xuống các bậc thang (Hình ảnh 5)
Đồ dùng tự tạo: Bật xa làm từ thảm có gắn các viên sỏi giống như ta bật qua suối nhỏ, Cà kheo làm từ hộp sữa (Hình ảnh 6)
Hình thức tập cá nhân: Bài tập Bật liên tục về phía trước 
(Hình ảnh 7a)
Hình thức tập nối tiếp: Bài tập Đi trên ghế thể dục 
(Hình ảnh 7b)
Hình thức tập theo nhóm: Bài tập Tung bóng lên cao và bắt bóng 
(Hình ảnh 8a)
Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Bài tập Nhảy lò cò 
(Hình ảnh 8b)
Hoạt động tập thể: Trẻ cùng cô lau lá cây 
(Hình ảnh 9a)
Trò chơi vận động trong hoạt động chiều (Hình ảnh 9b)
Hoạt động giao lưu: Trò chơi Nhảy bao bố với các bạn cùng khối
 (Hình ảnh 10a)
Trò chơi vận động: Ai tung bóng cao hơn 
(Hình ảnh 10b)
Trẻ có tinh thần đoàn kết, hợp tác với các bạn chơi trò chơi vận động: Sút bóng vào gôn (Hình ảnh 11a)
Thể dục sáng bài: “Hai con thằn lằn con” làm nhạc khởi động 
(Hình ảnh 11b)
Nhạc bài Erobic “Trời nắng trời mưa” các bản nhạc phù hợp với chủ đề (Hình ảnh 12a)
 Giáo dục phát triển vận động kết hợp với văn học
Trò chơi Mèo đuổi chuột (Hình ảnh 12b)
Giáo dục phát triển vận động kết hợp với hoạt động góc Tạo hình trẻ cắt theo đường thẳng, đường cong tạo thành bông hoa (Hình ảnh 13a)
 Góc Làm quen với toán trẻ thực hiện gấp mở lần lượt từng ngón tay để đếm và thêm bớt (Hình ảnh 13b)
Góc Xây dựng: trẻ được lắp ráp, chơi đồ chơi lắp ghép 
(Hình ảnh 14a)
Góc Giáo dục kỹ năng: trẻ tết sợi đôi, buộc dây giầy, tự cài, cởi cúc, đan long mốt (Hình ảnh14b)
Giáo dục phát triển vận động kết hợp với hoạt động giao lưu:
Đi cà kheo cùng các bạn trong khối mẫu giáo lớn (Hình ảnh15a)
Hội thi “ Kỹ năng tự phục vụ” cho trẻ thực hiện Cách mặc áo, cài khuy, cởi áo, gấp khăn, lau nước (Hình ảnh 15b)

File đính kèm:

  • docgiaoducmaugiao_4t_dan_mnphulam.doc
Sáng Kiến Liên Quan