Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Giáo dục Mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và

phát triển nhân cách cho trẻ. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là đào tạo ra

những trẻ em khỏe mạnh, phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Điều đó đã

đặt gánh nặng lên vai những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những cô

giáo mầm non. Vậy làm thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện, đây quả là

một vấn đề lớn.

Trẻ em chưa phải là người lớn nhưng đang từng giờ từng phút chuẩn bị

trở thành người lớn, dẫn dắt trẻ em đến với cuộc sống xã hội của người lớn và

học hỏi mọi điều, học ăn, học nói, học kiến thức, học kỹ năng, và đặc biệt là kỹ

năng sống là vô cùng cần thiết. Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng phó giám đốc trung

tâm Việt Group - Hà Nội cho rằng "Chúng ta học ăn bằng cách ăn, học đi bằng

cách đi, học viết bằng cách viết .và trẻ học kỹ năng sống bằng cách sống với

những kỹ năng đó, nghĩa là phải cho trẻ trải nghiệm, tập thành thạo, giúp chúng

có bài học chứ không chỉ ghi chép các kiến thức".

Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự

giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Với trẻ nhỏ kỹ năng sống không phải là

cái gì quá cao siêu, bao gồm tính tự giác, dễ thích nghi, mối quan hệ tốt với

những người thân trong gia đình, khả năng nhận biết cảm xúc, có sức đề kháng

lại với những tác động xấu của môi trường và hình thành lòng yêu mến thiên

nhiên.

Hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết tự phục vụ bản thân

những việc đơn giản, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp,

không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, không biết cách tìm kiếm

sự giúp đỡ diễn ra tương đối phổ biến. Tình trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên

nhân khác nhau, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất.

pdf20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 16007 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù việc thực hiện vệ sinh cá nhân cụ thể là việc rửa tay cho trẻ ở 
trường Mầm non đã được đưa vào quy chế. Song thực tế hiện nay ở các trường 
mầm non nói chung, và trường tôi nói riêng việc cho trẻ rửa tay vẫn còn gặp 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
9/20 
nhiều khó khăn, trẻ rửa tay chưa thành một thói quen. Mà khi bẩn mới rửa tay, 
trẻ rửa qua loa, rửa chưa sạch, hay nói cách khác là rửa tay chưa đúng cách. 
Từ những thực tế trên, sau khi xây dựng kế hoạch tôi đã dạy trẻ kỹ năng 
rửa vào các buổi chiều. Vì số lượng trẻ đông nên tôi thường dạy trẻ 2 lần trong 
tuần. Trước tiên tôi cho trẻ hiểu rõ tác dụng của việc rửa tay như việc các con 
rửa tay sẽ không bị ốm, không phải tiêm, không phải uống thuốcKhi trẻ hiểu 
việc vì sao phải rửa tay tôi sẽ cung cấp một số kiến thức kỹ năng cho trẻ, tôi cho 
trẻ thực hiện các bước của việc rửa tay 
- Xắn tay áo 
- Dùng nước sạch, và ấm (lạnh) 
- Xát xà phòng. Và xoa sát hai bàn tay ít nhất 10-15 giây, sau đó rửa bằng 
nước sạch 
- Chú ý rửa tất cả bề mặt da như lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay các ngón 
tay, móng tay và kẽ ngón tay. 
* Lưu ý: Luôn luôn ở tư thế 2 bàn tay xuôi dưới với nước chảy và rửa từ 
trên xuống dưới. rửa xong lau khô tay. 
Cùng với việc hướng dẫn trẻ trẻ kỹ năng rửa tay vào các buổi chiều. Hàng 
ngày tôi tiếp tục rèn trẻ trong các hoạt động. 
VD: Trước khi ăn tôi thường cho trẻ nhắc lại các thao tác rửa tay. Tôi cho 
trẻ xem videoclip cách rửa tay. Vừa xem tôi vừa nhắc lại quy trình rửa tay để trẻ 
nhớ lại. Sau đó tôi cho trẻ cùng mô phỏng thao tác với cô. Với kỹ năng này tôi 
luôn quan tâm tới những trẻ kỹ năng còn yếu, trẻ chưa tự giác, để có kế hoạch 
tiếp theo. 
Khi rèn trẻ để tránh nhàm chán tôi cho trẻ đọc bài thơ “Rửa tay” và làm động 
tác minh họa. 
“Miếng xà phòng nho nhỏ 
Em xát lên bàn tay 
Nước mát đây trong vắt 
Em rửa đôi bàn tay 
Khăn mặt đây thơm phức 
Em lau khô bàn tay 
Đôi bàn tay bé bé 
Này rửa sạch, xinh xinh 
Tất cả lớp chúng mình 
Cùng giơ tay vỗ vỗ” 
Việc rửa tay của trẻ để trở thành việc thường xuyên ở nhà, tôi cũng kiểm 
tra trẻ thông qua một số trò chơi trước giờ điểm danh, báo cơm. Với các trò chơi 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
10/20 
về tay như “Nu na nu nống", " Xỉa cá mè đè cá chép", " Ngón tay ngọ ngậy". 
Chơi sau khi điểm danh trẻ, khi đó 1 bạn sẽ đi xung quanh các bạn để phát hiện 
xem bạn nào đến lớp với bàn tay sạch và chưa sạch, từ đó cô sẽ nhắc nhở để 
buổi sau đến lớp với đôi bàn tay sạch sẽ. 
Trẻ lớp tôi đã có ý thức tự giác, có thói quen rửa tay trong khi từ trường về, 
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa, hay vuốt ve các con vật 
nuôi trong nhà. 
4.2.2. Giáo dục trẻ kỹ năng lau mặt. 
Đầu năm học khi mới nhận lớp, kỹ năng lau mặt của trẻ lớp tôi rất kém. Để 
trẻ nhận thức được tác hại của những khuôn mặt bẩn. Tôi cho trẻ hát bài "Lau 
mặt", kể cho trẻ nghe câu chuyện "Lợn con lấm lem" rồi cho trẻ nhận xét nội 
dung câu chuyện kể, nội dung bài hát, cũng có lúc tôi cho trẻ xem hình ảnh hai 
khuôn mặt sạch sẽ, sáng sủa và khuôn mặt nhọ nhem chưa được rửa ,cho trẻ 
nhận xét tại sao cần phải rửa mặt. 
VD : Sau đó tôi thao tác lau mặt cho trẻ xem và giải thích: Trên khuôn mặt 
nơi cần giữ sạch nhất là đôi mắt, nên lau mắt trước. Lau từ trong mắt ra ngoài, 
lau mắt bên phải trước, sau đó lau mắt bên trái, sau đó lau mồm, và lau 
trán...Khi lau mặt luôn luôn dịch chuyển khăn ,hoặc gấp khăn lại sao cho phần 
khăn mặt bẩn không được tiếp xúc với phần mặt chưa lau. 
Tiếp theo tôi cho trẻ cùng thao tác với cô, rồi lần lượt cho từng nhóm lên 
thực hành. Trong quá trình trẻ lau mặt tôi luôn quan sát, hướng dẫn giúp đỡ, 
nhắc nhở trẻ lau đúng cách. 
Trong khi trẻ lau mặt, cô giáo luôn quan sát, hướng dẫn, sửa sai, và có kế 
hoạch rèn bổ sung. 
4.2.3. Giáo dục trẻ kỹ năng đi, cởi giầy dép 
Đầu năm học chúng tôi rất vất vả khi cho trẻ ra sân tập thể dục hay đi hoạt 
động ngoài trời. Đa số trẻ lớp tôi không biết tự đi giày dép, hoặc biết nhưng còn 
ỷ lại cô giáo. Có những trẻ cứ ngồi cầm giày để chờ cô đi cho. Để khắc phục 
được tồn tại này tôi đã lựa chọn hình thức dạy trẻ, kích thích trẻ tích cực chủ 
động và hứng thú với kỹ năng này. 
Trước tiên trò chuyện với trẻ về tác dụng của đôi chân và sự cần thiết phải 
giữ gìn đôi chân luôn sạch sẽ. Tôi cho trẻ xem đoạn phim một bạn nhỏ đi giầy. 
Khi xem phim trẻ được nhìn và quan sát các hành động, tư thế đi giầy. Kết hợp 
với xem hình ảnh tôi luôn giải thích phân tích để trẻ hiểu rõ hơn và biết cách 
cầm, đi giầy. Sau khi cho trẻ xem đoạn phim xong tôi sẽ hướng dẫn tỉ mỉ các 
bước đi giầy cho trẻ cụ thể như sau: 
Bước 1: Chọn giầy 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
11/20 
Chọn giầy phải để đi cho chân phải, chọn giầy trái đi cho chân trái. 
Bước 2: Hai tay cầm giầy, xỏ chân vào giầy đồng thời hai tay kéo gót giầy 
lên 
Bước 3: Dán phần dính vào, sau đó đi tiếp chiếc giầy còn lại 
Khi hướng dẫn trẻ xong tôi cho trẻ thực hành thao tác đi giầy. Để bao quát 
cũng như hướng dẫn trẻ được chu đáo tỉ mỉ tôi tiến hành cho từng nhóm trẻ thực 
hiện. 
Để rèn trẻ kỹ năng đi giầy dép tôi luôn quan tâm tới thời điểm trước giờ ra 
sân tập thể dục hoặc trước khi ra hoạt động ngoài trời. Tôi lần lượt cho từng tổ 
ra lấy giầy dép để đi,trong khi trẻ đi dép tôi bao quát hướng dẫn, giúp đỡ trẻ. 
Trong quá trình trẻ đi giầy dép tôi luôn động viên hướng dẫn trẻ. Đặc biệt với 
những trẻ không làm được tôi tận tình hướng dẫn trẻ để trẻ không cảm thấy nản 
trí. 
4.2.4. Giáo dục trẻ súc miệng nước muối, kỹ năng chải răng đúng cách 
Chải răng buổi tối trước khi đi ngủ là rất quan trọng. Tuy nhiên việc vệ sinh 
răng miệng thật sạch sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn còn đọng lại và mảng 
bám trên răng là vô cùng cần thiết. 
Đầu năm học khi mới nhận lớp, tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của trẻ lớp 
tôi tương đối cao 18 cháu/30 cháu. Vậy để giảm tỉ lệ sâu răng ngay từ đầu năm 
tôi đã rất quan tâm tới việc dạy và rèn trẻ xúc miệng nước muối sau mỗi bữa ăn 
ở lớp. Việc làm này đã được các bé thực hiện từ lớp Mẫu giáo bé, song để hình 
thành thói quen, ý thức thường xuyên lại là một vấn đề. Cũng như việc dạy và 
rèn các kỹ năng khác tôi đã dạy trẻ vào các buổi chiều và rèn trẻ sau mỗi giờ ăn. 
Trước tiên tôi cho trẻ xem một số hình ảnh của hàm răng đẹp và một số hình ảnh 
của hàm răng sâu, răng sún, nguyên nhân tác hại của việc sâu răng, sau đó tôi 
chuẩn bị đồ dùng cho trẻ và chuẩn bị nước muối. Tôi pha dung dịch nước muối 
theo đúng tỉ lệ là 0,9%. Khi có nước muối rồi tôi xúc miệng mẫu cho trẻ quan 
sát. Rồi tôi hướng dẫn trẻ vặn nước muối vừa đủ, cho nước muối vào miệng, sục 
đi sục lại 4-5 lần trong miệng, sau đó nhổ đi. 
Đối với kỹ năng chải răng. Tôi đã sử dụng các đoạn phim, hình ảnh và mô 
hình để dạy trẻ. Cho trẻ xem video clip để dạy trẻ chải răng, cụ thể vừa cho trẻ 
quan sát màn hình, tôi vừa phân tích hướng dẫn cách chải răng đúng cách. Trẻ 
vừa được quan sát trên màn hình vừa được nghe cô hướng dẫn, trẻ sẽ nhớ và hào 
hứng hơn khi học kỹ năng này. Tiếp theo tôi dùng mô hình hàm răng giả để dạy 
trẻ kỹ năng đánh răng. Để việc đánh răng là việc làm thường xuyên và trở thành 
nề nếp thói quen. Hàng ngày khi ở lớp tôi còn rèn trẻ thao tác đánh răng qua các 
hình thức kể chuyện, thơ, để trẻ thực sự hấp dẫn với những lời bài hát, nhạc 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
12/20 
điệu vui tươi, mà nội dung nhẹ nhàng sâu sắc. Từ đó trẻ sẽ yêu thích việc đánh 
răng và đánh răng có ý thức hơn 
Ví dụ: Rèn trẻ chải răng qua bài thơ "Bé đánh răng" 
4.2.5. Giáo dục trẻ kỹ năng cởi, mặc, gấp quần áo 
Mùa đông trẻ mặc rất nhiều quần áo, trước khi cho trẻ đi ngủ tôi và giáo 
viên ở lớp rất vất vả vì phải cởi cho từng trẻ một, rồi khi ngủ dậy lại phải mặc lại 
cho các con, việc đó mất rất nhiều thời gian. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ để 
kỹ năng này trở thành thói quen và ý thức của trẻ. Trước tiên tôi cho trẻ xem 
một đoạn phim quay cảnh ở lớp học trước giờ đi ngủ trong đoạn phim có hình 
ảnh bạn cởi gấp quần áo, bạn không cởi, không gấp quần áo. Sau khi xem đoạn 
phim xong tôi cho trẻ đưa ra nhận xét về bạn ngoan và chưa ngoan. Tiếp theo tôi 
tiến hành dạy trẻ, vừa làm mẫu, vừa phân tích để trẻ hiểu và nhớ trình tự khi cởi 
áo. 
VD: “ Tay trái giữ khóa, tay phải cầm khóa kéo từ trên xuống gấu áo -> tay 
phải kéo vạt bên phải lên. -> lần lượt kéo hai tay ra khỏi áo”. Cởi áo xong tiến 
hành gập áo. Trải áo xuống nền gập hai vạt áo vào trong -> Lần lượt gập hai tay 
áo vào. Hai tay cầm vai áo gập đôi lại để vai áo và gấu áo trùng nhau. Gấp xong 
mang áo để lên bàn gọn gàng. 
Tôi luôn bao quát hướng dẫn trẻ làm đúng các thao tác. 
4.2.6. Giáo dục trẻ kỹ năng chải tóc 
Khi lên 4 tuổi, các con có thể tự chải tóc nếu có sự hướng dẫn của người 
lớn. Với kỹ năng này, tôi hướng dẫn trẻ vào một buổi chiều: Cách cầm lược 
đúng cách, cầm lược bằng tay phải, chải từng phần một, và gỡ các mối rối, nhẹ 
nhàng bắt đầu từ ngọn tóc, rồi mới chải dần lên chân tóc. Khi hướng dẫn trẻ tôi 
kết hợp cho trẻ thực hành từng nhóm. Việc kiểm tra kỹ năng này tôi thường 
quan sát trẻ tự làm sau ngủ dậy. Để động viên trẻ và để trẻ hứng thú với việc 
chải tóc tôi thường cho trẻ đọc bài thơ 
 Chiếc lược của bé 
“Bé có mái tóc đuôi gà 
Mỗi ngày bé chải đến ba bốn lần 
Lược này xinh thật là xinh 
Chỉ dành cho bé một mình mà thôi 
Thỉnh thoảng Mèo Mướp đến chơi 
Ngắm bé trải tóc Mướp ngòi im re 
Chiều nay bé đi học về 
Mướp đâu không thấy để khoe điểm mười 
Cái lược cũng biến mất rồi 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
13/20 
Ô kìa! Mèo Mướp đang ngồi chải râu” 
Sáng tác: Nguyễn Hoàng Mai 
"Cái răng cái tóc là góc con người". Điều đó đã khảng định việc dạy và 
rèn kỹ năng chải tóc sẽ giúp việc hình thành thói quen giữ tóc luôn gọn gàng và 
biết cách làm đẹp mái tóc ngay từ khi còn nhỏ. Biết chải tóc trước khi đi ngủ, và 
sáng sớm khi thức dậy đây là một thói quen tốt cần có trong suốt cuộc đời. 
 4.3 Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các 
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
Trẻ học ăn học nói học kỹ năng tự phục vụ bản thân không chỉ ở nhà 
trường mà còn ở cả gia đình. Bố mẹ trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng 
trong việc phối kết hợp với cô giáo hình thành kỹ năng, thói quen, tính tự giác 
khi tham gia lao động tự phục vụ và vệ sinh cá nhân. Để phối kết hợp tốt với 
phụ huynh tôi đã tiến hành như sau: 
Thứ nhất: Tôi xây dựng ở của lớp một góc với tên gọi “Cha mẹ cùng quan 
tâm”. Đây như là một bản tin để trao đổi các thông tin giữa gia đình và nhà 
trường. Ở góc tuyên truyền này tôi luôn thay đổi nội dung cũng như hình thức 
tuyên truyền. Với góc này tôi chia ra làm các mảng. 
Các hình ảnh tuyên truyền về việc vì sao phải thực hiện các kĩ năng đó và 
một số thao tác đúng, hoặc hành vi văn minh khi tham gia lao động tự phục vụ. 
VD: Khi dạy trẻ kỹ năng rửa tay 
Mảng 1: Tôi dán lịch sẽ dạy trẻ kỹ năng này để phụ huynh biết, dán các bài 
thơ, câu chuyện, bài hát về kỹ năng rửa tay. 
Mảng 2: Tôi dán hình ảnh quy trình rửa tay đúng cách và một số hành vi 
văn minh khi xếp hàng rửa tay. 
Mảng 3: Tôi viết bài để tuyên truyền với phụ huynh Vì sao phải dạy trẻ tự 
rửa tay 
Việc thứ hai: Trao đổi trực tiếp với phụ huynh khi cô bắt đầu dạy trẻ một 
kỹ năng mới để phụ huynh về nhà dạy con thêm ở nhà hoặc cho trẻ ôn lại các kỹ 
năng cô vừa dạy trẻ ở trên lớp. Để phụ huynh giúp giáo viên tăng khả năng hứng 
thú của trẻ. 
Tôi còn phô tô các bài thơ câu chuyện bài hát tôi sưu tầm được phát cho 
phụ huynh để bố mẹ có thể dạy trẻ thêm ở nhà. 
 Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ và một 
số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống: 
 - Không hạ thấp trẻ: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng 
trẻ là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ. Không 
nên tạo cho trẻ thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên lăng nhục trẻ. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
14/20 
 - Không dọa nạt trẻ: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta dọa nạt trẻ 
là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe dọa hoàn toàn 
có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn. 
 - Không bắt trẻ hứa hẹn: Với sự hứa hẹn hoặc dọa nạt không có ý nghĩa 
đối với trẻ vì nếu trẻ cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở 
trẻ sẽ phát triển cảm giác hối lỗi và trẻ sẽ làm ngược lại. 
 - Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ 
thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ và cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không 
làm được một điều gì cả. Sự bao bọc thái quá sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân 
trẻ không thể làm điều gì. 
4.4 Biện pháp 4: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo 
dục trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
 Thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng bảng đánh giá 
trẻ mỗi trẻ có mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghi chép hàng 
ngày từng chi tiết, sự việc tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô với bạn ghi 
chép những kỹ năng mà trẻ đã đạt trong ngày. Tôi đã trang bị các bảng thông tin 
cho phụ huynh, xây dựng thư viện cho bé tại nhóm lớp. Khuyến khích giáo viên, 
các bậc cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe. 
 Thực hiện nghiêm túc các buổi hoạt động vệ sinh hoạt động lao động 
(Chiều thứ 4 và chiều thứ 6) tổ chức các buổi cho bé cùng cô chăm sóc vườn rau, 
cây xanh nhóm lớp. 
 4.5 Biện pháp 5: Giáo viên tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhiệm vụ của 
bản thân. 
 Giáo viên cần tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn 
nhiệm vụ giáo viên mầm non. Giáo viên tích cực dạy dự giờ, hội giảng, trao đổi 
chuyên môn với bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp 
vụ. Giáo viên không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng đọc tạp chí chuyên sâu tài 
liệu về giáo dục mầm non để có những biện pháp kỹ năng tốt nhất chăm sóc giáo 
dục trẻ, có những hiểu biết cần thiết để rèn kỹ năng sống nói chung và kỹ năng 
tự phục vụ cho trẻ nói riêng. 
5. Kết quả khảo sát đầu năm so với cuối năm 
 - Sau hơn một học kỳ giáo dục kỹ năng tự phục vụ tôi thấy trẻ lớp tôi có 
những chuyển biến rõ rệt. 
 - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, hứng thú tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt 
động. Có kỹ năng tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ cô và các bạn 
 - Có tinh thần tự giác hoàn thành đến cùng nhiệm vụ được giao. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
15/20 
STT Tiêu chí 
đánh giá 
Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm 
Đạt Tỉ lệ 
% 
Chưa 
đạt 
Tỉ lệ 
% 
Đạt Tỉ lệ 
% 
Chưa 
đạt 
Tỉ 
lệ 
% 
1 Lau mặt 12 trẻ 40 % 18 trẻ 60% 28 trẻ 93% 2 trẻ 7% 
2 Rửa tay 
12 trẻ 40% 
18 trẻ 
60% 28 trẻ 93% 
2 trẻ 
7% 
3 Súc 
miệng nước 
muối, chải 
răng 
10 trẻ 33% 20 trẻ 67% 29 trẻ 97% 1trẻ 3% 
4 Đi giày dép. 13 trẻ 43% 17 trẻ 57% 29 trẻ 96% 1 trẻ 4% 
5 Chải tóc 
13 trẻ 43% 17 trẻ 57% 27 trẻ 90% 3 trẻ 
10
% 
6 Mặc cởi quần 
áo 14 trẻ 47% 16 trẻ 53% 29 trẻ 97% 
1 t
r
ẻ 
3% 
*.Đối với giáo viên, với lớp 
Năm học vừa qua, với sự cố gắng của bản thân, sự phối kết hợp của phụ 
huynh, trong việc dạy rèn trẻ ở lớp. Lớp tôi đã được nhà trường đánh giá cao về 
tính hiệu quả của các biện pháp dạy rèn trẻ, kỹ năng vệ sinh, trẻ lớp tôi rất tự tin, 
tự giác thực hiện các công việc tự phục vụ và vệ sinh cá nhân. Rất nhiều phụ 
huynh gặp gỡ giáo viên và trao đổi. "Bây giờ cháu rất tự giác vệ sinh cá nhân và 
hào hứng khi tham gia các hoạt động tự phục vụ mà không cần bố mẹ nhắc 
nhở." 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Dạy trẻ kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ không bao giờ là 
sớm. trẻ có được các kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin và tạo tiền đề cho trẻ học các 
kỹ năng khác như kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập ,kỹ 
năng lãnh đạo.. để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. 
 Bản thân người lớn là các bậc phụ huynh hay cô giáo ở lớp luôn luôn 
gương mẫu để trẻ noi theo, bởi vì người lớn chính là tấm gương phản chiếu rõ 
nhất để trẻ bắt chước lại lại các hành vi của mình. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
16/20 
Từ việc vận dụng các biện pháp một cách sáng tạo và linh hoạt tôi đã rút 
ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 
- Giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng 
phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện các kỹ năng 
- Tích cực học hỏi đồng nghiệp và cấp trên 
- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và 
chính xác, nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến thức cho trẻ vì 
trẻ rất thích cái mới, trẻ thích tò mò ham hiểu biết như vậy sẽ phát huy được tính 
tích cực của trẻ trong hoạt động 
Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non là một 
trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ thái độ đúng 
đắn, hành vi đẹp đối với các tình huống trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. 
Trẻ được quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống đúng lứa tuổi thì trẻ sẽ có những 
kỹ năng tốt, hành vi đẹp, lời nói hay. 
Nếu tất cả giáo viên đều gương mẫu thực hiện và có những phương pháp 
giáo dục kỹ năng sống phù hợp và thường xuyên thì tôi tin chắc rằng sẽ có 
những lớp trẻ có thói quen giao tiếp ứng xử, giải quyết vấn đề, lao động tự phục 
vụ rất tốt 
Và bản thân tôi cũng rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến, trao đổi 
kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để việc chăm sóc trẻ đạt kết quả cao hơn. 
Qua đây tôi cũng nhận thấy rằng, ngoài việc truyền đạt kiến thức về kỹ 
năng sống mà giáo viên cho trẻ thì cũng cần phải lưu ý đến việc trao đổi thông 
tin qua lại với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt và giáo dục trẻ kịp 
2. Khuyến nghị 
Kính mong Ban giám hiệu nhà trường cho tôi được tham khảo các sáng 
kiến kinh nghiệm hay của đồng nghiệp. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi 
sau một năm thực hiện và đã thu được kết quả đáng kể. Rất mong nhận được sự 
đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp. 
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, kiến tập bồi dưỡng kinh nghiệm tổ 
chức hoạt động tự phục vụ cho trẻ 
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình công tác mà 
bản thân tôi đã và đang áp dụng tại lớp, tôi thấy có kết quả đáng kể. Tôi mạnh 
dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Mong được sự đóng góp của hội đồng xét 
duyệt sáng kiến kinh nghiệm và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu hoàn thiện 
hơn và mang lại hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
17/20 
 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh 
nghiệm của mình viết không sao chép 
nội dung của người khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Tham khảo nghiên cứu tài liệu tập huấn của phòng giáo dục 
- Tìm đọc các tài liệu biện pháp hay dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ 
- Chương trình giáo dục mầm non nhà xuất bản giáo dục mầm non 
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục và sử dụng môi trường giáo dục 
trong các cơ sở mầm non. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
18/20 
Minh chứng giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ 
4.2.1:Dạy và rèn trẻ kỹ năng rửa tay 
 Hình ảnh 1: Trẻ đang rửa tay (trang 9) 
4.2.2: Giáo dục trẻ kỹ năng lau mặt 
 Hình ảnh 2: Trẻ đang lau mặt (Trang 10) 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
19/20 
4.2.3: Giáo dục trẻ kỹ năng đi giày dép 
 Hình ảnh 3: Trẻ đang đi giày dép (Trang 10) 
4.2.5 Giáo dục trẻ kỹ năng cởi, mặc, gấp quần áo. 
 Hình ảnh 4: Trẻ gấp quần áo (Trang 12) 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 
20/20 
4.2.6 Giáo dục trẻ kỹ năng chải tóc 
 Hình ảnh 5: Trẻ trải tóc (Trang 12) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_Huong_Beo_2804345fe8.pdf
Sáng Kiến Liên Quan