Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non theo mô hình chất lượng cao

 Sự nghiệp giáo dục đóng một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh : "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đấy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững"

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của nghành giáo dục và đào tạo. Có thể nói giáo dục mầm non được xem là viên gạch nền xây dựng nên công trình vĩ đại, và ở đó người giáo viên mầm non là những người tạo nên những viên gạch đảm bảo chất lượng để xây nên những nền móng của mỗi công trình vĩ đại ấy, nếu nền móng mà không được xây vững chắc thì ko thể nào làm cho công trình đó vững chắc được.

 Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, nó quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách của con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.

 

doc29 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non theo mô hình chất lượng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng qua việc tổ chức các hoạt động thường xuyên
 Khi mới tiếp nhận học sinh vào lớp, tôi đã tìm hiêu trên thực tế thì thấy các bé hầu như chuyển từ các trường tư thục vào.Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của các bé không đồng đều nhau có trẻ thì nhanh nhẹn, có bé thì nói ngọng và nhút nhát...Điều đó đòi hỏi tôi phai làm như thế nào để rèn các kĩ năng cho trẻ: kĩ năng vệ sinh cá nhân, kĩ năng làm đồ dùng, kĩ năng chơi nhóm, kĩ năng hoạt động tập thể...
 Muốn trẻ có kĩ năng tốt trong các hoạt động tôi thấy việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm thường xuyên mà nhất thiết là một người giáo viên phải làm. Hàng ngày, bản thân tôi nghiêm túc thực hiện quy chế chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: Hoạt động chung; hoạt động góc; hoạt động ngoài trời; hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Cụ thể tôi đã xây dựng kế hoạch cho lớp tôi như sau: Lớp tôi có 2 giáo viên. Ở chủ điểm" bé với các con vật đáng yêu"- nhánh 1: Các con vật sống dưới nước
Giáo viên
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Nguyễn Ngọc Anh
HĐ học
HĐ góc
HĐ học
HĐ chiều
HĐ học
HĐ góc
HĐ chiều
HĐNT
HĐNT
HĐ góc
Vệ sinh chăm sóc
Vệ sinh chăm sóc
Nguyễn Thị Minh Thu
HĐNT
HĐ học
HĐ góc
HĐ học
HĐNT
HĐ chiều
HĐNT
HĐ chiều
HĐ góc
HĐ chiều
Vệ sinh chăm sóc
Vệ sinh chăm sóc
Vệ sinh chăm sóc
 Tương tự như vậy tôi sắp xếp công việc đảo luân phiên giữa hai giáo viên trong lớp với nhau làm sao đạt hiệu quả cao nhất giữa các tuần và các chủ điểm 
 Ngoài các kĩ năng sinh hoạt thì kĩ năng ăn uống hàng ngày cũng được tôi rất chú trọng. Vào mỗi thứ 6 hàng tuần trường tôi đều tổ chức tiệc buffet cho trẻ. Để trẻ có kĩ năng ăn tiệc chung với toàn trường thì tôi cùng một giáo viên trong lớp vận động kết hợp trao đổi với phụ huynh cho con mang bánh kẹo, bim bim, hoa quả, nước ngọt...đến lớp trong những dịp sinh nhật của con mình để tổ chức tiệc ngọt cho trẻ. Ở bữa tiệc ngọt ấy chúng tôi khuyến khích, hướng dẫn trẻ tự lên lựa chọn một loại hoa quả, bim bim, nước uống hay bánh kẹo theo ý thích. Khi lên lấy tôi hướng dẫn trẻ lấy ít một và lấy thêm khi ăn hết. Chính vì vậy mà học sinh lớp tôi có kĩ năng ăn tiệc rất tốt, trẻ không chen lấn xô đẩy và biết cách lấy thức ăn.
1: Trẻ ăn buffet (ngày thứ 6)
 Để tăng cường kĩ năng sống cho trẻ tôi và giáo viên cùng lớp rất chịu khó tổ chức các hoạt động như: làm sinh tố dưa hấu, sinh tố xoài, sữa chua hoa quả dầm hay các loại bánh như : bánh trôi- bánh chay, nem, bánh chưng. Khi cho trẻ trực tiếp trải nghiệm với những cách làm những món đơn giản như vậy trẻ lớp tôi không chỉ hứng thú mà còn tích lũy cho mình được rất nhiều kiến thức, kĩ năng, đồng thời với những món mà trẻ tự làm như vậy trẻ ăn được nhiều hơn :
2: Trẻ tập làm bánh trôi- bánh chay
b. Rèn kĩ năng thông qua việc dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi
 Không chỉ vậy tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng cho trẻ thông qua việc dạy trẻ làm đồ dùng tự tạo thực sự mang lại hiệu quả rất cao. Khi dạy trẻ các kĩ năng như: xé dán, nặn, cắt, vẽ...sẽ tạo cho trẻ rất hứng thú cũng như phát huy được tính sáng tạo cho trẻ . Mỗi chủ điểm lại có thể tạo ra được những sản phẩm khác nhau. 
Ví dụ: Ở chủ điểm " bé với an toàn giao thông" trẻ có thể sử dụng các nguyên liệu như vỏ hộp sữa, giấy màu, cúc áo, lắp chai để làm oto, các vỏ hộp sữa chua làm đoàn tàu hay bìa, ống hút, kẽm xù để làm xe đạp.... 
Hay ở chủ điểm " động vật" trẻ có thể làm con nhện từ đĩa nhựa, giấy màu đen; con chuồn chuồn bằng thìa sữa chua và giấy màu...
 Ở chủ điểm" bé yêu cây xanh thì giáo viên lại có thể dạy trẻ tạo được nhiều các loại rau- củ- quả từ vải, bao cát hay dùng đất nặn để tạo thành những loại rau hoặc xốp để làm các loại củ, quả .... rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
 Mỗi sản phẩm trẻ làm được thì chúng tôi đã ghi tên sản phẩm của trẻ để ở cuối mỗi chủ điểm thì các lớp lại có những sản phẩm của các con cho các con trưng bày
3:Sản phẩm trưng bày của trẻ
 Cũng chính từ đó mà 95% trẻ có kĩ năng làm đồ chơi rất tốt. Mỗi một chủ đề các con tạo ra được rất nhiều các sản phẩm đẹp.
 c. Hoạt động rèn kĩ năng cho trẻ còn thể hiện trên từng tiết dạy. 
 Trên thực tế tôi và một giáo viên cùng lớp đã có kinh nghiệm rất nhiều trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Tuy nhiên nếu cứ đi theo chương trình đó thì tôi thấy trẻ chưa được tham gia nhiều các hoạt động trải nghiệm. Mà trên thực tế thì các hoạt động trải nghiệm mới mang lại nhiều kĩ năng cho trẻ. Với sĩ số trẻ trong lớp đạt chuẩn 30 học sinh/ lớp tôi đã mạnh dạn thay đổi môi trường học cho trẻ tùy theo nội dung kiến thức cung cấp. 
Ví dụ 1: Với các giờ học âm nhạc tôi không ngần ngại cho trẻ lên phòng âm nhạc để học để có đủ dụng cụ, trang thiết bị dạy học, sân khấu...
Hoặc với các tiết học về "các con côn trùng nhỏ" tôi đã cho trẻ xuống sân trường và chia thành các nhóm quan sát, nhận xét 
 Với những giờ học phát triển thể chất tôi không gò bó trẻ trong môi trường lớp học mà cho trẻ xuống học dưới phòng thể chất
4: Trẻ học " đi trên ghế thể dục" dưới phòng thể chất
 Khi cho trẻ thay đổi địa điểm, vị trí học như vậy trẻ lớp tôi rất thích thú và hào hứng với nội dung bài dạy của cô giáo. Từ đó việc tiếp nhận kiến thức nhanh và sáng tạo hơn rất nhiều.
 Ngoài ra thì với sĩ số trẻ như vậy tôi và một giáo viên ở lớp đã chia nhóm để dạy trẻ ở hầu hết các hoạt động. Việc chia nhóm trẻ như vậy có tác dụng như thế nào đến việc rèn kĩ năng? Khi chia nhóm trẻ ra tôi thấy trẻ rất ngoan và nền nếp, luôn tập trung chú ý vào cô giáo. Từ đó các kĩ năng hay những khả năng của trẻ được chúng tôi nắm bắt rất kĩ từ đó có cách tác động riêng cho phù hợp. 
Ví dụ: Tôi phụ trách nhóm có 1 học sinh kĩ năng tạo hình rất hạn chế và thường ngại cầm bút tô, vẽ...Với trẻ này tôi đã biết và đưa vào một nhóm ở mỗi giờ hoạt động và trực tiếp hướng dẫn tỉ mỉ từng kĩ năng đồng thời động viên khích lệ trẻ tạo ra sản phẩm cho mình. Bên cạnh đó tôi rèn thêm cho trẻ khi hoạt động góc và trong giờ trả. Vì thế đến cuối năm kĩ năng của trẻ thực sự khác biệt. Trẻ không chỉ biết tô vẽ mà còn có thể làm được một số đồ dùng cô dạy như: gấp máy bay, làm con chuồn chuồn...
 Chính từ những cách dạy kĩ năng cho trẻ rất phù hợp với trẻ lớp tôi như vậy nên trẻ thực sự có nhiều các kĩ năng khác biệt so với các lớp khác. Khi áp dụng và có hiệu quả cao như vậy tôi đã chia sẻ với các giáo viên khác trong khối cũng như trong trường và cũng đạt bước ngoặt đáng kể.
3.3 Biện pháp 3:Nâng cao thông qua việc tổ chức các hoạt động giao lưu, kiến tập, các hoạt động ngày hội, ngày lễ và dã ngoại
 a. Qua tố chức các hoạt động giao lưu, kiến tập, qua hội thi
 Muốn có những biện pháp chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ thì mỗi giáo viên ngoài việc trau dồi chuyên môn thì cần học hỏi ở các đồng nghiệp không chỉ trong trường mà còn các giáo viên ở các quận khác. Chính vì thế bản thân tôi luôn tích cực tham gia các chuyên đề kiến tập mới nhất do Sở giáo dục tổ chức. Ở mỗi chuyên đề ấy tôi đã có cơ hội lĩnh hội những phương pháp giảng dạy mới nhất, hiện đại nhất từ cách chọn đề tài đến cách thức lên lớp. Điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc tiếp thu những kiến thức mới để từ đó sáng tạo, áp dụng trên trẻ lớp tôi.
 Chính những kiến thức mới ấy bản thân tôi đã được lĩnh hội và từ đó lựa chọn nội dung cho riêng mình để lên tiết kiến tập cho toàn Quận về dự. Thông qua các hoạt động kiến tập trẻ lớp tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người . Từ đó trẻ thêm mạnh dạn, tự tin hơn không e dè, bỡ ngỡ trước mọi người đồng thời các kĩ năng của trẻ cũng thành thạo hơn rất nhiều.
Ví dụ: Khi tôi sang kiến tập tại trường Mầm non 20/10 về chuyên đề phát triển thể chất tôi đã xây dựng tiết" Bò thấp chui qua cổng - Trò chơi: Thi hái quả" để kiến tập cho toàn Quận và được đánh giá rất cao ở cách lựa chọn đề tài. Ngoài ra tôi còn được đánh giá về sự sáng tạo đó là lựa chọn nhạc nước ngoài để cho trẻ khởi động (bài Walking, walking), cho trẻ thi đua bò theo hình số 8 để ngoài việc phát triển vận động cho trẻ còn giúp trẻ định hướng không gian. Ở trò chơi tôi đã sáng tạo ra trò chơi mới đó là cho cặp 2 trẻ một lồng dây chun vào chân và di chuyển lên hái quả làm cho trẻ rất hứng thú:
5: Trẻ tập vận động "bò thấp chui qua cổng"
 Không chỉ là những hoạt động kiến tập mà ngoài ra các hoạt động giao lưu cũng giúp trẻ rất nhiều trong việc mạnh dạn, nhanh nhẹn, phát triển thể lực cũng như phản xạ cho trẻ. Hàng ngày ở các giờ hoạt động ngoài trời tôi luôn luôn tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động giao lưu với các trẻ ở lớp khác.
Ví dụ : Ở chủ điểm " Động vật" tôi cho trẻ giao lưu với lớp Mẫu giáo lớn A3 . Khi ra hoạt động tôi cho trẻ giao lưu các trò chơi: gà đẻ trứng, vắt sữa bò, kéo co...
6: Trẻ tham gia giao lưu "Kéo co"
 Ngoài ra, việc tổ chức hội thi cho các giáo viên là một hình thức có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận với những nội dung có sự đầu tư kĩ lưỡng từ các giáo viên.Với các tiết mà giáo viên dự thi đều thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy bởi trẻ được khám phá, trải nghiệm, được rèn luyện các kĩ năng, trẻ mạnh dạn chủ động sáng tạo hơn. Tùy từng tiết học mà tôi cho trẻ học ở địa điểm khác nhau và có sự phối hợp với giáo viên chuyên biệt: giờ âm nhạc cho trẻ học trên phòng âm nhạc hay giờ thể dục tôi cho trẻ học dưới phòng thể chất (có sự phối hợp với gv chuyên biệt)...
 Trong năm học chúng tôi đã tham gia rất nhiều các hội thi: Thi hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, hội giảng mùa xuân, thi trưng bày sản phẩm của cô và trẻ cấp trường. ...
7: Trẻ học tiết " biểu diễn" trên phòng âm nhạc
 a. Qua tố chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ, tham quan, dã ngoại
 Các hoạt động ngày hội ngày lễ ngoài việc giáo dục lễ giáo, dạy trẻ những hành vi văn minh thì thông qua ngày hội ngày lễ trẻ học được rất nhiều các kĩ năng cần thiết : trẻ mạnh dạn, tự tin, có kĩ năng biểu diễn,..trước đám đông. 
Ví dụ : Vào ngày khai giảng năm học mới trẻ biết mặc trang phục mới, mang cờ nơ, hoa... và chúng tôi dạy trẻ biết xếp hàng, biết vẫy chào đại biểu...
 Hay thông qua" ngày lễ noel và chào mừng năm mới" tôi dạy trẻ cách biểu diễn thời trang, dạy trẻ mạnh dan, tự tin, biết cười tươi, thể hiện động tác...
 8: Trẻ biểu diễn nhân ngày noel và chào mừng năm mới
 Chính thông qua các hoạt động ngày hội ngày lễ mà trẻ được tham gia đã giúp trẻ lớp tôi càng ngày càng tự tin và nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.
 Cùng với hoạt động ngày hội ngày lễ thì hoạt động tham quan dã ngoại là cơ hội vàng để trẻ rèn luyện các kĩ năng xã hội, kĩ năng tương tác tích cực với cộng đồng cũng như giúp các em biết những việc làm cần thiết để giúp đỡ, chia sẻ với cha mẹ, bạn bè trong cuộc sống. Qua các hoạt động dã ngoại trẻ có thể học được rất nhiều điều từ thực tế mà khó có sách vở nào nói hết.
Ví dụ: Khi cho trẻ tham quan trang trại Erahouse trẻ được tận mắt nhìn thấy các con vi khuẩn như thế nào và chúng sống ở đâu qua dụng cụ là kính hiển vi
 Hay khi cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai : làm bác sĩ thú y hay làm chú lính cứu hỏa trẻ học được các công việc của các nghề qua việc trực tiếp đóng vai vào nghề đó
 9: Trẻ tập làm cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Qua hoạt động tham quan trẻ được dạn dày hơn với các kĩ năng sống bởi trước các buổi thăm quan trẻ được chúng tôi dặn dò rất kĩ từ trang phục đến các tình huống như: thất lạc trẻ sẽ phải làm gì? báo cho ai? hay trẻ biết không ăn bất cứ món ăn nào từ người lạ...
 Bên cạnh đó thì trường tôi nằm gần khuôn viên Đô thị sài Đồng nên tôi thường tổ chức cho trẻ lớp tôi đi dã ngoại ( đi bộ ) gần trường. Trong những lúc dã ngoại như vậy trẻ học được cách phải đi nối đuôi thành hàng .Tôi và giáo viên trong lớp dạy trẻ khi đi qua đường cần quan sát các phương tiện qua lại, dạy trẻ biết như thế nào gọi là khu chung cư, giới thiệu các loại cây ven đường...
10: Trẻ đi dã ngoại tại khu đô thị Sài Đồng
3.4 Biện pháp 4: Xây dựng các bài giảng điện tử, chương trình, đề tài phù hợp với chủ đề
 Trẻ lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ chủ yếu vẫn là tư duy trực quan hành động vì vậy muốn chất lượng giáo dục trẻ tốt thì không thể thiếu đồ dùng dạy học. Đồ dùng trực quan ngoài việc gây hứng thú cho trẻ thì bên cạnh đó còn giúp trẻ được trực tiếp sờ, hoạt động từ đó làm tăng kĩ năng cho trẻ. Tuy nhiên đồ dùng trực quan lại không thể miêu tả được những sự vật, sự việc liên quan đến quá trình trong thời gian ngắn hay miêu tả về không gian... Vậy đồ dùng nào sẽ thể hiện được đầy đủ nhất các nội dung mà giáo viên muốn truyền tải?
 Phải nói rằng việc đưa CNTT vào bài dạy cho trẻ luôn luôn mang lại hiệu quả rất cao,giúp trẻ hứng thú với bài giảng, hăng hái, sáng tạo và hưởng ứng nhiệt tình với bài dạy của cô. Hiểu được điều đó tôi luôn vận dụng triệt để xây dựng các bài giảng điện tử sinh động đưa vào dạy trẻ. Chính vì vậy, các tiết dạy của tôi luôn được ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao. Các bài giảng điện tử của tôi luôn bám với từng nội dung bài dạy và phù hợp với từng chủ đề.
Ví dụ : Dạy về quá trình phát triển của cây thì tôi xây dựng các slide động:
Slide1: Gieo hạt
Slide2: Hạt nảy mầm
Slide3: Thành cây
Slide 4: Cây ra hoa, kết quả
Dựa trên các slide ấy trẻ có thể quan sát, nhận xét về phát triển của cây từ hạt...
Không chỉ vậy tôi còn tận dụng bảng chơi IP board để thiết kế các trò chơi toán học hay môi trường.
Ví dụ : Với chủ điểm "bé với các phương tiện giao thông" tôi thiết kế trò chơi " ghép tranh" (trẻ tìm và ghép các bộ phận để tạo thành chiếc ô tô hoàn chỉnh) và trẻ được di chuyển hình thao tác trên máy 
 Ngoài ra việc lựa chọn chương trình và đề tài phù hợp với chủ đề là vô cùng quan trọng. Khi lựa chọn chương trình cần cụ thể, gần gũi với trẻ giúp trẻ dễ hiểu, dễ hiểu sâu kiến thức. Vì thế,dựa vào mục tiêu trong khung chương trình chất lượng cao và khả năng của trẻ tôi đã lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề. Khi lựa chọn tôi chủ yếu thiên về các tiết rèn kĩ năng cho trẻ :
Ví dụ : Với chủ đề " gia đình" tôi lựa chọn nội dung dạy trẻ " nhận biết và phòng tránh một số vật dụng nguy hiểm"
 Hay ở chủ điểm " nước và các hiện tượng tự nhiên" tôi lựa chọn cho trẻ " làm thí nghiệm vật chìm- vật nổi"
11: Trẻ làm thí nghiệm " vật chìm- vật nổi"
3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chuyên môn 
 Quá trình phát triển toàn diện của trẻ đều phụ thuộc vào cả ba môi trường giáo dục trong đó sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.Tôi luôn yêu cầu các đồng chí trong tổ chuyên môn cần phổ biến tới tất cả giáo viên về tầm quan trọng của sự phối kết hợp với phụ huynh trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
a.Tuyên truyền, vận động các phụ huynh phối kết hợp trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
 Muốn chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp được nâng cao cũng như hiệu quả trên trẻ đạt như mong muốn thì rất cần thiết mỗi gia đình cần chấp hành nghiêm túc nội quy của lớp: đi học đều, đúng giờ, nghỉ học cần xin phép...Tôi phổ biến với phụ huynh trong buổi đầu năm họp về chương trình thí điểm chất lượng cao vì thế các hoạt động ngoại khóa của các con được tổ chức rất nhiều : tham quan trang trại erahouse, làng gốm Bát Tràng, tổ chức thi vẽ tranh, làm bánh trôi- bánh chay, làm sữa chua hoa quả dầm, thi bé nhanh trí ....giúp các con mạnh dạn, tự tin hơn nữa. Do đó các phụ huynh cần tích cực ủng hộ các hoạt động của nhà trường , của lớp cho các con tham gia và ủng hộ kinh phí. Không chỉ vậy tôi tuyên truyền về kiến thức cho phụ huynh: cung cấp chương trình giáo dục trẻ trong bảng tuyên truyền, tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con, ....
b. Phối hợp bổ sung nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động
 Các con ở trường luôn được tham gia làm rất nhiều sản phẩm vì vậy mỗi chủ đề chủ điểm các giáo viên đã tích cực cho trẻ làm sau đó vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu : hộp sữa, vỏ chai, bóng bay, vỏ kẹo.... 
Cách tuyên truyền để phụ huynh lớp tôi ủng hộ đó là chúng tôi viết nội dung cần đóng góp cho lớp qua góc tuyên truyền trước 3 ngày trước khi vào chủ điểm mới
Ví dụ: Sắp đến chủ điểm "Bé yêu cây xanh" tôi ghi vào bảng tuyên truyền : Để phục vụ tốt nhất cho việc tìm hiểu về các loại cây xanh cho các con. Đề nghị phụ huynh ủng hộ các loại cây cho các con hoạt động góc thiên nhiên
 Hay để cho góc " sách truyện" của lớp phong phú và đa dạng tôi cũng vận động phụ huynh mang đến lớp. Từ những loại sách phụ huynh ủng hộ chúng tôi đã có thể sưu tầm, học hỏi được rất nhiều các nội dung hay cung cấp cho trẻ : sách dạy làm các đồ chơi như làm hộp đựng bút từ ủng, làm đèn lồng... hay những bài báo dạy kĩ năng sống...
 Kết quả các phụ huynh lớp tôi 100% rất nhiệt tình hưởng ứng giúp các cô giáo rất nhiều trong việc thực hiện chuyên môn.
4.Kết quả:
 Cùng với tất cả những sự cố gắng của tôi như trên cộng với sự hợp tác của các đồng chí trong tổ cũng như tất cả các giáo viên, sự chỉ đạo của BGH và sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh. Qua một năm học tôi đã đạt được những kết quả trong việc giúp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ trong nhà trường thực hiện thí điểm trường chất lượng cao như sau: 
 a. Đối với giáo viên:
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp tôi được nâng lên rõ rệt: các biện pháp phù hợp với tình hình của lớp , trình độ của giáo viên được cải thiện rõ rệt thể hiện qua các tiết hội giảng: 100% các tiết có sự sáng tạo và đạt kết quả tốt. 
-100% các giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày cho trẻ giúp khả năng lên lớp cũng như kĩ năng sư phạm càng cứng cáp hơn
- Các giáo viên đã có kinh nghiệm trang trí lớp đẹp và sáng tạo, xây dựng nề nếp học sinh tốt, việc chọn và sử dụng nguyên vật liệu mở tinh hơn, ....
- Các lớp đã thu hút được sự ủng hộ của phụ huynh để thực hiện tốt công tác sinh hoạt chuyên môn
 b. Đối với trẻ: 
- Trẻ có rất nhiều cơ hội khám phá, thông qua các hoạt động trẻ có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm từ đó kĩ năng sống của trẻ tốt,
- Trẻ chủ động, nhanh nhẹn, tự tin, hoạt bát hơn trong giao tiếp
- Kĩ năng của trẻ có sự tiến bộ vượt trộị. Cụ thể:
+ Phát triển thể chất: Đạt 95%
+ Phát triển ngôn ngữ: Đạt 97%
+ Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội : Đạt 98%
+ Phát triển nhận thức : Đạt 98%
+ Phát triển thẩm mỹ : Đạt 95%
PHẦN III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 * KẾT LUẬN:
Tóm lại việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Có nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cho nhà trường nói chung và cho lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ nói riêng thì mới mong chất lượng học sinh đạt như mong muốn và tạo được lòng tin cho phụ huynh.Và khi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy tối đa những tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tiếp theo và việc học tập suốt đời của trẻ.
*BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Bản thân tôi là tổ trưởng chuyên môn và cũng là một giáo viên Mầm non, để giúp cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ nhằm thực hiện thí điểm mô hình chất lượng cao tôi đã phải nỗ lực rất nhiều trong công việc, học hỏi đồng nghiệp ở các trường khác để tích lũy kiến thức cho mình. Đồng thơi tôi luôn đặt mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong việc dạy trẻ. Đặc biệt hơn nữa tôi luôn mong muốn dạy trẻ bằng cả tình thương và trách nhiệm cũng vì thế tôi muốn nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn cho đồng nghiệp. Thiết nghĩ tôi cần linh hoạt và sáng tạo hơn nữa để chia sẻ, giúp đỡ các đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn để dạy các con thực sự phát triển toàn diện
 Trên đây tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp về một số kinh nghiệm của một người làm tổ trưởng chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ trong trường nhằm thực hiện theo mô hình chất lượng cao. Rất mong được sự động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt hơn công việc của mình.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày tháng năm 
 Người viết
 Nguyễn Ngọc Anh

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cham.doc
Sáng Kiến Liên Quan