Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đội

 - Nghị quyết Đại Hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn Quốc lần thứ IX đã cho thấy công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP sẽ được tổ chức Đoàn từ cơ sở đến TW đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi ngày một sâu rộng, thu hút đông đảo Đội viên – Học sinh tham gia. Và tổ chức Đội trong nhà trường cũng đã thực sự góp phần to lớn trong việc chăm sóc, giáo dục Đội viên – Học sinh, cùng nhà trường xây dựng và phát triển nhân cách cho các em.

 - Với vai trò là GV-TPT Đội làm nồng cốt tham mưu cho BGH, vừa tổ chức và điều hành các phong trào Đội tại cơ sở, vấn đề mà tôi luôn quan tâm là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động Đội. Vì thế tôi đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội.

- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là nền tảng cho các hoạt động của nhà trường, là hạt nhân của các hoạt động, là cầu nối giữa học sinh với cán bộ giáo viên của trường, có vị trí quan trọng trong hệ thống tố chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và của Chi bộ Đảng, nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực hiện thành công các hoạt động của nhà trường. Trong đó việc quan trọng nhất là tìm cac biện pháp để nâng cao chất lượng của các hoạt động Đội tại đơn vị.

- Mặt khác từ thực tiễn hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường trong những năm qua tuy đạt vững mạnh nhưng chất lượng hoạt động còn hạn chế ở nhiều mặt. Nội dung sinh họat của Đội chưa phong phú, chậm đổi mới , chất lượng sinh hoạt thấp, cần phải xây dựng nội dung hấp dẫn, thu hút các em tham gia tích cực trong các hoạt động.

 

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 24091 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐỘI”
Họ tên người viết sáng kiến kinh nghiệm: NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Hưng – Thành phố Bến Tre. 
Chức vụ: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh 
MỞ ĐẦU:
 	 - Nghị quyết Đại Hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn Quốc lần thứ IX đã cho thấy công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP sẽ được tổ chức Đoàn từ cơ sở đến TW đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi ngày một sâu rộng, thu hút đông đảo Đội viên – Học sinh tham gia. Và tổ chức Đội trong nhà trường cũng đã thực sự góp phần to lớn trong việc chăm sóc, giáo dục Đội viên – Học sinh, cùng nhà trường xây dựng và phát triển nhân cách cho các em. 
 	- Với vai trò là GV-TPT Đội làm nồng cốt tham mưu cho BGH, vừa tổ chức và điều hành các phong trào Đội tại cơ sở, vấn đề mà tôi luôn quan tâm là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động Đội. Vì thế tôi đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội.
- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là nền tảng cho các hoạt động của nhà trường, là hạt nhân của các hoạt động, là cầu nối giữa học sinh với cán bộ giáo viên của trường, có vị trí quan trọng trong hệ thống tố chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và của Chi bộ Đảng, nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực hiện thành công các hoạt động của nhà trường. Trong đó việc quan trọng nhất là tìm cac biện pháp để nâng cao chất lượng của các hoạt động Đội tại đơn vị. 
- Mặt khác từ thực tiễn hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường trong những năm qua tuy đạt vững mạnh nhưng chất lượng hoạt động còn hạn chế ở nhiều mặt. Nội dung sinh họat của Đội chưa phong phú, chậm đổi mới , chất lượng sinh hoạt thấp, cần phải xây dựng nội dung hấp dẫn, thu hút các em tham gia tích cực trong các hoạt động. 
	- Từ thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu hết sức cần thiết về việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường. Do vậy tôi đăng ký thực hiện đề tài “ Nâng cao chất lượng hoạt động Đội tại Trường THCS Phú Hưng để có cơ hội nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Liên Đội trong thời gian qua và tìm ra những giải pháp khả thi khắc phục những hạn chế và phát huy vai trò của tổ chưc Đội TNTP Hồ Chí Minh tại đơn vị trong thời gian sắp tới . 
	- Thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường THCS Phú Hưng” nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống các giải pháp mang tính khả thi cao trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động Đội tại đơn vị. Thứ nhất là nắm được những mặt được và chưa được cùng nguyên nhân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội trong thời gian qua. Thứ hai là đề xuất các giải pháp vừa phù hợp thực tế vừa mang tính khả thi cao để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường đạt kết quả tốt hơn.
- Đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội tại trường THCS Phú Hưng” giải quyết các vấn đề cơ bản như sau :
- Hệ thống những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tổ chức Đội trong nhà trường.
- Tìm hiểu thực trạng hiện nay của tổ chức Đội nói chung và đánh giá thực trạng của tổ chức Đội tại trường THCS Phú Hưng nói riêng cũng như việc vận dụng những cơ sở lý luận vào thực tế của Liên Đội .
- Đề ra những yêu cầu, nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường .
- Phạm vi nghiên cứu về chi bộ trường THCS Phú Hưng trực thuộc Đảng ủy xã Phú Hưng Thành phố Bến Tre từ năm 2008 đến 2009 .
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I/ THỰC TRẠNG: 
	Liên Đội THCS Phú Hưng là trường thuộc khu vực ngoại ô nằm ven thành phố Bến Tre. Lực lượng học sinh tổng số là 1.030 em, đa số là con em tại địa phương, một số ít đến tại các xã phường lân cận. Đa số các em là con em các gia đình lao động nghèo sống chủ yếu bằng nghề đi làm thuê, bán hàng rong hoặc đi bán vé số... Ngược lại các em học sinh là con em các gia đình khá giả, đa số đã xin chuyển đến các trường có qui mô lớn như THCS Vĩnh Phúc, THCS thành phố Bến Tre để học. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội còn rất thiếu thốn, số học sinh còn lại tại trường rất ít được sự quan tâm của gia đình. Các em Đội viên tiêu biểu có được rất ít, đa số các em chưa mạnh dạn, chưa chủ động trong công việc, năng lực tự học hỏi và tìm tòi còn hạn chế. Từ những khó khăn và hạn chế như trên, với những kiến thức đã được tập huấn, được đúc kết qua quá trình làm công tác Đội và qua học hỏi ở đồng nghiệp, tôi đã thực hiện được một số biện pháp nhằm nâng cáo chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường.
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG TRƯỜNG HỌC:
1. Hướng dẫn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Chi Đội:
	- Ban Chỉ huy Liên Chi Đội là những Đội viên tiêu biểu, được Đại Hội Liên Đội, Chi Đội bầu ra để điều khiển các công việc của Liên Đội, Chi Đội. Để thực hiện vai trò tự quản của Đội ngay từ đầu năm học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Giáo viên chủ nhiệm phụ trách Chi Đội và Giáo viên TPT Đội. Các em trong Ban chỉ huy nhiệt tình, nhanh nhẹn, đoàn kết có tinh thần trách nhiệm vì công việc chung của Liên Đội, đó là nền tản cho các hoạt động của Liên Đội. Vì vậy chúng ta cần hướng dẫn, giúp đỡ các em lựa chọn đúng theo các tiêu chuẩn đã xác định như: có bản lĩnh, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong tất cảc các hoạt động , là tấm gương sáng cho các bạn noi theo, đặc biệt phải có năng lực chỉ huy, có uy tín với thầy cô và bạn bè, thực hiện tốt tinh thần đoàn kết tập thể. Tuy nhiên trong việc lựa chọn chúng ta cũng không nên chú trong tới các em nữ hoặc các em lớn tuổi, cũng không chỉ chú ý tới các em có học lực giỏi nhưng lại thiếu năng động, ngại công việc. Việc phát hiện các em nồng cốt để chọn làm Ban chỉ huy Đội phải tiến hành thông qua các hoạt động Đội, qua giao tiếp, qua các hoạt động của các em bên ngoài cuộc sống. Riêng các em học ở lớp 6, việc lựa chọn cán bộ chỉ huy đòi hỏi người phụ trách phải tìm hiểu từ các em học chung trường, từ phụ trách Đội ở khối tiểu học, nên mạnh dạn giao việc để các em làm, trong từng lúc nên uốn nắn và chỉ bảo thêm cho các em, giúp các em làm quen dần với tính chủ động trong các hoạt động của học sinh cấp THCS. Nhưng việc đề cử, ứng cử và bầu chọn là của các em trong các kỳ Đại Hội Liên Đội, Chi Đội. Giáo viên Phụ trách không được áp đặt, mà chỉ có quyền định hướng, giải thích cho các em hiểu một cách thuyết phục, hợp tình, hợp lý.
	- Khi đã lựa chọn được các em trong Ban chỉ huy, thì việc bồi dưỡng cho các nhằm phát huy năng lực sẳn có trong các em là một việc rất cần thiết. Do đó công tác bồi dưỡng các em luôn được tôi quan tâm, mỗi năm bồi dưỡng tập trung là ít nhất 02 lần. Với những kỷ năng cơ bản như : ghi chép văn bản, quản lý sổ sách, tổ chức họp BCH Đội, điều khiển sinh hoạt tổ chức các hoạt động... Hoặc có thể bồi dưỡng thương xuyên trong các giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao với các nội dung như: nghi lễ chào cờ, 07 kỷ năng của người Đội viên, kỷ năng dã ngoại, nghi thức Đội... Ngoài ra trong từng hoạt động, khi kết thúc TPT phải tập hợp các em lại rút kinh nghiệm để thấy được những những cái hay cái hạn chế mà từng bước bồi dưỡng, giúp đỡ các em, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quan trọng là TPT biết phát huy tính tự chủ và lòng tự tin của các em. 
	- Hằng năm Liên Đội tổ chức Hội thi Chỉ Huy Đội giỏi Phụ trách sao giỏi, tạo điều kiện cho các em tham gia giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Phát huy khả năng điều hành của các em trong các giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ. Nhờ thế các em Ban chỉ huy từng lúc mạnh dạn hơn, chửng chạc hơn, khả năng phát huy năng lực của mình ngày càng cao.
2. Tổ chức Đại hội Liên Đội, Chi Đội, tổ chức sinh hoạt Đội:
	- Việc tổ chức Đại hội Liên Đội vào đầu năm học có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng tổ chức Đội. Do đây là một trọng tâm công tác nên đòi hỏi tôi phải đầu tư công sức, chỉ đạo, hướng dẫn các em chuẩn bị thành công từng khâu từ thảo luận đóng góp ý kiến cho dự thảo báo cáo và phương hướng, từ khâu tổ chức Đại hội đến khâu chuẩn bị nhân sự bầu vào Ban chỉ huy nhiệm kỳ mới, tiến trình của Đại hội phải được bố trí hợp lý chặt chẽ. Hướng dẫn các em thực hiện tốt công tác điều hành Đại hội một tự tin, đúng qui trình. Qua Đại hội các em được chọn vào Ban chỉ huy Liên Chi Đội sẽ khẳng định được uy tín của mình trước tập thể, giúp các em có hướng phấn đấu tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
	- Khi phân công nhiệm vụ cho các em trong Ban chỉ huy Liên Đội, phài chú trọng đến khả năng của các em, giúp các em phát huy ưu điểm của mình. Và muốn cho Liên Đội hoạt động tốt thì BCH phải giỏi, phải nhiệt tình. Đối với các em nằm trong BCH mà đang học lớp 6, thì tôi mạnh dạng phân công nhiệm vụ, động viên và tạo mọi điều kiện để các em phát huy tốt khả năng của mình, đồng thời giữ vững và phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ chỉ huy khối 8, 9.
	- Do BCH là nhân tố chính trong việc tổ chức các hoạt động của Liên - Chi Đội. Vì vậy các nội dung và hình thức hoạt động phải được bàn bạc kỷ trong các phiên họp BCH, cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh họp theo lệ kỳ và tạo thành nếp cho các em. Thông qua các hoạt động góp phần tạo sự gắn bó giữa các em với tập thể, tình đồng đội và ý thức xây dựng tập thể. Do đó trong các phiên họp từng thành viên trong BCH phải nắm vững nội dung và tinh thần cuộc họp và làm tốt công tác triển khai cho Chi Đội mình hoạt động. Cuối mỗi hoạt động, BCH phải tổng kết và báo cáo kết quả cho TPT để rèn luyện cho các em tính trung thực và chính xác trong báo cáo.
3. Hướng dẫn BCH xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động của Liên – Chi Đội:
	- Dựa vào tình hình thực tế của Liên Đội và căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch năm học. Tôi hướng dẫn BCH Liên – Chi Đội, bàn bạc xây dựng chương trình hoạt động cho cả năm học, từng thời điểm và cho từng nhiệm vụ cụ thể.
	- Khi xây dựng chương trình công tác của Liên Đội phải phù hợp với khả năng, nguyện vọng của đông đảo Đội viên –Học sinh, nội dung phải thiết thực, cụ thể, rõ ràng, dể hiểu. Để làm tốt công việc, tôi hướng dẫn các em xây dựng kế hoạch hoạt động và yêu cầu các em nêu được những điểm sau đây: 
	+ Nội dung công việc.
	+ Thời gian hoàn thành. 
	+ Địa điểm thực hiện.
	+ Lực lượng tham gia.
	+ Người phụ trách chính.
	+ Kinh phí và và cơ sở vật chất cho hoạt động.
	+ Dự kiến và cách xử lí các tình huống có thể xảy ra.
	+ Đôn đốc , kiểm tra đánh giá hoạt động.
	- Khi BCH lên dự thảo kế hoạch công tác, tôi giúp các em thảo luận thống nhất ý kiến và biện pháp thực hiện. Làm như vậy các em sẽ thấy được vai trò của mình, vị trí của mình trong các hoạt động tại Liên Đội, từ đó sẽ tin tưởng, phấn khởi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được đề ra, qua đó cũng thể hiện được vai trò của người Phụ trách đối với BCH Đội.
	- Nhưng biện pháp quan trọng nhất vẫn là phát động thi đua thực hiện kế hoạch trong Liên Đội. Bầu chọn thi đua một cách chính xác, công bằng, công khai trong thi đua để tạo không khí phấn khởi, tự giác tham gia của các Chi Đội. Đồng thời chúng ta cũng rút kinh nghiệm những biểu hiện không đúng của các em như: ganh đua, chạy theo thành tích 
4. Tham gia các hoạt động của Chi Đội trên địa bàn dân cư:
	- Việc tổ chức các hoạt động tại Liên Đội là vô cùng quan trọng. Vì thông qua các hoạt động sẽ nâng cao được những kỷ năng cơ bản của lực lượng chỉ huy Đội. Đồng thời tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em tham gia mạnh dạn hơn trong các hoạt động, tránh đi chơi nhiều ở bên ngoài dễ bị tiêm nhiễm các tệ nạn bên ngoài xã hội. Từ đó các em có cơ hội tự rèn luyện nhân cách của mình qua việc thực hiện tốt chương trình Rèn luyện Đội viên, thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan - trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ , cùng xây dựng Đội vững mạnh – tiến bước lên Đoàn.
	- Ngoài các hoạt động tại Liên Đội, tôi còn định hướng, phân công cho các em tham gia sinh hoạt tại các Chi Đội trên địa bàn dân cư, tham gia tốt các hoạt động tại địa phương theo sự điều động của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Phường 8, xã Đoàn Phú Hưng. Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm qua hoạt động của các Chi Đội trên địa bàn dân cư ở Phường 8 là một mô hình được tổ chức khá tốt, được nhân điển hình tại Thành phố Bến Tre. Do đó tham gia các hoạt động của Chi Đội trên địa bàn dân cư sẽ giúp các em có điều kiện sinh hoạt giao lưu với các bạn bên ngoài nhà trường, giúp các hiểu và thông cảm với những khó khăn của các bạn bên ngoài. Qua đó hình thành các em đức tính thương người, biết chia sẽ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
5. Tổ chức các hoạt động thi đua, kiểm tra đánh giá kết quả và động viên khen thưởng:
	- Tổ chức các hoạt động thi đua là một trong những biện pháp để thúc đẩy phong trào đi lên. Thi có một sức mạnh to lớn, tạo không khí thoải mái, hăng hái, sôi nổi, kích thích các em hoạt động có tính sáng tạo. Thi đua đúng hường là nguồn nuôi dưỡng phong trào, qua đó các em sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong các hoạt động của Chi Đội –Liên Đội, giúp các em phát huy tính tự giác, tự quản, chủ động trong công việc.
	- Do thi đua có tầm quan trọng như thế nên tôi luôn định hướng về mục tiêu thi đua, nội dung thu đua, chọn những hình thức thi đua sinh động, nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi các em. Hướng dẫn các em tham gia phát động thi đua, thực hiện giao ước thi đua, có kiểm tra định kỳ, có sơ kết, biểu dương kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích nổi bật, kịp thời động viên khen thưởng xúng đáng. Có như vậy thi đua mới thực sự là động lực thúc đẩy các em tu dưỡng, phấn đấu và trưởng thành.
III/ KẾT QUẢ: 
Với việc tổ chức các hoạt động như trên, chất lượng hoạt động của Liên Đội ngày càng được nâng cao. Tham gia Hội thi kể chuyện sách cấp thành phố đạt giải III, tham gia thi duyệt đội đạt giải II, thi múa sạp đạt giải nhất, đạt giải nhất Hội thi vẽ tranh an toàn thực phẩm trên xe buýt, đạt giải nhất Hội thi vẽ tranh trên gáo dừa trong lễ Hội dừa do Sở Công ngiệp tổ chức, tham gia Liên hoan múa lân thiếu nhi đạt giải III, tham gia giải cờ Vua Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 03 huy chương vàng Có 04 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố, có 11 em đạt chỉ huy Đội giỏi cấp trường, 02 em đạt cấp Thị, có 20/28 Chi Đội mạnh, 682/904 em đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp Liên Đội, 12 em đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp Thị xã, giữ vững danh hiệu Liên Đội mạnh liên tục trong nhiều năm nay. Tổ chức cho học sinh chăm sóc Đền thờ liệt sĩ xã Phú Hưng mỗi tuần một lần, giúp các em hiểu biết được những tấm gương hy sinh cao cả của các anh hừng liệt sĩ, biết được truyền thống đấu tranh hào hùng của nhân dân xã nhà. Liên đội vận động học sinh và giáo viên khuyên góp ủng hộ chương trình hướng nghiệp và dạy nghề nhân đạo cho đoàn văn nghệ TP. HCM với số tiền 2.327.500 đồng, ngoài ra còn vận động được 728.000 đồng xây dựng đền thờ ngành giáo dục và 900.000 đồng từ việc bán tăm tre của hội người mù. Vận động áo trắng tặng bạn với số tiền: 200.000 đồng, quỹ lập nghiệp Trần Văn Ơn với số tiền: 315.000 đồng. Thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ với 100 Đội viên tham gia, đăng nộp về Thành Đoàn vượt chỉ tiêu, được khen thưởng thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ.
C. KẾT LUẬN:
	- Trong các hoạt động Đội với cương vị là người tổ chức và thực hiện các hoạt động, người TPT cần nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, làm tốt công tác tham cho cấp uỷ, Ban giám hiệu về công tác tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường.
	- Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội trên cơ sở phải thực sự phát huy tốt vai trò tự quản của Đội, đặc biệc là đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội.
	- TPT phải mạnh dạn giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy Liên Chi Đội, luôn theo sát để thực hiện tốt việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ, động viên, khen thưởng kịp thời sự cố gắng của các cá nhân và tập thể trong các hoạt động.
	- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ Ban chỉ huy Liên Chi Đội.
	- Tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, phù hợp để có được nhiều em tham gia, để các em có dịp trao đổi kinh nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo của mình.
	- Thực hiện tốt công tác vận động các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương cùng chăm lo, giáo dục các em.
	- Nhà trường cần tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức các hoạt động Đội tại trường, hỗ trợ tốt các hoạt động ngoài nhà trường.
	- Ngành giáo dục cần có những chính sách ưu đãi cho cán bộ giáo viên phụ trách công tác Đội, bố trí hợp lí khi họ không còn phụ trách công tác Đội.
	- Chính quyền địa phương cần xây dựng các khu vui chơi tại cộng đồng để thu hút các em thiếu niên, nhi đồng tham gia sinh hoạt, vận động mọi người cùng chăm lo công tác thiếu nhi tại cộng đồng, tránh để các em vướn vào các tệ nạn trong xã hội.
	Trên đây là một số kinh nghiệm đã thực hiện được trong quá trình công tác Đội, tuy nhiên những kinh nghiệm này ít nhiều còn hạn chế. Kính mong sự góp ý của các đồng chí! Xin cảm ơn và trân trọng kính chào!
 	 Người viết sáng kiến 
 Nguyễn Quốc Cường 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GDCD trung học cơ sở, Bộ Giáo dục - Đào tạo. 
2. Giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên - Viện Khoa học giáo dục.
3. Luật Giáo dục và những pháp luật mới nhất cho Ngành giáo dục – Đào tạo – Nhà xuất bản Lao động xã hội -2005. 
4. Thông báo kết luận số 242-KL/TW, ngày 15/04/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến 2020.
5. Nghị quyết Đại Hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Lần IX.
6. Quyết định 1928/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/11/2009.
MỤC LỤC
Trang
Phần I: Mở đầu
1
Phần II: Nội dung
4
I. Thực trạng
4
II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội
4
1. Hướng dẫn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội
4
2. Tổ chức Đại hội Liên – Chi Đội, tổ chức sinh hoạt Đội
6
3. Hướng dẫn Ban chỉ huy xây dựng và thực hiện kế hoạch của Liên Đội – Chi Đội
7
4. Tham gia các hoạt động của Chi Đội trên địa bàn dân cư
8
5. Tổ chức các hoạt động thi đua, kiểm tra đánh giá kết quả và động viên khen thưởng
9
III. Kết quả
10
Phần III: Kết luận
11
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docSKKN_cong_tac_Doi.doc
Sáng Kiến Liên Quan