Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải các bài toán có nội dung hình học cho học sinh Lớp 5

Nguyên nhân thực trạng:

1. Về phía học sinh

1.1.Nguyên nhân khách quan:

- Hoạt động giải toán nhất là các bài toán liên quan đến hình học là hoạt động trí tuệ đầy khó khăn, phức tạp, mang tính tưởng tượng cao. Việc tiếp thu mảng kiến thức này đối với các em là một việc khó.

- Học sinh ở vùng nông thôn nghèo, điều kiện học tập khó khăn, bố mẹ ít quan tâm, có em phải gánh vác việc nhà để bố mẹ đi làm.

1.2.Nguyên nhân chủ quan:

- Một số em chưa nắm các khái niệm trong hình học, do vậy khi đọc đề toán các em không hiểu

 (Các em không hiểu các khái niệm trong hình học như khái chu vi, diện tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần,.)

-Một số HS chưa nắm các đơn vị đo trong hình học cũng như mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó(HS yếu)

- Một số HS chưa thuộc các công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học.

-Có em nắm công thức nhưng không biết cách suy luận từ công thức.

Chẳng hạn thuộc công thức tính diện tích hình tam giác nhưng không biết cách suy luận cách tính chiều cao, hay độ dài đáy từ công thức tính diện tích

-Một số em chưa biết vận dụng cách giải các dạng toán điển hình vào giải toán có nội dung hình học.

-Nhiều em chưc biết cách ghép hình để đưa các hình có hình dạng đặc biệt về các hình có hình dạng như các hình đã học để vận dụng công thức tính.Chưa biết cách tính diện tích một số hình bằng cách lấy diện tích hình lớn trừ diện tích hình bé.

-Một số HS còn lười học, ít làm bài tập, ham chơi.

2. Về phía giáo viên:

-Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết trong dạy học toán. Khi dạy nội dung này chưa chú ý khắc sâu các khái niệm hình học.

Khi hình thành công thức tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình giáo viên không đi theo quy trình từ trực quan đến nhận xét so sánh và hình thành kiến thức mà chỉ đưa ra công thức trực tiếp rồi yêu cầu HS vận dụng do vậy HS dễ quên ngay công thức.

-Việc hình thành kĩ năng giải toán có nội dung hình học thiếu triệt để.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải các bài toán có nội dung hình học cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cùng đơn vị đo. Giúp các em nhận biết và đổi các số đo về cung một đơn vị.
+ Với đối tượng HS yếu, nếu các em vẫn còn gặp khó khăn GV phải cho HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài toán, chỉ ra cái đã cho, cái cần tìm, nhắc lại công thức tính cái cần tìm,nêu từng thành phần của công thức rồi áp dụng vào giải toán, khi giải toán cần đưa các yếu tố bài toán cho về cùng một đơn vị đo.
+Cho học sinh TB-Y luyện tập nhiều bài toán cùng dạng nhưng khác số, khác đơn vị đo, giúp các em hình thành kĩ năng làm bài tập dạng vừa học. Trong khi HS TB và Y luyện tập nhiều lần cùng một dạng toán GV cần ra thêm các bài toán có tính chất nâng cao cho HS K-G. Chẳng hạn khi dạy bài “Diện tích hình tam giác” trong lúc học sinh TB và Y phải luyện tập nhiều lần dạng bài cơ bản GV có thể hướng dẫn các em học sinh K-G so sánh diện tích hai hình tam giác dựa vào hai yếu tố cạnh đáy và chiếu cao
Dạng 3: Dạng bài toán sử dụng công thức suy luận từ công thức đã học.
 Đây là dạng bài toán mà yếu tố cần tìm không có công thức trực tiếp tính mà phải từ công thức đã học suy ra cách tính thành phần đó.Ví dụ:
Bài 1: Tính chiều cao của một hình tam giác có diện tích là 12 cm2 và độ dài đáy là 6 cm.
Bài 2:Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 60cm, chiều rộng 40cm. Tính chiều cao hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanhcuar hình hộp là 6000cm2. 
 *Những sai lầm của học sinh:
Với dạng bài tập này học sinh thường mắc phải những sai lầm sau:
- Học sinh không thuộc công thức tính diện tích đã học.
- Học sinh chưa biết cách suy luận từ công thức đã học thành công thức tìm các yếu tố khác. Chưa biết cách vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính vào suy luận công thức để tìm ra kết quả của bài toán(điều này liên quan đến kiến thức đại số, học sinh yếu thường không biết làm).
- Các em hay có sự lầm lẫn giữa hình tam giác và hình thang do đó khi tìm cạnh đáy của hình thang học sinh chỉ tìm một cạnh đáy (tức là tổng 2 đáy của hình thang) là các em dừng lại mà không tìm mỗi đáy cụ thể.
* Biện pháp khắc phục:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững công thức và học thuộc lòng.
+Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong biểu thức(Các kiến thức đã được học từ các lớp 2,3,4 ). Đây là mấu chốt để suy ra cách tìm các yếu tố khác trong hình từ công thức đã học.
+Hướng dẫn học sinh biết cách suy luận để tím ra công thức ngược về tính kích thước các hình.(Cách tính chiều cao, cạnh đáy hình tam giác từ công thức tính diện tích tam giác; cách tính chiều cao, tổng hai đáy hình thang từ công thức tính diện tích hình thang; cách tính đường kính, bán kính hình tròn từ công thức tính chu vi hình tròn;.....)
+Tổ chức cho HS đọc công thức vừa suy luận nhiều lần.
+Cho HS vận dụng công thức đó vào bài toán.
+Theo dõi HS làm bài, có biện pháp giúp đỡ HS yếu(nếu có)
 Ví dụ: Với bài toán:
Tính chiều cao của một hình tam giác có diện tích là 12 cm2 và đáy là 6 cm.
- Hướng dẫn cho học sinh tìm xem đề bài cho biết những thành phần nào? ( Diện tích và đáy)
- Bài toán yêu cầu tìm gì? (chiều cao)
 - Để giải được bài toán này đầu tiên giáo viên phải cho học sinh nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, nêu các thành phần trong công thức đó.
S = 
a x h 
2 
(Trong đó: S là diện tích, h là chiều cao, a là độ dài đáy)
-Hướng dẫn HS xem a x h là thành phần chưa biết (số bị chia), S là thương, 2 là số chia 
-Yêu cầu HS nêu cách tính (a x h) ? ( HS nêu được (a x h) = S x 2)
(Với HS yếu cần yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết)
-Sau đó yêu cầu HS xem h là thừa số chưa biết, a là thừa số đã biết, s x 2 là tích, cho HS vận dụng cách tìm thừa số chưa biết để nêu cách tính chiều cao h 
( h = S x 2 : a)
- Khi có được công thức cho HS đọc nhiều lần cách tính chiều cao hình tam giác.
-Yêu cầu HS vận dụng công thức vừa suy luận vào giải bài tập.
(HS dễ dàng tính được chiều cao hình tam giác đó là: 
 12 x 2 : 6 = 4cm )
- Lưu ý HS các số đo phải cùng một đơn vị.
 Nếu giáo viên hướng dẫn rõ ràng từng bước chắc rằng ngoài việc học sinh biết vận dụng còn giúp các em hiểu rõ của việc chuyển đổi công thức. Giáo viên rèn kỹ năng học sinh áp dụng các kiến thức về tìm thành phần chưa biết và giải toán để tìm kích thước.
 Với loại toán này điều chủ yếu là giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cụ thể từng phần, từng bước nhằm giúp học sinh thấy rõ cái cần tìm, tránh lẫn lộn giữa phần này với phần kia.
Dạng 4:Dạng bài toán có nội dung hình học nhưng sử dụng cách giải các dạng toán điển hình.
Ví dụ: 
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120m. Chiều dài hơn chiều rộng 10m.Tính diện tích mảnh đất đó.
( Sử dụng cách giải dạng toán: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” để tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật)
Hay bài: Một hình chữ nhật có chu vi 210m. biết rằng chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
( Sử dụng cách giải dạng toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật).
 *Những sai lầm của học sinh:
Với dạng bài tập này học sinh thường mắc phải những sai lầm sau:
 +Không xác định được cách giải bài toán.
 +Không nắm chắc cách giải các dạng toán điển hình.
 +Có em nắm cách giải dạng toán điển hình nhưng không biết cách vận dụng vào bài toán.
* Biện pháp khắc phục:
+ Ngay từ bước đầu giáo viên phải cho học sinh có thói quen đọc kỹ đề bài, tìm hiểu kỹ nội dung bài toán để tự tóm tắt bài toán.
+Thảo luận nhóm để HS nhận ra bài toán này có liên quan đến bài toán điển hình nào. 
 +Nhấn mạnh cho học sinh ngoài việc tìm diện tích của một hình, cần phải tìm những thành phần liên quan như chiều dài, chiều rộng, đáy và chiều cao (hình tam giác); đáy lớn, đáy bé, chiều cao(hình thang) qua các dạng toán như tìm hai số khi biết tổng và tỉ , hiệu và tỉ hoặc tổng và hiệu số của chúng. Học sinh phải nhận dạng nhanh và nắm được quy tắc giải các bài toán đó.
Ví dụ: Một hình chữ nhật có chu vi 210m. biết rằng chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
 Để giúp HS giải bài toán này cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:
-Đọc kĩ đề , tóm tắt bài toán
-Phân tích bài toán để tìm mối quan hệ giữa các yếu tố cho trong bài.
Ví dụ: 
-Để tìm diện tích của hình chữ nhật ta cần biết các yếu tố nào?( chiều dài, chiều rộng của hình)
-Cho HS trao đổi nhóm đôi: Để tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật này cần áp dụng dạng toán nào?
 (Giúp HS nhận ra cần áp dụng dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tìm chiều dài, chiều rộng của hình).
-Tổ chức cho HS giải bài toán đó.
-Gọi học sinh TB hoặc Y trình bày. Giúp HS giải được:
Bài giải:
 Tổng chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật là:
 210 : 2 = 105(m)
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Chiều dài:
Chiều rộng:
105m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 phần
Chiều dài hình chữ nhật là: 105 : 5 x 3 = 63(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là: 105 - 63 = 42(m)
Diện tích hình chữ nhật là: 63 x 42 = 2646 (m2 )
-Với đối tượng HS yếu cần nhắc lại cho HS cách giải các dạng toán điển hình có liên quan nếu các em chưa nắm chắc.
Dạng 5: Dạng toán hình học có tính tổng hợp, mang nội dung thực tế
 (Sử dụng tổng hợp nhiều kiến thức trong một bài toán hoặc kèm theo nội dung thực tế như: lát gạch nền nhà: tính số viên gạch, tính diện tích nền nhà biết số viên gạch cần lát; tính số tiền mua gạch, tính số thóc thu hoạch được,...)
 Đây là dạng bài toán hợp đòi hỏi học sinh có kiến thức chắc chắn về cả số học, đại số và hình học, biết vận dụng lồng ghép các kiến thức đó một cách nhuần nhuyễn.
Ví dụ(Bài 1 trang172):
 Một nền nhà hình chữ nhà có chiều dài 8m, chiều rộng bằng chiều dài.Người ta dùng các viên gạch hình vuông cạnh 4dm để lát nền nhà đó, giá tiền mỗi viên gạch là 20000đồng.Hỏi lát cả nền nhà thì hết bao nhiêu tiền mua gạch? (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể)
Hoặc bài 3 trang 168:
 Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 1m. Khi bể không có nước, người ta mở vòi cho chảy vào bể, mỗi giờ được 0,5m3 . Hỏi sau mấy giờ bể sẽ đầy nước?
 *Những sai lầm của học sinh:
Với dạng bài tập này học sinh thường mắc phải những sai lầm sau:
 + Một số em không hiểu đề bài, đọc đề toán mà không tóm tắt được bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?(do đề toán dài, thực lực của một số em còn yếu)
 +Một số em không biết phân tích bài toán theo hướng đi lên, từ cái cần tìm đến cái đã cho để lập kế hoạch giải toán.
 +Học sinh không nắm được mối liên hệ của các phép tính trong một bài toán giải. Có những em tìm ra được điều kiện để giải bài toán song lại không biết sử dụng nó cho bước tiếp theo mà chỉ dựa vào yếu tố bài toán cho phần đầu, giải một phần bài toán theo quán tính(ví dụ: thấy hình chữ nhật cho chiều dài, chiều rộng thì tính diện tích, hay hình hộp chữ nhật cho chiều dài, chiều rộng và chiều cao thì tính thể tích) rồi bỏ ngõ bài toán.
 +Nhiều em biết các bước làm song việc vận dụng các kiến thức thực tế cũng như cách giải các dạng toán điển hình vào một phần của bài toán còn nhiều lúng túng(do các em thiếu kiến thức thực tế, việc vận dụng một cách tổng hợp nhiều kiến thức trong một bài toán hạn chế).
* Biện pháp khắc phục:
 +Hướng dẫn HS đọc kĩ đề bài, tóm tắt bài toán, nắm chắc những dữ liệu bài toán cho, những yêu cầu cần tìm.
 +Phân tích bài toán theo hướng đi lên, muốn có cái cần tìm này thì cần phải biết thêm cái gì, và để tìm cái tiếp theo phải làm như thế nào, cần sử dụng dạng toán nào để giải quyết. Cứ như vậy cho đến khi định hướng được cách giải bài toán đó.
 +Lập kế hoạch giải bài toán
 +Đối chiếu các đơn vị đo xem đã phù hợp chưa, đổi đơn vị đo nếu có.
 +Trình bày bài giải.
Ví dụ: Hướng dẫn HS giải bài toán sau: 
 Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 1m. Khi bể không có nước, người ta mở vòi cho chảy vào bể, mỗi giờ được 0,5m3 . Hỏi sau mấy giờ bể sẽ đầy nước?
-Đầu tiên cho HS đọc kĩ đề toán( ít nhất 3 lần)
-Cho HS tóm tắt bằng cách chỉ ra những dữ liệu bài toán cho, những yêu cầu cần tìm.
+Hướng dẫn HS phân tích:
 Hỏi HS: -Nếu cứ mỗi giờ vòi chảy được 0,5m3, muốn biết sau mấy giờ vòi chảy đầy bể cần biết gì? (Cần biết lượng nước có trong bể).
Muốn biết lượng nước trong bể cần tính gì? ( thể tích của bể)
-Nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật? ( Lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao, cùng đơn vị đo)
-Nhắc HS lưu ý các số đo phải cùng một đơn vị.
 +Hướng dẫn HS lập kế hoạch giải:
Gọi HS nêu các bước giải:
-Dựa vào phân tích bài toán, theo em bước 1 cần tìm gì? (thể tích của bể )
-Khi đã biết thể tích của bể bước tiếp theo em tính gì ? (Số giờ để vòi chảy đầy bể) 
GV chốt: B1: Tính thể tích của bể.
 B2: Tính số giờ để vòi chảy đầy bể. 
 +Hướng dẫn HS đối chiếu các đơn vị đo, nếu phù hợp rồi thì trình bày bài giải 
 +Có những bài toán khi hướng dẫn HS phân tích bài toán cần kết hợp vẽ hình giúp học sinh dựa vào hình vẽ để xác định một số bước giải.
 +Với đối tượng HS TB và Y nếu các em không giải được các bài toán hợp thì GV tách bài toán đó ra làm hai hoặc ba bài toán đơn, cho HS giải từng bài toán đơn rồi sau đó gộp các bài toán đơn thành một bài toán hợp và yêu cầu HS giải.
-Ví dụ: Khi gặp bài toán: 
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 160m, chiều rộng 30m.Người ta trồng rau trên mảnh đất đó trung bình cứ 10m2 thu được 15 kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau?
 Với đối tượng HS TB và Y giáo viên cần tách ra thành hai bài toán đơn như:
Bài 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 160m, chiều rộng 30m. Tính diện tích mảnh vườn đó?
Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích 1500m2. Người ta trồng rau trên mảnh đất đó trung bình cứ 10m2 thu được 15 kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau?
-Cho HS giải lần lượt từ bài 1 đến bài 2 sau đó gộp hai bài toán này lại thành bài toán ban đầu và yêu cầu HS giải.
Dạng 6: Dạng toán sử dụng cách chia hình hoặc ghép hình
Đây là dạng bài tập khó, không chỉ yêu cầu HS có kĩ năng tính chu vi, diện tích các hình mà còn đòi hỏi phải có kĩ năng quan sát, óc tưởng tượng, khả năng phân chia cũng như sắp xếp ghép hình.
Ví dụ: bài 1 trang 104, Bài 1 phần 2 trang 179
 *Những sai lầm của học sinh:
-Học sinh không nắm chắc cách tính chu vi, diện tích của một số hình
-Kĩ năng quan sát, phán đoán,óc tưởng tượng kém do đó không phân chia được một hình lớn thành nhiều hình nhỏ có hình dạng đã học.hoặc sắp vị trí các hình một cách hợp lí để tiện tính toán (kĩ năng này hầu hết số học sinh TB và Y còn nhiều hạn chế).
-Chưa biết cách tính diện tích một hình có hình dạng đặc biệt bằng cách lấy diện tích hình lớn hơn trừ đi diện tích hình bé hơn.
* Biện pháp khắc phục:
+Củng cố các công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
+Hướng dẫn HS một số phương pháp tính diện tích trong hình học như: Chia hình đã cho thành nhiều hình nhỏ, tính diện tích từng hình rồi cộng các kiến thức đó lại. Hoặc ghép các hình đã cho thành một hình dễ tính diện tích. Hoặc có thể tính diện tích một hình khi không tính được các kích thước bằng cách lấy diện tích của hình lớn trừ đi diện tích của hình bé hơn......
-Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm (vận dụng phương pháp dạy và học của VNEN).
-Khi tổ chức cho HS trình bày bài cần ưu tiên đối tượng học sinh TB và Y, yêu cầu HS vừa trình bày vừa chỉ vào hình vẽ từng chi tiết một cách cụ thể.
3,5m
3,5m
6,5m
4,2m
3,5m
Ví dụ 1: Hướng dẫn HS làm BT 1/trang104
Tính diện tích của mảnh đất có kích 
thước như hình vẽ bên
-Cho HS đọc đề bài kết hợp quan sát hình vẽ 
A
B
C
D
M
N
P
Q
3,5m
3,5m
3,5m
6,5m
4,2m
-Hướng dẫn HS đặt các tên cho các đỉnh của hình và nêu độ dài của các kích thước trên hình vẽ.
-Cho HS nhận xét về hình dạng của hình đã cho(chưa có hình dạng của các hình đã học.
-Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 2 (theo bàn), tìm cách phân chia hình bên thành các hình nhỏ hơn tiện cho việc tính diện tích, sau đó tìm cách tính diện tích hình đã cho.
A
B
C
D
M
N
P
Q
Hầu hết HS phân chia được như sau:
 Cho các nhóm trình bày cách tính diện tích theo cách của nhóm mình.
Ví dụ: Khi HS đã chia được hình đó thành hai hình chữ nhật, gọi các học sinh TB và Y nêu tên hai hình chữ nhật đó (hình ABCD và hình MNPQ ), chỉ ra các số đo chiều dài, chiều rộng hay cách tính chiều dài, chiều rộng của mỗi hình( Hình MNPQ có chiều dài là 6,5m, chiều rộng là 4,2m, hình chữ nhật ABCD chiều dài bằng 3,5m + 3,5m + 4,2m =11,2m, chiều rộng bằng 3,5m, nêu cách tính diện tích mỗi hình và diện tích hình đã cho( Lấy diện tích hình ABCD cộng với diện tích hình MNPQ).
 -Cho HS cả lớp nhận xét cách nào ngắn gọn hơn và GV kết luận cách nối M với Q để được hai hình chữ nhật là gọn hơn cả.
Ví dụ 2: Hướng dẫn HS làm BT 1 Phần 2 trang172
 Một tấm bìa hình vuông đã được 
tô màu như hình vẽ bên. Tính:
a, Diện tích của phần tô màu.
b,Chu vi của phần không tô màu.
Với bài này cần tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4 (có đủ học sinh G,K,TB,Y), tìm cách sắp xếp 4 phần tô màu thành một hình quen thuộc (Hình tròn), chu vi của phần không tô màu thành một đường tròn.
-Lưu ý đối với đối tượng HS TB và yếu, cần cho HS trực tiếp thao tác cắt và ghép hình, nêu độ dài bán kính hình tròn vừa tạo thành, nêu quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích hình tròn rồi mới trình bày bài giải.
 4. Thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ nắm bài cũng như mức độ tiến bộ của các em.
 Sau mỗi tuần học, tôi thường thống kê các dạng toán có nội dung hình học ở trong tuần đó, tổ chức cho HS làm bài kiểm với các nội dung hình học vừa học. Đề bài kiểm tra theo mức độ từ dễ đến khó, chấm bài và phân loại mức độ nắm bài của học sinh. Đối với đối tượng HS có kiến thức chưa chắc chắn cũng như kĩ năng làm bài chưa tốt, tôi lên kế hoạch bổ sung kiến thức, rèn kĩ năng làm bài và tiếp tục kiểm tra lại.
 Sau mỗi tháng tôi cho HS làm bài kiểm tra có tính chất tổng hợp kiến thức hình học tháng đó.
 Trong các đợt KTĐK tôi luôn quan tâm đến kĩ năng làm bài hình học của các em, thống kê kết quả làm bài riêng phần hình học để đánh giá và có kế hoạch bổ sung những thiếu sót mà các em gặp phải.
5. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác.
 Trong quá trình dạy học, ngoài sự nổ lực của bản thân cố tìm ra những phương pháp, cách thức truyền đạt sao cho có hiệu quả, tôi còn coi trọng cách bố trí, cách học của các đôi bạn cùng tiến.Bạn nắm bài có thể giảng lại hay giải thích cho bạn chưa hiểu, tuyệt đối không cho bạn chép bài hay đọc cho bạn ghi.
 Kết hợp với phụ huynh học nhắc nhở con em cũng như quản lí thời gian học ở nhà. Đối với những HS yếu, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh có sự giúp đỡ học ở nhà. 
6. Sử dụng hình thức khen thưởng, động viên học sinh. 
 Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn động viên, khuyến khích học sinh. Đặc biệt quan tâm đến sự tiến bộ của đối tượng học sinh TB và Y.Sử dụng các hình thức khen thưởng như: Khen trước lớp, khen trước toàn trường
 Ngoài ra ở lớp, tôi còn lập quỹ khen thưởng. Trích quỹ thưởng cho những học sinh có điểm bài kiểm tra tháng sau cao hơn tháng trước. 
 Động viên gia đình học sinh đặt mục tiêu khen thưởng ở nhà. 
IV. Những kết quả đạt được
 Qua thời gian áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán có nội dung hình học tôi nhận thấy học sinh giải toán có nội dung hình học ngày một tốt hơn, đặc biệt các bài toán khó số học sinh làm được tương đối cao.
Cụ thể: 
 Cuối học kì I, tôi cho HS làm bài kiểm tra phần hình học và thu được kết quả như sau:
 Tổng số: 31 em 
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
16,1
13
41,9
8
25,8
5
16,1
 So với đầu năm chất lượng giải các bài toán có nội dung hình học đã có sự tiến bộ, số học sinh yếu kém về toán hình học giảm đi rõ rệt.
Bài kiểm tra hình học cuối học kì II, tôi thu được kết quả như sau:
 Tổng số: 31 em 
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
25,1
15
48,4
8
258
/
 Trong bài KTKT đợt 4 vừa qua, nếu chỉ tập hợp riêng phần hình học, lớp tôi có chất lượng như sau: TB trở lên : 31 em chiếm 100%
 K-G : 26 em chiếm 83,9%
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến:
	Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn toán nói riêng thì người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, luôn quan tâm đến cái học sinh cần phải nắm qua từng bài học, qua từng môn học. Muốn nâng cao chất lượng giải các bài toán có nội dung hình học
cần áp dụng các biện pháp:
Trước hết người giáo viên phải nắm được chương trình về các yếu tố hình học trong toán ở tiểu học cũng như yêu cầu cần đạt đối với từng khối lớp.
Trước khi HS tiếp thu các kiến thức lớp trên cần có kế hoạch bổ sung các kiến thức lớp dưới mà các em bị hỏng.
Phân loại các bài tập theo từng dạng, tìm ra những điểm yếu của các em, có biện pháp khắc phục cũng như nâng cao chất lượng với từng dạng toán đó.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ nắm bài của các em, bổ sung những kiến thức, kĩ năng các em chưa nắm vững.
Luôn luôn động viên, khuyến khích học sinh trong từng bài học
Có sự kết hợp với các lực lượng giáo dục khác.
Trong dạy học, cần kết hợp các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
 - Luôn quan tâm đến đối tượng học sinh TB và Y trong lớp vì đối tượng này thường tiếp thu phần toán có nội dung hình học chậm hơn. 
 Trong quá trình dạy học giáo viên cần biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng tối đa các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em học tốt môn Toán và gây hứng thú trong học tập thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều lần. Tôi tin chắc rằng vận dụng các biện pháp trên vào dạy học giải các bài toán có nội dung hình học ở lớp 5 sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn, chất lượng kĩ năng giải toán có nội dung hình học sẽ được nâng lên rõ rệt.
2. Những kiến nghị đề xuất: không
 Trên đây là một số biện pháp mà trong thời gian qua tôi đã thực hiện và bước đầu đã có những kết quả khả quan, mong các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm này đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan