Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

1. Đặc điểm nhà trường, tổ chuyên môn:

 Năm học 2022-2023, Khối 1- Trường Tiểu học Chấn Hưng có 157 học sinh được chia làm 5 lớp. Đội ngũ giáo viên: có 5 giáo viên văn hóa, 4 giáo viên dạy các bộ môn chuyên trách Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và Ngoại ngữ. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đảm bảo đủ 01 giáo viên/lớp, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 nhà trường triển khai dạy chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp 1. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường.

2. Thuận lợi:

Tổ luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường về việc tổ chức dạy học Tiếng Việt 1- chương trình GDPT 2018.

Ban giám hiệu rất quan tâm đến chương trình Tiếng Việt 1 CTGDPT 2018. Nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT đối với lớp 1; khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. Khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp thoáng mát và an toàn cho học sinh.

Đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/1lớp, sĩ số học sinh/lớp theo theo qui định tại Điều lệ trường Tiểu học đối với học sinh lớp 1, đảm bảo tỉ lệ 01 giáo viên chủ nhiệm/1lớp và cơ cấu giáo viên để thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, mỗi buổi bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học. Thời khóa biểu được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý học sinh.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT .
 Trường Tiểu học .
 -------------------------
 CHUYÊN ĐỀ
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn 
 Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
 Người thực hiện: TỔ 1
 Tháng 4 / 2023 2
nhanh hơn, những dạng bài chính tả các em làm rất chắc chắn. Đặc biệt, các em 
rất chủ động và tự tin. Khi có khách đến lớp các em chủ động chào hỏi, giao tiếp, 
trao đổi bày tỏ suy nghĩ - đây là năng lực mà các lứa học sinh khóa khác còn hạn 
chế. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt tăng lên so với năm học trước.
 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai 
chúng tôi còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất (máy chiếu), ý kiến của dư luận xã 
hội, phụ huynh học sinh về việc chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 1 theo 
chương trình giáo dục phổ thông mới còn nặng... Từ những lí do trên, Tổ 1 đã xây 
dựng chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng 
Việt cho học sinh lớp 1.” Thông qua chuyên đề này để cùng nhau trao đổi, rút 
kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt 1- Chương 
trình GDPT 2018.
 PHẦN II: NỘI DUNG 4
 Các em ngoan, có ý thức học tập, biết vâng lời thầy cô giáo.
 Phụ huynh học sinh ủng hộ và có sự phối kết hợp khá tích cực trong việc 
dạy Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018.
3. Khó khăn:
 Do tình hình dịch bệnh covid 19 nên trước khi vào lớp 1 trẻ 6 tuổi chủ yếu 
nghỉ ở nhà hoặc hoc online nên các em hầu như không được trực tiếp học chương 
trình Mầm non cho trẻ 5 tuổi trên lớp, việc được học nhận biết các mặt chữ, hướng 
dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước 
khi vào lớp 1 rất khó khăn và hầu như không thực hiện được.
 Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng vẫn còn 
thiếu một số phòng học bộ môn như phòng Âm nhạc, Mĩ thuật. Một số lớp học 
máy chiếu đã cũ, hỏng không sử dụng được.
 Đầu năm, học sinh lớp 1 chưa quen với môi trường học ở Tiểu học. 
 Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn nhận 
thức chậm, chưa mạnh dạn, chưa tự tin, kĩ năng diễn đạt bằng lời khi trình bày 
còn chưa lưu loát. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy 
móc.
 Một bộ phận PHHS làm công nhân ở các công ty và đi làm ăn xa. Họ giao 
con cho ông bà chăm sóc nên việc quan tâm, động viên, theo dõi giúp đỡ học sinh 
học tập chưa thường xuyên.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 
CTGDPT 2018:
1. Mục tiêu:
 Giúp học sinh hình thành những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ 
thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức với cội nguồn, yêu thích cái 
đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; 
thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm 
đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
 Giúp học sinh phát triển năng lực chung phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất 
cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ở mức độ cơ bản: đọc đúng, trôi chảy văn 
bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của vă bản; liên hệ so sánh ngoài văn 
bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn; (chủ 
yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
 Phát triển năng lực văn học của học sinh với yêu cầu phân biệt được thơ và 
truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ 
thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con 
người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học. 6
 Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ 
dài tương đương với các văn bản đã học.
2.3. Viết:
 Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt 
đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; 
khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, 
ngón trỏ, ngón giữa).
 Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa.
 Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các 
chữ c, k, g, gh, ng, ngh.
 Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30-35 chữ theo các 
hình thức nhìn-viết (tập chép), nghe-viết. Tốc độ viết khoảng 30-35 chữ trong 15 
phút.
2.4. Viết câu, đoạn văn ngắn:
* Quy trình viết
 Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?
* Thực hành viết
 Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, viết câu dưới 
tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
 Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc 
hoạt động của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý.
 Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói 
để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.
2.5. Nói và nghe:
* Nói 
 Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói.
 Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.
 Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với 
đối tượng người nghe.
 Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý.
 Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe 
(dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).
* Nghe
 Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có 
tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ. 
 Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học. 8
 - 16 tuần (80 bài)
 + Mỗi tuần 5 bài (cả ôn tập và KC)
 + Mỗi bài 2 tiết, 2 trang sách 
 + Mỗi tuần 10 tiết (thể hiện trên SGK) và 2 tiết linh hoạt 
 - Tuần ôn tập
2.1.1 Tổ chức dạy học các dạng bài trong sách Tiếng Việt 1 tập 1: 
 Tiết 1:
 Nhận biết => Đọc âm, vần, tiếng, từ ngữ => Viết bảng
 Tiết 2: 
 Viết vở => Đọc câu, đoạn => Nói và nghe
 Tiết ôn tập: 
 Củng cố, phát triển kỹ năng đọc
 Tiết kể chuyện: 
 Phát triển kỹ năng nghe, nói, tưởng tượng, suy luận
 Phần âm chữ được dạy trong 6 tuần đầu, tiến độ chậm, phù hợp với giai 
đoạn đầu lớp 1
 Mỗi bài học được thiết kế trong 2 tiết, 2 trang, HS sẽ được học 1-2 âm 
chữ và dấu thanh 
2.1.2. Quy trình dạy các tiết học ở sách Tiếng Việt 1, tập 1:
* Quy trình dạy phần nhận biết
 1. HS quan sát tranh 
 2. HS trả lời câu hỏi để hiểu nội dung tranh 
 3. GV và HS thống nhất câu trả lời 
 4. GV diễn ra (nói hoặc đọc) câu nhận biết dưới tranh, HS đọc theo 
 Lưu ý: Đọc từng cụm từ, nhấn giọng vào tiếng có âm chữ mới, hướng sự chú 
ý của HS vào chữ ghi âm mới
 5. Giới thiệu chữ ghi âm mới và viết tên bài lên bảng
* Quy trình dạy học phần đọc
 1. Đọc vần:
 So sánh vần, phân tích vần => Đánh vần các vần => Đọc trơn các vần => 
Ghép chữ tạo vần mới. 
 2. Đọc tiếng:
 GV giới thiệu mô hình tiếng => HS phân tích tiếng => Đánh vần => Đọc trơn 
 HS đọc các tiếng trong sách HS: Đánh vần, đọc trơn, ghép chữ tạo tiếng.
 3. Đọc từ ngữ: 10
 Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện HS nghe 
 Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi HS trả lời 
 Có thể cho HS trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời 
Bước 2: HS kể chuyện 
 HS kể từng đoạn theo tranh và theo hướng dẫn 
 Một số HS kể toàn bộ câu chuyện 
 Có thể đóng vai kể từng đoạn hoặc toàn bộ.
 Có thể thi kể chuyện.
 Một số lưu ý liên quan vấn đề về âm chữ
 Chữ q (cu) và chữ u (u) kết hợp ghi âm “quờ”.
 Qu (quờ) được xử lí như một âm, nhưng thực chất nó là âm đầu “cờ” kết 
hợp với âm đệm u. 
 Do q bao giờ cũng đi với u, nên coi qu (quờ) là một âm để tiện lợi về mặt 
sư phạm
 Phân biệt chữ c (xê) và k (ca) cùng ghi âm “cờ”. 
 C (xê) và k (ca) đều đọc là “cờ”. Âm “cờ” viết là k (ca) khi đứng trước e, ê, 
i ; viết là c (xê) khi đứng trước các âm khác. 
 GV có thể linh hoạt lựa chọn cách đánh vần: cờ - ê - kê - hỏi - kể; hoặc: ca 
- ê - kê - hỏi - kể. 
 Vấn đề các chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép), ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép): 
Có bài Luyện tập chính tả.
 Vấn đề âm p và ph: 2 âm riêng biệt. Tiếng Việt 1 không dạy âm p riêng mà 
kết hợp khi dạy ph. Âm p chỉ xuất hiện trong một số ít từ ngoại lai hoặc tên riêng, 
như pi-a-nô, Sa Pa  
2.2. Chương trình dạy học Tiếng Việt 1, tập 2: 
Gồm: 8 bài lớn (chủ điểm), mỗi bài 2 tuần (24 tiết) và 1 tuần ôn tập, đánh giá.
 Có 20 tiết “cứng” dành cho đọc, viết, nói và nghe xoay quanh các văn bản 
và ôn tập chủ điểm.
 Có 4 tiết (mỗi tuần 2 tiết): linh hoạt 
 Trong mỗi chủ điểm thường có các kiểu loại văn bản cơ bản: thơ, truyện, 
văn bản thông tin. 
 Bài học có ngữ liệu là thơ: 2 tiết. 
 Bài học có ngữ liệu là truyện, văn bản thông tin: 4 tiết 
 Mỗi văn bản đọc là trung tâm của bài học. 
 Khởi đầu bài học: khởi động, học sinh quan sát tranh, trao đổi, thảo luận và 
trả lời câu hỏi. 
 Sau khởi động là đọc thành tiếng, đọc hiểu. 
 Đối với văn bản thơ: nhận biết vần và học thuộc lòng. 12
 Thời lượng: có thể cuối tiết 2 của bài ôn tập (15 phút) hoặc 1 trong số 4 
tiết linh hoạt.
 • Cách 1: Học sinh đọc trước ở nhà.
 • Cách 2: Giáo viên chuẩn bị. Học sinh đọc tại lớp.
 Hoạt động: Đọc mở rộng 
 Phương pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng: Đàm thoại, làm việc nhóm, 
trình bày kết quả thảo luận.
 Nhan đề của truyện/bài thơ là gì?
 Câu chuyện/bài thơ viết về nội dung gì?
 Truyện có những nhân vật nào?
 Em thích nhân vật nào nhất? /Em thích khổ thơ nào nhất? Hãy đọc lại 
cho các bạn nghe khổ thơ đó. 
* Phương pháp dạy học:
 Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo học tập và vận dụng kiến thức kỹ 
năng của học sinh.
 Đọc: Phương pháp dạy học chủ yếu là giáo viên đọc mẫu và học sinh thực 
hành theo mẫu, phương pháp đóng vai, phương pháp đàm thoại
 Viết: Phương pháp trực quan, rèn theo mẫu, thảo luận nhóm 
 Gồm: viết chữ (tập viết, chính tả)
 + Viết câu (sáng tạo)
 Viết chữ: GV làm mẫu, HS rèn theo mẫu.
 Viết câu:
 a. GV làm mẫu, HS thực hành theo mẫu;
 b. Khơi gợi khả năng tưởng tượng quan hệ, sáng tạo của HS bằng tranh ảnh, 
câu hỏi thảo luận nhóm.
 Chú ý khai thác hiệu quả việc tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ và nội dung giáo 
dục.
 Cần có những hoạt động, bài tập và câu hỏi mang tính phân hóa.
 Nói và nghe: Phương pháp làm theo mẫu, phương pháp thực hành, phương 
pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai 
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC 
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1
 Năm học 2022-2023 diễn ra trong bối cảnh nhà trường vừa thực hiện mục 
tiêu đổi mới, lại thực hiện mục tiêu kép: vừa tích cực thực hiện các biện pháp 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
Sáng Kiến Liên Quan