Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp

Cơ sở thực tiễn

Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của

người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới

“ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở

cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác

động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta

dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và

hiểu biết hơn. Đúng như ông cha ta đã từng nói: “Hậu sinh khả uý”. Đây là một

điều rất đáng mừng vì: “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi

đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh

phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà

đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ,

quan hệ giữa người với người dần theo kiểu: “Tiền, tiền và tiền”. Rồi các tệ nạn

xã hội, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy có thể nói là đầy rẫy

trước mắt. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí

chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình . Thực trạng này luôn là rào cản, gây

khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên

chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm

về mặt học tập, đạo đức của các em. Tôi thường nói với các em rằng: Các em là

những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường

(cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được

lớn lên thẳng thắn, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn

thử thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó

khăn nhưng vô cùng nghiêm túc.

Mặt khác phương châm của công cuộc đổi mới trong giáo dục của Việt

Nam hiện nay là: Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo

hướng phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân của người học. Trong quá trình

đổi mới, hiện nay vẫn tồn tại thực trạng: GVCN nghiêng về đánh giá, thi đua,

khen thưởng HS về thành tích học tập (HSG tỉnh , HSG quốc gia, Olimpic.) mà

chưa chú trọng đến các khen thưởng toàn diện, chưa tuyên dương được những

học sinh tiêu biểu và toàn diện trong mọi lĩnh vực từ học tập đến ý thức tu

dưỡng và tham gia các hoạt động, chưa biểu dương được người tốt, việc tốt.

Song song với việc dạy học văn hoá theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ

động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục

nhân cách học sinh cũng được đặt ra cấp thiết. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh

đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm

việc gì cũng khó”. Vì vậy, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục

toàn diện học sinh cũng như công tác thi đua khen thưởng trên nhiều mặt của6

hoạt động giáo dục.

Cùng trong một môi trường giáo dục, tuy nhiên, trong trường học mỗi lớp

có những đặc điểm khác nhau, có lớp có phong trào học tốt, sôi nổi, có lớp rời

rạc, vào lớp không có không khí học tập . có nhiều yếu tố tạo nên sự khác

nhau đó nhưng, 1 trong những nguyên nhân chính là giáo viên chủ nhiệm chưa

biết cách tổ chức lớp và tổ chức các phong trào thi đua hiệu quả, chưa tạo được

động lực phấn đấu cho HS.

Trong công tác đánh giá hạnh kiểm học sinh cuối kì, nhiều GVCN còn

đánh giá mang tính chủ quan cao, dựa vào cảm tính, chưa đánh giá chính xác

được học lực, hạnh kiểm của học sinh, chưa tạo được tâm lí phấn khởi cho học

sinh tích cực rèn luyện, học tập, phấn đấu.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHẾ THI ĐUA 
I. KỈ LUẬT 
Tiêu chí Lỗi vi phạm Điểm trừ 
1. Giờ giấc 
Đi học muộn: Trừ 1,5 điểm/ buổi. 
Vào muộn 1 tiết: Trừ 1 điểm / lần 
Nghỉ học (kể cả chính khoá và bồi 
dưỡng), lao động, hoạt động ngoại 
khoá: 
Vô lý do (bỏ học) : Trừ 1,5 
điểm mỗi tiết. 3 điểm/1 
buổi. 
Có lý do: Trừ 1 điểm / buổi. 
2. Trang phục : 
(Thẻ, sơ vin, giày dép) Thiếu hoặc 
thực hiện không nghiêm túc: 
Trừ 1,5 điểm/ 1 lần vi phạm 
Không mặc đồng phục: Trừ 2 điểm 
3. Vệ sinh: 
- Không trực nhật hoặc không trực 
tuần: 
Trừ 2 điểm/buổi 
- Trực nhật hoặc trực tuần không 
hoàn thành: 
Trừ 1,5 điểm/ 1 buổi. 
- Ăn quà: Trừ 1.5 điểm /1 lần. 
4. Theo dõi 
qua các tiết 
học 
Vào sổ đầu bài giờ Tốt: Trừ 1 điểm/1 lần. 
Vào sổ đầu bài giờ Khá: Trừ 2 điểm/1 lần. 
Vào sổ đầu bài giờ Trung Bình: Trừ 4 điểm/1 lần. 
Vào sổ đầu bài giờ Yếu: Trừ 6 điểm/1 lần. 
Bị giáo viên nhắc nhở không ghi 
vào sổ đầu bài 
tuỳ mức độ mà trừ điểm cho 
mỗi lần vi phạm 
Vô lễ với giáo viên trừ 6 điểm /lần vi phạm 
 31 
nói chuyện hoặc làm việc riêng trừ 1,5 điểm/lần vi phạm 
Mang ĐT di động trừ: 4 điểm 
Không học bài cũ,điểm kém dưới 5 
(không liên quan đến xếp loại giờ 
học): 
Trừ 1 điểm/ 1lần vi phạm.` 
Đổi chỗ ngồi trừ 1,5 điểm/1 lần vi phạm. 
5. Đối với cán 
bộ lớp 
(Lớp trưởng, Lớp phó, Bí thư, Phó 
BT, các tổ trưởng, cán sự các bộ 
môn ) không hoàn thành nhiệm vụ 
- 1 điểm (Lấy điểm theo sự 
tín nhiệm của tập thể lớp 
Những trường 
hợp đặc biệt: 
Thường xuyên vi phạm nội quy, 
không có ý thức sửa chữa, vi phạm 
kiểm tra, đánh nhau... 
Mời phụ huynh lên trao đổi 
để cùng hợp tác giải quyết, 
nếu không khắc phục thì xử 
lý theo quy định của nhà 
trường. 
II. KHEN THƯỞNG 
Tiêu chí Thành tích khen thưởng Điểm cộng 
1. Học tập 
Tích cực xây dựng bài, cộng 1 điểm 
Những học sinh đạt điểm tốt 
nhiều trong tháng 
Cộng từ 1- 2 điểm 
2. Điểm 
tổng kết 
các môn 
+ Tổng kết 6,5- 7 điểm Cộng 02 điểm 
+ Tổng kết từ 7, 0- 7,5 điểm Cộng 03 điểm 
+ Tổng kết từ 7,5 – 7,9 điểm Cộng 04 điểm 
+ Tổng kết từ 8,0 trở lên điểm Cộng 05 điểm 
3. Thi HK 
các môn 
thi chung: 
+ Trong tốp 10 điểm Cộng 3 điểm 
+ Trong tốp 10-50 điểm Cộng 2 điểm 
+ Trong tốp 20 điểm Cộng 1 điểm 
4. Thi 
HSG cấp 
Tỉnh: 
+ Giải 1 Cộng 4 điểm 
+ Giải 2 Cộng 3 điểm 
+ Giải 3 Cộng 2 điểm 
+ Giải khuyến khích Cộng 1 điểm 
5. Thi chất 
lượng bồi 
dưỡng: 
Không phải nhà trường tổ chức Nằm trong tốp 3 được cộng 1 
điểm. 
Nhà trường tổ chức Trong tốp 50: Cộng 5 điểm. 
Trong tốp 100: Cộng 4 điểm. 
 32 
6. Hoạt 
động tập 
thể 
Tích cực tham gia các hoạt động 
tập thể (chung) 
Cộng 1 điểm 
Tham gia văn nghệ Cộng 1 điểm 
Tham gia câu lạc bộ của trường Cộng 1 điểm 
Tham gia Hội khỏe phù đổng Cộng 1 điểm 
Tham gia các hoạt động thiện 
nguyện 
Cộng 1 điểm 
7. Đối với 
cán bộ lớp 
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 – 5 điểm (Tuỳ theo công việc) 
III. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG 
- Cuối mỗi tuần: Sơ kết tuần 
- Cuối mỗi tháng: Tổng kết tháng 
- Cuối mỗi kì: Khen thưởng cho 5 bạn có điểm thi đua cao nhất, ngoài ra 
còn khen thưởng thêm các mặt như: Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, 
điểm thi HK cao nhất, thi chất lượng bồi dưỡng cao nhất, học sinh tiến tiến, học 
sinh giành huy chương) 
+ Cuối tuần/ tháng / kì, khen thưởng các danh hiệu thi đua 
+ Tôn vinh “Học sinh xuất sắc nhất trong tuần/tháng/kì/năm” 
+ Nhóm bạn cùng tiến. 
+ Tôn vinh “Người bạn tốt nhất trong lớp”. 
+ Tôn vinh: Học sinh nỗ lực tiến bộ nhất trong tuần/tháng/kì/năm. 
 Quy chế này tôi photo và gửi cho các bậc phụ huynh và các em học 
sinhCuối tháng tôi cho các tổ trưởng tự cộng trừ điểm, tổng kết. 
Trong bản xếp loại từng tháng, tôi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tôi 
gửi bản tổng hợp này lên nhóm Zallo của phụ huynh. Tặng khen những học 
sinh có thành tích cao và chụp ảnh tuyên dương, tặng quà, gửi ảnh lên nhóm 
kèm lời chúc đến các phụ huynh có con đạt kết quả thi đua tốt trong tốp 5 trở 
lên. 
Giải Pháp 2:Để nâng cao hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng, 
cần đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong thi đua khen thưởng của HS. 
- Bảng thi đua: Do học sinh tổ chức sinh hoạt lớp, đề xuất các tiêu chí 
điểm cộng, điểm trừ. Tất cả các HS được đề xuất ý kiến, biểu quyết thông qua. 
GVCN kiểm duyệt, thông qua phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm. 
- Trên cơ sở bảng thi đua trên, các tổ, lớp sẽ xếp loại đối với từng học 
sinh. Kết quả xếp loại được báo cáo trong tiết sinh hoạt cuối tuần: 
 33 
+ Các tổ trưởng tự cộng, trừ điểm sau đó công khai trên bảng ngay từ đầu 
tiết sinh hoạt. 
+Lớp trưởng sẽ nhận xét chung, bổ sung những vi phạm không thể hiện 
trên sổ đầu bài... và điều khiển ý kiến các tổ trưởng về sự xếp loại của các tổ 
bạn. 
+Lớp phó học tập ghi biên bản xếp loại từng cá nhân và xếp loại các tổ 
cùng với ưu, nhược điểm. Sau đó chốt biên bản và đọc ngay cuối tiết sinh hoạt 
và được coi như nghị quyết của tiết sinh hoạt. 
+Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá chung xếp loại các tổ 
theo thứ tự cao đến thấp và thêm những phần thưởng đột xuất. 
- Đối với các danh hiệu thi đua của tuần/tháng/kì: GVCN kết hợp giữa kết 
quả thi đua và kết quả bỏ phiếu, bình bầu của cả lớp. 
- Kết quả thi đua được đưa vào là 1 tiêu chí trong đánh giá kết quả học lực 
và hạnh kiểm cho HS. 
Giải pháp 3:Phát động, tổ chức, tổng kết các đợt thi đua theo đúng tiến 
trình 
Các bước thực hiện: 
- Đầu năm học: GVCN cùng cán bộ lớp thông qua tiêu chí thi đua và các 
hình thức khen thưởng, phát động phong trào thi đua đối với lớp và HS. 
- Giáo viên phổ biến đến các bậc phụ huynh về cách thức tổ chức phong 
trào, phối hợp với phụ huynh động viên tất cả học sinh thi đua thực hiện tốt. 
Đồng thời xin ý kiến phụ huynh về việc phát thưởng động viên phong trào, 
khích lệ các em qua mỗi lần đạt hoa đáng khen. 
Hình thức và kinh phí khen thưởng: 
- Khen thưởng đột xuất kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào thi đua. 
- Khen thưởng cuối kỳ, cuối năm. 
 - Quỹ thưởng: Trích một phần quỹ của quỹ lớp, hoặc tiền ủng hộ từ phụ 
huynh, hoặc tiền của GVCN tặng lớp ... 
- Phần thưởng: Sổ có lời chúc của GVCN, Sách hay về tuyển tập các đề 
luyện thi THPTQG, về kỹ năng sống, hạt giống tâm hồn, hoặc tặng tiền, tặng áo 
ấm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 
Danh hiệu thi đua, khen thưởng 
+ Cuối học kì 1, điểm tổng của các tháng kì I sẽ là điểm thi đua của các 
em. Cả năm là điểm Tổng HKII + HKI. Đây là căn cứ để xếp hạnh kiểm cho 
HS. 
 34 
+ Cuối tuần/ tháng / kì, khen thưởng các danh hiệu thi đua 
- Tôn vinh “Học sinh xuất sắc nhất trong tuần/tháng/kì/năm” 
- Nhóm bạn cùng tiến. 
- Tôn vinh “Người bạn tốt nhất trong lớp”. 
- Tôn vinh: Học sinh nỗ lực tiến bộ nhất trong tuần/tháng/kì/năm. 
Tổ chức khen thưởng 
Gv cần tổ chức trang trọng buổi lễ tổng kết, trao thưởng. 
- Mời Cán bộ đoàn trường hoặc BGH tham dự. 
- Mời Hội phụ huynh tham dự. II.2.4 Giải pháp 4: Khuyến khích thi đua 
khen thưởng theo tiêu chí chung của cả lớp, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của 
từng cá nhân HS, phù hợp với mức độ, đặc điểm riêng của từng học sinh. 
Giải pháp 4: Khuyến khích thi đua khen thưởng theo tiêu chí chung 
của cả lớp, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của từng cá nhân HS, phù hợp với 
mức độ, đặc điểm riêng của từng học sinh. 
 - Sau một thời gian, khi đã có đánh giá về năng lực của các em. Tôi 
phân lớp thành 4 tốp (tốp 1, tốp 2, tốp 3, tốp 4). Nếu như tốp 1 cần 5 điểm tốt 
trên tháng mới được cộng điểm thì tốp cuối cùng của lớp ( tốp 4) chỉ cần 2 điểm 
tốt cũng được cộng 1 điểm. Nếu các em vượt qua được tốp hiện tại cũng được 
khen thưởng . 
 Để khơi dậy được tinh thần thi đua của các em tôi luôn nhắc nhở các em 
thi đua chứ không phải là ganh đua, bệnh thành tích. Vì vậy, ngoài việc thi đua 
cá nhân, tôi còn cho các em thi đua giữa các nhóm: Việc sắp xếp các nhóm luôn 
đồng đều với nhau, có những em học tốt, những em học khá, học kém. Những 
nhóm phân chia này đã thực sự tạo ra một phong trào thi đua giữa các nhóm. 
Đầu năm quy định nhóm, cuối học kì, cuối năm phát phần thưởng cho nhóm tiến 
bộ nhất. Cuối năm học, tôi đã phát phần thưởng cho nhóm đạt danh hiệu “nhóm 
bạn cùng tiến tiến bộ nhất”. 
Ngoài việc bình bầu “nhóm bạn cùng tiến”, tôi còn cho các em bình bầu 
“Người bạn tốt nhất” tiêu chuẩn là những em hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên, 
những em làm được nhiều việc tốt như: Nhiệt tình giảng bài cho bạn, nhiệt tình 
với công việc tập thể, có vai trò trong giữ gìn đoàn kết trong lớpKết quả bình 
chọn rất đúng với tình hình thực tế, qua đây các em càng phải có ý thức hơn 
trong việc sống thế nào cho mình được gọi là “người bạn tốt”. 
 35 
Ngoài ra, đối với từng cá nhân có sự tiến bộ vượt bậc so với đợt thi đua 
trước, hoặc có thành tích nổi bật trong một số lĩnh vực, GVCN kịp thời khen 
ngợi, động viên sự nỗ lực của HS. 
Giải pháp 5:GVCN luôn động viên, khuyến khích, đốc thúc, nhắc nhở 
HS trong các phong trào thi đua. 
Trong các phong trào thi đua, giáo viên giữ vai trò là người chỉ đạo, 
thường xuyên nhắc nhở động viên học sinh kịp thời, tạo cho học sinh một tâm lí 
vui tươi, phấn khởi không gò ép khi tham gia phong trào. Luôn đề cao tinh thần 
tự giác, ý chí tiến thủ, đoàn kết cùng nhau tiến bộ. 
Đồng thời cũng tạo cơ hội để học sinh tự theo dõi, đánh giá kết quả làm 
việc của bạn, của mình, khuyến khích sự sáng tạo tích cực ở học sinh. 
Giáo viên luôn giám sát theo dõi phong trào để kịp thời tuyên dương để 
tạo hứng thú cho học sinh phấn đấu, rèn luyện. Mặt khác cũng động viên, nhắc 
nhở kịp thời những học sinh chưa thật tích cực, không để bất kì một học sinh 
nào không tham gia thi đua và nêu rõ tiêu chí thi đua cho từng hoạt động học 
tập, sinh hoạt nhằm giúp học sinh nắm được và đồng thời có ý thức giúp đỡ 
nhau cùng tiến bộ, tạo khối đoàn kết, thân tình, để các em không mặc cảm mình 
là người thừa của tập thể lớp. 
Để khơi dậy được tinh thần thi đua lành mạnh của các em giáo viên chủ 
nhiệm phải luôn nhắc nhở các em thi đua chứ không phải là ganh đua, thi đua 
lành mạnh,không đồng tình với việc làm sai trái,bệnh thành tích. 
 Đồng thời, GVCN phải luôn luôn thấu hiểu luôn luôn lắng nghe các em, 
cảm nhận được những “bất an” của các em. Bằng tình thương yêu, dùng những 
lời lẽ thể hiện sự cảm thông để tiếp cận thế gới tinh thần của các em từ đó có 
định hướng cho các em con đường đúng đắn. 
Khen thưởng kịp thời học sinh qua mỗi đợt thi đua hay qua mỗi bài kiểm 
tra đạt điểm cao. 
 Trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm tôi đã khen thưởng các em rất 
nhiều. Tôi luôn nhìn thấy các mặt ưu điểm, các mặt tốt ở các em để khen ngợi , 
động viên , khuyến khích các em tiếp tục phát huy. Khen các em đạt điểm miệng 
cao trong tuần, khen các em có hạnh kiểm tốt trong tháng, khen các em đạt điểm 
cao qua mỗi bài kiểm tra, khen các em làm được việc tốt, khen đôi ngũ cán bộ 
lớp hoạt động có ý thức tinh thần trách nhiệm cao..... . Qua mỗi lần được cô 
khen trước lớp và có món quà nhỏ động viên tôi nhận nhấy các em ngày càng nỗ 
lực chăm chỉ học tập phát huy những mặt tốt, hạn chế tối đa những vi phạm nội 
quy lớp , trường đề ra. . 
 36 
Một số hình ảnh khen thưởng : 
Khen thưởng học sinh đạt điểm cao qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng định 
kỳ. 
Khen thưởng học sinh qua mỗi tuần, mỗi bài kiểm tra điểm cao 
hoặc mỗi kỳ thi đua . 
Khen thưởng học sinh có kết quả học tập tốt. 
Khen thưởng học sinh có kết quả học tập tốt. 
Khen thưởng đội ngũ cán bộ lớp làm việc có tinh thần ý thức trách nhiệm cao. 
Khen thưởng học sinh đạt điểm cao qua bài kiểm tra. 
 37 
Khen các em có thành tích học tập tốt 
Khen thưởng "Đôi bạn cùng tiến”, "Nhóm học điểm cao" 
 38 
Khen thưởng học sinh đạt điểm cao qua kỳ thi đua 
Khen thưởng học sinh đạt điểm cao qua kỳ thi đua 
 39 
CHƯƠNG 3: 
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
Từ những biện pháp trên trong công tác chủ nhiệm của tôi những năm vừa 
qua , học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt. 
Sau đây là một số kết quả mà các học sinh đã đạt được: 
1. Kết quả tập thể : 
Năm học Chủ nhiệm lớp Kết quả xếp loại 
2012-2013 12A2 Tập thể lớp Xuất sắc 
2013-2014 12D. Tập thể lớp Xuất sắc 
2014-2015 12A2 Tập thể lớp Xuất sắc 
2015-2016 12A4 Tập thể lớp Xuất sắc 
2016-2017 10A1 Tập thể lớp Xuất sắc 
2017-2018 11A1 Tập thể lớp Xuất sắc 
2018-2019 12A1 Tập thể lớp Xuất sắc 
2019 – 2020 11A1 Tập thể lớp Xuất sắc 
2020 - 2021(Kỳ 1) 12A1 Tập thể lớp Xuất sắc 
Bảng so sánh sự tiến bộ của học sinh lớp 10A1-11A1-12A1 
từ năm học 2018 – 2019 đến 2020 – 2021 về học lực 
N ăm học 
2018 – 2019 
2019 – 2020 
2020- 2021: 
Lớp lớp 10A1 lớp 11A1 
lớp 12A1 
(Học kỳ 1) 
Sĩ số 42 43 44 
Xếp loại 
Học lực Học lực Học lực 
SL % SL % SL % 
Giỏi-Tốt: 19 45,24% 34 79,07% 39 88,64% 
Khá: 23 54,76% 9 20,93% 5 11,36% 
Trung bình: 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 
Yếu: 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 
Kém: 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 
Cộng 42 100,00% 43 100,00% 44 100,00% 
Danh hiệu học 
sinh Giỏi 
19 45,24% 34 79,07% 39 88,64% 
Danh hiệu học 
sinh Tiên tiến 
23 54,76% 9 20,93% 5 11,36% 
 40 
Bảng so sánh sự tiến bộ của học sinh lớp 10A1-11A1-12A1 
từ năm học 2018 – 2019 đến 2020 – 2021 về hạnh kiểm 
N ăm học 
2018 – 2019 
2019 – 2020 
2020 - 2021: 
Lớp lớp 10A1 
lớp 11A1 lớp 12A1 
(Học kỳ 1) 
Sĩ số 42 43 44 
Xếp loại 
Hạnh kiểm Hạnh kiểm Hạnh kiểm 
SL % SL % SL % 
Giỏi-Tốt: 31 73,80% 43 100,00% 44 100,00% 
Khá: 10 
23,80% 
0 0,00% 0 0,00% 
Trung bình: 1 2,38% 0 0,00% 0 0,00% 
Yếu: 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 
Kém: 
Cộng 42 100,00% 43 100,00% 44 100,00% 
Danh hiệu học 
sinh Giỏi 
19 45,24% 34 79,07% 39 88,64% 
Danh hiệu học 
sinh Tiên tiến 
23 54,76% 9 20,93% 5 11,36% 
NHẬN XÉT SỰ TIẾN BỘ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN QUA 2 BẢNG TRÊN 
HỌC TẬP: Năm lớp 10 có 19 em học lực loại Giỏi, ( tỷ lệ 45,24%) . Đến 
học kỳ 1 năm học lớp 12 có 39 em xếp học lực loại Giỏi ( tỷ lệ 88,64%). 
HẠNH KIỂM: Năm lớp 10 có 31 em hạnh kiểm loại tốt, ( tỷ lệ 73,80%) ; có 
10 em hạnh kiểm loại khá và 1 em hạnh kiểm trung bình.Đến học kỳ 1 năm 
học lớp 12 có 44 em xếp hạnh kiểm loại tốt ( chiếm tỷ lệ 100,0%). 
 41 
Các hoạt động ngoại khóa: 
Năm học Hoạt động Kết quả 
Năm 
2018-2019 
Tham gia hội chợ ẩm thực. Xếp thứ nhì 
Tham gia và đạt giải thi văn nghệ chào mừng 
ngày 20/11 
Xếp thứ nhì 
Năm học 
2019-2020 
Video thầy cô trong mắt em Xếp thứ 3 
Tham gia giải thi đấú bóng đã, bóng chuyền: Giải nhì 
Tham gia và đạt giải thi văn nghệ chào mừng 
ngày 20/11 
Xếp thứ nhất 
Các cuộc thi trực tuyến như ATGT, 
VCNET.VN. 
HS tham gia đầy 
đủ 
Năm học 
2020-
2021: 
Tham gia giải thi đấu karate cấp tỉnh 
Tham gia thi Rung chuông vàng 
Hai hs được giải 
2. Kết quả cá nhân: 
Tuyên dương khen thưởng các em đậu học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020-
2021. 
- Danh hiệu Học sinh xuất sắc nhất trong năm” 
Em Bùi Minh Bắc - gia đình thuộc hộ nghèo,em đã nỗ lực học tập tốt và được 
nhà trường bầu là "Học sinh xuất sắc nhất trong năm"- Em được nhận học 
bổng của quỹ Khuyến học Huyện và Hội Chữ tập đỏ Việt Nam 
 42 
Hai hai học sinh : Bùi Minh Bắc và Nguyễn Thị Việt Hà học sinh 12A1 vinh 
dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng trong năm học 2018-2019. 
3. Các thành tích nổi bật khác : 
Năm học 2014-2015: Chủ nhiệm lớp 12A2: 
 Kết quả cả lớp đậu tốt nghiệp. Rất nhiều em học sinh có kết quả đại học 
cao. 
(Năm này lớp 13 em đậu vào trường công an, quân đội : Học viện An ninh, 
Học viện Cảnh sát, Học viện Hậu cần ,Sỹ quan công binh, Sỹ quan thông tin,sỹ 
quan Tăng thiết giáp, Sỹ quan Lục quân.... (Là những trường đòi hỏi các em có 
ý thức tốt và học lực tốt). 
Năm học 2020 - 2021: Chủ nhệm lớp 12A1,: 
 Lớp có 7 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh 
Họ và tên Danh hiệu Môn thi 
Đặng Trường Nguyên Giải nhì Môn Sinh 
Hoàng Hà Phương Giải ba Môn Văn 
Lê Thị Thùy Dương Giải ba Môn Tiếng anh 
Nguyễn Phương Thảo Giải ba Môn Tiếng anh 
Đặng Thị Thu Hà Giải ba Môn Địa lý 
Nguyễn Thị Quang Giải khuyến khích Môn Địa lý 
Nguyễn Thị Vân Giải ba Môn lịch Sử 
 43 
Em Đào Văn Hùng - được UBND tỉnh tặng bằng khen trong lễ vinh danh học 
sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPTQG năm học 2019-2020 
5. Thành tích đạt được của bản thân : 
+) 4 năm liền là giáo viên chủ nhệm giỏi cấp trường 
+) Ngoài ra còn được UBND Tỉnh Nghệ An tặng bằng khen " Vì đã có thành 
tích xuất sắc trong công tác giáo dục nhiều năm qua góp phần vào sự nghiệp 
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An " 
 44 
Kết quả từ hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh 
 45 
* Bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc áp dụng đề tài: 
Qua quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ 
nhiệm”, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: 
- Giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện đầy đủ các công việc đầu năm của 
lớp mình chủ nhiệm. 
- Người giáo viên chủ nhiệm cần phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, vốn 
sống, năng lực chủ nhiệm luôn được năng cao. 
- Theo dõi, kiểm tra, quan tâm đến tất cả các hoạt động của học sinh lớp 
mình chủ nhiệm. Tránh bỏ qua, mặc kệ, không phân giải rõ ràng khi các em trao 
đổi hay thưa kiện việc gì đó. Mà ngược lại phải biết xử lý tốt trong mọi tình 
huống. 
- Quan tâm nhiều và đặc biệt đến các HS yếu kém, cá biệt, HS có hoàn 
cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. 
- Thường xuyên theo dõi nề nếp lớp, cán bộ lớp , chữa bài tập cùng với 
lớp trưởng và lớp phó học tập. Ban cán sự lớp tự tổ chức giờ Sinh hoạt cuối 
tuần, các tổ trưởng, lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá từng bạn trong tổ, để các 
em noi gương, học tập lẫn nhau và đặc biệt là biết sửa chữa lỗi của mình trước 
tập thể. 
- Giáo dục đạo đức, nề nếp học sinh thông qua các biện pháp thuyết phục, 
nêu gương tốt, rèn luyện, khen thưởng và kỉ luật. 
-Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong lớp. 
Việc áp dụng vào đề tài này phải cần có thời gian, không phải chỉ trong 
thời gian ngắn mà làm được. Cũng có những khó khăn nhất định của nó nhưng 
tôi đã kiên trì và với lòng yêu nghề, mến trẻ, thật sự tâm huyết với đề tài nên tôi 
đã có được những kết quả như mong muốn. Và tôi tin chắc rằng đồng nghiệp 
của mình còn có kinh nghiệm hơn, đưa kết quả của đề tài này vươn cao hơn nữa. 
 46 
PHẦN IV: KẾT LUẬN 
I. Kết luận: 
Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, họcgiỏi, 
phát triển toàn diện, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. 
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm 
lớp tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp 
mình chủ nhiệm luôn đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực 
II. Kiến nghị: 
- Hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua về một số nội dung liên 
quan đến công tác chủ nhiệm giữa các lớp, các khối. 
- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao 
đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện liên quan đến công tác chủ 
nhiệm,cho nhau nghe để học hỏi, trau dồi lẫn nhau. 
- Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ nhiệm, để 
giáo viên tham khảo, học tập. 
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm của tôi 
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa làm chủ nhiệm bản thân tôi đã luôn cố gắng 
về mọi mặt, nhưng cũng không tránh được thiếu sót. Mặt khác trong quá trình 
trình bày chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề còn chưa hợp lý vì vậy tôi rất mong 
được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!. 
Nghi Lộc , ngày 25tháng 12 năm 2020 
Người viết: 
Nguyễn Thị Thu Hà 
 47 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: Bài thuyết trình dự thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi 
ĐỀ TÀI 
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua, khen thưởng học 
tập và rèn luyện của học sinh qua công tác chủ nhiệm” 
ĐỀ TÀI 
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua, khen thưởng học tập và 
rèn luyện của học sinh qua công tác chủ nhiệm” 
 48 
 49 
PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN PP CHỦ ĐỀ: ‘ 
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc 
 50 
 51 
 52 
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ HỘI THI 
 53 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_cha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan