Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội

phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người mới xã hội chủ nghĩa thì

công việc đầu tiên phải làm là quan tâm đến vấn đề giáo dục. Người cho rằng: “Thanh

niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay

mạnh đều phụ thuộc vào thanh niên”. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục

lối sống cho thanh niên. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề lối sống được hòa quyện

trong đạo đức và tác phong, là biểu hiện tập trung những phẩm chất cao đẹp của con

người. Cùng với đạo đức cao cả, lẽ sống đẹp, cao quý, lối sống là biểu hiện trực tiếp của

hành động sống và phương thức sống. Học tập tư tưởng, đạo đức và lối sống của Hồ Chí

Minh không chỉ là tiếp thu thực hành những lời dạy quý báu của Người mà còn là quá

trình học tập những giá trị cao đẹp của cả cuộc đời Bác.

Trong thời đại toàn cầu hóa, trước sự phát triển mạnh như vũ bão của khoa

học công nghệ, nền kinh tế thị trường đã có những tác động nhiều chiều tới đời sống

của các tầng lớp nhân dân. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho nước ta được giao lưu, hội

nhập tiếp thu tinh hoa văn hóa tiến bộ của nhân loại, hình thành một lớp thanh niên

năng động, có tri thức, bản lĩnh, là lực lượng hùng hậu tham gia vào sự nghiệp xây

dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh mặt tích cực, nền kinh tế thị trường còn gây những

ảnh hưởng tiêu cực, phá vỡ nét đẹp văn hóa truyền thống, tác động đến lối sống, văn hóa

của nhân dân ta, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Vĩnh Phúc, trải qua 21 năm

xây dựng và phát triển, đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Nhà trường thực hiện chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình giáo

dục đáp ứng yêu cầu người học: Chương trình GDTX cấp THPT; liên kết đào tạo đại

học, cao đẳng, trung cấp; các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ,

chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng tin học ngoại ngữ.Trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ, nhà trường đã có nhiều đóng góp đối với việc đào tạo nâng chuẩn,

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ Tin học, tiếng Anh cho cán bộ,

công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người lao động trong tỉnh. Đơn vị đã2

liên kết với các trường đại học tổ chức các loại hình học tập, đa dạng các loại hình

đào tạo để tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho nhân dân, góp phần

xây dựng xã hội học tập. Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện nền giáo dục,

Trung tâm GDTX Tỉnh đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học,

chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên. Tuy nhiên, mặc dù nhà trường đã

chú trọng đến giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh thông qua các môn học như

Giáo dục công dân, Lịch sử, Văn học, các chương trình ngoại khóa nhưng vẫn nặng

về dạy kiến thức, thời lượng dành cho các môn học, chương trình ngoại khóa, giáo dục

kĩ năng sống còn ít, nhiều khi mang tính hình thức. Thực tế theo kết quả điều tra số

học viên tại Trung tâm, vẫn còn nhiều học viên vô cảm trước bạo lực học đường, hiện

tượng suy thoái đạo đức học đường, lối sống một số học viên xuống cấp, nhiều học

viên không biết ứng phó với những khó khăn, biến động của cuộc sống vẫn đang là

vấn đề khiến nhà trường, ngành giáo dục, dư luận xã hội, phụ huynh học sinh lo ngại.

Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách của

học viên

pdf26 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trị cần phải gắn liền với xây dựng lối sống 
văn hoá lành mạnh trong học đường. Lối sống đó vừa giữ được những nét đẹp văn 
hoá truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những yếu tố tinh hoa của nhân loại, đáp 
ứng được những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH trong xu thế hội nhập. Xây dựng 
lối sống văn hoá lành mạnh trong học đường là thực sự cần thiết vì chính nó sẽ tạo 
nên sức đề kháng tốt nhất chống lại sự suy đồi về văn hoá, tinh thần do sự xâm 
nhập của các phản giá trị, các tệ nạn xã hội nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị 
trường và của toàn cầu hoá. 
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, các gia đình có 
sự quan tâm hơn tới việc học hành của con cái, học viên được cha mẹ đầu tư nhiều 
hơn về cơ sở vật chất các trang thiết bị để học tập, sinh hoạt nên đời sống vật chất 
của đa số học viên đã khá hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự đầy đủ về vật 
chất, lối sống của một số học viên cũng có những biểu hiện lệch chuẩn đáng quan 
tâm. Các giá trị hiện đại có vẻ như đang lấn át các giá trị truyền thống, các phản giá 
trị cũng đang rất “nhanh chân” chiếm lĩnh những vị trí quan trọng nhất định, đặc 
biệt là những giá trị không phù hợp vẫn có được sự hưởng ứng cao. Chính vì vậy, 
chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học 
viên đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn 
thanh niên trong việc định hướng cho học viên xác định đúng những chuẩn mực 
đạo đức, lối sống cùng hệ giá trị chuẩn nhằm xây dựng một môi trường văn hoá 
trong sạch, lành mạnh trong nhà trường mà trong đó, mỗi sinh viên là một thành 
viên. Nếu chúng ta làm tốt việc đó thì những biểu hiện thái quá, lệch chuẩn về 
đạo đức, lối sống tự nhiên sẽ bị lạc lõng, lập dị, bị dư luận chê cười, nhờ đó, mỗi 
13 
học viên có thể tự điều chỉnh hành vi của mình trước hết là vì danh dự của chính 
bản thân họ và sau đó là vì tập thể. 
7.1.3.4. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng liên kết trong giáo 
dục đạo đức, lối sống cho học viên. 
 Trung tâm GDTX tỉnh với chức năng, nhiệm vụ là nơi cung ứng cơ hội 
học tập suốt đời cho mọi người, năm học 2018-2019, số học viên hệ vừa làm vừa 
học của Trung tâm là 1343, trong đó số học viên có độ tuổi dưới 25 là 500 học 
viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên, Trung 
tâm đã phối kết hợp tốt với các trường đại học, cao đẳng liên kết nhằm đề ra các 
giải pháp hiệu quả nhất. 
Các trường đại học, cao đẳng tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng 
dạy các môn giáo dục lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí 
Minh trong chương trình; đặc biệt thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tổ chức Tuần 
sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT trong mỗi năm học cho 
sinh viên đầu khóa, khóa giữa, cuối khóa; tăng cường tổ chức thêm các chuyên đề 
hữu ích (phổ biến pháp luật, các bộ luật, phòng chống tệ nạn xã hội, hướng nghiệp, 
câu lạc bộ sở thích của sinh viên trong suốt năm học. Có những chính sách để 
khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động xã hội. 
Xác định nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là tăng cường tổ chức bồi dưỡng 
về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác 
học sinh, sinh viên; xây dựng mạng lưới và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp 
vụ cho đội ngũ báo cáo viên về công tác chính trị, tư tưởng và công tác HSSV. 
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của 
Đảng cho HSSV, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền biên giới, hải đảo, 
độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa 
bình”, phản bác các luận điệu thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch... 
7.1.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các chương 
trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên 
Kiểm tra, giám sát, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu trong công 
14 
tác giáo dục lối sống cho học sinh, sinh viên nhà trường. Bởi nếu đề ra chương 
trình và tổ chức các hoạt động mà không có đánh giá, kiểm tra, giám sát, thì không 
có kết quả cao. Nhận thức rõ được điều đó, Trung tâm đã giao trách nhiệm kiểm tra 
các chương trình kế hoạch của Ban xây dựng lối sống mới cho học viên của nhà 
trường, hoạt động giáo dục lối sống của Đoàn thanh niên thuộc về trách nhiệm của 
Ban thanh tra nhân dân nhà trường; Ủy ban kiểm tra của Đoàn thanh niên nhà 
trường nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giám sát, kiểm tra các 
chương trình, kế hoạch của Đoàn để kịp thời phát hiện những hạn chế và đề xuất 
phương án nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục lối sống cho học viên; định kỳ 
Ban thanh tra nhân dân phối hợp với ủy ban kiểm tra Đoàn trường tổ chức sơ kết, 
tổng kết kết quả thực hiện các chương trình hoạt động trong công tác giáo dục đạo 
đức, lối sống cho học sinh nhà trường, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho 
các hoạt động mới. 
 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Những giải pháp sáng kiến được nghiên cứu và đã áp dụng ở Trung tâm 
GDTX tỉnh Vĩnh Phúc từ năm học 2017-2018, tạo ra sự thay đổi tích cực trong 
công tác dạy và học, công tác giáo dục đạo đức, lối sống và đạt được kết quả khả 
quan. Chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống tại Trung tâm 
GDTX Tỉnh năm học 2017 -2018 tăng cao hơn so với các năm học trước. 
 Những giải pháp này còn có thể áp dụng cho tất cả các trung tâm GDNN-
GDTX huyện, thị và có thể áp dụng cho cả những trường THPT. 
8. Những thông tin cần được bảo mật: 
 Không 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở giáo dục và 
Đào tạo, các sở, ban, ngành trong tỉnh. 
- Cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm. 
- Giao việc đúng với năng lực, sở trường của giáo viên 
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh 
15 
- Cơ sở vật chất: phòng học đầy đủ trang thiết bị, máy tính máy chiếu, bảng 
từ, không gian rộng, đủ ánh sang. 
- Cơ chế khen thưởng phù hợp 
10. Đánh giá lợi ích thu được: 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” được nghiên cứu và 
áp dụng thử nghiệm từ năm học 2017-2018. Sáng kiến được toàn thể cán bộ quản 
lý, giáo viên, nhân viên tiếp tục áp dụng rộng rãi trong năm học 2018-2019. Kết 
quả cho thấy chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho 
học viên Trung tâm được nâng lên rõ rệt (có phụ lục đính kèm) 
-Đối với giáo viên: Năm học 2017-2018: 100% cán bộ, giáo viên hoàn 
thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, có 01 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi 
đua cấp Tỉnh, 03 giáo viên được Chủ tịch tỉnh tặng bằng khen, 01 giáo viên được 
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, 05 giáo viên đạt danh hiệu 
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 06 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc. 
Chi bộ nhà trường đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Liên đoàn lao 
động tỉnh tặng Bằng khen cho Công đoàn nhà trường. Đặc biệt vinh dự cho Trung 
tâm GDTX Tỉnh, đúng dịp kỉ niệm 20 năm thành lập, Trung tâm được Chủ tịch 
nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. 
- Đối với học viên: 
Năm học Hạnh kiểm Học lực Kết quả 
thi 
THPTQG 
(%) 
Tốt 
(%) 
Khá 
(%) 
TB 
(%) 
Yếu 
(%) 
Giỏi 
(%) 
Khá 
(%) 
TB 
(%) 
Yếu 
(%) 
2017-2018 64,4 20,6 15,0 0 8,3 31,8 63,8 0 100 
 Kì I: 2018-
2019 
65,6 29,8 4,4 0 8,3 33,8 57,9 0 
16 
Học viên tham gia thi đấu các môn thể thao cấp Quốc gia đạt 02 huy 
chương vàng, 02 huy chương bạc và 03 huy chương đồng. Học kì I năm học 
2017-2018, học sinh tham gia thi đấu thể dục thể thao tại Đại hội Thể dục 
thể thao ngành giáo dục đạt giải Nhì toàn đoàn với 18 huy chương, trong đó 
có 12 huy chương vàng, 03 huy chương bạc và 03 huy chương đồng. 
100% học viên các lớp đại học hệ vừa làm vừa học, giáo dục từ xa đều 
dược đánh giá hoàn thành tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ý thức tổ chức 
kỉ luật tốt, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà 
nước. 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 
 Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục đạo đức, lối sống cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Nhờ 
áp dụng hiệu quả những giải pháp trên đã góp phần định nâng cao nhận thức 
của học viên trong việc xây dựng và hình thành lối sống, nhân cách theo tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao nhận thức của Ban giám đốc, các tổ chức 
đoàn thể, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường, gia đình, giúp nhận 
thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống, nhân cách 
cho học viên. Qua đó góp phần tạo niềm tin, thay đổi nhận thức của phụ 
huynh, học sinh và xã hội đối với giáo dục thường xuyên; tiếp tục khẳng 
định uy tín và thương hiệu của nhà trường, đây là điều kiện tiên quyết để thu 
hút học sinh đến học tại Trung tâm. Chất lượng dạy và học, giáo dục đạo 
đức lối sống cho học viên tại Trung tâm GDTX Tỉnh được nâng cao góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh nhà nói chung . 
17 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu: 
Vĩnh Yên, ngàytháng 02 năm 2019 
Thủ trưởng đơn vị 
 Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2019 
Tác giả sáng kiến 
Phan Thị Hằng Hải 
Số 
TT 
Tên tổ chức/cá 
nhân 
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực 
áp dụng sáng kiến 
1 Ban Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức, lối sống 
2 Phòng Quản lí 
đào tạo 
Trung tâm GDTX tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức, lối sống 
2 Giáo viên Trung tâm GDTX tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức, lối sống 
3 Học sinh lớp 10, 
11, 12 
Trung tâm GDTX tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức, lối sống 
4 Học viên các lớp 
Cao đẳng,đại 
học hệ VLVH, 
Từ xa (dưới 25 
tuổi) 
Trung tâm GDTX tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức, lối sống 
18 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: 
KẾT QUẢ HỌC LỰC, HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH 
 (chưa áp dụng sáng kiến) 
ăm 
học 
Hạnh kiểm Học lực 
HS
G 
Cuộc 
thi 
khác 
Tốt 
(%) 
Khá 
(%) 
TB 
(%) 
Yếu 
(%) 
Giỏi 
(%) 
Khá 
(%) 
TB 
(%) 
Yếu 
(%) 
Kém 
(%) 
Số 
giải 
Số 
giải 
2015-
2016 
20,5 31,8 36,4 11,3 1,3 13 63,6 18,2 3,9 6 3 
2016-
2017 
20,5 39,5 28,7 11,3 2,4 11 56,1 25,7 4,8 12 4 
 KẾT QUẢ HỌC LỰC, HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH 
 (áp dụng sáng kiến) 
Năm học Hạnh kiểm Học lực Kết quả 
thi 
THPTQG 
(%) 
Tốt 
(%) 
Khá 
(%) 
TB 
(%) 
Yếu 
(%) 
Giỏi 
(%) 
Khá 
(%) 
TB 
(%) 
Yếu 
(%) 
2017-2018 64,4 20,6 15,0 0 8,3 31,8 63,8 0 100 
 Kì I 
2018-2019 
65,6 29,8 4,4 0 8,3 33,8 57,9 0 
19 
Phụ lục 2 
PHIẾU THAM VẤN HỌC SINH 
Mục đích thăm dò ý kiến là để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. 
Sự lựa chọn các phương án trả lời của bạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình 
nghiên cứu của chúng tôi. Xin bạn hãy đọc kỹ câu hỏi và lựa chọn các phương án 
trả lời thích hợp nhất. 
 (đánh dấu X vào ô mà bạn lựa chọn) 
Câu 1: Mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì? 
1. Giàu sang 2. Khỏe mạnh 3. Học vấn 4. Hạnh phúc 
Câu 2: Mẫu người bạn đời lý tưởng của bạn có những phẩm chất gì? 
1. Sức khỏe 2. Học vấn 
3.Địa vị, giàu 
sang 
 4. Gia trưởng 
Câu 3: Bạn quan tâm tới vấn đề gì khi đọc báo, xem tivi? 
1. Thể thao 2.Văn hóa 3. Thời sự Phim ảnh 
Câu 4: Bạn có quan tâm tới tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế không? 
1.Rất quan tâm 2. Quan tâm 
3.Không quan 
tâm 
4.Không có ý 
nghĩa gì 
Câu 5: Bạn có nguyện vọng phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng không? 
1.Rất có nguyện 
vọng 
2. Có nguyện 
vọng 
 3.Bình thường 
4.Không 
thích 
Câu 6: Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức 
không? 
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 
3. Không thích 
tham gia 
4. Không 
quan tâm 
Câu 7: Bạn có thường xuyên quay cóp trong thi cử không? 
1. Rất thường 
xuyên 
 2. Thường xuyên 
3. Thỉnh 
thoảng 
4. Chưa bao 
giờ 
Câu 8: Bạn đánh giá thế nào về tình bạn trong sinh viên hiện nay? 
1. Vô tư, trong 
sáng 
 2.Có nghĩa tình 3. Giả dối 
4.Lợi dụng 
nhau 
Câu 9: Bạn quan niệm thế nào về tình yêu trong học sinh hiện nay? 
1.Thủy chung 2.Tình yêu vụ lợi 3. Yêu cho vui 4.Không có 
20 
mục đích 
Câu 10: Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử chưa? 
1.Thường xuyên 2.Thỉnh thoảng 
3.Chưa bao 
giờ 
4.Không bao 
giờ 
Câu 11: Theo bạn việc giáo dục đạo đức, lối sống có cần thiết đối với học sinh 
không? 
1.Rất cần thiết 2.Cần thiết 
3.Không cần 
thiết 
4.Không quan 
tâm 
 Vĩnh Phúc, ngày. tháng .... năm 20. 
 Họ và tên: ......................................... 
 Lớp: .................................................. 
21 
Phụ lục 3 
 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THAM VẤN HỌC SINH 
(Chưa áp dụng sáng kiến) 
Đối tượng Số lượng Đối tượng Số lượng 
Tỷ lệ 
% 
Nam 100 100 
Nữ 120 100 
Học sinh các lớp THPT chương 
trình GDTX 
70 
Học viên các lớp đại học VLVH 
(Tuổi dưới 25) 
 150 
Tổng số 200 Tổng số 200 100 
Câu 1: Mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì? 
Vấn đề Giàu sang Khỏe mạnh Học vấn Hạnh phúc 
Lựa chọn 90 25 50 45 
(%) 45 12,5 25 22,5 
Câu 3: Bạn quan tâm tới vấn đề gì khi đọc báo, xem tivi? 
Vấn đề Thể thao Văn hóa Thời sự Phim ảnh 
Lựa chọn 30 28 60 82 
(%) 15 12,5 30 41 
Câu 4: Bạn có quan tâm tới tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế 
không? 
Vấn đề Rất quan tâm Quan tâm 
Không 
quan tâm 
Không có ý 
nghĩa gì 
Lựa chọn 36 124 42 18 
(%) 18 62 21 9 
Câu 5: Bạn có nguyện vọng phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng không? 
Vấn đề 
Rất có nguyện 
vọng 
Có nguyện 
vọng 
Bình 
thường 
Không 
thích 
Lựa chọn 36 121 31 12 
(%) 18 60,5 15,5 6 
22 
Câu 6: Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức 
không? 
Vấn đề 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không thích 
tham gia 
Không 
quan tâm 
Lựa chọn 140 35 21 4 
(%) 70 17,5 10,5 2 
Câu 7: Bạn có thường xuyên quay cóp trong thi cử không? 
Vấn đề 
Rất thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Chưa bao 
giờ 
Lựa chọn 24 50 70 56 
(%) 12 25 35 28 
Câu 8: Bạn đánh giá thế nào về tình bạn trong học sinh hiện nay? 
Vấn đề 
Vô tư, trong 
sáng 
Có nghĩa 
tình 
Giả dối 
Lợi dụng 
nhau 
Lựa chọn 98 50 32 20 
(%) 49 25 16 10 
Câu 9: Bạn quan niệm thế nào về tình yêu trong học sinh hiện nay? 
Vấn đề Thủy chung 
Tình yêu vụ 
lợi 
Yêu cho vui 
Không có 
mục đích 
Lựa chọn 65 54 40 51 
(%) 32,5 27 20 25,5 
Câu 10: Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử chưa? 
Vấn đề 
Thường 
xuyên 
Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 
Không bao 
giờ 
Lựa chọn 20 22 76 82 
(%) 10 11 38 41 
Câu 11: Theo bạn việc giáo dục đạo đức, lối sống có cần thiết đối với học sinh 
không? 
Vấn đề Rất cần thiết Cần thiết 
Không cần 
thiết 
Không quan 
tâm 
Lựa chọn 40 100 24 36 
(%) 20 50 12 18 
23 
Phụ lục 4 
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THAM VẤN HỌC SINH 
 (Áp dụng sáng kiến) 
Đối tượng Số lượng Đối tượng Số lượng 
Tỷ lệ 
tham 
gia % 
Nam 100 100 
Nữ 120 100 
Học sinh các lớp THPT chương 
trình GDTX 
70 100 
Học viên các lớp đại học VLVH 
(Tuổi dưới 25) 
 150 100 
Tổng số 200 Tổng số 200 100 
Câu 1: Mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì? 
Vấn đề Giàu sang Khỏe mạnh Học vấn Hạnh phúc 
Lựa chọn 35 35 103 45 
(%) 17,5 17,5 51,1 22,5 
Câu 3: Bạn quan tâm tới vấn đề gì khi đọc báo, xem tivi? 
Vấn đề Thể thao Văn hóa Thời sự Phim ảnh 
Lựa chọn 40 38 65 57 
(%) 20 19 32,5 28,5 
Câu 4: Bạn có quan tâm tới tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế 
không? 
Vấn đề Rất quan tâm Quan tâm 
Không 
quan tâm 
Không có ý 
nghĩa gì 
Lựa chọn 47 135 18 0 
(%) 23,5 67,5 9 0 
Câu 5: Bạn có nguyện vọng phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng không? 
Vấn đề 
Rất có nguyện 
vọng 
Có nguyện 
vọng 
Bình 
thường 
Không 
thích 
Lựa chọn 41 135 20 4 
(%) 20,5 67,5 10 2 
24 
Câu 6: Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức 
không? 
Vấn đề 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không thích 
tham gia 
Không 
quan tâm 
Lựa chọn 168 32 0 0 
(%) 84 16 0 0 
Câu 7: Bạn có thường xuyên quay cóp trong thi cử không? 
Vấn đề 
Rất thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Chưa bao 
giờ 
Lựa chọn 12 26 50 112 
(%) 6 13 25 56 
Câu 8: Bạn đánh giá thế nào về tình bạn trong học sinh hiện nay? 
Vấn đề 
Vô tư, trong 
sáng 
Có nghĩa 
tình 
Giả dối 
Lợi dụng 
nhau 
Lựa chọn 120 65 8 7 
(%) 60 32,5 4 3,5 
Câu 9: Bạn quan niệm thế nào về tình yêu trong học sinh hiện nay? 
Vấn đề Thủy chung 
Tình yêu vụ 
lợi 
Yêu cho vui 
Không có 
mục đích 
Lựa chọn 78 42 40 40 
(%) 39 21 20 20 
Câu 10: Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử chưa? 
Vấn đề 
Thường 
xuyên 
Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 
Không bao 
giờ 
Lựa chọn 9 17 56 118 
(%) 4,5 8,5 28 59 
Câu 11: Theo bạn việc giáo dục đạo đức, lối sống có cần thiết đối với học sinh 
không? 
Vấn đề Rất cần thiết Cần thiết 
Không cần 
thiết 
Không quan 
tâm 
Lựa chọn 60 120 14 6 
(%) 30 60 7 3 
25 
MỤC LỤC 
1. Lời giới thiệu ..................................................................................................... 1 
2. Tên sáng kiến: ................................................................................................... 3 
3. Tác giả sáng kiến: .............................................................................................. 3 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: .............................................................................. 3 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ............................................................................. 3 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ................................ 3 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ........................................................................... 3 
7.1. Về nội dung của sáng kiến: ............................................................................ 3 
7.1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống ................................ 3 
7.1.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên tại Trung tâm 
GDTX Tỉnh ........................................................................................................... 6 
7.1.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học 
viên Trung tâm GDTX Tỉnh ................................................................................. 9 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: ............................................................ 14 
8. Những thông tin cần được bảo mật: ................................................................ 14 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................ 14 
10. Đánh giá lợi ích thu được: ............................................................................. 15 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: ........ 15 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ................................................................ 16 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu: ................................................................................................ 17 
Phụ lục 1: ............................................................................................................. 18 
Phụ lục 2 .............................................................................................................. 19 
Phụ lục 3 .............................................................................................................. 21 

File đính kèm:

  • pdf40.68.03.pdf
Sáng Kiến Liên Quan