Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ

Tâm hồn trẻ thơ như trang giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ hấp thu những cái gì tốt cũng như cái gì xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết uốn nắn và dạy dỗ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau.

 Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ lứa tuổi mầm non chính là sơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm hướng dẫn con chính vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không thể tự locho bản thân. Đối với trẻ em ngày nay rất thông minh, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ em trước kia. Tuy nhiên các con rất thiếu kỹ năng sống, thiếu khả năng tự lập và hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp chúng thường nhờ đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết.Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển, tình cảm của trẻ. Vì thế đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên như tôi phải tìm cách hướng dẫn chỉ cho trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp ngay từ khi trẻ ở trường mầm non.

 Để nuôi dưỡng những giá trị sống hình thành kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần.

 

docx28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 12216 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham gia chơi thì trẻ được đứng ở vị trí chủ thể của hành động chơi, trẻ có thể được tự mình quyết định làm lấy những gì mà mình thích chứ không phải là những gì người khác ép buộc.Vì vậy, trong khi chơi xuất hiện ở trẻ sự tích cực tự nguyện.Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý.Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thấn.Chơi là để học hỏi làm người là để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩ to lớn đó, có thể khẳng định rằng: Chơi cũng là cách  để rèn luyện và phát huy khả năng tự lập. Hơn bất cứ hoạt động nào, trong trò chơi, trẻ được thể hiện khả năng tự lập của mình.Trẻ luôn luôn mong muốn mình được tự giải quyết lấy mọi tình huống, chúng có xu hướng tự hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của ai. Trẻ có thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú.
Hoạt động góc là hoạt động mà trẻ mầm non rất thích thú. Ở các góc chơi trẻ thể hiện các vai chơi, đóng làm người lớn bắt chước làm những công việc của người lớn. Cũng chính tại hoạt động chơi góc trẻ sẽ “bộc lộ” sự sáng tạo được những kinh nghiệm của bản thân.
Ví dụ: Trong chủ đề nhánh các : “Nghề trong xã hội” hoạt động vui chơi có nhiều góc chơi, trong mỗi góc lại có nhiều nhóm chơi nhỏ. Khi cô giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của từng vai chơi, trẻ bắt đầu tự chọn hoạt động của mình. Có trẻ chọn góc phân vai, có trẻ chọn góc xây dựng Được đóng vai bố mẹ, bế em, trải tóc cho em, cài cúc áo, đi tất,cho em ănTừ những hoạt động hàng ngày của người lớn mà trẻ đã vận dụng vào xã hội thu nhỏ thông qua hoạt động góc
Hoạt động vui chơi có tác dụng thúc đẩy phát triển tốt khả năng tự lập cho trẻ nhưng bên cạnh đó hoạt động học cũng góp phần không nhỏ nếu giáo viên linh hoạt chủ động lựa chọn, sắp xếp các nội dung diễn ra một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất. Để làm được điều này, theo tôi thì vai trò của cô giáo rất quan trọng trong việc rèn luyện trẻ.
* Hoạt động ngoài trời:
Là một hoạt động trẻ được tự do hòa mình với thiên nhiên, với môi trường xung quanh. Thông qua hoạt động ngoài trời, giáo viên sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Trong quá trình khi trẻ tham gia hoạt động có chủ đích cùng cô giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép giáo dục và củng cố các kỹ năng tự phục vụ vào quá trình hoạt động của trẻ như nhặt lá, tưới cây, hái rau trong vườn trường... Từ đó tôi đánh giá được việc ứng dụng kỹ năng mà cô dạy vào trong thực tế của trẻ đến đâu. Trong quá trình chơi và hoạt động tự chọn, nhắc nhở trẻ biết bảo quản, giữ gìn đồ chơi, tự rửa đồ chơi sau khi chơi xong, thu dọn cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định. Khi vào lớp, yêu cầu trẻ tự cất giày dép đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt, nghỉ vài phút để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
-> VD: Vào giờ hoạt động ngoài trời tháng 12 nhánh: Một số nghề phổ biến trong xã hội. 
HĐCMĐ: Trò chuyện về bác lao công.
TCVĐ: Chuyền bóng.
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, phấn, lá cây. 
Tôi cho trẻ xuống sân để tham gia hoạt động, trẻ có kỹ năng lên xuống cầu thang, khi tham gia hoạt động có mục đích trẻ trò chuyện với bác, về công việc, dụng cụ lao động, tôi sẽ cho trẻ được trải nghiệm cách cầm chổi để quét rác trên sân xem có gì khác với kỹ năng cô dạy cách quét rác trên sàn hay không? Từ đó tôi đánh giá được việc ứng dụng kỹ năng mà cô dạy vào trong thực tế của trẻ đến đâu, để kịp thời giúp đỡ cho trẻ để lần sau. Ngoài ra sau khi tham gia hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ xếp hàng rửa tay sau khi chơi và lên cầu thang cất dép hàng ngày trẻ được thực hiện thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ trở thành kỹ năng thuần thục.
* Hoạt động vệ sinh ăn trưa:
Là một hoạt động không thể thiếu ở trường mầm non. Bên cạnh việc giáo dục tri thức, thẩm mỹ, thể chấtcho các con tại trường mầm non, việc giáo dục các con về các vấn đề vệ sinh cũng là việc hết sức quan trọng. Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Việc hiểu và nắm vững kiến thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, đồng thời hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt.
Có rất nhiều hoạt động ở trường mà các giáo viên có thể thông qua đó để giáo dục dạy trẻ về kỹ năng vệ sinh. Đó là những điều rất đơn giản, thường gặp hàng ngày như tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, kê bàn, lấy bát, thìa
->Tôi hướng dẫn và cho trẻ kỹ năng rửa mặt, rửa tay trước khi ăn. Lớp tôi có 2 giáo viên, chúng tôi phân công một cô quan sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, cô còn lại chuẩn bị và hướng dẫn một số trẻ trực nhật bữa ăn. Hoặc có hôm tôi phân công một bạn trong lớp quan sát các bạn khác rửa tay, lau mặt và phân công một số bạn trực nhật bữa ăn.
Hình ảnh: Bé xếp hàng rửa tay.
 Hình ảnh: Bé kê bàn giúp cô.
Hình ảnh: Bé gập khăn giúp cô.
Hình ảnh: Bé xếp thìa giúp cô.
Sau khi trẻ ăn xong, tôi cho trẻ tự cất ghế về đúng nơi quy định, lấy khăn lau miệng và uống nước, xúc miệng nước muối. Trẻ ăn xong trước cô cho trẻ đi kê giáp giường giúp cô.Cô kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ đi ngủ.Sau khi trẻ ngủ dậy, trẻ tự đi vệ sinh và lau mặt, rửa tay sạch sẽ, trước và sau khi ăn phụ.
Dạy kỹ năng tự phục thông qua hoạt động học chiều: Giờ giáo dục kỹ năng sống.
Tôi cho trẻ xem băng hình giáo dục các kỹ năng tự phục vụ hoặc giáo viên sẽ làm thao tác mẫu cho trẻ xem sau đó cho trẻ thự hiện cùng cô.
Việc rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ trong các hoạt động trong ngày như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi đã có thói quen, nề nếp trong việc tự phục vụ của bản thân, trẻ có ý thức tự lập hơn trong những công việc đơn giản, phù hợp với khả năng của trẻ, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ.
4.5. Biện pháp 5: Xây dựng bài giảng điện tử về kỹ năng tự phục vụ.
 Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài giảng nhằm thực thi giáo án điện tử. Toàn bộ kế hoạch dạy học đều được chương trình hoá, được giáo viên điều khiển trong môi trường đa phương tiện có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin. Khác với bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử là sự tương tác giữa người dạy với người học nhờ các phương tiện dạy học có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin. Mức độ giúp đỡ của công nghệ thông tin trong một bài giảng điện tử là khác nhau do sự khác biệt về nguồn thiết bị của cơ sở giáo dục đó và do thói quen, sở thích của người dạy. 
Dựa vào bảng chia các kỹ năng vào các chủ đề, bản thân tôi nhận thấy để có thể đánh giá được chính xác thì việc xây dựng các bài giảng điện tử là lựa chọn rất tốt. Chính vì vậy, bản thân tôi ngay từ đầu năm đã tìm tài liệu, hình ảnh cùng với kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử của bản thân để xây dựng các bài giảng điện tử đánh giá về kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
Cách làm: Tôi mở máy vi tính và lên mạng tìm các tranh, ảnh sống động, ngộ nghĩnh, rõ nét cần thiết rồi download về máy tính. Sau đó tôi sử dụng chương trình Power Point để thiết kế bài giảng theo nội dung khám phá, câu chuyện và tạo hiệu ứng cho các hình ảnh.
Cách sử dụng: Khi cô dạy đến nội dung nào, cô chỉ cần “nháy chuột” thì các hình ảnh trên máy tính sẽ hiện ra theo ý muốn.
Sau đây là 1 vài sáng tạo nhỏ của tôi mà tôi đã thiết kế trong bài giảng điện tử: Dạy trẻ kỹ năng vắt khăn ướt 
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên.
Đề tài: Bé tập vắt khăn ướt 
Hướng dẫn trẻ cách vắt khăn ướt đúng quy trình như: Lấy khăn cho vào chậu nước, vò khăn, vuốt khăn, giũ khăn và treo khăn lên giá.
Xem giáo án dạy trẻ kỹ năng vắt khăn ướt.
Thông qua những giờ rửa mặt trẻ biết giúp cô giặt khăn và phơi khăn.
 Hình ảnh: Vắt khăn ướt.
 Bên cạnh việc tự thiết kế các bài giảng, tôi cũng lên mạng và sưu tầm các video về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Kỹ năng sống trẻ mầm non 1- 2 - 3 - 4, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, cách đánh răng đúng quy trình, chương trình Quà tặng cuộc sống, Lần sinh nhật đầu tiên, Bạn con chưa có
4.6. Biện pháp 6: Xây dựng các tình huống về giáo dục kỹ năng tự phục vụ.
Ngoài việc thiết kế các bài giảng điện tử về kỹ năng tự phục vụ tôi suy nghĩ sẽ xây dựng các tình huống để trẻ trong lớp suy nghĩ tìm cách giải quyết.
Ví dụ:Trong câu chuyện “Bạn Bảo Châu bị sâu răng”.
Mấy hôm nay Bảo Châu đến lớp cứ lấy tay ôm miệng khóc, cô và bạn động viên, an an ủi cũng không nín. Đến giờ ăn cơm, ăn cũng không được. Giờ ngủ trưa hôm đó trong cơn mê man, mơ mơ tỉnh tỉnh bạn nghe Sâu mẹ nói với lũ sâu con: “Các con ơi! Chúng ta sinh sống trong miệng cô bé này thật là sung sướng. Nào là thịt, cơm, cá, bánh ngọtbám đầy răng cô bé, chúng ta tha hồ ăn no nê”.Tỉnh dậy bạn vô cùng hoảng sợ, kể cho cô và các bạn nghe và nhớ ra rằng: Mấy hôm nay trời lạnh, ăn cơm xong, bạn rất không đánh răng. Vậy mà bố còn mua về cái bánh ga tô thật to có đầy bơ và kem, ngon thật, đây là món khoái khẩu, ăn mãi cũng không chán. Nằm xem ti vi thế là ngủ quên nên không đánh răng trước khi đi ngủ, 
Tôi hỏi cả lớp vậy bây giờ các con sẽ làm gì để giúp bạn Bảo Châu không bị đau răng nữa? Sau khi trẻ đưa ra các cách giải quyết của mình tôi sẽ đưa ra cách giải quyết cụ thể để giúp bạn Bảo Châu: “Các con phải đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ, kẻo những con sâu đục khoét lấy thức ăn bám vào răng, kẽ răng sẽ bị đau nhức và sâu răng”. 
Như vậy dù là một tình huống nhỏ nhưng mỗi trẻ đã đưa ra những cách giải quyết của riêng mình. Giáo viên phải có nhiệm vụ đưa ra những cách xử lý tốt nhất cho tình huống để trẻ có thể xử lý khi gặp phải tình huống tương tự. Chính nhờ có việc đưa ra các tình huống thực tế như thế để trẻ tìm cách xử lý, giáo viên sẽ nắm bắt được các kỹ năng của trẻ từ đó đưa ra những biện pháp tiếp tục rèn trẻ.
Ngoài ra, bản thân tôi cũng xây dựng những bài tập “Bé thông minh” ra giấy A4 như sau tôi sẽ đưa các kỹ năng xây dựng vào thành bài tập để trẻ tìm tranh không cùng nhóm, điền số theo đúng thứ tự các bước theo kỹ năng tự phục vụ trẻ.
Ví dụ 1: Bài tập bé hãy điền số theo đúng thứ tự của các bước rửa tay đúng quy trình.
Ví dụ 2:Bài tập bé hãy đánh dấu vào ô vuông vào tranh không thuộc kỹ năng đi cầu thang.
 Như vậy, thông qua hình thức bài tập trẻ không những củng cố được kỹ năng tự phục vụ đã học, bên cạnh đó còn giúp trẻ phản xạ nhanh, vận dụng linh hoạt các kỹ năng tự phục vụ bản thân đã học vào thực tế cuộc sống.
4.7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh.
 Tuyên truyền các bậc cha mẹ phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường mầm non nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.
Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa nhà trường, lớp mầm non và cha mẹ nhằm chia sẻ kinh nghiệm hộ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục cá biệt tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện.
Tuyên truyền các bậc cha mẹ tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục ở trẻ lớp học cũng như gia đình, tránh được mâu thuẫn về phương pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất, nhân cách tốt ở trẻ.
Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ. Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức.
Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, các lớp, giờ đón và trả trẻ: Nội dung tuyên truyền phong phú và phải thay đổi thường xuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp thì tạo được sự chú ý cho phụ huynh.
Qua các buổi đưa đón trẻ tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức trao đổi với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải, “Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đúng quy trình, đánh răng chưa đúng cáchqua những lần trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở con khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập. Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Giáo viên cần phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung, phương pháp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ, từ đó hình thành thói quen tự phục vụ ở trẻ.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Trong gia đình, việc dạy trẻ có kỹ năng tự phục vụ, đó là các hành vi ăn uống có văn hóa, kỹ năng vệ sinh cá nhân. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỹ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
Giáo viên cần phối hợp với cha mẹ học sinh một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia vào quá trình giáo dục trẻ.
 Phát động phong trào thi đua- khen thưởng đối với trẻ: Để có động lực thúc đẩy sự vui thích và tạo được nề nếp thói quen tự phục vụ cho trẻ, tôi đã tham mưu với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp phát động phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể: “Bé chăm ngoan, sạch đẹp” nhằm rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để cuối năm có một món quà nhỏ trao tặng cho cháu nào thực hiện tốt nhất.
Cụ thể sau thời gian thực hiện các biện pháp rèn trẻ có kỹ năng tự phục vụ sự tiến bộ được thể hiện ở bảng sau.
5. Bảng so sánh kết quả trên trẻ sau khi thực hiện đề tài.
STT
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Trẻ hứng thú tham gia vào các công việc tự phục vụ.
10/30
33,3%
27/30
90%
2
Trẻ không hứng thú tham gia vào các công việc tự phục vụ.
20/30
66,6%
3/30
10%
3
Trẻ mạnh dạn tự tin hơn .
9/30
30%
28/30
93,3%
4
Trẻ còn rụt rè, nhút nhát .
21/30
70%
2/30
6,7%
5
Trẻ có ý thức trong mọi công việc.
16/30
53,3%
27/30
90%
6
Trẻ có tính tự lập cao.
13/30
43,3%
29/30
96,6%
Theo bảng so sánh kết quả khảo sát từ trước và sau khi thực hiện đề tài có thể thấy rõ tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào các công việc tự phục vụ đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ mạnh dạn tự tin cũng đã được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là trẻ có ý thức, tính tự lập.Điều này chứng tỏ các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ đã đem lại hiệu quả cao.
 Nhìn vào bảng so sánh kết quả khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy: Tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào các công việc tự phục vụ đã tăng 56,7(%): từ 33,3(%) từ đầu năm lên 90(%) vào cuối năm. Tỷ lệ trẻ mạnh dạn tự tin hơn tăng 63,3(%):từ 30(%) từ đầu năm lên 93,3(%) vào cuối năm. Tỷ lệ trẻ có ý thức trong mọi công việc đã tăng 37,7(%): từ 53,3(%) từ đầu năm lên 90(%) vào cuối năm.Tỷ lệ trẻ có tính tự lập cao tăng 53,3(%):từ 43,3(%) từ đầu năm lên 96,6(%) vào cuối năm.
 Theo bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài thì đây là thành quả to lơn của đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ” mà tôi đã thực hiện.
III. KẾT LUẬN , BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non rất quan trọng và cần thiết vì nhân cách của trẻ do người lớn xây lên, viết lên từ những viên gạch nhỏ thành một “Thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời do đó càng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ càng sớm càng tốt.
Yếu tố tạo nên tính tự phục vụ ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào bản thân cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Tạo cho trẻ biết tự phục vụ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
Dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó ở gần ngay bên trẻ. Việc xây dựng kỹ năng tự phục vụ cho trẻkhông gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt. Những đứa trẻ biết tự phục vụ từ nhỏ thì sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
2.Bài học kinh nghiệm:
* Đối với bản thân:
Sau một năm thực hiện đề tài tôi cảm thấy tự tin hơn, tôi đã biết cách tổ chức các hoạt động phối hợp kỹ năng tự phục vụ mọi lúc, mọi nơi đạt kết quả cao.
Tôi đã có thêm kinh nghiệm khi thực hiện các hoạt động.phối hợp các hoạt động như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
Tôi luôn nghiên cứu tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp về các kiến thức rèn kỹ năng tự phục vụ.
Vận dụng những cơ sở lý luận, những tài liệu tham khảo và học tập của bản thân vào thực tiễn thực hiện các biện pháp.
Thường xuyên thiết kế các bài giảng điện tử phù hợp với đặc điểm lớp và làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ.
Thường xuyên đưa trẻ vào trung tâm của mọi hoạt động, tăng tính chủ động của trẻ: Để trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân vừa sức tránh làm thay trẻ nên giao việc cho từng trẻ tạo cơ hội cho trẻ chủ động hoạt động, để trẻ có trách nhiệm với việc mình được giao. Cô cần đặt niềm tin vào trẻ rằng trẻ của mình có thể làm được điều này giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình.
* Đối với trẻ:
 Qua các biện pháp rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ mà tôi thực hiện, tôi thấy trẻ đã mạnh dạn, tự tin và có ý thức trong mọi công việc, hứng thú tham gia vào các công việc tự phục vụ.
* Đối với phụ huynh: 
Đã có sự quan tâm và phối hợp tốt với giáo viên trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ trong mọi hoạt động.
3.Khuyến nghị đề xuất:
Kính mong phòng giáo dục thường xuyên mở cáclớp tập huấn về nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên trong trường được tham quan học tập.
Nhà trường hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên trong việc xây dựng môi trường lớp học, trang bị thêm cho lớp một số đồ dùng trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 Tuyên truyền nội dung giáo dục kỹ năng sống nói chung kỹ năng tự phục vụ nói riêng cho trẻ mầm non trên báo, đài, tivi để nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp giáo dục monteserri - nuôi dạy trẻ đỉnh cao do Nguyễn Minh biên soạn, nhà xuất bản lao động .
Tài liệu tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích của Phòng Giáo dục Đào tạo.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Mẫu giáo lớn (4-5tuổi) do TS. Trần Thị Ngọc Trâm - TS. Lê Thu Hương - PGS. TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, năm 2013 (tái bản lần thứ 3)
Chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD$ĐT, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2012.
Tâm lý giáo dục trẻ mầm non do TS. Lê Thanh Tâm biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non do TS Nguyễn Thị Oanh, Công ty cổ phần sách dân tộc - Nhà xuất bản giáo dục Việt nam giữ quyền công bố tác phẩm..
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non (trang mạng).
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ (trang mạng)
	Trên đây là sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ”. Tuy đã đạt được những kết quả, song vẫn còn có hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Đông, ngày 2 tháng 4 năm 2017

File đính kèm:

  • docxgdmg_dao-thuy_mn-phu-luong.docx
Sáng Kiến Liên Quan