Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh THCS tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được nhắc đến trong bài phát biểu Cố Chủ tịch Trần Đại Quang tại Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/10/2016. Kể từ đó, CMCN 4.0 nhiều lần đã trở thành tâm điểm của các hội nghị về giáo dục và nóng trên các chương trình thời sự. Và đến ngày 4-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” vẫn còn là một khái niệm rất mơ hồ với nhiều người, nhất là đối với học sinh trung học cơ sở. Bản chất, nội dung và ý nghĩa của cuộc cách mạng này được nhắc đến chủ yếu ở tầm vĩ mô với đặc trưng của cuộc cách mạng là ứng dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kết nối mạng để quản trị nhằm tạo ra những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những yêu cầu để chuẩn bị cho cuộc CMCN 4.0 là cải thiện nguồn vốn con người để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Điều này đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Vấn đề mà nhiều quốc gia đều nhận thấy và đặt ra đó là chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Những thay đổi đó phải bắt đầu từ nền tảng giáo dục trong các bậc học phổ thông. Mặc dù vậy, các biện pháp giúp học sinh trung học cơ sở tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gần như chưa được quan tâm, chưa được đề cập đến trong giáo dục, điều này đem lại những rào cản rất lớn, hạn chế tầm nhìn và sự hiểu biết của giáo viên cũng như học sinh về xu thế phát triển đất nước, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dẫn đến chất lượng giáo dục sẽ không được cải thiện và nâng cao.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh THCS tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong các bậc học phổ thông. Mặc dù vậy, các biện pháp giúp học sinh trung học cơ sở tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gần như chưa được quan tâm, chưa được đề cập đến trong giáo dục, điều này đem lại những rào cản rất lớn, hạn chế tầm nhìn và sự hiểu biết của giáo viên cũng như học sinh về xu thế phát triển đất nước, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dẫn đến chất lượng giáo dục sẽ không được cải thiện và nâng cao.
2. Giải pháp mới cải tiến
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hiểu biết của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh hiểu đúng, hiểu đầy đủ, hiểu sâu sắc về CMCN 4.0; thấy được sự cần thiết phải có hiểu biết về CMCN 4.0 và biết cách khai thác, sử dụng các sản phẩm CMCN 4.0 để nâng cao hiệu quả việc học tập của mình. Qua đó, cũng xác định đúng vai trò, sứ mệnh của mình để có định hướng đúng về nghề nghiệp trong tương lai trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. 
Với mục đích đưa học sinh THCS đến gần hơn với cuộc CMCN 4.0, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:
2.1. Biện pháp 1: Khai thác tư liệu 3D, 4D và các sản phẩm công nghệ phục vụ cho việc học tập 
CMCN 4.0 đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực dựa trên nền tảng các phát minh, phát kiến thuộc ba “đại xu hướng”: vật lý, số hóa, và sinh học. Những sản phẩm công nghệ thông tin là thành quả của cuộc CMCN 4.0 đem lại nhằm phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt, giải trí nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong quá trình sử dụng các sản phẩm CNTT học sinh sẽ được tiếp cận và thấy được những tác động, ảnh hưởng và hiệu quả vô cùng to lớn mà cuộc CMCN 4.0 đem lại.
	Với hầu hết các môn học như: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh , học sinh được phát huy tối đa các phẩm chất, năng lực để tiếp cận với cuộc CMCN 4.0 qua các tiết dạy sinh động, thực hiện những thí nghiệm ảo; diễn biến lại một sự kiện lịch sử qua những thước phim 3D, 4D; mô phỏng lại cuộc giải phẫu dưới hình ảnh 3D bởi sự tâm huyết, sáng tạo không ngừng đổi mới phương pháp dạy học của các thầy, cô giáo
HS thực hành thí nghiệp ảo trong
 môn Sinh học
Trận chiến Bạch Đằng qua thước phim 3D trong môn Lịch sử
Thí nghiệm ảo sử dụng trong môn Hóa học
Thí nghiệm ảo sử dụng trong môn Vật lí
Biện pháp tiếp cận này làm cho bài dạy thêm sinh động, tạo hứng thú và phát huy được óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết và nhận thức nhất định về cuộc CMCN 4.0 cùng với những lợi ích mà nó đem lại cho cuộc sống con người.
	2.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho các bạn học sinh trải nghiệm học tập qua mô hình “Trường học thông minh” 
Việc thực hiện mô hình “Trường học thông minh” (THTM) là một trong những giải pháp để đẩy mạnh hội nhập quốc tế và tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 cho cả người dạy và người học. Hiện nay đã có một số tỉnh thành trong nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Lào Cai đã triển khai dự án đầu tư xây dựng mô hình “trường học thông minh”. Đây được coi là mô hình dạy học sáng tạo trong giáo dục thông minh- hệ thống giáo dục 4.0 hướng đến người học làm trọng tâm với các mô hình giảng dạy, học tập linh hoạt, học trực tiếp, học trực tuyến, học trên thiết bị di động, học ở bất cứ nơi đâu, thời gian và địa điểm học tập không bị ràng buộc.
THTM được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ số 4.0. Tham gia THTM, giáo viên sử dụng bảng tương tác, thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học, ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học. Việc tổ chức thi, kiểm tra được thực hiện trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay cá nhân... Còn đối với HS, học trong môi trường trực tuyến, có sách giáo khoa điện tử và tương tác, nhận được sự trợ giúp của giáo viên, bạn bè xung quanh. Đặc biệt, học sinh sẽ có thời gian hình thành, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp để trở thành công dân toàn cầu.
Mô hình trường học thông minh
Đặc biệt, với mô hình giáo dục thực tế ảo lại giúp người học cảm nhận không gian mô phỏng một cách chân thực nhờ kính nhìn 3 chiều (kính thực tế ảo). Môi trường 3D ảo được tạo ra và điều khiển bởi một hệ thống máy tính; đặc biệt một số hệ thống còn cho phép mô phỏng âm thanh, mùi vị chân thực, cho phép người học tiếp cận thông tin một cách trực quan, tập trung cao độ và có thể tương tác, sáng tạo.
Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) thích thú với trải nghiệm thực tế áo 3D cho môn học giải phẫu, một ứng dụng do các nhà nghiên cứu của trường phát triển
Trong mô hình đó, học sinh là trung tâm của qua trình dạy học, học sinh tự tìm hiểu, trao đổi, bày tỏ ý kiến về các vấn đề học tập; có cái nhìn đa chiều về cùng một nội dung nên giúp phát triển tư duy logic, khả năng, tranh luận, phản biện cũng như có tư duy biện chứng trước mọi vấn đề quan tâm. Thầy, cô giáo là người định hướng, tư vấn, giúp đỡ học sinh trong việc tìm tòi, khám phá tri thức mới. Thông qua đó, học sinh sẽ có điều kiện hình thành, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp là những phẩm chất cần thiết của công dân toàn cầu trong tương lai
Đặc biệt, với mô hình giáo dục thực tế ảo, người học cảm nhận được không gian mô phỏng một cách chân thực nhờ kính nhìn 3 chiều (kính thực tế ảo- VR). Môi trường 3D ảo được tạo ra và điều khiển bởi một hệ thống máy tính. Hơn nữa, một số hệ thống còn cho phép mô phỏng âm thanh, mùi vị chân thực, cho phép người học tiếp cận thông tin một cách trực quan, tập trung cao độ và có thể tương tác, sáng tạo. 
Ở những mức độ khác nhau, mô hình trường học thông minh cũng đã bước đầu được áp dụng trên thực tế ở một số trường THCS, như: hình thức học tập môn học Lịch sử trên trang fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” của trường THCS Trương Hán Siêu; hình thức “Học tập trải nghiệm gắn với định hướng nghề nghiệp tiếp cận công nghệ 4.0” của học sinh trường THCS Lý Tự Trọng ở một số doanh nghiệp tại địa phương Ninh Bình.
Học tập trải nghiệm gắn tiếp cận công nghệ 4.0 
hệ thống may tự động tại Công ty may xuất khẩu Ninh Bình tháng 9/2018
2.3. Biện pháp 3: Trải nghiệm CMCN 4.0 qua việc tìm hiểu, tiếp xúc với các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối với các Sở, Ban, Ngành triển khai tổ chức các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ như: Cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học; Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng; Cuộc thi Robocon  Các cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo giúp cho học sinh áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống có vấn đề trong cuộc sống. 
Thông qua các cuộc thi, học sinh biết ứng dụng công nghệ 4.0 để tạo nên những sản phẩm đầy chất trí tuệ, có tính ứng dụng cao. Đây cũng là cơ hội lớn để học sinh thể hiện và phát triển năng lực của bản thân, tiếp cận với cuộc CMCN 4.0 một cách nhanh nhất. Từ đó học sinh tiếp tục tạo ra những sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. 
Qua khảo sát, chúng em nhận thấy giải pháp này đã được triển khai rất hiệu quả tại một số trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nhiều dự án, sản phẩm dự thi của học sinh đạt giải trong nước và khu vực như: Dự án “Sà lan thu góm rác” đạt giải Nhì cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm 2015; Dự án “Thiết bị tự động cảnh báo sớm lũ quét và sạt lở đất” của học sinh trường THCS Lý Tự Trọng đạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo dành cho thành thiếu niên và nhi đồng cấp Quốc gia năm 2018; dự án “Máy sấy đa năng thông minh và tiết kiệm năng lượng” của học sinh trường THCS Đinh Tiên Hoàng, đạt giải Khuyến khích cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm 2017; Dự án “Robot thí nghiệm hóa học” của học sinh trường THPT Hoa Lư A, đạt giải Nhất cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm 2018 
Dự án “Robot thí nghiệm hóa học”
Dự án “Sà lan thu góm rác”
Dự án “Thiết bị luyện tập đa năng”
Dự án “Thiết bị tự động cảnh báo sớm 
lũ quét và sạt lở đất”
Yêu thích sự sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học là tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng và tiếp cận với xu thế phát triển của cuộc CMCN 4.0 trong học sinh hiện nay. Các cuộc thi trên có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, tuyên truyền tới mọi tầng lớp xã hội, giúp cho cuộc CMCN 4.0 đến gần hơn với tất cả mọi người, đặc biệt là học sinh phổ thông. 
Một vấn đề trong học tập và thực tiễn
Học sinh được trang bị 4.0
Internet vạn vật
Trí tuệ nhân tạo
Tiếp cận qua trường học thông minh
Biết sử dụng Công nghệ in 3D, 4D
Sử dụng thí nghiệm ảo
Sử dụng sách giáo khoa điện tử
Tóm lại, mối quan hệ và sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đến kết quả và quá trình học tập của học sinh THCS là rất lớn, ta có thể mô phỏng qua sơ đồ sau: 
Giải thích
ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
* Về con người
- Các cấp lãnh đạo quản lí giáo dục, chính quyền địa phương, giáo viên, phụ huynh, học sinh có nhận thức đầy đủ về tác động, ý nghĩa của cuộc CMCN 4.0 đối với đời sống và thế hệ trẻ, đồng thời thấy được vai trò sứ mệnh của giáo dục đào tạo trong việc đưa mục đích tiếp cận cuộc cách mạng này đến gần học sinh hơn. 
- Cán bộ giáo viên cần không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lí giảng dạy tích cực sử dụng các sản phẩm công nghệ 4.0 vào thực tế quản lí và dạy học.
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Cần có sự đầu tư về các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đặc biệt là các phương tiện công nghệ cao đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng tại trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng, thành phố Ninh Bình trong 2 năm học 2017-2018; năm học 2018-2019 và đã thu được kết quả rất khả quan. Sáng kiến đã tạo hứng thú học tập các môn học cho học sinh THCS, nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trương nhà trường. Đồng thời đa dạng hóa được hình thức và phương pháp dạy học ở nhiều bộ môn, tạo sân chơi khoa học bổ ích và lí thú cho học sinh.
Trên những cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến cho thấy sáng kiến có thể áp dụng được cho mọi nhà trường cấp THCS trong tỉnh, đồng thời có thể áp dụng được với cấp học khác ở các mức độ phù hợp tùy theo đặc điểm tình hình riêng của mỗi nhà trường.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
	a) Hiệu quả kinh tế
	Là một sáng kiến thuộc lĩnh vực giáo dục nên hiệu quả chủ yếu của sáng kiến được thể hiện trên phương diện xã hội.
	b) Hiệu quả xã hội
	Lợi ích lớn nhất mà sáng kiến mang lại không phải là số tiền làm lợi mà việc chính là ở chỗ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây chính là nguồn lợi kinh tế tri thức vô giá, rất khó có thể kiểm đếm được.
* Chất lượng giáo dục toàn diện qua các năm: 
Kết quả 2 mặt GD
Chất lượng giáo dục các năm học
So sánh sau
 3 năm
2016-2017
2017-2018
2018-2019
Tỉ lệ HS Khá, giỏi
1031/1248
1079/1304
1137/1371
Năm sau cao hơn năm trước
82,61%
82,8%
82,93%
Tỉ lệ HS yếu 
11/1248
10/2304
11/1371
0,88%
0,77%
0,8%
Tỉ lệ HS xếp HK 
Tốt, khá (%) 
1248/1248
1304/1304
1371/1371
Năm sau cao hơn năm trước
100%
100%
100%
* Kết quả các cuộc thi Khoa học kĩ thuật cho học sinh trung học và Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng.
 Cuộc thi
Năm học
Thi KHKT
Thi sáng tạo dành cho TTN
Ghi chú
Cấp tỉnh
Cấp QG
Cấp TP
Cấp tỉnh
Cấp QG
2013-2014
Nhì
Nhì
Ba
2014-2015
Nhất
Nhì
Ba
KK
2015-2016
Nhất
Giải nhà tài trợ
2016-2017
Nhất
2017-2018
Nhất
Tư
01 - Nhất
01- Nhì
01 - Nhất
01 - Nhì
Nhất
2018-2019
Nhất
Giải nhà tài trợ
	Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.
TP Ninh Bình, ngày 15 tháng 3 năm 2019
ĐỒNG TÁC GIẢ 
 Phạm Xuân Dương Đặng Kim Duyên Nguyễn Thị Nhung
 Đinh Thị Quý Ngọc Nguyễn Trung Kiên 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP NINH BÌNH 
XÁC NHẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS., TS. Nguyễn Cúc (2017), Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam - Học viện Chính trị khu vực I.
2. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
3.csnd.vn/home/cach-mang-cong-nghiep 4.0 và-nhung-van-de-dat-ra-voi-vie-nam.
4.GS. Phan Văn Trường, Cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, ngành Giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng 4.0 ra sao? Báo điện tử baoquocte.vn, ngày 14/4/2017;
 5. Một số bài viết, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng cuộc cách mạng 4.0 ở Việt nam giai đoạn hiện nay.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA 
Để tìm hiểu sự quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lứa tuổi học sinh THCS, chúng tôi đang nghiên cứu dự án“Biện pháp giúp học sinh trung học cơ sở tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”
 Chúng tôi mong nhận được sự phối hợp từ các bạn để dự án được hoàn thiện.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin các bạn vui lòng cho biết một số thông tin sau 
	Họ và tên: ...............................................................................................
	Lớp: ......................Trường THCS ..........................................................
Câu 1: Bạn có nghe nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 chưa?
 Nghe thường xuyên 
 Chưa bao giờ
 Thỉnh thoảng
Câu 2: Bạn biết đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 qua kênh thông tin nào?
 Qua truyền thông 
 Bạn bè 
 Thầy cô giáo
 Kênh khác
Câu 3: Bạn có quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
 Rất quan tâm 
 Ít quan tâm 
 Quan tâm
 Không quan tâm
Câu 4: Từ khóa “CMCN 4.0-Industrie 4.0” bắt đầu từ khi nào?
 Từ năm 1990 
 Từ năm 2010 
 Từ năm 2000
 Sau năm 2010
Câu 5: Bạn có ý kiến như thế nào với cách hiểu sau về CMCN 4.0: “CMCN đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng hóa hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và CNTT để tự đông hóa sản xuất. Bây giờ cuộc CMCN 4.0 đang nảy nở từ cuộc CMCN lần 3, nó kết hợp công nghệ lại với nhau làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học”
 Đồng ý 
 Không đồng ý
 Đồng ý một phần
Câu 6:Mô hình giáo dục nào dưới đây là sản phẩm của CMCN 4.0.
 Lớp học ảo 
 Trường học mới
Câu 7: Bạn có cho rằng:Trường học thông minh (THTM) hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động GD; đồng thời xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường - gia đình - xã hội là đúng.
 Đồng ý 
 Không đồng ý
Câu 8: Bạn có cho rằng CMCN 4.0 phát triển trên 3 trụ cột chính: Kĩ thuật số, công nghệ sinh học và vật lí.
 Đồng ý 
 Không đồng ý
Câu 9: Theo bạn, trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) là những yếu tố cốt lõi của?
 Kĩ thuật số 
 Công nghệ sinh học 
 Vật lí
Câu 10: Theo bạn, nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học, và vật liệu trên lĩnh vực công nghệ sinh học có thuộc mục tiêu của CMCN 4.0 hay không?
 Có 
 Không
Câu 11: Lĩnh vực vật lí và robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions,) và công nghệ nano là một phần không thể thiếu của cuộc CMCN 4.0.
 Đúng 
 Sai
Câu 12: Bạn có cho rằng CMCN 4.0 ra đời là quy luật tất yếu trong sự phát triển chung của nhân loại, là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật giải phóng sức lao động của con người làm cho thế giới phát triển tốt đẹp hơn, thông minh hơn, chất lượng hơn.
 Đồng ý 
 Không đồng ý
Câu 13: Theo bạn, ý kiến sau: “Mặt trái của CMCN 4.0 là nó gây ra sự bất bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp” là:
 Đúng 
 Sai
Câu 14: Bạn có ý kiến thế nào về nhận định: “Những tính cách quan trọng mà học sinh THCS cần rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 là tính ham hiểu biết, sự linh hoạt trong học tập, tiếp cận tri thức mới và có kế hoạch cụ thể thực hiện từng mục tiêu cá nhân?
 Đồng ý 
 Không đồng ý
Câu 15: Đâu là những khó khăn, trở ngại đối với học sinh trong việc tiếp cận CMCN 4.0? Bạn sẽ học gì để không thất nghiệp trong tương lai?
....
Câu 16: Bạn biết gì về robot Sophia?Và làm gì để trả lời câu hỏi: “10 năm nữa liệu bạn có thể thắng được robot?”
.....
PHỤ LỤC 2 
KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN TÁC ĐỘNG CÁC BIỆN PHÁP
Qua thực nghiệm, chúng em khảo sát 100 học sinh lớp 9 năm học 2018-2019 của 12 trường THCS trong thành phố Ninh Bình thu được kết quả như sau:
Câu 1: Bạn có nghe nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 chưa?
 Nghe thường xuyên (95 hs)
 Chưa bao giờ (0 hs)
 Thỉnh thoảng (5 hs)
Câu 2: Bạn biết đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 qua kênh thông tin nào?
 Qua truyền thông (63 hs)
 Bạn bè (8 hs) 
 Thầy cô giáo (25 hs)
 Kênh khác (4 hs)
Câu 3: Bạn có quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
 Rất quan tâm (35 hs)
 Ít quan tâm (11 hs) 
 Quan tâm (50 hs)
 Không quan tâm (4 hs)
Câu 4: Từ khóa “CMCN 4.0-Industrie 4.0” bắt đầu từ khi nào?
 Từ năm 1990 ( 0 hs)
 Từ năm 2010 (10 hs) 
 Từ năm 2000 (3 hs)
 Sau năm 2010 (87 hs)
Câu 5: Bạn có ý kiến như thế nào với cách hiểu sau về CMCN 4.0: “CMCN đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng hóa hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và CNTT để tự đông hóa sản xuất. Bây giờ cuộc CMCN 4.0 đang nảy nở từ cuộc CMCN lần 3, nó kết hợp công nghệ lại với nhau làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học”
 Đồng ý (65 hs)
 Không đồng ý (23 hs)
 Đồng ý một phần (12 hs)
Câu 6:Mô hình giáo dục nào dưới đây là sản phẩm của CMCN 4.0.
 Lớp học ảo (80 hs)
 Trường học mới (20 hs)
Câu 7: Bạn có cho rằng:Trường học thông minh (THTM) hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động GD; đồng thời xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường - gia đình - xã hội là đúng.
 Đồng ý (75 hs)
 Không đồng ý (25 hs)
Câu 8: Bạn có cho rằng CMCN 4.0 phát triển trên 3 trụ cột chính: Kĩ thuật số, công nghệ sinh học và vật lí.
 Đồng ý (76 hs)
 Không đồng ý (24 hs)
Câu 9: Theo bạn, trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) là những yếu tố cốt lõi của?
 Kĩ thuật số (65 hs)
 Công nghệ sinh học (10 hs) 
 Vật lí (25 hs)
Câu 10: Theo bạn, nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học, và vật liệu trên lĩnh vực công nghệ sinh học có thuộc mục tiêu của CMCN 4.0 hay không?
 Có (81 hs)
 Không
 (19 hs)
Câu 11: Lĩnh vực vật lí và robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions,) và công nghệ nano là một phần không thể thiếu của cuộc CMCN 4.0.
 Đúng (83 hs)
 Sai (17 hs)
Câu 12: Bạn có cho rằng CMCN 4.0 ra đời là quy luật tất yếu trong sự phát triển chung của nhân loại, là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật giải phóng sức lao động của con người làm cho thế giới phát triển tốt đẹp hơn, thông minh hơn, chất lượng hơn.
 Đồng ý (72 hs)
 Không đồng ý (28 hs)
Câu 13: Theo bạn, ý kiến sau: “Mặt trái của CMCN 4.0 là nó gây ra sự bất bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp” là:
 Đúng (71 hs)
 Sai (29 hs)
Câu 14: Bạn có ý kiến thế nào về nhận định: “Những tính cách quan trọng mà học sinh THCS cần rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 là tính ham hiểu biết, sự linh hoạt trong học tập, tiếp cận tri thức mới và có kế hoạch cụ thể thực hiện từng mục tiêu cá nhân?
 Đồng ý (70 hs)
 Không đồng ý (30 hs)
Câu 15: Đâu là những khó khăn, trở ngại đối với học sinh trong việc tiếp cận CMCN 4.0? Bạn sẽ học gì để không thất nghiệp trong tương lai?

File đính kèm:

  • docPGD NB THCS Một số biện pháp giúp học sinh THCS tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.doc
Sáng Kiến Liên Quan