Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt văn miêu tả
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,. để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật .) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ - câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,.Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5.
PHÒNG GD- ĐT PHƯỚC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Phước Sơn, ngày 6 tháng 3 năm 2020 BÁO CÁO ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ I. Thông tin chung Họ và tên người thực hiện: Đặng Thị Trị Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường TH&THCS Phước Hòa Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Chủ nhiệm lớp 5A - TTCM II. Nội dung: 1.Tình trạng trước khi đề xuất giải pháp và sự cần thiết cải tiến: 1.1. Lí do chọn đề tài: Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt. Học tập môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất và là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả 1 nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi. Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra. Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5. 1.4. Cơ sở thực tiễn: a. Giáo viên - Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học. - Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai. b. Học sinh Năm học này bản thân tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A. Tổng số học sinh lớp tôi gồm 22 em. Trong đó 100% con em người dân tộc thiểu số. Số con em mồ côi (6 em); học sinh diện hộ nghèo 15 em và học sinh khuyết tật (3em) nhiều 3 - Chưa xác định trọng tâm đề bài cần miêu tả. - Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về , lủng củng. - Vốn từ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. - Chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. - Chưa biết cách đặt câu, chưa biết tả những chi tiết cụ thể nổi bật. - Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em thường hay tập trung học toán chứ ít ham học Tập làm văn. Nhiều phụ huynh và đôi khi kể cả giáo viên cũng cho rằng em nào có khiếu văn thì mới học tốt phân môn này. Đây trở thành là một thách thức đối với giáo viên Tiểu học mà nhất là với những giáo viên đang dạy lớp 4, 5. c. Cha mẹ học sinh Cha mẹ các em hầu như không quan tâm đến các em do hoàn cảnh khó khăn phải vất vả mưu sinh, do nhận thức chưa đúng về giáo dục, do trình độ không có Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh không đạt yêu cầu ? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh chưa hoàn thành phân môn Tập làm văn là do nhiều nguyên nhân: Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tảKhi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. - Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. 2. Nội dung chi tiết của giải pháp: 5 vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh. Biện pháp 2: Tích lũy kiến thức: Thứ nhất là kiến thức từ các tác phẩm văn học: Thông qua các tiết Tập đọc, học thuộc lòng, kể chuyện .. có trong chương trình mà nhất là những bài có thể loại miêu tả. Đối với những tiết học này, bản thân tôi dạy rất kĩ. Ngoài những nội dung cơ bản trọng tâm trong bài, tôi còn cung cấp cho HS về cách cảm thụ văn học, nhận thấy cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu từ, cách miêu tả của tác giả. Ngay trong cách đọc của học sinh trong các bài tập đọc, học thuộc lòng tôi cũng chú ý nhiều đễn cách đọc diễn cảm Thứ hai là từ vốn sống thực tế: Cuộc sống xung quanh các em thật phong phú, hướng các em biết hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá...mỗi khi có dịp. Để chuẩn bị tả cảnh cánh đồng lúa hay tả buổi sáng ở quê em, tôi đều giao việc cho các em về nhà lựa chọn thời gian phù hợp quan sát cánh đồng vào thời điểm đó có gì đặc biệt: màu sắc như thế nào, khung cảnh xung quanh ra sao.... sau đó về ghi chép lại....hay cảnh quê em buổi sáng.... Biện pháp 3: Quan sát và ghi chép Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Tôi chú ý cho các em việc quan sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: Xa hay gần, trong hay 7 * Ví dụ: Tả một người mà em yêu mến Từ ngữ cần dùng (đã Đối được giáo viên và học Câu, đoạn văn (Học sinh hình thành) tượng sinh chắt lọc) Bà nâu, bạc trắng, nhăn Da bà chuyển sang màu nâu, đã có những nheo, hóp, đôn hậu, chấm đồi mồi.. Mái tóc bà bạc trắng như đường gân cước trông giống những bà tiên trong chuyện cổ tích. Khuôn mặt nhăn nheo, hai má hóp lại nhưng toát lên vẻ đôn hậu. Bàn tay, bàn chân bà nổi rõ những đường gân dưới lớp da mỏng. Cô giáo thon thả, trái xoan, Cô em có dáng người thon thả rất phù trong xanh , cong vút, hợp với những bộ áo dài cô đang mặc. Cô đen huyền, đỏ hồng... có khuôn mặt trái xoan lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt trong xanh với hai hàng lông mi cong vuốt. Mái tóc đen huyền luôn buông xoã đến quá vai.... *Tả cảnh Đối Từ ngữ cần dùng Câu, đoạn văn tượng Ngôi Khang trang, đỏ tươi, Toàn bộ ngôi trường được sơn màu vàng trường đồ sộ, cao vút, phần trông thật khang trang, sạch đẹp. Mái lợp phật ngói đỏ tươi. Từ cổng vào, ngay chính giữa của ngôi trường đồ sộ là cột cờ cao vút. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trước gió.... *Tả cây cối (Tả cây bàng) Đối tượng Từ ngữ cần dùng Câu , đoạn văn 9 Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu Bài văn của học sinh còn tồn tại một vấn đề là câu văn còn lặp lại từ ngữ dẫn đến bài văn không hay, luộm thuộm. Để giải quyết thực trạng này, GV có thể giúp HS thay thế các từ ngữ lặp lại bằng các đại từ thay thế như: nó, ở đấy...hoặc dùng bộ phận song song để ghép các ý lại. Đối với dạng này GV dạy kĩ ở tíêt LTVC và cần rèn luyện cho HS bằng hình thức: GV đưa ra đoạn văn, câu văn có từ ngữ lặp lại cho HS thay thế để tránh sự lặp lại đó. Ví dụ: Tả người và tả cảnh: Câu văn, đoạn văn của GV Câu văn, đoạn văn của HS - Thảo có vóc dáng dong dỏng cao. -Thảo có vóc dáng dong dỏng cao. Bạn có Thảo có mái tóc tơ mịn. Thảo có mái tóc tơ mịn luôn cắt ngắn đến bờ vai. đôi mắt trong xanh . Đẹp nhất ở cô bạn gái ấy là đôi mắt trong xanh. -Trường em là trường Tiểu học và Trung -Trường em là trường Tiểu học và học cơ sở Phước Hòa. Trường nằm trên Trung học cơ sở Phước Hòa. một khu đất rộng và bằng phẳng ở giữa Trường em nằm trên một khu đất thôn 1 xã Phước Hòa. Mới đây, ngôi rộng và bằng phẳng giữa thôn 1 xã trường được xây cất lại trông thật khang Phước Hòa. Trưòng em mới được trang. xây cất lại trông thật khang trang Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh: Ở các lớp dưới và trong chương trình lớp Năm các em đã được học và thực hành làm bài tập so sánh với những hình ảnh có sẵn. Tuy nhiên, các em chưa động não liên tưởng để tìm ra hình ảnh cần so sánh, hoặc so sánh chính xác. Để rèn luyện dạng này, tôi làm dạng bài tập sau: - GV đưa ra câu văn miêu tả, - HS tìm ra hình ảnh so sánh, từ so sánh và đặt lại câu văn có hình ảnh so sánh. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_l.docx