Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để rèn đọc cho học sinh Lớp 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1. Cơ sở tâm lí của trẻ.

Học sinh tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6 -11 tuổi. Ở độ tuổi này học sinh còn rất ngây thơ trong trắng hay bắt chước học đòi. Do vậy tuổi của các em là tuổi sống bằng tình cảm. Nếu như không biết giáo dục các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiếu sót lớn của mỗi người giáo viên chúng ta.

2. Đặc điểm về chú ý.

Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh, nhất là đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn. Các em nhận biết còn chậm chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng còn chậm dẫn đến đọc từ chậm, đọc câu rất khó khăn.

Hơn nữa khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy chưa phát triễn đều, các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh. Vì thế trong quá trình luyện đọc tôi thường phải hướng dẫn các em ngắt nghỉ đúng chỗ, và hết sức kiên nhẫn, dành nhiều cơ hội tập đọc cho các em, giúp các em đọc từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều.

* Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để rèn đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó phân môn Tập đọc đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp các em đạt được mục tiêu bài học, môn học; Đặc biệt là bốn kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết) rất quan trọng của bậc tiểu học. Nghe, nói, đọc, viết không những có mối quan hệ mật thiết đến chất lượng học tập các môn học khác, mà còn góp phần quan trọng vào rèn luyện cho học sinh những hành vi về đạo đức, thói quen tự học, tính cẩn thận ,tính kỹ luật, kiên nhẫn và óc thẩm mĩ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 thì việc rèn luyện kĩ năng tập đọc cho học sinh vô cùng quan trọng, nó là nền móng cho việc đọc văn bản của học sinh ở những lớp trên.
Tập đọc là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Kĩ năng đọc mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những thế mà để các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc và các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người. Mặt khác, ở lớp 1, các em đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo thì khi lên các lớp trên các em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ có điều kiện học các môn học khác có trong chương trình được tốt hơn.
Mục đích của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 là giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nhận thức về thế giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội. Hơn nữa nó còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những hành vi đạo đúc tốt như thói quen tự học tính cẩn thận, óc thẩm mỹ. Qua đó giáo dục cho các em tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước. 
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy tập đọc lớp 1. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục. Từ những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp để rèn đọc cho học sinh lớp 1 ” .
II. NỘI DUNG
A. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1. Nghiên cứu lý luận để làm rõ các nội dung:
- Hiểu và nắm chắc phương pháp đổi mới của phân môn.
- Tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của bạn bè đồng nghiệp.
- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.
- Thường xuyên kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh.
- Tập trung nhiều vào đối tượng học sinh đọc chưa đạt chuẩn. 
2. Tiến hành khảo sát thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm về việc rèn đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo cho học sinh lớp 1.
3. Những kết luận và đề xuất. 
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở tâm lí của trẻ.
Học sinh tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6 -11 tuổi. Ở độ tuổi này học sinh còn rất ngây thơ trong trắng hay bắt chước học đòi. Do vậy tuổi của các em là tuổi sống bằng tình cảm. Nếu như không biết giáo dục các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiếu sót lớn của mỗi người giáo viên chúng ta.
2. Đặc điểm về chú ý.
Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh, nhất là đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn. Các em nhận biết còn chậm chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng còn chậm dẫn đến đọc từ chậm, đọc câu rất khó khăn.
Hơn nữa khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy chưa phát triễn đều, các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh. Vì thế trong quá trình luyện đọc tôi thường phải hướng dẫn các em ngắt nghỉ đúng chỗ, và hết sức kiên nhẫn, dành nhiều cơ hội tập đọc cho các em, giúp các em đọc từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều.
* Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn.
C. CƠ SỞ THỰC TIỄN
* Thực tế việc dạy tập đọc ở trường tiểu học Minh Diệu B chúng tôi:
1. Thuận lợi:
- Học sinh lớp 1 mới đi học nên các em rất thích học, ham đọc. 
- Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Môi trường giao tiếp, bố mẹ, phương tiện thông tin đại chúng, cô giáo... đều biết Tiếng Việt.
- Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như bộ tranh ảnh để dạy học vần...
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm nhiều đến việc đọc của các em từ lớp 1.
- Bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh lớp 1.
- Đa số giáo vên dạy lớp 1 đều nhiệt tình trong công tác, có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy lớp 1.
2. Khó khăn 
- Qua việc đảm nhận lớp học ở đầu năm tôi nhận thấy các em học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập đọc.
- Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo) vào lớp 1 nên việc đọc của các em còn gặp nhiều khó khăn. 
- Do đặc trưng vùng miền nên các em hay phát âm sai: r/ v/ g; ac/ at; an/ ang
- Đa số phụ huynh là nông dân nên việc quan tâm đến việc học hành của con em chưa đúng mức, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình học tập, chưa nắm được phương pháp dạy học mới nên cũng ảnh hưởng không ít đến việc học của học sinh.
- Một số học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa nên phải gửi con lại cho ông bà chăm sóc mà ông bà lại già yếu nên cũng ảnh hưởng không ít đến việc học của các em.
- Tranh ảnh minh họa cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn phải tự làm đồ dùng thêm để phục vụ cho công tác giảng dạy nên cũng gặp không ít khó khăn.
- Mặt khác học sinh chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nhiều hơn nên các em dễ dẫn đến chán nản.
- Một số học sinh trong hoạt động học tập còn nhiều thụ động chưa có tính tự giác cao, chưa mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới.
D. SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 1:
- Phần học vần có 3 dạng cơ bản.
+ Làm quen với âm và chữ.
+ Dạy – học âm vần mới.
+ Ôn tập âm, vần.
- Phần tập đọc: Mỗi tuần có 3 bài tập đọc. Mỗi bài học trong 2 tiết. Nhiệm vị chính là dạy cho học sinh đọc thành tiếng và đọc hiểu.
- Các văn bản đọc được tuyển chọ phù hợp lứa tuổi học sinh lớp 1; Thú vị, hấp dẫn, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tươi tắn của trẻ. Có tác dụng giúp trẻ nhờ tiếp xúc với sách mà có thêm hiểu biết, nâng cao hơn về tình cảm, thông minh và tự tin hơn.
1.Tập 1: Gồm 2 phần
- Phần học âm ( chữ cái): Học sinh được học các âm, vần, tiếng, từ, câu theo từng bài như sách giáo khoa.
- Phần học vần: Mỗi bài học trong 2 tiết. Mỗi tuần dạy 5 bài với 1 cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa bảo đảm tính phát triễn. 
2.Tập 2: Gồm 2 phần
- Phần học vần: Học sinh được học các vần, tiếng từ, câu theo từng bài như sách giáo khoa.
- Phần “ Luyện tập tổng hợp”: Gồm 13 tuần, mỗi tuần có 3 bài tập đọc, mỗi bài dạy trong 2 tiết.
Phần còn lại là các tiết như: Chính tả, Tập viết, Kể chuyện.
E. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Dựa vào kết quả khảo sát năm học vừa qua tại trường kết hợp với những kiến thức đã học và những tài liệu mà tôi đã nghiên cứu tôi xin nêu lên một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 như sau:
- Hiểu và nắm chắc phương pháp đổi mới của phân môn.
- Tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của bạn bè đồng nghiệp.
- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.
- Thường xuyên kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh.
- Tập trung nhiều vào đối tượng học sinh đọc chậm, đọc ê- a, ngắc ngứ. 
G. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Rèn kĩ năng đọc:
Ở học kì 1 rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 cần chú ý đến 2 hai hình thức đó là đọc đánh vần và đọc thành tiếng. 
- Đọc đánh vần: Là cho học sinh ghép âm với vần và tạo thành tiếng(đối với học sinh chưa đạt chuẩn
- Đọc thành tiếng: Là cho học sinh nhẩm đánh vần sau đó phát âm tiếng cần đọc với thời gian nhanh nhất( đối với học sinh đạt và trên chuẩn
- Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh, nhất là đối với học sinh chưa đạt chuẩn. Các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm. Ghép tiếng rất chậm, dẫn đến đọc từ chậm, đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, dành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Giáo viên tránh nóng vội mà đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng học sinh đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh. Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiềng vừa đánh vần rồi lại đọc từng cụm từ.
- Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, học sinh đọc chậm, đọc chưa rõ lời để gọi các em đọc thường xuyên. Tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn.
- Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc xong tôi thường gọi các em đọc chưa đạt chuẩn lên đọc cùng với tôi và tôi dành nhiều thời gian hơn cho đối tượng học sinh này.
- Trong khi hướng dẫn học sinh đọc tôi thường kết hợp với tranh ảnh,vật thật để giới thiệu tiếng, từ nhằm giúp cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, giúp các em đọc đúng, đọc nhanh và để khắc sâu kiến thức hơn và góp phần phát triển tư duy trừu tượng cho các em.
- Tôi thường thay đổi hình thức và phương pháp dạy học một cách hợp lí. Từ đó, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tránh học sinh thụ động, nhàm chán, đọc vẹt.
2. Tình hình thực tiễn và phương pháp rèn kĩ năng đọc:
a) Tình hình thực tiễn:
Đối với học sinh tiểu học giáo viên là người đóng vai trò tổ chức cả quá trình học tập của trẻ. Chính vì thế người cô phải là người có tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, có năng lực sư phạm, vững về chuyên môn nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.
b) Phương pháp rèn kĩ năng đọc:
Trong từng tiết dạy tôi thường phải xác định những kiến thức cần truyền thụ cho học sinh thông qua mục đích, yêu cầu của bài dạy. Tôi thường lựa chọn các phương pháp dạy học hợp lí như: Phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp hoạt động theo nhóm. Ngoài ra cần tăng thời gian cho phần luyện đọc, thường xuyên nhắc nhở học sinh cần luyện đọc ở nhà và tôi tổ chức trò chơi trong từng tiết học. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra học sinh chưa đạt chuẩn.
3. Khảo sát: 
Yêu cầu của rèn kĩ năng đọc cho học sinh đó là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. Nhưng qua thực tế kiểm tra khảo sát thường xuyên đối với học sinh điểm trường và các điểm lẻ thì tôi thấy rõ học sinh thường mắc một số lỗi như:
- Đối với âm: học sinh thường đọc âm s thành x, r thành g, v thành d ...
- Đối với vần: học sinh thường đọc an thành ang, at thành ac... 
* Nguyên nhân của việc đọc sai: 
- Đa số học sinh tại điểm trường do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên ảnh hưởng rất lớn đối với việc đọc của học sinh.
- Do các em không hiểu nghĩa của từ mình đang đọc.
- Ngoài ra do các em không phát huy được tính tự giác luyện đọc ở nhà.
* Tiêu chí khảo sát:
- Đối với tiếng, từ: Đọc trơn.
- Đối với câu ứng dụng: Đọc nhanh, ngắt nghỉ đúng chỗ.
* Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn.
4. Nghiên cứu và thiết kế một bài dạy khi lên lớp:
Trước khi thiết kế một bài dạy cụ thể điều đầu tiên người giáo viên cần là
- Nắm vững mục tiêu và yêu cầu của bài dạy.
- Đưa ra các phương pháp dạy học hợp lí.
- Nắm bắt được phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
* Thiết kế bài dạy: MÔN : HỌC VẦN
 BÀI 44 : ôi - ơi 
 TIẾT 1 
I. Mục tiêu:
( kiến thức, kĩ năng, thái độ)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh, vật thật để giới thiệu từ khoá, tranh ảnh để giải nghĩa từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài 32: “ oi- ai” kết hợp cho học sinh viết một số từ “ nhà ngói, bé gái” vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên dùng lời dẫn để giới thiệu bài.
2. Giảng bài”
a) Dạy vần ôi:
- Giáo viên giới thiệu và viết vần ôi lên bảng.
- Học sinh nhận diện vần: Vần ôi gồm 2 âm ô + i
- Học sinh cài bảng, đánh vần và đọc trơn vần ôi (cá nhân, bàn, nhóm).
- Giáo viên giới thiệu và viết tiếng mới: ổi
- Học sinh cài bảng, phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng(cá nhân, bàn, nhóm).
- Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu từ: trái ổi
- Học sinh đọc trơn từ (cá nhân, đồng thanh).
- Cho học sinh đọc kết hợp, tiếng, từ (ôi- ổi – trái ổi) (Đọc ngược, xuôi).
d) Dạy vần ơi:( các bước tương tự vần ôi)
- Giáo viên giới thiệu và viết vần ơi lên bảng.
- Học sinh nhận diện vần: Vần ơi gồm 2 âm ơ + i
- Học sinh cài bảng, đánh vần và đọc trơn vần ơi (cá nhân, bàn, nhóm).
- Giáo viên giới thiệu và viết tiếng mới: bơi
- Học sinh cài bảng, phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng(cá nhân, bàn, nhóm).
- Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu từ: bơi lội
- Học sinh đọc trơn từ (cá nhân, đồng thanh).
- Cho học sinh đọc kết hợp, tiếng, từ (ơi- bơi- bơi lội) (Đọc ngược, xuôi).
- Khác - âm ô và âm ơ; giống âm i.
c) Luyện viết:
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh cách viết vần ôi.
- Học sinh viết vào bảng con - giáo viên nhận xét, sửa chữa.
- Tương tự cho đến hết vầ, từ cần viết của bài.
d) Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng từ và viết từ ứng dụng lên bảng.
- Học sinh tìm tiếng có vần đang học.
- Học sinh phân tích, đọc cá nhân- đồng thanh lại.
- Giáo viên dùng tranh ảnh, vật thật để giải nghĩa từ. 
- Học sinh trên chuẩn tìm tiếng có vần vừa học ngoài bài và đọc.
- Để kiểm tra việc tiếp thu bài của các em tôi thường cho học sinh đọc các từ theo và không theo thứ tự.
3. Củng cố:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng.
* Trò chơi: Để tiết học thêm sôi nổi tôi thường cho học sinh chơi trò chơi
( tìm đúng, ghép nhanh).
- Tôi chia lớp thành 2 nhóm và phổ biến luật chơi: 
Nhóm 1: tìm và ghép từ trái ổi
Nhóm 2: tìm và ghép từ bơi lội
Cả lớp cổ vũ cho hai nhóm - nhóm nào ghép đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc.
4. Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Dặn dò điều cần thiết.
*Trong tiết dạy này tôi sử dụng các phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp hoạt động theo nhóm, phương pháp trò chơi.
- Phương pháp trực quan kích thích sự chú ý và hứng thú học tập đối với học sinh tiểu học, giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức. Từ các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, vật thật tạo điều kiện xây dựng ở học sinh những biểu tượng cụ thể. Chính vì lẽ đó mà tôi thường chú ý lựa chọn một cách thích hợp các phương tiện sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài. Trong trường hợp nào thì nên dùng tranh ảnh, trường hợp nào thì dùng vật thật.
- Sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ, khi cho học sinh quan sát xong cần cất ngay tránh lạm dụng trực quan trong tiết dạy sẽ chi phối sự chú ý của học sinh.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại là hệ thống câu hỏi và trả lời giữa tôi và học sinh. Đây là một biện pháp quan trọng nhất của người giáo viên. Nhưng sử dụng nó như thế nào cho hợp lí ? Nó có thể có sẵn trong sách giáo viên nhưng chúng ta không nên chỉ áp dụng rập khuôn, máy móc mà cần mổ xẻ chia ra nhiều câu hỏi nhỏ để phù hợp vời từng đối tượng học sinh hoặc sưu tầm thêm một số câu hỏi ngoài để nâng cao kiến thức cho học sinh đạt và trên chuẩn.
- Luyện tập thực hành là phương pháp nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình học. Qua đó giáo viên thấy được học sinh học được phần nào, chưa được phần nào để kịp thời khắc phục.
- Hoạt động theo nhóm là phương pháp làm tăng sự hứng thú học tập cho các em. Qua hoạt động này tôi có thể phân biệt được từng đối tượng học sinh( nhanh, chậm - tự giác hay không tự giác).
- Ngoài ra trong trong quá trình dạy tôi thường gần gũi, động viên, khích lệ, tránh phê bình học sinh trước tập thể lớp để lần sau các em học tập được tốt hơn.
III. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy kể từ đầu năm học đến hết học kì I năm học 2017- 2018, tôi đã áp dụng một số biện pháp để rèn kĩ năng đọc đúng - đọc nhanh - đọc thành thạo cho học sinh lớp 1 kết quả đạt được như sau:
TSHS
Lớp 1A
Thời gian khảo sát
 Đọc tốt
 Đọc đạt
 Đọc chưa đạt
 TS
 TL
 TS
 TL
 TS
 TL
 25
 Tuần 18
 12
48%
 13
 52%
 0
0%
Bài học kinh nghiệm: 
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần tiếng, từ và câu ứng dụng mình đã học. Đọc nhấn mạnh vào nội dung mình đang học để làm nổi bật ý nghĩa của tiếng, từ,câu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
Để phân môn học vần (Tập đọc- học kì II) có kết quả bản thân tôi phải nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh. Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, tư duy của các em chưa phát triển, độ chú ý chưa cao nên học sinh thường thích làm những gì mình muốn, nói những gì mình nghĩ. Chính vì thế nếu không xác định rõ nhiệm vụ học tập thì các em rất dễ quên.
Trong từng tiết dạy tôi luôn phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, phải bồi dưỡng mặt nào cho các em thông qua bài học đó. Khi thiết kế bài dạy cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, vận dụng được việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm. Hay nói cách khác tôi chỉ là người tổ chức các hình thức dạy học, còn học sinh phải chủ động chiếm lĩnh tri thức. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng phải được coi trọng hàng đầu.
Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây sự hứng thú học tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài học.
Khi đọc mẫu tôi luôn phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất tốt tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh.
Khi lên lớp, giáo viên phải giữ cho mình một phong thái tự tin và bình tĩnh. Có như vậy bài dạy mới có “ hồn” mới khơi dậy tính tò mò của học sinh. Đồng thời người giáo viên phải có nghệ thuật vận dụng kiến thức, phương pháp, kĩ năng sư phạm để dẫn dắt học sinh vào quá trình học tập và rèn luyện.
Để đạt được kết quả tốt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó, kiên trì, đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ cho mỗi bài dạy của mỗi giáo viên. Đó là yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên nào.
Qua các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh như trên tôi tin rằng cuối học kì II tỉ lệ học sinh đọc tốt sẽ chiếm tỉ lệ cao. Vì hiện nay các em mới chỉ học ở phân môn học vần, sang học kì II học sinh tiếp tục được rèn kĩ năng đọc thông qua phân môn tập đọc.
C. Kiến nghị:
1.Về phía giáo viên:
- Mỗi giáo viên phải biết sử dụng và lựa chọn linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.( Nhóm đôi, nhó lớn, nhóm nhỏ). Đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức dạy học phát huy tối đa ý nghĩa việc dạy học theo nhóm.
- Mỗi giáo viên phải có kĩ năng truyền đạt tốt. Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
- Nắm chắc từng đối tượng học sinh để có các biện pháp cá thể hóa trong dạy học.
- Có đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp, biết cách sử dụng và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học.
- Tôn trọng sự phát triễn tự do của học sinh, định hướng cách học cho các em.
- Thường xuyên quan tâm, yêu thương, ân cần dạy bảo và có biện pháp giáo dục phù hợp với các em.
- Thường xuyên rèn luyện cách đọc đúng cũng như chữ viết của bản thân.
2. Về phía nhà trường:
- Đối với nhà trường: Cần mua sắm trang thiết bị cho phân môn tập đọc đối với lớp 1vì sang học kì II các em bắt đầu học tập đọc mà phân môn này phải sử dụng rất nhiều tranh ảnh. 
- Hàng năm, nên tổ chức hội thảo và dạy chuyên đề phân môn tập đọc lớp 1.
Trên đây là “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1” mà tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm để nâng cao chất lượng giờ dạy học vần, tập đọc lớp 1 có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Minh Diệu, ngày 06 tháng 10 năm 2018
 Người viết
 Lê Hương Sen

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_ren_doc_cho_hoc_si.doc
Sáng Kiến Liên Quan