Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở tiểu học
Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại không đơn giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. Làm thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.
thông tin được lưu trong trí nhớ thường xuyên và dần dần chúng biến mất khỏi bộ nhớ. Vì vậy giáo viên cần vận dụng hiểu biết về cách thức lưu giữ thông tin của não bộ để nâng cao chất lượng học từ vựng của học sinh. a. Làm cho bài học dễ ghi nhớ Có rất nhiều cách để làm cho bài giảng dễ dàng đi vào bộ nhớ của học sinh như dùng tranh ảnh; lồng từ mới vào những ngữ cảnh sử dụng thực tế, thú vị; kể những câu chuyện tiếng Anh có những từ mà học sinh cần học. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh có thể sử dụng những từ mới học ấy theo cách riêng của từng em để hoàn thành những nhiệm vụ học tập thực sự hữu ích cho các em trong cuộc sống. b. Tạo điều kiện để học sinh được thường xuyên sử dụng những từ đã học Chìa khoá để dạy học thành công là lặp lại theo những cách thức khác nhau, sử dụng các kỹ năng khác nhau. Nhằm giúp học sinh nhớ ngay được các từ vựng hay cấu trúc, chúng ta có thể sử dụng cách lặp lại đơn giản bằng trò chơi vui nhộn, nó có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học. Sau đây là những trò chơi nhằm củng cố và tăng vốn từ cho học sinh: Bingo: Sử dụng trò chơi này nhằm tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu cùa học sinh. Trò chơi này thích hợp để củng cố về các chủ đề như: Số đếm (Number), Bảng chữ cái (The Alphabet), từ chỉ nghề nghiệp (Occupation), Màu sắc (colors), quả (Fruit), thú vật (animals), trang phục (clothes), nghề nghiệp (jobs) + Giáo viên cho một số từ đã học. + Mỗi học sinh chọn 9, 16, hoặc 25 từ trong số các từ đó và viết vào vở. + Giáo viên đọc các từ không theo trật tự. + Học sinh đánh dấu P vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. + Học sinh nào đánh dấu được 3, 4, hoặc 5 ô vuông theo hàng ngang, hoặc trên xuống , hoặc theo đường chéo thì nói “ Bingo” và học sinh đó thắng cuộc. + Giáo viên phát thưởng cho học sinh đó. 2. Bus stop + Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát handouts cho các nhóm + Giáo viên đọc bảng chữ cái theo thứ tự, các nhóm lắng nghe, đến chữ cái mà các em có thể tìm từ được ở cả 3 chủ đề thì gọi “Bus stop” + Giáo viên ngừng lại khoảng 30 giây cho các nhóm tìm kết quả. + Nhóm nào tìm đủ và đúng từ cả ba chủ đề thì được ghi điểm. Subjects Toys Animals Food The Alphabet B ball Bear Bread C Car Cat Cake K Kite Kangaroo Ketchup R Robot Rabbit Rice P Puzzle Panda Piza 3. Crossword: ( Trò chơi ô chữ) Để kiểm tra vốn từ của các em tôi cũng thường xuyên cho các em chơi trò chơi ô chữ: thông qua hình ảnh gợi ý, các em đoán các chữ cần tìm, nếu đội nào đoán được nhiều ô chữ đúng sẽ thắng cuộc. 4. Matching: Đây cũng là một họat động rất phổ biến trong tiết dạy từ vựng, HS phải nối từ với nghĩa của nó và ngược lại, hoặc cũng có thể là nối cặp từ trái nghĩa, số ít với số nhiều... tùy theo nội dung hay chủ ý của GV. Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ Phát wordsheet cho các nhóm Yêu cầu thực hiện theo nhóm Các nhóm kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau Thưởng cho nhóm đạt kết qủa cao nhất Ví dụ 1: Connect the dots to match the aniamls and their names Ví dụ 2: Write the name under the pictures Slap the board + Giáo viên viết từ mới hoặc đính tranh lên bảng. + Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 6 học sinh + Yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau. + Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh + Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được gọi. + Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm. + Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. ( Với trò chơi này, giáo viên có thể đọc số đếm, học sinh tìm số và tự đọc lại từ ứng với số đó) Charades ( trò chơi đố chữ) Trò chơi này giúp các em biết cách dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ. Giáo viên đặt phiếu từ úp mặt xuống thành từng chồng. Một học sinh nhặt phiếu trên cùng, dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ ấy, cả lớp đoán từ, viêt vào bảng con. Hoạt động này phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp, con vật, các từ chỉ hoạt động Ví dụ: Cho các tranh chỉ hoạt động, 1 HS miêu tả. Lớp viết bảng con. 6. Jumble words GV viết một số từ có các chữ bị xáo trộn lên bảng. Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái thành từ có nghĩa. 7 .The Alphabet Game: + Chia lớp làm ba đội. + Giáo viên nói 1 chữ cái. Học sinh tìm các từ bắt đầu bằng chữ cái đó và ghi vào giấy. + Nhóm nào ghi được nhiều từ hơn thì được ghi điểm. Ví dụ: T: It starts with D /di/ Ss: dog, doll, desk, donkey, durian T: It starts with T /ti/ Ss: table, tiger, ten,. T: It starts with B /bi/ Ss: baby, boy, book, bag, bike, bed.. 8. What’s missing? Ở trò chơi này tất cả học sinh đều tham gia độc lập và ghi phần trả lời ra bảng con của mình. Giáo viên cho xuất hiện một số từ, sau đó cho biến mất 1 từ, HS phát hiệt ra từ biến mất và ghi bảng con. thời gian suy nghĩ cho mỗi từ là 20 giây, thí sinh đồng loạt giơ bảng con lên, GV lần lượt cho các từ khác xuất hiện và biến mất, HS phát hiện và ghi bảng. 9. Pelmanism ( Trò chơi trúc xanh) Thể lệ: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội lần lượt cử 1 thành viên trong đội lật 2 thẻ. Nếu 2 thẻ khớp nhau thì thì được tính điểm (điểm 10). Nếu không khớp, lật úp thẻ lại như cũ và tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả các thẻ được lật. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì thắng. Ví dụ: Xếp các hiện tượng thời tiết đúng với các mùa. 10. Shark attack (Cá mập tấn công) Chia lớp làm 2 đội. Giáo viên gợi ý số chữ cái của từ cần đoán bằng các vạch, hoặc ô. Yêu cầu HS trong mỗi nhóm đoán các chữ cái có trong từ. Nếu đội nào đoán sai thì rớt xuống một bậc. Đội nào rớt hết 4 bậc thì thua cuộc. Ví dụ: Kim’s game: (Giáo viên có thể dùng tranh ảnh với các chủ đề khác nhau để học sinh chơi.) Thể lệ: Chia lớp làm 3 đội chơi. Quan sát lần lượt 6 bức tranh. Các đội chơi nhớ và ghi lại tên các bức tranh đó bằng Tiếng Anh trong thời gian 1 phút. Ghi đúng mỗi bức tranh đội chơi sẽ được 10 điểm. Ví dụ: A wonderful hat ( Chiếc nón kì diệu) Giáo viên có thể dùng trò chơi này để ôn tập từ vựng ở nhiều chủ đề khác nhau: Chia lớp làm 3 đội Các đội lần lượt quay số. Đọc cách giải thích nghĩa của từ và tìm các chữ cái có trong từ, đoán từ. 13. Game: Face to face ( Trò chơi đối mặt) Trò chơi gồm 3 vòng chơi Mời một số HS tham gia trò chơi. Vòng 1: GV đưa ra chủ đề quen thuộc. Ex. Tell the names of pets. Vòng 2: GV đưa ra chủ đề tiếp theo khó hơn chủ đề trước. Ex. Tell the names of wild animals. Vòng 3: GV nêu chủ đề khó. Ex.Tell the names of Retiles. HS không trả lời được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi qua 2 vòng đầu. Vòng cuối cùng còn lại 2 HS, em nào trả lời nhiều hơn thì thắng cuộc. 14. Pass the cards (Chuyền thẻ) Trò chơi này tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng được nói các từ đã học. + Chia lớp thành 3 đội, cho học sinh xếp thành ba hàng. + Giao cho ba em đầu hàng một số thẻ từ. + Ba em này lần lượt đọc các từ đó và chuyền cho các bạn đứng ngay sau mình. + Mỗi học sinh nhận được từ điều phải đọc to từ đó lên. + Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng. 15. A long sentence - Chia lớp thành nhóm 6 - GV đọc một câu kết thúc bằng một từ trong danh mục từ vựng muốn lớp luyện. ( Ex. cat, rabbit, monkey, bird, dog, fish) T: I like rabbits. S1: I like rabbits and birds. S2: I like rabbits, birds and cats. S3: I like rabbits, birds, cats and monkeys. S4: S5: S6: 16. Freeze Yêu cầu HS đứng tại chỗ. GV hướng dẫn, Ex. Wave, run, jump. HS dùng điệu bộ diễn tả các hoạt động. Khi GV đọc Freeze! HS phải ngừng và đứng yên ở tư thế đang miêu tả hoạt động. HS ngừng chậm nhất phải bị loại và phải ngồi xuống. Tiếp tục trò chơi đến khi một nhóm giành chiến thắng. 17. A spelling stair + Chia lớp làm hai nhóm + Các em tuần tự viết lên bảng các từ thành hình bậc thang, từ sau được bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của từ đứng trước. + Nhóm nào không tìm ra từ tiếp theo trước là nhóm thua cuộc. Nhóm kia giải đáp đúng từ sẽ được thưởng. Ví dụ: MOKEY E A R A I N E WINDOW I N D YO-YO R A N G ERASER.. A letter ladder Giáo viên viết lên bảng một từ ngắn. Các em sẽ phải viết một từ mới bắt đầu bắng chữ cái đầu tiên của một từ đã cho và dài hơn từ đã cho một chữ cái. Ví dụ: he – her - here * red - read- ready * hi – his- this 19. Where are the vowels? GV viết từ mà nguyên âm bị bỏ trống. Đại diện các nhóm viết lại các từ cho đúng lên bảng. Ex. F – s h fish m - - t meat, meet t - - c h – r teacher y – l l – w yellow 20. The elephant makes friends. (Chú voi kết bạn) Em có muốn biết chú voi con gần đã làm quen bao nhiêu bạn không. Hãy tách 8 chữ cái của từ ELEPHANT ra, ghi từng chữ vào những ô trống dưới đây, đáp án sẽ hiện ra. agle, ion, eel, anda, orse, nt, ewt iger c. Ôn từ vựng qua bài hát Giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập từ vựng trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh. Trong lớp học tiếng Anh, từ vựng được ghi nhớ hiệu quả nhất qua các bài hát có nhiều đoạn lặp lại với nhịp điệu khoẻ và giai điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo viên có thể tự sáng tạo ra một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay chuỗi từ định dạy. Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng âm, thì việc hát những cụm từ ngắn, hay thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học sinh phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ nhớ. Ví dụ: Sing a song “Are you happy?” Are you ? Yes, I am. Yes, I am. Are you ? No, I’m not. No, I’m not. Are you ? Yes, I am. Are you ? No, I’m not. Are you ? Yes, I am. Yes, I am. ( Repeat: hot/ cold) (happy / hot = , sad/ cold = ) d. Giúp “lưu” ngôn ngữ Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay một cấu trúc cụ thể, phải đảm bảo những gì có trong trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ dài hạn. Để làm được việc này, giáo viên cần tạo ra nhiều cơ hội tái sử dụng và ôn tập. Lập một ngân hàng những tấm các từ mới cũng là một ý kiến rất hay giúp học sinh ôn tập những gì đã học. Chia lớp thành những nhóm nhỏ khoảng 4 hoặc 5 em. Cuối mỗi buổi học/ tuần học, yêu cầu học sinh viết lại tất cả những từ mới đã học lên bảng và yêu cầu các nhóm viết những từ này vào những tấm thẻ rồi nộp lại. Mỗi giờ học giáo viên mang những tấm thẻ đến lớp để các thành viên trong nhóm có thể tự kiểm tra nhau hoặc kiểm tra chéo các bạn trong nhóm khác. Giáo viên yêu cầu học sinh tự chia từ đã học vào những nhóm thích hợp, thậm chí xây dựng nên một câu chuyện bằng cách trao đổi những tấm thẻ và viết thêm những câu sử dụng từ được ghi trên mỗi tấm thẻ từ. Bằng cách khuyến khích học sinh nhớ lại những từ đã học trong những tiết trước và luôn tạo điều kiện để chúng liên tục tiếp xúc với những từ đó trong những bài học tiếp theo, giáo viên hoàn toàn có thể trị được căn bệnh “học trước quên sau” khi học từ mới. e. Dạy học sinh phương pháp tự học Học sinh mới là đối tượng cần phải học từ mới và giáo viên không thể làm thay các em được. Bởi vậy, muốn trị tận gốc căn bệnh ‘học trước quên sau’, việc dạy học sinh phương pháp học là rất quan trọng. Ngay khi bắt đầu năm học hãy dành thời gian giúp học sinh hiểu rõ những khó khăn mà học sinh sẽ gặp phải khi ghi nhớ thông tin mới và dạy các em phương pháp học sao cho hiệu quả như: - Tìm những từ vựng mà học sinh đang cố gắng ghi nhớ khi đọc hay nghe Tiếng Anh. - Viết những câu sử dụng những từ mới học nói về những gì gần gũi với bản thân. - Nhắc học sinh rằng việc ôn tập một cách đều đặn là cách tốt nhất để các em nâng cao vốn từ vựng mà không quên mất những gì đã học. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất trong số những phương pháp đã nêu vì mỗi phương pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách khác nhau. Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau mà có khi chính các em cũng không nhận thấy. Hiệu quả của việc tự học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và về nhà) để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững những phương pháp tự học từ vựng. Nhờ đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu quả và sau đó quyết định chọn lựa phương pháp tự học hiệu quả nhất. f. Dạy học sinh cách ghi chép bài: Giúp học sinh sắp xếp những ghi chép trên lớp sao cho thật khoa học, hiệu quả và hữu ích. Hướng dẫn những cách khác nhau để trình bày cuốn sổ từ vựng (như dùng biểu đồ, cây từ mới hay những vòng tròn.v.v) và để học sinh tự mình quyết định xem cách nào hiệu quả nhất với các em . Đừng quên chỉ ra cho học sinh ích lợi của việc ghi lại ví dụ minh hoạ. Ví dụ: Dùng family tree để ghi chép tên các thành viên trong gia đình: g. Dạy học sinh cách liên tưởng Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là lý do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi các từ vựng có chung gốc. Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề bằng cách vẽ sơ đồ tư duy: + Học sinh làm việc theo nhóm, tìm những thông tin về chủ điểm đã cho, sau đó so sánh với các nhóm. + Giáo viên tập hợp các thông tin phản hồi từ học sinh. + Thưởng cho nhóm liệt kê được đúng và nhiều từ thuộc chủ đề, và hoàn thành trước nhất. III. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy từ vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt là một ngân hàng từ vựng phong phú, dồi dào. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn trước ánh mắt khát khao kiến thức mới của học sinh. Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra rằng học sinh có chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn học hơn. Hiểu bài và nắm bài tốt. Việc rèn luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt. Khả năng vận dụng ngôn ngữ khá. Năm học 2010-2011 tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh lớp 3, 5 kết quả đạt được như sau : Môn Lớp Số HS Trên 5,0 Dưới 5,0 Trên 9,0 TA ( Thí điểm) 3A2 39 37 2 14 TA ( Thí điểm) 3A4 40 39 1 15 TA ( Thí điểm) 3A6 38 26 2 15 TA ( Tự chọn) 3A1 35 35 0 13 TA ( Tự chọn) 3A3 36 35 1 15 TA ( Tự chọn) 3A5 36 34 2 12 TA ( Tự chọn) 5A4 32 32 0 14 C. KẾT LUẬN: I. Ý nghĩa của đề tài Từ vựng có vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Không có vốn từ đầy đủ, con người không thể sử dụng từ ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học một cách đúng đắn giúp học sinh có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy bén hơn. II. Bài học kinh nghiệm Thành công của việc dạy từ phụ thuộc trước hết vào bầu không khí giao tiếp lời nói cần thiết mà giáo viên tạo ra trong lớp học, điều quan trọng là làm sao cho học sinh thích nghi với giao tiếp đó. Ngoài ra, giáo viên phải có phương pháp để tất cả học sinh có thể nhớ từ vựng một cách hiệu quả, cung cấp cho các em nhiều chiến lược học tập và tác nhân kích thích khác nhau. Có thể sử dụng tác nhân hình ảnh, tác nhân âm thanh và quan trọng nhất là lôi cuốn được sự tham gia của học sinh; ở đó các em không chỉ nghe thấy, nhìn thấy, mà còn được thực hiện các động tác. Cuối cùng, giáo viên cần thực tế về mục đích và dự kiến về những gì cá nhân học sinh có thể gặp phải và thời gian các em cần để luyện tập, ghi nhớ và học bài. Luôn luôn học tập đổi mới, làm cho trẻ bất ngờ về khả năng làm mới phong cách dạy của mình là thành công lớn của thầy cô trong việc thu hút trẻ học môn tiếng Anh. Tuỳ từng hoàn cảnh thời gian, địa điểm và điều kiện vật chất tinh thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra cách giảng dạy từ vụng mới. Trong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện; học sinh đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập, do đó cần phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong luyện tập thực hành. Muốn thực hiện được, cá nhân học sinh phải tích cực và tự giác tham gia thực hành, không sợ mắc lỗi, và cần lưu ý rằng độ lưu loát, trôi chảy (fluency) trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để học sinh thực hành kỹ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không quá đông, đầy đủ thiết bị nghe nhìn, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nên nhấn mạnh vào 4 kỹ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ luôn luôn được ưu tiên trong bất kỳ hình thức nào. Muốn đạt kết quả cao trong việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học trước hết giáo viên phải có trách nhiệm, có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc. Phải xác định rõ mục đích yêu cầu trọng tâm của bài dạy, biết sử dụng và kết hợp linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học, phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đối tượng học sinh. Giáo viên khai thác, kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh ảnh, thẻ từ, mạng internet, và làm nhiều đồ dùng dạy học có tính thẩm mỹ cao giúp học sinh hứng thú tham gia vào bài học. III. Đề xuất 1. Đối với học sinh: - Khuyến khích học sinh học tập và sử dụng từ vựng Tiếng Anh trong giao tiếp. - Động viên các em học tập theo nhóm và thành lập các buổi nói Tiếng Anh hay câu lạc bộ Tiếng Anh trong lớp hoặc khối để dần dần năng động, tự tin hơn. - Yêu cầu các em luôn luôn có thói quen ôn tập để khắc sâu kiến thức cũ. 2. Đối với giáo viên: - Tạo cho các em có một tình yêu, đam mê với môn tiếng Anh cũng như nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như khen ngợi, động viên nhắc nhở kịp thời. - Không ngừng đầu tư, mở rộng kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học. - Ngoài ra giáo viên cũng nên thường xuyên dự giờ lẫn nhau trên cơ sở đó để góp ý và học hỏi kinh nghiệm. 3. Đối với lãnh đạo trường, phòng Giáo dục: - Xây dựng phòng chức năng có sẵn máy chiếu dành cho việc dạy và học Tiếng Anh. - Cung cấp thêm băng đĩa có nội dung phong phú về phong tục, tập quán, văn hóa của những nước nói Tiếng Anh. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên Tiếng Anh Tiểu học tham gia vào các lớp học Tin học nhằm giúp giáo viên tiếp cận với công nghệ phục vụ cho việc soạn giảng đạt hiệu quả cao. Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị: Nghĩa Thành, ngày tháng năm 2013. ................................................................ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến giải ....................................................... pháp của bản thân tôi, không sao chép ....................................................... nội dung của người khác. ....................................................... ....................................................... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết HIỆU TRƯỞNG Trương Thị Ngọc Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO Teaching English to children. A.Scott, Wendy & H.Ytreberg, Lisbeth (2004). UK: Longman Teaching languages to young learners. Cameron, L. (2005), Cambridge University Press. How to use games in language teaching. Rixon, S. (1984), HongKong: Macmillan Publishers Ltd. Teach English. Adrian Doff. Cambridge University Press. 500 Activities for the Primary classroom. Carol Read. Macmillan books for Teacher. English for Primary Teachers. Marry Slattery & Jane Willis. Oxford University Press.
File đính kèm:
- SKKN_Mot_so_bien_phap_day_tu_vung_Tieng_Anh_o_Tieu_hoc.doc