Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh Tiểu học

Tiếng Anh là môn học tự chọn và khó ở bậc Tiểu học nên đa số các em rất lơ là, ít hứng thú trong học tập, phụ huynh chưa thật sự quan tâm và hổ trợ với giáo viên trong việc giúp con ôn bài ở nhà vì đây là ngôn ngữ rất khó dạy so với bộ môn Toán, Tiếng việt. Giáo viên chủ yếu dạy cho học sinh đọc, viết được để làm bài thi và truyền đạt kiến thức theo phương pháp đã quy định, chưa mạnh dạn cải tiến cách dạy cá nhân phù hợp với tình hình thực tế của trường, do đó giờ học rất đơn điệu, không sinh động làm hạn chế khả năng giao tiếp của các em đồng thời chất lượng giảng dạy chưa cao.

Chính những lí do trên đã thôi thúc tôi không ngừng tìm tòi, cải tiến và sáng tạo ra phương pháp giảng dạy riêng của mình theo mục tiêu giao tiếp; tạo môi trường học tập thoải mái, thân thiện, vừa học vừa chơi và có nhiều cơ hội được thực hành với bạn qua góc học tập mới lạ; thiết kế hoạt động giảng dạy phù hợp khả năng tiếp thu của từng đối tượng; luôn tạo được sự hợp tác tích cực giữa thầy- trò trong quá trình giảng dạy; khơi dậy sự ham học của tất cả học sinh và giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản để chất lượng bộ môn ngày càng cao.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vào mẫu câu đã học.
 - Giáo viên đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 - Học sinh không có sách bài tập được thực hành thêm tại lớp.
 - Giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu trong lớp cùng tiến bộ, giảm tâm lí ngại ngùng khi giao tiếp với thầy, cô.
 2.2.2. Cách thực hiện:
 a. Giáo viên: 
 - Sưu tầm, photo hoặc vẽ tranh và đính ở một góc của mỗi lớp học .
 - Nghiên cứu kĩ các dạng bài luyện nói, đọc và viết phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh từng khối lớp. Bài tập ngắn, gọn, dễ hiểu,
 - Yêu cầu học sinh mỗi ngày chỉ cần đọc được một từ và nói một câu có từ dưới tranh minh họa là được, buổi sau ôn lại 1 từ và nói thêm từ thứ 2, cứ thế đến cuối tuần là các em đã hoàn thành bài.
 - Thay đổi hình thức, dạng bài luyện tập 2 tuần 1 lần theo chủ đề bài học.
 - Đính tranh lớn nội dung bài của góc học tập để kiểm tra một số cặp học sinh vào đầu mỗi tiết học xem các em có tham gia hay không, học sinh giỏi giúp bạn học trung bình, yếu có tiến bộ nhiều sẽ được ghi nhận sự tích cực học tập để tuyên dương, khen thưởng vào từng học kì.
 - Đối với bài viết, giáo viên sẽ chấm điểm vào tuần thứ 2 trước khi sang chủ đề mới.
 b. Học sinh
 - Có một quyển tập nháp dành riêng học Tiếng Anh hoặc học ở phía sau tập.
 - Chọn một hoặc hai bạn cùng lớp tham gia học tập.
 - Lần lượt từng cặp học sinh tự chọn từ / tranh luyện nói với mẫu câu đã học
 - Hoàn thành bài luyện viết theo quy định của giáo viên.Với hình thức này học sinh học bất kì lúc nào mình thích, trong 1 tuần làm sao các em đảm kiến thức nội dung bài là đạt.
 2.3 Một số dạng bài tập thực hành minh họa cho góc học tập
 2.3.1. Ôn từ và mẫu câu luyện nói theo mẫu sách giáo khoa:
 Ví dụ 1: Bài 18 - Colours- lớp 3 
 Học sinh ôn lại các từ chỉ màu sắc với hình thức số ít theo mẫu: 
 A:What colour is it ? 
 B: It’s yellow. 
 yellow red orange	green
Đây là những hình ảnh đơn giản, giáo viên vẽ rồi photo đính ở các lớp và tô màu học sinh sẽ rất thích hoặc yêu cầu học sinh tự vẽ để triển lãm tranh và cùng thực hành. Đầu tiết học giáo viên mình chỉ cần đính tranh lên bảng là các cặp học sinh xung phong đứng lên chọn tranh để nói rất nhanh và tự tin kể cả những em chậm tiếp thu vì đã có bạn giúp đỡ nói đến thuộc lòng.
Ví dụ 2: bài 11 – What’s the matter with you ? - lớp 5 
x
Học sinh ôn lại các từ chỉ bệnh và khuyên bạn nên(should R / không nên (shouldn’t ) làm gì theo mẫu, học sinh thế từ hoặc cụm từ vào chổ trống và nói với bạn. 
A: I have got a sore eye.
 B: You should use some eye drops.
Đối với sách lớp 5 mới nếu giáo viên photo hoặc chụp lại những hình ảnh trong phần Point, ask and answer trong sách giáo khoa và áp dụng hình thức trên thì rất hiệu quả vì một số cụm từ dưới tranh rất dài và khó nhớ kể cả mẫu câu nên một số em trung bình, yếu sẽ quên khi sang tiết thứ 2.
 a sore eye / a backache / 	 a cold/
x
 use some eye drops R caryy heavy things drink hot milk R
 2.3.2. Bài tập thực hành chọn tranh đúng :
 Ví dụ: Unit 12: Jobs (Nghề nghiệp) –lớp 4 
 Sau khi học xong các từ chỉ nghề nghiệp giáo viên cho học sinh làm bài trắc nghiệm qua tranh để ôn từ thay vì ôn tập theo cách trên. Khi học sinh chọn tranh đúng các em phải đọc lại câu trong đó có từ chỉ nghề nghiệp và nhớ luôn tranh nào dùng He is a / She is a ..
Tick the correct picture (Đánh dấu vào tranh đúng)
1. She is a teacher.
 A B C
 2. He is a farmer.
 A B C
 3. He is a doctor.
 A B C
 4. He is a businessman.
 A	B	 C
 2.3.3. Bài tập tổng hợp dành cho học sinh khá giỏi :
 Ví dụ: Unit 12- Jobs (Nghề nghiệp) –lớp 4 
 Spot the difference(Tìm điểm khác biệt)
 Gợi ý: - Bước 1: Chỉ tranh nói từ chỉ nghề nghiệp(
 - Bước 2: Em hãy nói với bạn điểm khác biệt của 2 tranh câu theo mẫu:
 Hình a.2 He is a farmer. 
 Hình b.1 She is a farmer.
Hình a Hình b
1 2 1	 22
3 4	 4
Ví dụ: Unit 14- Our Room- lớp 3 
Tìm điểm khác biệt
 Học sinh ôn lại các từ chỉ đồ vật như book (quyển sách), chair(ghế tựa), desk(bàn), picture (tranh), lamp(đèn đọc sách) và vị trí của chúng như on (ở trên), behind (phía sau), above (phía trên/bên trên), under (bên dưới),sau đó các em nói những điểm khác nhau giữa 2 bức tranh
Gợi ý: 
- Bước 1: Em hãy nêu tên các đồ vật có trong tranh
- Bước 2: Nói vị trí của đồ vật
- Bước 3: Hoàn thành câu theo mẫu, sử dụng tên đồ vật và vị trí của chúng
 Hình a - The book is on the desk.(Có 1 quyển sách trên bàn)
 Hình b - The book is the desk. 
Hình a Hình b
 3.1. Dạy phân hóa theo một số đối tượng học sinh
 Trong một lớp học, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều.Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy theo sự phân hóa để chất lượng bộ môn đạt kết quả cao hơn.Tùy theo mỗi lớp giáo viên chia đối tượng học sinh và giảng dạy sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
 3.1.1. Đối với học sinh yếu và mất căn bản
 Kiến thức học phải xuyên suốt. Nếu mất căn bản các em khó tiếp thu kiến thức mới đặc biệt đây là một ngôn ngữ khó học. Để khắc phục giáo viên cần:
 - Hệ thống hóa kiến thức theo chương trình đã dạy.
 - Nội dung bài học phù hợp với khả năng nhận thức để học sinh vừa ôn tập vừa thực hành kiến thức mới .
 - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em với nhiều hình thức tổ chức thi đua cá nhân, thi đua tổ, nhóm,kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài, làm bài và kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. 
- Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng:
 + Công nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh.
 + Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh
 + Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như các bạn, 
ngược lại nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học sinh và kết quả giảng dạy rất thấp, do vậy trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững đều này để kích thích sự ham học của các em và giúp các em từng bước lắp lỗ hỏng kiến thức của mình.
 3.1.2. Học sinh yếu do lười, học không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập :
 - Những học sinh này thường là không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung, lo raĐể các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng dạy học giúp các em hiểu bài và rèn kỹ năng nói tốt hơn. Ngoài ra, giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. 
 - Một học sinh yếu không đòi hỏi các em giỏi ngay được mà phải theo dõi sự tiến bộ từng bước của các em so với thời gian trước. Giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng lời nói,cử chỉ,.. chính những tác động trực tiếp này thường tạo ra dấu ấn tốt thì về sự chuyển biến tâm lí như thái độ, hành vi, tình cảm từ đó học sinh sẽ dần tiến bộ hơn. Một điều đáng mừng trong năm học này tôi đã khơi dậy được tất cả các em yêu thích giờ học của chính mình giảng dạy ở từng khối lớp. 
 3.1.3. Đối với học sinh khá, giỏi: 
Thường xuyên khen ngợi trước tập thể những câu trả lời hay, có ý sáng tạo, thỉnh thoảng một số em giỏi thường hỏi thêm từ mới cùng một chủ đề, lúc này giáo viên nên cung cấp từ thêm nhằm làm tăng khả năng hiểu biết của các em; xếp các em ngồi kế bạn trung bình, yếu hổ trợ với giáo viên giúp các bạn cùng tiến bộ. Tuy nhiên cũng nên khuyên các em không nên thỏa mãn với kết quả học tập của mình mà phải càng cố gắng hơn nữa.
 Tóm lại: Đối với các đối tượng học sinh trên giáo viên cần có sự quan tâm đặc biệt như tôn trọng, yêu thương, khuyến khích các em học tập bằng ánh mắt, giọng nói dịu dàng, mềm mỏng và cách xử lí tình huống khéo léo của giáo viên để các em cảm thấy thoải mái khi đến tiết học Tiếng Anh. Thường các em yếu hay mặc cảm, tự ti, nhút nhác, vì vậy giáo viên nên nhạy cảm khi nhận xét hay dùng từ, tránh những nhận xét có tính chê bai. 
 Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi thấy giáo viên càng nóng tính hay có thái độ giận dữ với học sinh chậm tiếp thu thì các em càng hoảng hốt không nói được từ hay câu nào hết, lúc này nét mặt của giáo viên nên nghiêm nghị, bình tĩnh nhưng rồi phải xoa dịu các em bằng giọng nói vui vẻ và động viên an ủi bằng lời và khi các em trả lời được một vài ý giáo viên nên có lời khen : “ Hôm nay cô thấy con chăm chỉ học rất tốt hoặc là: “Con đã hiểu bài và thực hành nói rất tốt”, “ Tiết học này con học rất tích cực, phát biểu xây dựng bài sôi nổi,..”. 
 Đối với những bài tập các em chưa hiểu cách làm giáo viên nên ân cần chỉ bảo và tỏ lòng yêu thương bằng nhiều cách để các em cảm nhận thầy cô luôn quan tâm và yêu thương, vậy mình phải cố gắng học, lúc này vẻ mặt của các em rất vui và thở phào như trút đi sự nặng nề rồi cặm cụi làm bài, càng thể hiện sự thân thiện và yêu thương, các em càng tự tin trong học tập. Trên đây là một vài bí quyết nhỏ mà tôi đã áp dụng cho 3 khối lớp trong quá trình giảng dạy rất hiệu quả. Hơn nữa khi thiết kế hoạt động giảng dạy giáo viên cần lưu ý cùng nội dung, phương pháp nhưng không phải áp dụng lớp nào cũng thành công, vì vậy chúng ta cần phải xác định rõ nội dung chính, mục đích, yêu cầu của bài học, đặc điểm về tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi và quan trọng hơn là kiến thức của mình phải thật sự chuyên sâu thì việc vận dụng kinh nghiệm trong phương pháp mới đạt kết quả cao. 
 4.1. Thực hiện tốt quy trình thực hành ngữ liệu mới theo cặp 
 Mục đích:
 -Tạo sự tự tin để từng đối tượng học sinh mạnh dạn nói trước lớp vì đã có bạn và giáo viên giúp đỡ trong lúc thực hành.
 -Thực hành nói theo mẫu lưu loát.
 - Ít sai lỗi về ngữ pháp, ngữ điệu và ngữ âm.
 -Tạo không khí lớp học sôi nổi và học sinh hứng thú hơn vì tất cả các em đều nói được.
 Cách tiến hành:
 Đây là phần rất quan trọng trong một tiết dạy nhằm giúp học sinh đọc được từ mới và vận dụng vào mẫu câu thực hành theo mẫu một cách trôi chảy, vì vậy mỗi giáo viên cần thực hiện tốt quy trình này.
 - Trước khi thực hành nói thay vì học sinh đọc lại các từ/ cụm từ dưới mỗi tranh, giáo viên nên thay đổi một số hoạt động như chant từ / cụm từ theo nhịp (tùy theo nội dung bài học) để tạo không khí lớp sôi nổi hơn và,
 - Giáo viên phải hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, từ đơn giản, dễ hiểu.
 - Minh họa từ bằng tranh ảnh, cử chỉ, điệu bộ 
 - Lặp lại lời hướng dẫn và dừng từng ý một để các em nắm vững yêu cầu.
 - Quan sát học sinh xem các em đã hiểu yêu cầu của giáo viên chưa? nếu học sinh còn lo lắng giáo viên kiểm tra bằng tiếng việt.
 - Khi tất cả học sinh hiểu yêu cầu rồi thì giáo viên mới bắt đầu tiến hành hoạt động.
 - Giáo viên gợi ý mẫu câu mới một cách rõ ràng về phát âm, ngữ điệu. Làm mẫu một hoặc hai tranh tùy nội dung cấu trúc dễ hay khó.
 - Học sinh tập trung nghe và lặp lại.
 - Giáo viên gọi 1 hoặc 2 cặp học sinh đóng vai hoặc lặp lại câu. 
 - Các tranh còn lại giáo viên để học sinh tự nhìn tranh và nói với các bạn theo mẫu (close pairs). (Thay vì giáo viên cùng học sinh lướt qua hết các tranh rồi yêu cầu từng cặp học sinh đóng vai và nói lại với bạn, sau đó giáo viên gọi từng cặp kiểm tra như trước đây thì rất buồn chán, làm hạn chế khả năng tự tìm tòi của học sinh ) 
 - Giáo viên quan sát từng cặp học sinh và luôn giúp đỡ, khuyến khích những em yếu, ngại nói.
 - Gọi từng cặp học sinh kiểm tra, không kiểm tra cặp học sinh trong khi thực hành (open pairs).
Khi kiểm tra giáo viên không nên lướt qua các câu trả lời với những học sinh giỏi nhất mà hãy kiểm tra câu trả lời càng nhiều càng tốt như sử dụng một số câu hỏi thêm để xem học sinh mình đã hiểu hết nội dung truyền đạt trong tiết học chưa và vận dụng nó như thế nào?
 - Gọi vài cặp học sinh thực hành trước lớp để phát triển kỹ năng nói nhạy bén và tự tin trong giao tiếp. 
 - Đặc biệt ở giai đoạn này giáo viên chú ý sữa lỗi cách phát âm, lỗi ngữ pháp để các em luyện nói vừa chính xác vừa lưu loát, sữa lỗi cần nhẹ nhàng nếu không những lần sau các em không dám tham gia vì sợ sai. Hơn nữa giáo viên cần phải biết kết hợp và vận dụng có hiệu quả các phương pháp sửa lỗi một cách sáng tạo và linh hoạt phù hợp với tình huống và lỗi sai nhất định, tuy nhiên giáo viên cần lưu ý:
 + Động viên khuyến khích học sinh tập trung vào những gì học sinh đúng nhiều hơn chứ không nghiêng về những điều sai, chỉ nên lấy cái sai ra để so sánh và tránh lặp lại lỗi sai đó. 
 + Khích lệ những câu trả lời đúng của học sinh, thậm chí cả những câu chưa đúng hoàn toàn.
 + Tránh chê bai học sinh hoặc làm cho học sinh cảm thấy việc trả lời sai là rất tồi tệ.
 + Chủ động điều khiển sửa lỗi nhanh, nếu không sẽ mất nhiều thời gian mà phần bài trên lớp chưa hết, nhiều học sinh khác sẽ không có cơ hội thực hành.
Điều quan trọng nữa cần lưu ý là sau khi luyện nói xong giáo viên yêu cầu học sinh về nhà luyện viết từ và làm lại các câu đã thực hành vào vở tiết học sau giáo viên kiểm tra, có như vậy các em mới nhớ từ và thuộc mẫu câu tốt hơn. 
Tóm lại: Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên đều có những thủ thuật truyền đạt kiến thức mới rất tài tình nếu phối hợp nhịp nhàng các thủ thuật cùng lời hướng dẫn rõ ràng thì tiết dạy đạt hiệu quả rất cao.
 5.1. "Để tạo hứng thú và chú ý học tập của học sinh, mỗi giáo viên Tiểu học phải là một người đưa đường bền bỉ”
 - Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích vào bài học...Trẻ tiểu học thích tiếp thu bài bằng cách nghe, nhìn và cảm nhận bằng cả cơ thể của chúng qua các bài hát cùng động tác minh họa và các trò chơi, do đó một thách thức lớn với giáo viên là việc duy trì sự chú ý của học sinh vì ở lứa tuổi này thời gian tập trung học không dài, chính vì vậy giáo viên nên thay đổi tiến độ bài học bằng cách thiết kế các hoạt động giảng dạy ngắn, vừa phải. Ngoài ra, các hoạt động luyện tập cần phải sinh động, vui, tạo cho các em có cơ hội vận động và sử dụng tất cả các khả năng khác của mình như âm nhạc, vẽ tranh, tô màu, . Đồng thời mỗi người giáo viên tiểu học phải là một người đưa đường bền bỉ, là người bạn đồng hành của tất cả các em trên con đường đi tìm niềm đam mê đối với tri thức và phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm. 
 - Các hoạt động thu hút sự chú ý của học sinh thường là trò chơi, hát, vè theo nhịp điệu,Nếu lớp quá ồn ào thì giáo viên tổ chức hoạt động trầm lắng như Copying from the board, Coloring, Reading, Ordering activities, còn nếu lớp quá thụ động giáo viên khuấy động chúng bằng Games TPR Activities, Singing, Roleplay, Speaking in groups, Miming,để làm cho không khí lớp học sôi nổi và học sinh học tích cực học hơn.
Ngoài ra nếu học sinh không chú ý bài giảng giáo viên nên nhanh nhẹn dùng các mệnh lệnh thực hành vừa nói vừa làm động tác học sinh làm theo để hướng các em trở lại bài học một cách tự nhiên. Be quiet!, Stop,look, listen! 
Listen to teacher !...(học sinh vừa nói vừa làm động tác)
 6.1. Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả cũng là chìa khoá nâng cao chất lượng giảng dạy
Đồ dùng dạy học minh họa không thể thiếu được trong các giờ dạy và học Tiếng Anh, nó có tác động rất lớn trong việc phát huy trí sáng tạo đồng thời còn kích thích sự hứng thú học tập của học sinh vì lứa tuổi này các em rất thích quan sát những hình ảnh thật sinh động, tranh ảnh đẹp, màu sắc sặc sỡ nên giáo viên cần sưu tầm đồ dùng dạy học từ sách, báo, mạng Internet hay giáo viên cắt, vẽ trên mốt mềm những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương hoặc huy động từ các em học sinh để thầy và trò có một bộ đồ dùng đầy đủ, đẹp, đa dạng, các em vừa học từ, vừa chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo ra bầu không khí đoàn kết, các em tiếp thu bài tốt hơn, nhớ bài lâu hơn từ chính sản phẩm của mình và khi kết thúc tiết học các em cảm thấy nhẹ nhàng và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Ngoài ra khi dạy từ mới tôi thường làm thẻ từ chữ được đánh bằng vi tính kết hợp với tranh để tiết kiệm được thời gian viết bảng, học sinh được luyện tập nhiều hơn và phương pháp này được áp dụng rất hiệu quả. (Thẻ từ được sử dụng 2 mặt: mặt trước dùng để dạy từ, mặt sau ôn từ bằng cách điền chữ cái còn thiếu vào, thẻ được bọc mũ dẻo khi viết từ còn thiếu bằng bút lông để bôi xóa được đồng thời để bảo quản, sử dụng lâu dài) 
 Ví dụ: Mặt trước thẻ từ
 Mặt sau thẻ từ
 7.1. Đánh giá việc vận dụng giải pháp mới
Theo biểu đồ khảo sát để đánh giá việc vận dụng giải pháp mới ta thấy trước khi vận dụng giải pháp chỉ có 56 học sinh yêu thích môn học trên tổng số học sinh hai khối lớp 4 và 5 là 94 học sinh, chiếm tỷ lệ 59.6 % và 38 học sinh không hứng thú với môn học, chiếm tỷ lệ 40.4 % nhưng sau khi giáo viên vận dụng sáng tạo phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy thì số lượng học sinh thích và tích cực trong học tập tăng lên đến 90 học sinh (97,7 %), trong khi đó số học sinh không thích học giảm xuống chỉ còn 4 học sinh (2,3%). Đây là bước đầu đánh dấu sự thành công của giáo viên đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra giải pháp mới cho riêng mình để nâng cao chất lượng giảng dạy .
C. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 - Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho tất cả giáo viên đang giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học của ngành giáo dục. Mỗi giáo viên đều có thể vận dụng, chọn lọc hoặc sáng tạo thêm một số kinh nghiệm của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. 
 - Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu học An Hiệp 2 nói riêng đều có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách nhạy bén, khả năng giao tiếp tự tin hơn, mạnh dạn tiếp thu những năng khiếu sẵn có của giáo viên một cách tích cực vào bài học đặc biệt là các em sẽ rất say mê giờ học Tiếng Anh.
D. Hiệu quả và lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp:
 Qua hai năm nghiên cứu và vận dụng sáng kiến giúp giáo viên Tiếng Anh tiểu học từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, bản thân không ngừng tìm tòi, kiên trì học hỏi từ các bạn đồng nghiệp và các trang web dạy Tiếng Anh trên Internet bước đầu đã đạt được những kết quả như sau:
 - Chất lượng giảng dạy tăng lên ở mỗi năm học.
 - Giáo viên từng bước thành công trong các tiết dạy.
 - Học sinh thích tìm tòi và năng động hơn.
 - Học sinh say mê, tự tin, hứng thú giao tiếp hơn trong học tập. Các em tiếp thu kiến thức nhanh và bậc ra nhanh hơn khi nói đồng thời tất cả học sinh ở trường hiện nay rất thích giờ học Tiếng Anh thông qua các hình thức tổ chức của giáo viên.
Sau đây là kết quả đạt được trong năm học 2012-2013 và năm học 
2013-2014: 
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
KHỐI
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KHỐI
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
3
38%
36,4%
25,6%
0
3
88%
10%
2%
0
4
36,6%
41,5%
21,9%
0
4
80%
10%
10%
0
5
51%
28,3%
20,7%
0
5
92,5%
5,7%
1,8%
0
E. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Muốn vận dụng sáng kiến có hiệu quả cần phải có sự hợp tác đồng bộ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh:
- Giáo viên: trình độ chuyên môn vững, phải có tính kiên nhẫn, chịu khó, yêu nghề, mến trẻ và không ngừng học hỏi, sáng tạo nhiều hơn trong phương pháp giảng dạy trẻ phù hợp với yêu cầu thực tế. Liên hệ với phụ huynh có con học yếu và hướng dẫn phụ huynh cách ôn bài cho con ở nhà cùng với giáo viên.
 - Học sinh: chăm chỉ, tích cực trong học tập, luôn chuẩn bị tốt bài vở trước khi đến lớp đặc biệt là không nên xem nhẹ môn tự chọn này. 
 - Phụ huynh: quan tâm nhiều hơn nữa về việc học của con mình, cùng hổ trợ với giáo viên trong việc nhắc nhở con ôn bài ở nhà, bố mẹ cũng không được xem nhẹ môn học không tham gia vào việc đánh giá kết quả cuối năm, nó cũng rất quan trọng trong quá trình học tập và là nền tảng để các em học tốt ở bậc học tiếp theo..
 - Cơ sở vật chất: Có phòng dạy máy chiếu, đồ dùng dạy học (nhà trường mua sắm, giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm thêm từ sách, báo để phục vụ giảng dạy). 	
Bến Tre, ngày 16 tháng 7 năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:..
Tên sáng kiến
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TIẾNG ANH TIỂU HỌC
 Tháng 7/2014

File đính kèm:

  • docMột số giải pháp nâng cao chât lượng dạy Tiếng Anh cấp Tiểu học..doc
Sáng Kiến Liên Quan