Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy luyện viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Tiếng Việt là bộ môn rất quan trọng trong bậc giáo dục tiểu học. Mục đích của dạy học Tiếng Việt là dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt văn hoá để giao tiếp và tư duy, mở rộng vốn hiểu biết thông qua việc rèn luyện các kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt, bồi dưỡng cho các em tình cảm đối với quê hương, con người và thiên nhiên.

Tập làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp. Vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt từ các phân môn khác, vừa phát huy và hoàn thiện các kết quả đó.Trong đó phần văn miêu tả (tả cảnh, tả người) thể hiện rõ nhất quan điểm này.

Vì vậy làm thế nào hình thành cho học sinh kĩ năng viết văn miêu tả tốt, tạo cho các em có hứng thú trong việc học thể loại văn này, đây là việc làm rất cần thiết với mỗi giáo viên trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học.

Vì lẽ đó nên tôi chọn đề tài’’MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5’’.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 16384 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy luyện viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DẠY LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5’’. 
2) nhiÖm vô nghiªn cøu:
1) nghiªn cøu t©m sinh lý løa tuæi tiÓu häc.
2) Nghiªn cøu thu thËp sè liÖu . 
3) Ph©n tÝch tæng hîp rót ra bµi häc.
3) §èi t­îng nghiªn cøu :
1) Häc sinh khèi líp 5 - §Æc biÖt lµ líp 5B.
2)C¸c ph­¬ng ph¸p chØ ®¹o cña Ban gi¸m hiÖu .
3) TËp thÓ gi¸o viªn tr­êng tiÓu häc §iÒn L­ 2.
4 ) ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu :
 1) Ph­¬ng ph¸p quan s¸t.
2) Ph­¬ng ph¸p pháng vÊn.
3) Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch tæng hîp .
4) Ph­¬ng ph¸p tr¾c nghiÖm .
II) :THỰC TRẠNG HỌC VĂN MIÊU TẢ(TẢ CẢNH, TẢ NGƯỜI) LỚP 5B-TIỂU HỌC ®iÒn l­ 2 :
Học sinh chưa có kĩ năng quan sát đối tượng miêu tả, kĩ năng quan sát từ những điều mình đã nhìn thấy còn rất hạn chế. 
Không chủ động sáng tạo khi diễn đạt nội dung từng phần cũng như toàn bài.
Còn thụ động tiếp thu bài giảng, không sáng tạo, còn rập khuôn văn mẫu.
Kĩ năng liên kết , sắp xếp các ý trong đoạn bài còn rất còn rất hạn chế.
Kĩ năng sử dụng ngôn từ,diễn đạt ý thành câu văn còn vụng về .
Nhìn chung chương trình mới có tính phát huy khả năng chủ động của học sinh hơn. Tuy nhiên, kĩ năng dùng từ diễn đạt còn rất hạn chế. Nhiều em trình bày câu văn còn sơ sài,cộc lốc, thiếu tự nhiên. Từ thực tế trên dẫn đến chất lượng môn văn (tả cảnh, tả người) còn thấp:
 	Điểm 9 : không có
	Điểm7-8 : 2em
	Điểm5-6 : 12em
	Điểm dưới 5: 4em
Từ thực trạng trên tôi đã nhiều lần trăn trở làm sao để học sinh có hứng thú học tốt tiết tập làm văn miêu tả đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn tập làm văn của học sinh.
III)NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
Học sinh:
* Khả năng quan sát của học sinh còn hạn chế: chưa xác định rõ đối tượng quan sát là gì? Nó như thế nào? Cách thức miêu tả ra sao? Diễn đạt lại nó bằng cách nào? (sử dụng ngôn từ nội dung diễn đạt).
*Điều kiện sách tham khảo còn hạn chế dẫn đến vốn từ nghèo nàn, việc sử dụng từ ngữ có hình ảnh trong đoạn văn còn ít, chưa có thói quen ghi chép, thu hoạch, sau khi đọc sách báo, sách tham khảo.
	*HS còn lúng túng trong cách viết văn thông thường các em bắt chước theo bạn ,theo thầy cô .Mà bản chất của làm văn không phải là sự bắt chước máy móc ,nếu bắt chước mãi thì bài văn không còn gì là của riêng mình như vậy dần biến mình thành người máy .
*Nhiều em còn có thói quen hình thành bài văn theo cách trả lời câu hỏi, thói quen học thuộc bài văn mẫu.
*Nhiều em còn lười học, chưa có thái độ đúng đắn trong học tập.
Giáo viên:
*Chưa tạo được đòn bẩy cho phân môn này. Chưa gây được hứng thú cho các em, chưa phối hợp tốt Tập làm văn với các phân môn khác như: Tập đọc -luyện từ và câu-kể chuyện.
*Chưa rèn được cho học sinh kĩ năng quan sát và dùng ngôn ngữ diễn đạt lại những gì mình đã quan sát được.
*Chưa tổ chức được nhiều hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ tư duy ở học sinh như: tham quan một vài cảnh đẹp ở địa phương, phát động phong trào đọc sách báo, tập sáng tác thơ,truyện ngắn.
*Người dạy đôi khi chưa xác định được chuẩn kiến thức của phân môn làm văn ,nghĩa là bài viết của học sinh như thế nào là công nhận được ? Dạy như thế nào có thể được gọi là tiết tốt ?Nếu xác định được chuẩn này thì chúng ta mới có thể thống nhất được khi đánh giá chất lượng dạy cũng như chất lượng học .
*Mỗi giáo viên đều có mong muốn nâng cao dần kết quả bài làm văn của học sinh trong khi việc dạy của thầy ,cô giáo lại chưa đạt được yêu cầu hướng dẫn ,dìu dắt người học từng bước .Khi chấm bài giáo viên dễ dàng tìm ra sai sót nhưng chúng ta lại chưa chỉ ra đầy đủ đúng hướng cho học sinh -Bản thân người thầy còn lúng túng thì sao trò có thể có điều kiện học tốt môn tập làm văn được .
*Lớp nào cũng có 4 trình độ :Giỏi ,Khá ,Trung bình ,Yếu nhưng xác định ,phân loại đúng trình độ này và định hướng dạy phù hợp theo từng trình độ là một vấn đề còn nhiều bàn cãi .
*Sách viết về phương pháp dạy làm văn ,sách tham khảo hiện nay nhiều nhà xuất bản ,xuất bản ồ ạt gây cho giáo viên không ít khó khăn trong việc lựa chọn sách .Chẳng hạn như “để học tốt Tiếng Việt “có cả gần chục loại sách chẳng lẽ phải mua tất cả các loại sách sao ? Vì thế nhiều giáo viên đâm ra lúng túng trong việc lựa chọn sách .
 2.Cha mẹ học sinh :
*Cha mẹ học sinh có thể giúp học sinh Tiểu học học tốt các môn học khác .Song phân môn Tập làm văn thì sẽ gặp khó khăn ,một phần vì thiếu điều kiện thời gian ,mặt khác phụ huynh sẽ lúng túng trong việc nắm bắt nội dung ,phương pháp dạy vì vậy việc đôn đốc ,hỗ trợ học sinh học ở nhà còn rất hạn chế .
 	*Nhiều cha mẹ học sinh chưa đầu tư sách tham khảo về phân môn tập làm văn cho con em đọc ,chưa xây dựng được tủ sách phục vụ tốt cho việc học môn văn ở Tiểu học như các em có điều kiện ở thành phố . 
*Tóm lại : Cho dù đề cập đến nhiều nguyên nhân rất thực tế song nguyên nhân giảng dạy vẫn là chính vẫn là cơ bản .Vì vậy mỗi giáo viên cần phải nhận thức được cần phải dạy sao cho tốt để người học đạt kết quả tốt .Xuất phát từ suy nghĩ trên tôi đã thực hiện một số giải pháp cụ thể đối với phân môn Tập làm văn như sau :
B) gi¶i quyÕt vÊn ®Ò:
I)CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Giúp học sinh xác định rõ mục đích, yêu cầu của phân môn đối với thể loại văn miêu tả.
Rèn kĩ năng phân tích đề, nhận diện văn bản: thể loại nào? Đối tượng miêu tả là cái gì? Miêu tả ra sao? Tả bằng cách nào? Quan sát đối tượng, tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý.
Xây dựng đoạn, liên kết đoạn thành bài.
Đối chiếu, sửa chữa lỗi về nội dung, diễn đạt.
Phải chủ động, tích cực trong quá trình dạy học.
Phải viết văn có cảm xúc và chân thực. Trình bày đúng, đủ, rõ ý bằng lời văn chân thành, giản dị.
II) c¸c biÖn ph¸p cô thÓ :
Từ mục đích, yêu cầu xác định ở mục I, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau :
Hình thành kĩ năng phân tích đề:
Cần rèn kĩ năng lĩnh hội ngôn ngữ thông qua việc tìm hiểu yêu cầu của đề bài. Từ đó có kĩ năng nhận diện các văn bản.
Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì?( Đối tượng chính ,đối tượng chấm phá thêm .)
Miêu tả như thế nào? Cách thức miêu tả ra sao? 
Quá trình phân tích, tìm hiểu đề giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng.
Dạy học sinh quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả:
Đầu tiên phải định hướng cho học sinh đối tượng quan sát.
Rèn kĩ năng sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật:
Mắt cho ta cảm giác về màu sắc, cảnh vật (chiều, trưa, tối...), làn da (đen, trắng, hồng...), hình dáng, hoạt động...
Tai ghi nhận được những âm thanh từ đối tượng quan sát: tiếng còi xe, tiếng chim, tiếng hát, giọng nói...
Xúc giác, vị giác, khướu giác...
Đối với loại văn miêu tả:
Giáo viên định hướng các em khi quan sát cần tìm ra đặc điểm riêng biệt của đối tượng-Bỏ qua đặc điểm chung, không liệt kê từng đặc điểm để tránh bài văn nhàm chán, khô khan như một bảng thống kê.
Ví dụ: 
Khi tả ngoại hình một người ta không nhất thiết liệt kê hết đầy đủ các chi tiết: đầu, cổ, tay, chân, mắt, mũi, miệng, răng... mà chỉ lựa chọn chi tiết nổi bật nhất để tả.
Ví dụ: 
Bài: “ Bà tôi “ của Mác xim Go rơ-ki: “Mái tóc bà đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, mớ tóc dày”. tả giọng nói của bà: Trầm bổng như tiếng chuông đồng.
Phân chia đối tượng quan sát:
Đối tượng chính.
Đối tượng chấm phá thêm.
Lựa chọn trình tự quan sát:
Không gian, thời gian tuỳ theo mỗi trình tự quan sát, tuy nhiên với trình tự nào cũng tập trung chủ yếu vào đối tượng chủ yếu, trọng tâm.
Rèn kĩ năng ghi chép khi quan sát: cần hướng dẫn các em biết tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn tư ngữ khi miêu tả.
Tạo điều kiện để học sinh tích luỹ vốn từ ngữ khi miêu tả:
Biện pháp đầu tiên là giúp các em tích luỹ vốn từ qua các bài tập đọc. Đối với các bài tập đọc ở thể loại miêu tả ( tả cảnh, tả người ) như : Quang cảnh làng mạc ngày mùa , Một chuyên gia máy xúc , Tiếng đàn ba-la –lai –ca trên sông đà ...GV giúp học sinh phân tích kĩ bố cục ,cách dùng từ diễn đạt ý của từng tác giả để học sinh có kĩ năng hình thành bố cục bài văn .
Tiết luyện từ và câu không chỉ giúp các em hiểu rõ từ mà còn mở rộng chúng khi tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ:
Khi tả ngoại hình của một người ta không chỉ dùng tính từ gầy thì còn nhiều từ đồng nghĩa khác: khô đét, lép kẹp, gầy nhom, xương xẩu...Và bên cạnh tính từ đẹp còn có: trông dễ mến, xinh xinh, xinh xắn,dễ coi...
Việc học tập mở rộng các từ ngữ gợi tả: từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh cũng rất cần thiết để học sinh mở rộng vốn từ.
Lựa chọn vốn từ khi miêu tả:
Có vốn tư rồi các em cần phải biết dùng từ đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy phải coi trọng việc sử dụng từ ngữ khi diễn đạt kết quả quan sát cũng như bài làm của học sinh khi miêu tả, có thể hướng dẫn học sinh theo các cách sau:
Khi lựa chọn từ có thể so sánh với các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa.
Ví dụ:
Tả một người mập ta dùng từ nào trong các từ sau: tròn lẳn, mập ú, múp míp.
Cần luyện tập kiên trì, chống dễ dãi khi dùng từ ngữ.
 Cần lựa chọn câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra từ ngữ.
Ví dụ:
Tả con đường đến trường: Nhìn con đường quanh co trong làng gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào?
Hai hàng phi lao rợp mát bên đường gợi cho em nghĩ đến điều gì?
5/ Dạy từ điểm xuất phát của trình độ học sinh nâng dần từng bước.
	a) Thực ra điều này không mới. Giáo viên nào cũng phải làm. 	Riêng tôi nghĩ, sau ít nhất một tháng tôi phải xác định được học sinh tôi dạy có những điều tốt, những điều chưa tốt như thế nào về làm văn.
	Tất nhiên nhận xét kết luận ấy còn phải được bổ sung thường xuyên trong suốt học kỳ, suốt năm học.
Yêu cầu đặt ra là giáo viên phải hiểu thực sự trình độ người học ,phải phân loại được trình độ học tập của học sinh theo các mức độ :Giỏi ,Khá ,T/bình ,Yếu về làm văn của lớp mình .Điều này làm cơ sở, làm điểm xuất phát cho bài soạn, cho lượng kiến thức, cho phương pháp dạy mỗi bài ,mỗi tiết dạy .
 Ở lớp tôi đã và đang dạy, học sinh có những điểm yếu làm văn cụ thể như sau:
Các em đều biết một bài văn có ba phần:
Mở bài, thân bài, kết luận, nhưng viết từng phần như thế nào thì lại lúng túng, tôi giúp các em bằng cách mỗi dạng bài, chọn một bài văn chuẩn để tập phân tích. Từ đó xác định cho mình có ý từng phần, diễn đạt từng phần.
Hiện nay , chúng ta có thuận lợi hơn nhiều so với những năm chưa thay sách bởi từng kiểu bài tả cảnh ,tả người ở SGK mới đã nêu ra quan điểm đúng đắn: Từ một bài văn cụ thể Giáo viên giúp học sinh phân tích ,tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành được bố cục của bài văn tả cảnh ,tả người và hình dung được cách tả từ bao quát đến tả từng bộ phận ,những sự vật cần tả ,những nét tiêu biểu trong cảnh vật hoặc con người 
Ví dụ : Tả cảnh : Tác giả sách đưa ra một số bài văn tả cảnh mẫu như : Hoàng hôn trên sông Hương ,Nắng trưa ,Chiều tối ,Buổi sớm trên cánh đồng 
 Tả người : Có các bài : Hạng A Cháng ,Bà Tôi ,Người thợ rèn , Công nhân sửa đường 
Đối với mỗi bài văn trên Giáo viên không xem nhẹ trong việc dẫn dắt học sinh cảm thụ cách hình thành bài văn ,cái hay trong bài văn .Học sinh phân tích cảm thụ tốt các em sẽ hình dung được cách làm bài văn miêu tả tốt. Tuy vậy ,để làm được bài văn là một vấn đề khó đối với đối tượng trung bình ,yếu .Vì thế ,tôi sử dụng theo cách dựa sách, viết lại bài văn cho phù hợp với trình độ của lớp. Tôi viết lại theo những suy nghĩ sau: sao cho phù hợp trình độ học sinh của mình, sao cho sát hợp với lý thuyết mỗi loại bài; sao cho phát huy được cái riêng của mỗi loại trình độ học sinh, sao cho các đối tượng học sinh đều được phát triển và đảm bảo có chất văn chương.
Xin dẫn ra đây một thí dụ:
Ở lớp 5 ,tả cảnh là loại bài khó ,tôi đã tập trung luyện cho học sinh phân tích bài văn mẫu Hoàng hôn trên sông Hương (SGK _Tiếng Việt 1-Tập 1 ) như sau :
 -Đầu tiên tôi đọc thật diễn cảm bài văn .
 -Tôi giảng từ : Màu ngọc lam ,nhạy cảm ,ảo giác .
 -Tôi sưu tầm được một số bức tranh đẹp về sông Hương giới thiệu với các em và bằng hiểu biết của mình tôi giới thiệu về Huế ,về sông Hương nhằm gây sự tò mò ,kích thích sự hứng thú học tập của các em học sinh .
 -Sau đó tôi lần lượt cho học sinh phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi .
	*Tìm câu mở bài : (Câu mở bài diễn tả nhận xét gì của tác giả ? Tác giả quan sát cảnh vật vào thời điểm nào ? Tác giả cảm nhận cảnh vật lúc này như thế nào ?..)
 *Câu mở bài phải giới thiệu vị trí quan sát , giới thiệu bằng cách thể hiện cảm xúc của người viết . Nếu thử viết “Tôi được quan sát Huế vào cuối buổi chiều “ thì câu này chỉ có giá trị thông báo chứ không có giá trị văn chương .
 Mở bài có thể chỉ là một câu ,hai câu  nhưng phải vừa giới thiệu vừa mang tính văn chương .
	*Tìm câu kết thúc bài văn : Kết thúc bài bằng một câu văn (Huế đi vào cuộc sống buổi tối .)
*Thân bài : Thân bài có mấy ý lớn ?
 *2 ý lớn : + Những biến đổi về màu sắc của sông Hương từ cuối buổi chiều đến lúc tối hẳn .
 + Sinh hoạt của xóm Cồn Hến ,của dân chài trên sông Hương và cảnh thành phố khi mới lên đèn .
Đọc ý lớn thứ nhất : Câu 1 diễn tả điều gì ? ( Sự biến đổi màu sắc sinh động phong phú của cảnh vật sông Hương từ cuối buổi chiều phía dưới cầu Tràng Tiền cho đến mặt sông .)Câu 2 tả điều gì ?( Sự biến đổi màu sắc của sông Hương đến lúc tối hẳn .)Câu 3 tả gì ? (Con đường ven sông ).
Đọc ý lớn thứ hai : Ý 2 miêu tả gì ?( Câu 1: Sinh hoạt của xóm Cồn Hến , câu 2 : Sinh hoạt của dân chài ,câu 3: Cảnh thành phố khi mới lên đèn .)
Tác giả quan sát sự vật tinh tế ,cách miêu tả giàu hình ảnh ,có những cảm xúc sâu lắng – Bài Hoàng hôn trên sông Hương miêu tả cảnh vật theo trình tự nào ? (Trình tự thời gian ).
6Rèn kĩ năng dựng đoạn, mở bài, kết bài theo nhiều cách khác nhau: 
Mở bài: 
Theo 2 cách : Gián tiếp và trực tiếp .
Hình thành kĩ năng sử dụng hai cách mở bài , so sánh được sự giống nhau và khác nhau của hai cách mở bài trên .
Trực tiếp giới thiệu ngay được đối tượng tả .
Gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn đối tượng tả .Ví dụ : Tả con đường đến trường .(Tuần 8)
Trực tiếp : Từ nhà dến trường em có thể đi qua nhiều ngã đường nhưng em thích nhất là con đường Nguyễn Trường Tộ .
Gián tiếp:
Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm trăng sáng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường-con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.
Mở bài bằng cách giới thiệu:
Ví dụ:
Tả người bạn trong lớp em: Trong lớp em ai cũng khen Ngọc là người vừa học giỏi, vừa dễ mến.
Mở bài bằng cách nêu lí do:
Ví dụ:
Tuần vừa qua, theo mẹ vào thăm bác Tư nằm viện, em mới được gặp cô Đào, một nữ y tá của bệnh viện huyện.
Nhân dịp theo mẹ ra đồng thăm lúa, em mới có dịp quan sát bác Ba cắt lúa...
Mở bài bằng cách bất chợt:
Tả một chú thương binh: Lộc... cộc! Lộc...cộc! Nghe tiếng động tôi quay lại, một chú thương binh đang khó khăn lê nạng bước tới. Tôi xúc động nhìn chú.
Mở bài bằng đoạn văn miêu tả:
Ví dụ:
Tả mẹ của em:
Mẹ vắng nhà cả tuần nay, em và cu Tú buồn không chạy chơi, bố cũng ít nói cười hẳn đi, căn nhà vắng vẻ, quạnh quẽ vô cùng. Bỗng em thấy bóng ai từ ngoài cổng đi vào.Em reo lên: “A, mẹ về! Mẹ về! “.
Kết luận:
	Mở rộng và không mở rộng
Không mở rộng: Cho biết kết cục không bình luận thêm.
Mở rộng: Sau khi cho biết kết cục-có lời bình luận thêm.
Rèn cho các em có khả năng so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa hai cách kết bài.
Ví dụ: Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường:
Giống nhau: Hai cách kết bài đều bộc lộ tình cảm yêu quí, gắn bó, thân thiết của bạn học sinh đối với con đường
Khác nhau:
Không mở rộng: khẳng định con đường thân thiết với học sinh
Mở rộng: 
Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường
Ca ngợi công ơn cô bác công nhân vệ sinh
Ý thức giữ gìn con đường luôn sạch
Rèn một số kĩ năng kết luận mở rộng:
Kết luận bằng cách nêu cảm tưởng, suy nghĩ:
Ví dụ:
Tả người mẹ kính yêu của em: Mẹ đối với em là tất cả trên đời, cho nên lúc nào em cũng kính yêu mẹ. Em sẽ luôn cố gắng học giỏi và nghe lời chỉ dạy của mẹ để mẹ được vui lòng.
Kết luận bằng cách nêu lời nói của nhân vật:
Ví dụ:
Tả một người bạn trong lớp em:	Sáng nào Minh cũng ghé rủ tôi đi học. Mẹ tôi khen: “Con biết chọn bạn mà chơi mẹ mừng lắm”.
7/Các hình thức dạy học tập làm văn:
Hoạt động nhóm:
Giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức dạy học xong cần phát huy tối đa vai trò của các nhóm học tập. Khi giáo viên giao việc: cả nhóm cùng thảo luận, các em được trình bày ý kiến riêng của mình
Cả tổ tổng hợp lại và lựa chọn ý kiến hay nhất
Ví dụ: Tả người bà kính yêu của em:
Bà em có dáng gầy gò, da rám nắng, tóc bạc hết rồi.
Bà em nay đã già lắm rồi, vóc dáng hơi gầy, răng rụng gần hết. Bà đang móm mém nhai trầu. Tóc bà bạc phơ như bà tiên trong truyện cổ tích.
Tuy đã ngoài bảy mươi nhưng trông bà em còn khoẻ lắm, da dẻ hồng hào với mái tóc bạc phơ trông bà em thật đẹp lão...
Như vậy trong quá trình hoạt động nhóm, những hoạt động của cá nhân được sự hỗ trợ của cả nhóm. Ở đây học sinh được hỏi han, trao đổi, thảo luận với nhau. Ý kiến riêng của từng em được hoàn chỉnh hơn dưới sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên. Từ đó học sinh được rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ qua trình bày, diễn đạt
Hoạt động ngoại khoá:
Để giúp các em có điều kiện rèn luyện kĩ năng diễn đạt những điều mình quan sát, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngoài giờ. Định hướng cho các em đối tượng quan sát: cây bàng, bầu trời nắng đẹp, sân trường...Học sinh tập quan sát-lựa chọn vốn từ. Ghi lại những điều mình quan sát được. Mỗi em có nhiều cách diễn đạt khác nhau, xong giáo viên phải là một trọng tài khoa học để giúp các em hoàn chỉnh ý kiến của mình.
 C ) Hỗ trợ của gia đình:
 Tôi yêu cầu phụ huynh học sinh chuẩn bị điều kiện học văn tốt cho con cái:
Với phụ huynh dễ gần, dễ thân, dễ đề xuất, tôi yêu cầu mỗi tháng mua cho con sách gì, tôi hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu nội dung, cha mẹ hỗ trợ điều gì
 Khi có em viết bài tốt, tôi yêu cầu cha mẹ đọc và có nhận xét.
 Với những em học sinh giỏi, thích viết tôi yêu cầu cha mẹ khuyến khích các em tập viết nhật ký để luyện câu văn
 Còn đối với đại trà học sinh, tôi yêu cầu cha mẹ theo dõi kết quả học làm văn, hỏi giáo viên những yêu cầu cần thiết để hướng dẫn các em làm văn mỗi ngày..
C) kÕt luËn
 I /KẾT QUẢ:
Sau thời gian nghiên cứu thực hiện bằng các giải pháp trên tôi đã thu được kết quả sau:
Học sinh tham gia học tập sôi nổi, không còn e ngại khi trình bày vấn đề.
Các em sử dụng từ ngữ có lựa chọn và chính xác hơn.
Mở bài, kết luận trong viết văn miêu tả sinh động, có hình ảnh, câu văn gãy gọn, đúng ngữ pháp
Kết quả cụ thể:
	Điểm 9 : 3em
	Điêm 7-8	: 6 em
	Điểm 5-6	: 9 em
	Điểm dưới 5	: o em
II)BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để học tốt tiết Tập làm văn cần phối hợp cho các em học tốt các phân môn luyện từ và câu, tập đọc, kể chuyện.
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài: thể loại, kiểu bài, đối tượng miêu tả, trọng tâm...
Rèn cho được kĩ năng quan sát, ghi chép lại những điều đã quan sát được.
Gần gũi trò chuyện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Có lời khen động viên kịp thời những em làm tốt. Đồng thời khéo léo góp ý những em chưa sáng tạo, chưa đi đúng trọng tâm của bài.
Nắm bắt từng đối tượng cụ thể, giao nhiệm vụ phù hợp đảm bảo vừa sức để học sinh có hứng thú học tập.
Ví dụ: Một em học sinh trung bình giao nhiệm vụ đơn giản hơn các em khá giỏi.
 Tổ chức phối hợp nhiều hình thức học tập để khỏi gây nhàm chán cho học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô ,cña héi ®ång khoa häc c¸c cÊp để tôi rút kinh nghiệm trong công tác dạy học Tập làm văn đạt hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
 Điền Lư : tháng 3 năm 2010	
	 Người thực hiện:
 Đỗ Thị Tiên
Môc lôc
A- ®Æt vÊn ®Ò  ..trang 1
I) PhÇn më ®Çu ... ..trang 1
1) – LÝ do chän ®Ò tµi .trang 1
2) – NhiÖm vô nghiªn cøu.........................
3) §èi t­îng nghiªn cøu .
4) Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu .............
II) – Thùc tr¹ng . trang 2
III)– Nguyªn nh©n  trang 2
B ) Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.....................................trang 3 
I)C¸c gi¶i ph¸p cô thÓ ......................................trang 3
II) C¸c biÖn ph¸p cô thÓ .. trang 4
c) kÕt luËn ..trang 9
I) KÕt qu¶ ...trang 9
II ) Bµi häc kinh nghiÖm...trang 10

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan