Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là vấn đề quan trọng - đó là yếu tố quyết định chủ yếu đến chất lượng giáo dục và là mục tiêu không thể thiếu trong nhà trường. Ngày nay, Khoa học - Công nghệ đang phát triển, những người làm công tác quản lý cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và coi đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các cán bộ quản lý trường học. Nhưng bồi dưỡng như thế nào? bằng cách nào? trong thời gian bao lâu? là một bài toán chưa thể có ngay đáp án.
Tuy công việc quản lý còn mới mẻ và đầy thử thách của tôi tại trường Tiểu học Sơn Kiên 1, song không phải như vậy mà tôi có thể bỏ qua việc chỉ đạo quan trọng và cần thiết đó là: Nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Tôi suy nghĩ: có phải do năng lực chuyên môn của giáo viên hạn chế, hay do chưa được quan tâm đúng mức hoặc chưa có biện pháp chăm bồi. Từ đó, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân từ đâu để tìm giải pháp khắc phục hiệu quả nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Sơn Kiên 1.
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên”. I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là vấn đề quan trọng - đó là yếu tố quyết định chủ yếu đến chất lượng giáo dục và là mục tiêu không thể thiếu trong nhà trường. Ngày nay, Khoa học - Công nghệ đang phát triển, những người làm công tác quản lý cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và coi đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các cán bộ quản lý trường học. Nhưng bồi dưỡng như thế nào? bằng cách nào? trong thời gian bao lâu? là một bài toán chưa thể có ngay đáp án. Tuy công việc quản lý còn mới mẻ và đầy thử thách của tôi tại trường Tiểu học Sơn Kiên 1, song không phải như vậy mà tôi có thể bỏ qua việc chỉ đạo quan trọng và cần thiết đó là: Nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Tôi suy nghĩ: có phải do năng lực chuyên môn của giáo viên hạn chế, hay do chưa được quan tâm đúng mức hoặc chưa có biện pháp chăm bồi. Từ đó, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân từ đâu để tìm giải pháp khắc phục hiệu quả nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Sơn Kiên 1. II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC CỦA TRƯỜNG: 1/ Thuận lợi: Trường tiểu học Sơn Kiên 1 có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên đều có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao. Qua các phong trào thi đua của cụm chuyên môn đã thúc đẩy các hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà trường ngày càng sôi nổi, chất lượng sinh hoạt của tổ đi vào chiều sâu, tay nghề giáo viên cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh những mặt thuận lợi, trường cũng gặp một số khó khăn sau: 2/ Khó khăn: - Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện hàng năm thấp: + Năm học 2007-2008: Giáo viên giỏi cấp trường 10/26; cấp huyện 2/26; + Năm học 2008-2009: Giáo viên giỏi cấp trường 15/26. Tôi tìm nguyên nhân và nhận định: - Giáo viên ngại phấn đấu, an phận, không muốn tự khẳng định mình trước tập thể, trước phụ huynh học sinh và trong ngành. - Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, cách tiếp cận với đổi mới phương pháp dạy học chưa sáng tạo, chưa linh hoạt. - Giáo viên ngại đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp trên nên ít được cọ xát về trình độ chuyên môn với giáo viên giỏi của huyện cũng như của tỉnh. - Công việc của BGH hiện nay rất bề bộn, chồng chéo, chiếm mất nhiều thời gian quản lý nhà trường nên công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được thường xuyên. - BGH trường chưa giúp đỡ kịp thời về chuyên môn để giáo viên tự tin thi giáo viên dạy giỏi các cấp. III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO GIÁO VIÊN: 1/ Về nhận thức của cán bộ quản lý: Trường cần có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn sẽ là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đồng thời cũng là nguyện vọng chính đáng của cha mẹ học sinh và của cộng đồng. Có đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, phụ huynh sẽ tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường. Như vậy, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và hết sức khó khăn. Là người cán bộ quản lý tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, đảm bảo chất lượng giảng dạy ngày càng nâng lên, giúp giáo viên trở thành những con người lao động tri thức “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo’’. 2/ Về vai trò của người cán bộ quản lý: Theo tôi, người cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu trong quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và tự khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm. Ví dụ: Để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, BGH là người hô hào, khuyến khích sự đầu tư vào công nghệ mới. Trong khi đó, giáo viên có thể thiết kế được những tiết giáo án ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng người cán bộ quản lý không biết, không hiểu, không thao tác, vậy làm sao có thể góp ý, xây dựng cho tiết dạy đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, chỉ có con đường tự học mới có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, vừa tiết kiệm, vừa có hiệu quả cao. Vì vậy, trách nhiệm của người quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào Tự học – Tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: * Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc Tự học – Tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải Tự học – Tự bồi dưỡng và cách Tự học – Tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc Tự học – Tự bồi dưỡng. Một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của BGH là dự giờ và đánh giá giáo viên. Trong thời gian trực tiếp đứng trên bục giảng, được BGH dự giờ nhiều lần, tôi hiểu sâu sắc tầm quan trọng về đánh giá tiết dạy của BGH đối với giáo viên, đó là sự “ Tâm phục, khẩu phục”, nếu những lời nhận xét của BGH là chuẩn xác sẽ giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy. Ngược lại, nếu là những lời nhận xét chung chung, chưa chính xác, không những không giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn mà còn giảm đi uy tín lãnh đạo. Vì vậy, mỗi khi dự giờ, tôi cần xem trước nội dung bài dạy, xác định kiến thức trọng tâm và độ khó của từng bài dạy, đồng thời suy nghĩ tìm ra những phương pháp dạy học đạt hiệu quả nhất để góp ý, xây dựng tiết dạy hoàn chỉnh hơn. 3. Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực : Bầu không khí tập thể là khái niệm để chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu không khí tốt mọi người sẽ làm việc tốt, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột, sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng, thiếu tinh thần sáng tạo, thiếu năng động để hoàn thành công việc. Vì vậy, kinh nghiệm của người quản lí tốt phải nắm được tinh thần làm việc và các hoạt động của tập thể đơn vị: - Sự hài lòng; - Sự tôn trọng hiểu biết lẫn nhau; Tâm trạng tập thể, cá nhân; Năng suất lao động; Ý thức tổ chức kỉ luật; Tinh thần đoàn kết . Để tạo nên bầu không khí tích cực người quản lí cần chú ý đến điều gì ? Thống nhất các kế hoạch và các biện pháp; Phân công hợp tình, hợp năng lực; Đãi ngộ công bằng; Giải quyết tốt các dư luận; Gương mẫu và phát huy đúng mức vai trò các tổ chức đoàn thể. - Người cán bộ quản lý cần hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác của tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu, nhược điểm riêng của nó. Thành công trong lãnh đạo là phải biết nhận định đúng vấn đề để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt hạn chế. 4) Bồi dưỡng về nhận thức cho đội ngũ giáo viên: Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định, người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời phải có tâm huyết mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ giảng dạy của mình. Mặt khác, nhận thức của đội ngũ giáo viên cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta. Do đó, nếu nhận thức đúng thì việc làm đúng là điều tất nhiên. Ví dụ: Với đội ngũ giáo viên luôn có hướng phấn đấu thi đua và không ngại khó, dù điều kiện dạy học có thiếu thốn thì chắc chắn mọi khó khăn đều bị đẩy lùi. Người cán bộ quản lí cũng không nên hài lòng về những gì đã đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho CB-GV để họ có mục tiêu phấn đấu, BGH tìm cách tác động vào đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức như: đưa ra nhiều đợt thi đua theo chủ đề, kết hợp với các ngày lễ truyền thống của ngành, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị . Trong cách quản lí đối với đội ngũ tri thức cần lưu ý : Nên góp ý xây dựng cho họ hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm, đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân trước tập thể sư phạm, điều đó sẽ phản tác dụng tích cực. 5) Bồi dưỡng về công tác chuyên môn : Qua thời gian làm công tác quản lý, tôi thấy cần tập trung nỗ lực vào công tác chuyên môn, tìm ra vấn đề để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy, từ đó từng bước tạo uy tín với Phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương. Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lí như: sắp xếp lớp học, bố trí nhân sự, phân công đúng năng lực sở trường, trong các nhóm chuyên môn phải có trẻ, có già, người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh nhiệm xen kẽ để cùng Ban giám hiệu hỗ trợ giáo viên về công tác chuyên môn Ví dụ : Ưu tiên lớp cuối cấp và đầu cấp học, bố trí giáo viên có năng lực và điều kiện về thời gian để dạy lớp này. Việc bố trí giáo viên cũng cần phải lưu ý phân công số tiết cho đồng đều, không để người thừa, người thiếu, dẫn đến tình trạng so bì. Thực tế cho thấy, trình độ của giáo viên không đồng đều nên việc giảng dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh không cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch dự giờ thường xuyên ( báo trước và đột xuất ). Tổ chức cho giáo viên dự giờ các đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi các cấp để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, tạo điều kiện cá thể hóa người học, phát triển mọi năng lực của học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình, tự tin và có niềm vui trong lao động, học tập, chủ động sáng tạo. Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên tôi đã phát hiện ra những giáo viên có năng lực, động viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đã đạt kết quả cao, đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn yếu về tay nghề vững vàng hơn trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ, Ban giám hiệu không chú trọng vào việc xếp loại tiết dạy Tốt hay Khá mà chú ý nhiều vào những cái được, chưa được, để góp ý cho giáo viên. Có tiết dạy tôi theo dõi thời gian làm việc của giáo viên, thời gian học sinh được hoạt động, bao nhiêu học sinh được nói, được tham gia học tập,... từ đó rút ra kinh nghiệm với giáo viên, nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tự học của học sinh. 6) Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi: Qua khảo sát cho thấy, giáo viên rất ngại đăng ký giáo viên dạy giỏi nhưng được BGH động viên, giúp đỡ, giáo viên đã hiểu rõ vai trò của người giáo viên giỏi trong nhà trường và giúp bằng nhiều cách như: khuyến khích giáo viên có năng lực chuyên môn thường xuyên dạy thao giảng, minh hoạ, để được tập thể sư phạm chia sẻ, đóng góp ý kiến. Dựa vào chỉ tiêu đăng ký đó, BGH có kế hoạch dự giờ bồi dưỡng cho những giáo viên đăng ký dự thi giáo viên giỏi cấp huyện như: Lên kế hoạch dự giờ nhiều hơn, dự giờ để nhận thấy những mặt hạn chế trong giảng dạy của từng giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, góp ý xây dựng về đổi mới phương pháp dạy học,... Mặt khác, BGH cần chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân qua thời gian trực tiếp giảng dạy, qua các đợt dự thi và chấm giáo viên dạy giỏi hoặc những tư liệu có thể biết được qua quá trình tự học, tham khảo sách báo,...cho giáo viên. Tôi thiết nghĩ đó chính là những kinh nghiệm thiết thực để có thể giúp cho giáo viên đạt kết quả tiết dạy thành công nhất. Đến thời gian có kế hoạch tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Ban giám hiệu có kế hoạch xây dựng từ bước thiết kế bài dạy, giáo viên dạy thử, góp ý thật tỉ mỉ và trao đổi chân tình để giáo viên có bài giảng hay, sâu sắc, sáng tạo. Điều quan trọng hơn nữa là làm sao cho giáo viên hiểu rằng: Mỗi lần dự thi giáo viên dạy giỏi là một lần làm giàu thêm về kinh nghiệm giảng dạy và sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều trong nghiệp vụ sư phạm của mình. Nhưng một điều không kém phần quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi giáo viên là: sự nỗ lực vươn lên của bản thân, chịu học hỏi, không ngại khó khăn, quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên mà trong năm học này, năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường tôi nâng lên rõ rệt. Số lượng giáo viên đăng ký dự thi đông hơn, đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cao hơn năm trước. Ví dụ: Năm học: 2007-2008: có 8 giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 2 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt 2 giáo viên. Năm học: 2008-2009: có 10 giáo viên dạy giỏi cấp trường; Năm học: 2009-2010: có 14 giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 5 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt 4 giáo viên, cấp tỉnh dự thi 3 đạt 3 giáo viên. 7) Quan tâm đến đội ngũ giáo viên: Người cán bộ quản lý phải biết khích lệ tinh thần tự vươn lên trong tập thể sư phạm, cần có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo. Một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng kịp thời với những thành tích của giáo viên. Cần phát hiện, đánh giá được trong tập thể giáo viên, người nào có cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn luyện và biểu dương những giáo viên dạy giỏi, những tập thể lớp có nhiều học sinh giỏi. Đồng thời với việc nêu gương, cần đẩy mạnh khuyến khích vật chất : “ Một trăm ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Tiền thưởng tuy nhỏ nhưng có tác dụng động viên rất lớn và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Để các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng, sức sáng tạo phục vụ cho trường, Ban giám hiệu cần thực sự quan tâm, chăm lo, đến đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình, Ban giám hiệu nhà trường nên chú ý quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ giáo viên yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là những việc làm thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để giáo viên nhận thức được sự cố gắng phấn đấu của bản thân sẽ được Ban giám hiệu ghi nhận, không cào bằng, có làm có hưởng, từ đó động viên giáo viên coi “sự nghiệp trồng người” là tâm huyết của mình. IV/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc khó khăn, cần phải kiên trì. Do đó, người cán bộ quản lý phải có biện pháp, có kinh nghiệm, có chỉ đạo và tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, giúp nhà trường có đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đó là cái đích cần đạt của một nhà trường. Song, có được thành quả đó cần phải có những người quản lý không tiếc thời gian, công sức, phấn đấu hết mình cho công tác giáo dục và cũng cần có năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn vững vàng. Qua “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên” nêu ở trên, trường tiểu học Sơn Kiên 1 đã từng bước đưa chất lượng giáo dục và chất lượng đội ngũ giáo viên ngày một nâng lên. Cụ thể như sau: Năm học TSGV Chất lượng GV giỏi TS HS Chất lượng học sinh GVG cấp trường GVG cấp huyện GVG cấp tỉnh HS đạt TB HS dưới TB TS % TS % TS % TS % TS % 2007-2008 26 8 30,8 2 7,7 526 510 97 16 3 2008-2009 26 10 38,5 514 502 97,7 12 2,3 2009-2010 26 14 53,9 4 15,4 3 11,5 520 510 98,1 10 1,9 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1) Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giỏi, người cán bộ quản lý phải tham khảo kết quả đánh giá chuyên môn của những năm trước, hoặc qua dự giờ, hoặc qua thăm dò ý kiến của đồng nghiệp, của tổ trưởng tổ chuyên môn để có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. 2) Tổng hợp, phân tích những ưu điểm, hạn chế về chuyên môn của từng giáo viên để tìm nguyên nhân và có kế hoạch bồi dưỡng từ đâu? và bồi dưỡng cái gì? 3) Vận dụng những kinh nghiệm của các đồng chí quản lý đi trước, cũng như kinh nghiệm của bản thân trong quá trình chỉ đạo vào thực tế của đơn vị, và có đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp. 4) Xây dựng kế hoạch cụ thể có đề ra mục tiêu, yêu cầu, tầm quan trọng của bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên từ Trung bình lên Khá, từ Khá lên Giỏi, từ giáo viên giỏi cấp trường lên giỏi cấp huyện, từ giáo viên giỏi cấp huyện lên giỏi cấp tỉnh. BGH có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ để có khen thưởng, động viên kịp thời. 5) Ban giám hiệu cần xây dựng một tập thể đoàn kết, tình thương, trách nhiệm, xây dựng một tập thể có tinh thần tự giác cao, không ngừng thi đua, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để cùng tiến bộ. 6) Tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng: “Dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm”, và trang bị dần các phương tiện dạy học mới và ứng dụng công nghệ thông tin. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua giảng dạy và làm công tác quản lí đã áp dụng để chỉ đạo, giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, cũng như của đồng nghiệp để những kinh nghiệm đã nêu được hoàn thiện hơn, giúp cho chất lượng giáo dục của đơn vị tôi đang phụ trách ngày một nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện nhà. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết sáng kiến Phạm Thị Mai
File đính kèm:
- SKKN CHI DAO NANG CAO CLGD.doc