SKKN Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế và soạn giảng Bài 3 môn Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 12

2.1.1. Phương pháp dạy học:

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy lạp (methodos) có nghĩa là con đường đi đến mục đích. Theo đó PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học. PPDH là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập.

PPDH là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của giáo viên và học sinh.

PPDH là một khái niệm rất phức hợp có nhiều bình diện khác nhau. Một số đặc điểm của PPDH như sau:

+ PPDH định hướng thực hiện mục tiêu dạy học

+ PPDH là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học

+ PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục

+ PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.

2.1.2. Phương pháp dạy học tích cực:

 Phương pháp dạy học tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào người dạy. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một khái niệm bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của người học tạo điều kiện cho người học phát huy tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực, có bốn dấu hiệu cơ bản:

+ Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh.

+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

 + Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm.

+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

 

doc54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế và soạn giảng Bài 3 môn Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a một số cơ quan, đơn vị trong QĐND Việt Nam.
3. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong QĐND Việt Nam.
2. Trọng tâm
Cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
III. THỜI GIAN 
 45 phút
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP 
1. Tổ chức
- Lấy lớp học để giới thiệu bài.
- Lấy nhóm để tổ chức thảo luận.
2. Phương pháp
- Giáo viên: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, bản đồ tư duy, thuyết trình.
- Học sinh: Sử dụng phương đáp vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, bản đồ tư duy.
V. ĐỊA ĐIỂM 
Tại phòng học.
VI. VẬT CHẤT 
- Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, máy tính, ti vi.
- Học sinh: Trang phục theo quy định, sách giáo khoa, bảng phụ .
Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I.THỦ TỤC GIẢNG BÀI 
1. Nhận lớp, báo cáo cấp trên.
2. Dẫn dắt vào bài mới.
Nhiệm vụ chính của Quân đội là sẵn sàng chiến đấuvà chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, đồng thời tham gia xây dựng đất nước. Mỗi cơ quan, đơn vị trong Quân đội đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ nhất định đảm bảo cho Quân đội luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Luật sĩ quan QĐND Việt Nam quy định quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu trong QĐND VIệt Nam.
Phổ biến ý định giảng bài.
Tiết 2:
Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong QĐND Việt Nam.
Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐND Việt Nam.
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI 
Thứ tự,Nội Dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Thủ tục
05 phút
- Nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
- Hỏi bài cũ: 
? 1. QĐND Việt Nam được tổ chức như thế nào ?
? 2. Em hay trình bày hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam bằng sơ đồ tư duy.
- Kiểm tra 2 Học sinh.
- Nêu tên bài và phổ biến ý định giảng bài.
- Báo cáo sĩ số.
- Nghe câu hỏi để trả lời.
- Nghe phổ biến ý định giảng bài.
- Giáo viên: giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa. Bút viết vở ghi, bảng phụ...
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong QĐND Việt Nam.
e. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong QĐND Việt Nam.
g. Tổng cục CNQP, CQ, ĐV sản xuất QP trong QĐND Việt Nam.
h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
Bộ đội biên phòng.
3.Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐND Việt Nam.
35 phút
- Đặt câu hỏi vấn đáp: 
1. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp có chức năng, nhiệm vụ gì ?
3.1. Tổng cục CNQP có chức năng như thế nào ?
3.2. Nhiệm vụ của Tổng cụ CNQP là gì ?
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, nghe HS trả lời.
- Kết luận. 
- Đặt câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1:
4.1. Quân khu là gì ?
LLVT quân khu gồn những đơn vị nào ?
Quân khu có chức năng, nhiệm vụ gì ?
Nhóm 2:
Quân đoàn là gì ? Quân đoàn có nhiệm vụ như thế nào ?
Kể tên 1 số Quân đoàn trong QĐND Việt Nam ?
Nhóm 3:
Quân chủng là gì ? Kể tên các Quân chủng trong QĐND Việt Nam ?
Nhóm 4:
Binh chủng có chức năng gì ? Kể tên một số Binh chủng trong QĐND Việt Nam ?
Bộ đội biên phòng có chức năng, nhiệm vụ gì ?
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Nghe đại diện các nhóm học sinh trình bày phần thỏa luận.
- Kết luận.
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
Lập bản đồ tư duy hệ thống cấp bậc hàm của QĐNV Việt Nam.
Nhóm 1: Cấp bậc hàm của Sĩ quan.
Nhóm 2: Cấp bậc hàm của QNCN.
Nhóm 3: Cấp bậc hàm của HSQ, CS, HV.
Nhóm 4: Xem phụ lục mô tả Quân hiệu của QĐND Việt Nam.
- Nghe đại diện Hs thuyết trình sản phẩm của nhóm.
- Bổ sung nếu cần.
- Kết luận. 
- Đọc sách giáo khoa, suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Bổ sung câu trả lời nếu cần.
- Ghi chép bài.
- Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm.
- Cử đại diện trình bày câu trả lời của nhóm.
- Bổ sung nếu cần thiết.
Nghe GV kết luận.
- Ghi chép.
- Xem phụ lục SGK; thảo luận và lập bản đồ tư duy theo hướng dẫn của Gv.
- Cử đại diện trình bày nội dung của nhóm.
Nghe GV kết luận và ghi chép
- Giáo viên: giáo án, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa. Bút viết vở ghi, bảng phụ.
- Giáo viên: giáo án, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa. Bút viết vở ghi, bảng phụ...
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI
1. Củng cố: GV đặt câu hỏi:
Lập bản đồ tư duy hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan QĐND Việt Nam.
Ví dụ:
2. Hướng dẫn ôn tập.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
4. Nhận xét xuống lớp.
Tiết 3
PHÊ DUYỆT
Ngày 09 tháng 11 năm 2020
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
Môn: GDQP – AN
Bài 3: Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam (Tiết PPCT 10)
Đối tượng: Học sinh khối 12
Năm học: 2020 – 2021
Phần I. Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hiểu được hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ chính trong Công an nhân dân Việt Nam.
- Nhận biết được Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
2. Yêu cầu
 - Tích cực học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ xây dựng Công an nhân dân.
II.NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
 Nội dung
II. Công an nhân dân Việt Nam
2. Trọng tâm
- Tổ chức và hệ thống tổ chức của CAND Việt Nam.
- Cấp hiệu của CAND.
III. THỜI GIAN 
 45 phút
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP 
1. Tổ chức
- Lấy lớp học để giới thiệu bài.
- Lấy nhóm để tổ chức thảo luận.
2. Phương pháp
- Giáo viên: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, bản đồ tư duy, thuyết trình.
- Học sinh: Sử dụng phương đáp vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, bản đồ tư duy.
V. ĐỊA ĐIỂM 
Tại phòng học.
VI. VẬT CHẤT 
- Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, máy tính, ti vi.
- Học sinh: Trang phục theo quy định, sách giáo khoa, bảng phụ 
Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I.THỦ TỤC GIẢNG BÀI 
1. Nhận lớp, báo cáo cấp trên.
2. Dẫn dắt vào bài mới.
Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Là lực lượng vô cùng tinh nhuệ, được Đảng ta sáng lập nuôi dưỡng và giáo dục. Việc tìm hiểu và nắm được tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng lực lượng Công an nhân dân hiện nay.
Phổ biến ý định giảng bài.
Tiết 3: Phần II. Công an nhân dân việt nam
TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI 
Thứ tự, nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Thủ tục
05 phút
- Nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
- Hỏi bài cũ: 
 1. Trình bày hệ thống cáp bậc ham của sĩ quan QĐND VN ?
 2. Phân biệt cấp hiệu của Sĩ quan và QNCN.
- Kiểm tra 2 Học sinh.
- Nêu tên bài và phổ biến ý định giảng bài.
- Báo cáo sĩ số.
- Nghe câu hỏi để trả lời.
- Nghe phổ biến ý định giảng bài.
- Giáo viên: giáo án, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu.
II. CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tổ chức và hệ tống tổ chức của CAND Việt Nam.
Chức năng nhiệm vụ chính của các cơ quan, đơn vị trong CAND Việt Nam.
Công an hiệu, cấp hiệu của CAND Việt Nam.
10 phút
25 phút
- Đặt câu hỏi và chia nhóm thảo luận: 
Nhóm 1:
Lập bản đồ tư duy tổ chức và hệ thống tổ chức của CND Việt Nam.
Nhóm 2:
Chức năng nhiệm vụ chính của các cơ quan, đơn vị trong CAND Việt Nam.
(mục a,..., h)
Nhóm 3:
Chức năng nhiệm vụ chính của các cơ quan, đơn vị trong CAND Việt Nam.
(mục i,..., r)
Nhóm 4: 
Mô tả khái quát Công an hiệu, phù hiệu của Công an ?
Lập sơ đồ hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND.
Hướng dẫn học sinh thảo luận.
Nghe đại diện các nhóm học sinh trình bày nội dung của nhóm .
Bổ sung nếu cần.
Kết luận.
- Thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Cử đại diện nhóm thuyết trình.
- Bổ sung(nếu cần)
Nghe kết luận và ghi chép.
- Giáo viên: giáo án, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa. Bút viết vở ghi, bảng phụ...
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 5 PHÚT
1. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức của tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
4. Nhận xét xuống lớp.
2.5. Thực nghiệm sư phạm và kết quả đạt được
2.5.1. Mục đích của thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lý thuyết môn GDQP-AN ở nhà trường phổ thông nói chung.
Đối với đề tài này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy bài 3 GDQP-AN lớp 12. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra.
2.5.2. Phương pháp thực nghiệm
Khi tiến hành thực nghiệm đề tài này phương pháp thực nghiệm là phương pháp loại suy, phương pháp tương tự theo mô hình xã hội. Các lớp tiến hành thực nghiệm được chia thành hai nhóm:
- Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Nhóm lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động dạy học không sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
2.5.3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm đó là đánh giá tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài 3 môn GDQP-AN lớp 12 THPT như phương pháp: “Vấn đáp”, phương pháp: “Thảo luận nhóm” , phương pháp: “Bản đồ tư duy”.
2.5.4. Tổ chức thực nghiệm
2.5.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm:
Bài 3; Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam(3 tiết)
- Đối tượng thực nghiệm
Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và khoa học chúng tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh khối 12 trường THPT Tân kỳ. Chọn các lớp thực nghiệm gồm: 12C1, 12C2, 12C5, 12C9 các lớp có đặc điểm chung đáp ứng được các nguyên tắc thực nghiệm là:
+ Trình độ tương đương nhau, học sinh có ý thức học tập.
+ Số lượng học sinh tương đương nhau.
+ Không gian và điều kiện lớp học tương đương.
+ Cùng giáo viên giảng dạy.
2.5.4.2. Tiến hành thực nghiệm
Sau khi xác định nội dung và đối tượng thực nghiệm, tôi tiến hành thiết kế giáo án và giảng dạy theo kế hoạch đã chuẩn bị.
- Tại lớp đối chứng: Tôi tiến hành giảng dạy theo phương pháp, hình thức vẫn thường hay dùng.
- Tại lớp thực nghiệm: Tôi tiến hành thiết kế giáo án và giảng dạy theo các biện pháp đề ra, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học trực quan nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
2.5.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Kết quả thực nghiệm
Sau mỗi tiết học tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung mỗi phiếu kiểm tra bao gồm kiểm tra cả kiến thức và kĩ năng của học sinh.
- Về mặt kiến thức: Bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra, củng cố kiến thức cơ bản của bài học, đánh giá hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học đề ra.
- Về kĩ năng: Qua bài kiểm tra sẽ đánh giá được các kĩ năng của học sinh như: Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kĩ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác... 
* Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Xử lí kết quả thực nghiệm:
+ Chấm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo thang điểm 10.
+ Thống kê kết quả thực nghiệm sau khi chấm điểm.
+ Tính điểm trung bình các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
+ Xử lí thang điểm theo thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh đối chiếu và 
rút ra kết luận cần thiết.
- Nhận xét, đánh giá về kết qủa thực nghiệm: Bao gồm nhận xét, đánh giá về mặt định lượng và nhận xét, đánh giá về mặt định tính.
Kết quả thực nghiệm: Ở các lớp cơ bản tự chọn nâng cao khối A
Bảng kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm 
Lớp
Đối tượng
Sĩ số
Điểm kiểm tra
4
5
6
7
8
9
10
TB
12C1
Thực nghiệm
42
0
2
3
21
8
5
3
7.5
12C2
Đối chứng
40
8
7
8
8
7
2
0
6.5
Bảng kết quả xếp lọai bài kiểm tra sau bài thực nghiệm (%)
Lớp
Đối tượng
Sĩ số
Xếp loại
Yếu(%)
TB(%)
Khá(%)
Giỏi(%)
12C1
Thực nghiệm
42
0.0
11.9
50
38.1
12C2
Đối chứng
40
15
37.5
25
22.5
Dựa vào số liệu trong bảng trên ta có biểu đồ minh họa điểm khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
Kết quả thực nghiệm: Ở các lớp cơ bản tự chọn nâng cao khối C
Bảng kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm 
Lớp
Đối tượng
Sĩ số
Điểm kiểm tra
4
5
6
7
8
9
10
TB
12C5
Thực nghiệm
42
0
2
4
13
12
7
4
7.7
12C9
Đối chứng
44
4
8
9
9
10
4
0
6.6
Bảng kết quả xếp lọai bài kiểm tra sau bài thực nghiệm số (%)
Lớp
Đối tượng
Sĩ số
Xếp loại
Yếu(%)
TB(%)
Khá(%)
Giỏi(%)
12C5
Thực nghiệm
42
0.0
14.3
59.5
 26.19
12C9
Đối chứng
44
9.1
38.62
43,18
9.1
Dựa vào số liệu trong bảng trên ta có biểu đồ minh họa điểm khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
* Nhận xét :
Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
- Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại khá, còn lớp đối chứng chỉ đạt điểm loại trung bình.
- Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đối chứng cao hơn. Lớp thực nghiệm không có tỉ lệ điểm yếu.
- Từ hai chỉ số trên có thể rút ra kết luận rằng việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả mang lại cả về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập tích cực tự giác của học sinh.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Kết luận
Quá trình nghiên cứu
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn GDQP-AN tại trường THPT Tân kỳ, chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực và nhận thấy rằng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hương phát triển năng lực của học sinh, đó cũng là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục nước ta. Trong quá trình dạy học chúng tôi đã áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở các lớp thực nghiệm, cùng với đó chúng tôi đồng thời sử dụng phương pháp dạy học truyền thống ở các lớp đối chứng. Cũng như tiến hành thăm lớp dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp một cách cởi mở thực tế. Chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp Dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy lí thuyết bộ môn, đồng thời nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu kết hợp với thực tiển giảng dạy trong nhà trường, chúng tôi đã vận dụng tương đối thuần thục các phương pháp, kĩ thuật Day-Học tích cực như: Phương pháp Thảo luận nhóm, phương pháp Vấn đáp, phương pháp Bản đồ tư duy... Và khai thác các trang thiết bị Dạy-Học hiện có. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp. Chúng tôi đã hoàn thành đề tài này.
Quá trình nghiên cứu đề tài đực thực hiệ cụ thể như sau:
TT
Thời Gian
Nội Dung Thực Hiện
Tháng 10/2019 đến tháng 12/2020
Nghiên cứu lí luận dạy học, phương pháp Dạy-Học tích cực, tiến hành khảo sát đánh giá trình hình Dạy-Học bộ môn ở nhà trường.
Tháng 2/2020 đến tháng 8/ 2020
Viết đề cương và triển khai sáng kiến, thực nghiệm, khảo sát, đánh giá kết qủa và rút ra bài học kinh nghiệm.
Tháng 9/2020 đến tháng 3/2021
Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi chắt lọc, bổ sung một số giải pháp để kiểm định độ tin cậy của giải pháp đề ra, hoàn thánh sáng kiến kinh nghiệm.
Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài đi sâu nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy lí thuyết môn GDQP-AN nói chung và bài 3-GDQP-AN lớp 12 trường THPT Tân Kỳ nói riêng. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy lí thuyết môn GDQP-AN cho học sinh trên địa bàn huyện Tân kỳ nói riêng cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ an nói chung. Giúp cho môn học của chúng ta không còn khô khan, cứng nhắc, nhàm chán và áp lực đối với quý Thầy Cô và các em học sinh nữa. 
II. Kiến nghị
Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đạt được kết quả chúng tôi thấy cần thiết đưa ra một số kiến nghị:
2.1. Đối với giáo viên
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất cả giáo viên phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng các PPDH và các KTDH tích cực trong quá trình dạy học.
- Khi giáo viên sử dụng các PPDH và KTDH tích cực trong quá trình giảng dạy cần phải nắm chắc bản chất, các bước tiến hành, ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp, kĩ thuật để vận dụng được đa dạng, linh hoạt tránh tình trạng sử dụng tràn lan mà không mang lại hiệu quả.
 	- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu của môn học đã qui định. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 	- Người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có sự tìm tòi mở rộng kiến thức để đáp ứng được yêu cầu dạy học bộ môn.
2.2. Đối với nhà trường
- Chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Đặc biệt là bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới.
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo đủ về số lượng, tốt về chất lượng.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đưa nội dung tập huấn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên.
- Cần động viên, khuyến khích kết hợp kiểm tra đánh giá thực hiện phương pháp đổi mới dạy học theo định hướng năng lực học sinh.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn GDQP-AN đạt chuẩn theo quy định của bộ GD&ĐT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI.
- Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sĩ quan QĐND Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 ngăm 2015.
- Luật số: 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật CAND Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 , Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2012.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, module THPT 18 phương pháp dạy học tích cực.
- Prof. Berd Meier, Nguyễn Văn Cường, (2011), Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Postdam – Hà Nội.
- Các tài liệu tập huấn cán bộ cốt cán môn Giáo dục quốc phòng và an ninh của Vụ Giáo dục Quốc phòng – an ninh.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO GIÁO VIÊN
 Họ và tên GV:Trường:..
Câu 1: Thầy(cô) đánh giá như thế nào về sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy lí thuyết môn GDQP-AN cấp THPT ?
Rất cần thiết 
Cần thiết
Không cần thiết
Ý kiến khác:..
Câu 2: Khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học lí thuyết môn GDQP-AN thầy (cô) đánh giá như thế nào về ưu điểm của các phương pháp này ?	
Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.
 Đảm bảo chuẩn kiến.
Học sinh hình thành thói quen tự giác học tập.
Câu 3: Khi dạy học GDQP&AN thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào ?
TT
Phương pháp
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không sử dụng
1
Thuyết trình
2
Vấn đáp
3
Trực quan
4
Thảo luận nhóm
5
Bản đồ tư duy
Phương pháp khác..
Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề trên bằng cách đánh dấu vào ô thầy (cô)lựa chọn.
Xin cảm ơn sự hợp tác của quý thầy(cô)!
PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO HỌC SINH
Họvà tên:.Lớp:. Trường:.
Câu 1: Trong một tiết học lí thuyết môn GDQP-AN có sử dụng các PPDH tích cực, theo em học sinh được những gì ?
hát huy tính tích cực của mình trong lĩnh hội kiến thức
Được thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến xây dựng bài
Dễ hiểu và nắm chắc kiến thức
Ý kiến khác:..
Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về các phương pháp mà giáo viên sử dụng khi giảng dạy môn GDQP-AN ? (đánh dấu vào ô mình chọn)
TT
Phương pháp
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Thuyết trình
Vấn đáp
Thảo luận nhóm
Bản đồ tư duy
Kết hợp nhiều phương pháp
	Cảm ơn sự hợp tác của em !

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_tich_cu.doc
Sáng Kiến Liên Quan