Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên

Thiên nhiên không chỉ mang lại cho con người những cái cần thiết để sống mà còn hấp dẫn chúng ta bởi những vẻ đẹp kỳ diệu. Thiên nhiên cần cho con người bao nhiêu thì lại càng không thể thiếu được đối với trẻ thơ bấy nhiêu.

 Có những cái bình thường tưởng chừng như cây cỏ, dòng sông, con suối, giọt sương mai long lanh trên cành lá hay tiếng kêu rên rỉ của chú dế mèn ngoài bờ đê .đều ảnh hưởng đến tình cảm và trí tuệ của các em. Hãy tạo mọi điêù kiện để cho trẻ đến với thiên nhiên càng nhiều càng tốt, hãy để cho tất cả những âm thanh, màu sắc, hương vị của thiên nhiên tràn ngập vào các giác quan, để lại trong tâm trí em nhỏ những ấn tượng tươi mát trong lành. Vì càng nghe, càng nhìn nhiều màu sắc, âm thanh của thiên nhiên được bao nhiêu, thì cảm giác và tri giác con người càng trở nên nhạy bén, tinh tế bấy nhiêu và phạm vi xúc cảm biểu hiện sự phát triển tinh thần của con người càng rộng lớn bấy nhiêu. Tách trẻ em ra khỏi thiên nhiên là một việc làm không bình thường, trái với quy luật phát triển của chúng. Đời sống tinh thần của con em chúng ta sẽ phong phú biết nhường nào nếu trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên kỳ diệu.

 Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của môi trường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự bùng nổ về công nghệ thông tin. trẻ em đang mất dần những sân chơi thú vị, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian, những câu chuyện cổ tích.Thực tế trong những năm vừa qua giáo viên đã tổ chức cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều giáo viên chưa linh họat, sáng tạo trong việc tổ chức các họat động, chưa cho trẻ được thực hành, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên, chưa nắm vững kiến thức, hình thức cũng như tích hợp lồng ghép các phương pháp. Với những lý do cấp thiết như vậy và mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ qua việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên quanh trẻ, tôi chọn đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên” góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7888 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
non thường xuyên
 thực hiện nhưng chưa thực sự đi sâu vào chất lượng của hoạt động quan sát. Giáo viên chỉ tổ chức cho trẻ quan sát vẻ bề ngoài của đối tượng chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu vẻ đẹp, sự biến đổi của thiên nhiên qua thời gian hay sự tác động của môi trường sống với thiên nhiên.
Trước hết các giáo viên cần phải hướng dẫn để trẻ biết quan sát thiên nhiên, cảm 
nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
* Ví dụ: Quan sát cảnh vật xung quanh với sự biến đổi màu sắc, âm thanh của đất trời, của các mùa khác nhau trong một năm.
* Ví dụ: Tập cho trẻ nhận xét tinh vi hơn về màu sắc của hoa, lá, cỏ, cây. Chẳng hạn cũng là màu đỏ nhưng màu đỏ rực rỡ của bông hoa lựu khác với màu đỏ thắm của hoa hồng nhung và màu đỏ phớt của bông hoa giấy.
- Lá bàng lúc mới nhú có màu xanh nõn, lá khi to màu xanh lục, lá già màu vàng, lá sắp rụng màu đỏ, lá rụng xuống đất có màu nâu.
- Trong vườn trường có rất nhiêu loài hoa khác nhau, hay mỗi cây có một loại lá khác nhau.
- Cũng là hoa nhưng có loài hoa có hương thơm như hoa hồng, hoa nhài nhưng cũng có loài hoa không có hương thơm như hoa cây cau cảnh, hoa dừa cạn..
- Cũng là hoa nhưng có bông thì mọc thẳng từ dưới đất lên như hoa đồng tiền. Có hoa thì nhiều bông kết lại thành chùm và thân leo như hoa giấy, có bông thì mọc từ cành như hoa hồng, có hoa thì mọc từ thân cây như hoa dừa cảnh....
- Tên gọi của mỗi loài cây cũng có ý nghĩa của nó: gọi là cây hoa mào gà vì bông hoa của cây giống mào của chú gà trống.
*Ví dụ:
Dạy trẻ phân biệt âm thanh của thiên nhiên: Tiếng kêu ấm áp của chim bồ câu
khác với tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca, tiếng hót lảnh lót của chim chiền chiện...
Những nhận xét tinh vi về thiên nhiên giúp cho các em nhỏ cảm thụ được nhiều dáng vẻ, cung bậc khác nhau của thiên nhiên, điều đó sẽ làm cho tâm hồn các em thêm tế nhị, mềm mại, uyển chuyển để dễ dàng tiếp thu những cái hay, những cái đẹp từ cuộc sống.
2.2. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của trẻ.
Thiên nhiên thật phong phú và hấp dẫn, đó là nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nhưng tiếc thay nhiều người lớn trong chúng ta đã không quan tâm đến điều đó, họ đã thờ ơ với thiên nhiên, mà không thấy tác hại ngấm ngầm về nhiều mặt (thể chất và tinh thần) của việc sống tách rời thiên nhiên. 
Chúng ta rất thương những em bé suốt ngày hầu như bị giam cầm trong những căn phòng chật chội ( tuy có đủ thức ăn, đồ chơi, vật dụng ) với bốn bức tường vôi nhợt nhạt, thiếu ánh sáng, thiếu màu sắc....Nguy hại hơn nữa còn là nạn ô nhiễm môi trường ở những thành phố lớn, nơi khu công nghiệp và không trừ cả những làng quê yên tĩnh.....tất cả đang bao vây lấy các em nhỏ làm cho các em không có được niềm hạnh phúc được sống giữa thiên nhiên.
Ở trường mầm non, mỗi lớp học đều có góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ. Đây chính là nơi để các giáo viên có thể xây dựng mảng tuyên truyền với các bậc phụ huynh về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống của trẻ thơ. Tôi đã hướng dẫn giáo viên xây dựng các nội dung tuyên truyền như sau:
+ Vào các ngày nghỉ các bậc cha mẹ nên dành thời gian đưa con đi chơi công viên, hay những nơi có phong cảnh đẹp , các danh lam thắng cảnh của quê hương, di tích lịch sử... vì ở đây các em có thể có cơ hội được hoà mình với thiên nhiên, có cơ hội được xem các loại chim muông cầm thú...
+ Những kỳ nghỉ hè, tuỳ điều kiện gia đình có thể cho các em đi biển, lên núi, về quê, đi píc níc, dã ngoại. Những cuộc đi chơi như vậy sẽ để lại cho các em ấn tượng sâu sắc mà thêm yêu đất nước và hun đúc lòng tự hào về quê hương mình.
+ Các bậc cha mẹ nên tìm mọi cơ hội để các con được trải nghiệm trong thiên nhiên : 
- Tận tay sờ nắn mỗi hòn sỏi, mỗi hạt cát.
- Vục chân xuống bùn.
- Lắng nghe tiếng ếch kêu, tiếng chim hót, tiếng suối reo.... 
- Tận mắt ngắm khi mặt trời mọc, khi mặt trời lặn.
- Tự mình theo dõi hạt đậu nảy mầm, bông hoa hé nở rồi lụi tàn.
- Cảm nhận trận mưa rào rơi ướt hết quần áo....
- Chỉ cho trẻ vẻ đẹp của bầu trời, những áng mây có hình thù kỳ lạ, ánh trăng dịu dàng, vòm trời đầy sao bao la hay cả sắc cầu vồng sau cơn mưa.....
+ Các bậc cha mẹ nên dành thời gian dạy trẻ đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao, câu 
chuyện về thiên nhiên để làm phong phú đời sống tâm hồn cho trẻ. Giáo viên nên cung cấp
 cho cha mẹ trẻ những bài thơ, ca dao đó nếu bố mẹ trẻ chưa biết hoặc chưa có nhiều... 
+ Các bậc cha mẹ nên dạy cho trẻ tình yêu thiên nhiên để góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Những em bé nào biết nâng niu những mầm sống như con gà mới nở, nụ hoa mới hé, lo lắng cho hàng sậy mới trồng khi nghe tin bão về, xót thương luống cà chua qua một đêm sương muối...thường là những em bé biết yêu thương, thân ái với bạn bè, biết quan tâm, chăm sóc những em bé hơn, biết giúp đỡ ân cần đối với người già yếu, bệnh tật, biết lễ phép với người lớn. Trái lại em bé nào có hành vi thô bạo với thiên nhiên như vặt trụi lá cây trong vườn.......những em đó thường hay bắt nạt những em bé hơn mình, ăn nói thô lỗ, vô lễ với người lớn và đặc biệt rất thích những trò ngịch phá gây nguy hiểm cho người khác như đặt chướng ngại vật trên đường đi để người lớn vấp ngã..vv. Rõ ràng sự thô bạo với thiên nhiên thường đi đôi với tính độc ác, ích kỷ đối với con người trong các em nhỏ thiếu giáo dục. Chính vì vậy các em nhỏ cần được sự quan tâm của các bậc cha mẹ nhiều hơn...
2.3. Chỉ đạo giáo viên tận dụng những không gian nhỏ hẹp để tạo môi trường thiên nhiên.
Với những trường mầm non không có diện tích rộng rãi, thoáng mát mà không gian chật hẹp chúng ta vẫn có thể tận dụng những khoảng không gian nhỏ hẹp để tạo một môi trường thiên nhiên cho trẻ.
* Ví dụ:
- Trồng một chậu hoa nhỏ trên bệ cửa sổ.
- Làm một bể cá trong góc thiên nhiên của lớp.
- Tạo một bồn hoa dài ngay cạnh sân sau của lớp.
- Làm những giỏ hoa treo trước phòng đón và trả trẻ.
- Trồng 2 chậu cây xanh trước cửa lên xuống của lớp...
 Nếu trường có khoảng vườn nhỏ nên chia diện tích khoảng vườn cho tất cả các lớp. Mỗi lớp sẽ trồng và chăm sóc một loại hoa, một loại cây riêng của lớp đó, Khoảng vườn có biển đề tên của các lớp, tên của loài cây, loài hoa của các lớp để trẻ có thể quan sát so sánh và cảm nhận được sự khác nhau.
2.4. Chỉ đạo giáo viên dạy trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu trong thiên nhiên.
Càng gần gũi với thiên nhiên bao nhiêu, trẻ sẽ thấy phấn chấn trong lòng và nảy sinh khát vọng muốn làm ra cái đẹp cho cuộc sống.
Làm ra cái đẹp từ những vẻ đẹp của thiên nhiên là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với tuổi thơ. Đó là khởi đầu cho mọi sự sáng tạo.
Tôi đã chỉ đạo các giáo viên trong trường tổ chức cho trẻ làm một số đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên:
 * Làm chong chóng từ lá dừa.
- Nguyên vật liệu gồm có: Lá dừa thẳng, que nứa vót tròn, băng dính và kéo.
- Hướng dẫn trẻ làm chong chóng theo ý thích.
* Xâu vòng hoa.
- Nguyên vật liệu gồm có: Các loại hoa nhỏ nhiều màu, sợi cỏ dài.
- Hướng dẫn trẻ xâu vòng hoa theo ý thích.
* Làm thuyền từ mo cau.
- Nguyên vật liệu gồm có: Mo cau khô, keo con voi, kéo...
- Hướng dẫn trẻ cắt thuyền và buồm từ mo cau, giáo viên giúp trẻ dán thuyền.
* Làm con trâu từ lá mít.
Nguyên vật liệu gồm có: Lá mít hoặc lá ổi, lá bàng( tuỳ vào ý định của trẻ làm con trâu to hay nhỏ) kéo, dây cột.
- Hướng dẫn trẻ cắt 2 phiến lá làm tai trâu, cuộn tròn lá lấy dây cột lại làm mình trâu, lấy dây cột cuống lá xâu qua mình trâu.
* Làm chùm nho từ quả cây bằng lăng.
 - Nguyên vật liệu gồm có: quả cây bằng lăng khô nhuộm màu tím, keo con voi.
 - Hướng dẫn và giúp trẻ làm chùm nho theo ý thích.
 * Làm con rùa từ vỏ quả dừa.
 - Nguyên vật liệu gồm có: Nửa vỏ quả dừa khô, giấy đề can, hạt na, hạt hồng xiêm, keo con voi...
 - Hướng dẫn trẻ cắt dán đề can dán lên vỏ dừa khô làm mai rùa, dán hạt na làm mắt rùa, dán hạt hồng xiêm làm chân rùa...
 * Làm tranh từ cát nhuộm màu.
 - Nguyên vật liệu gồm có: Hạt cát nhỏ mịn sấy khô và được nhuộm màu. Keo nước, bìa kroky, bút màu..
 - Hướng dẫn trẻ phác thảo hình ảnh đơn giản theo ý thích. Phết keo lên mặt bìa và rắc cát màu lên, để khô trong bóng mát, không phơi ngoài nắng.
 * Làm kèn từ lá chuối.
 - Nguyên vật liệu gồm có: Lá chuối tươi, dây cột.
 - Hướng dẫn trẻ tước lá chuối cuộn lại thành hình cái kèn, lấy dây cột và thổi.
 * Tết hình người từ cọng rơm.
 - Nguyên vật liệu gồm có: Cọng rơm khô, dây cột, que...
 - Hướng dẫn trẻ tết các sợi rơm thành hình tay, chân, mình, đầu...sau đó ghép lại thành hình người..
 * Làm hoa từ đất sét.
 - Nguyên liệu gồm có: Đất sét, màu bột, keo nước...
 - Hướng dẫn trẻ nhồi đất sét và nặn hình hoa, để khô và tô màu nước theo ý thích....
* Làm đàn kiến.
 - Nguyên vật liệu gồm có: Nhánh cây khô, hạt na, hạt vải, hạt đậu đen, keo con voi, tấm bìa cứng..
 - Hướng dẫn trẻ dán cành cây vào tấm bìa, sau đó dán 3 hạt liền kề nhau: hạt na làm đầu, hạt đậu đen làm ngực, hạt vải làm bụng, dán thêm chân, râu cho kiến...
2.5. Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
 Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non học bằng chơi - chơi mà học. Thông qua các trò chơi trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách nhanh chóng, vui vẻ và hiệu quả. Nhằm góp phần chỉ đạo các giáo viên thiết kế và tổ chức các trò chơi cho trẻ. Sau đây là một số trò chơi:
* Trò chơi 1: Ai trồng cây nhanh.
a, Mục đích yêu cầu:
- Trẻ trồng cây vào bồn theo yêu cầu của cô. Hiểu được ý nghĩa của việc trồng cây.
 - Luyện cho trẻ khả năng nhanh nhẹn, hoạt bát.
b, Chuẩn bị:
 - Một số cây xanh bằng nhựa, bồn hoa bằng nhựa.
 - Đàn ghi âm bài hát: Em yêu cây xanh.
c, Luật chơi:
 - Trẻ nào trồng được cây xanh vào bồn cây theo yêu cầu của cô là thắng cuộc. Trẻ nào không trồng được cây vào bồn thì phải nhảy lò cò.
d, Cách tổ chức trò chơi:
 - Cô giới thiệu với trẻ những cây xanh và những bồn hoa, trẻ sẽ giúp người làm vườn trồng cây xanh vào bồn. Tuy nhiên số cây xanh nhiều hơn số bồn hoa. Mỗi trẻ lên chơi cầm một cây xanh và hát bài “ Em yêu cây xanh” và đi xung quanh các bồn cây, khi nào nghe hiệu lệnh “ Trồng cây” thì mỗi trẻ phải tìm được cho mình một bồn cây để trồng cây vào. Ai không trồng được cây thì phải nhảy lò cò. Khi trẻ đã quen với trò chơi cô có thể đưa ra yêu cầu khó hơn là khi nghe hiệu lệnh trồng cây gì thì trẻ mới tìm cây đó để trồng vào bồn cây.
 * Trò chơi 2: Bé chọn hoa đúng.
a, Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết phân biệt các loài hoa khác nhau.
 - Luyện cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ.
b, Chuẩn bị:
 - Một tấm bìa có vẽ các hình hoa in rỗng khác nhau, có những bông hoa giống nhau nhưng có số lượng cánh khác nhau.
 - Các bông hoa có hình giống với các bông hoa in rỗng cắt bằng xốp màu.
 - Xốp dính 2 mặt....
 c, Luật chơi:
 - Trẻ phải tìm và gắn đúng bông hoa giống như hình bông hoa in rỗng.
d, Cách chơi:
 - Cô cho trẻ quan sát các hình hoa in rỗng, nhận xét về độ to, nhỏ, hình dáng cánh hoa....vv. Cho trẻ tìm và gắn các bông hoa vào các hình in rỗng.
* Trò chơi 3: Những con vật ngộ nghĩnh.
a, Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ phân biệt được tiếng kêu khác nhau của các con vật.
 - Luyện khả năng thẩm âm của bộ môn âm nhạc cho trẻ.
b, Chuẩn bị: 
 - Đàn ooc gan.
c, Cách chơi:
 Cô hỏi trẻ về tiếng kêu của một số con vật như mèo, chó, vịt, gà trống....
 Cho trẻ xướng âm làm tiếng kêu của các con vật theo cao độ của đàn ooc gan. Ví dụ: Cô đánh đàn: Độ mì sol - trẻ xướng âm: Mẹo mèo meo, cô đánh đàn Độ mì sol đố - trẻ xướng âm ọ ò o ó.....vv.
* Trò chơi 4 : Cá vàng bơi tìm mồi.
a, Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ chơi trò chơi hứng thú vui vẻ, biết được thức ăn yêu thích của cá vàng là bọ gậy.
 - Phát triển về vận động cho trẻ.
b, Chuẩn bị:
 - Đàn ghi âm bài hát " Cá vàng bơi"
 - Trang phục hoá trang cá vàng và bọ gậy.
 - Một số vòng thể dục.
c, Luật chơi: 
 Khi nghe hiệu lệnh" Tìm mồi" mỗi chú cá vàng đều phải tìm được một con mồi và nhảy vào vòng. Chú cá nào không tìm được mồi thì phải nhảy lò cò. 
d, Cách chơi:
Cô giới thiệu với trẻ cách chơi trò chơi: Một số trẻ đóng cá vàng, một số trẻ đóng bọ gậy, số cá vàng nhiều hơn số bọ gậy. Vòng thể dục được rải đều xung quanh lớp. Cá vàng và bọ gậy cùng bơi xung quang lớp và hát bài" Cá vàng bơi". Khi nào nghe hiệu lệnh " Tìm mồi" thì mỗi chú cá vàng đều phải tìm cho mình một chú bọ gậy và cùng nhảy vào
 vòng. Chú cá nào không tìm được mồi, không nhảy vào vòng thì phải nhảy lò cò.
* Trò chơi 5: Tìm đường về nhà.
a, Mục đích yêu cầu.
 - Trẻ biết xếp các loại quả, hoa,lá... theo yêu cầu của cô.
 - Luyện cho trẻ kỹ năng định hướng trong sơ đồ.
b, Chuẩn bị:
 - Sơ đồ vẽ đường về nhà của các con vật gắn xốp dính 2 mặt.
 - Một số loại hoa, quả, lá ... khác nhau gắn xốp dính 2 mặt.
c, Luật chơi:
 - Trẻ phải tìm đường về nhà cho các con vật bằng cách gắn đúng hoa, lá...dẫn đường cho con vật về nhà.
d, Cách chơi:
 - Cô cho trẻ quan sát sơ đồ tìm đường về nhà cho các con vật. Mỗi lượt chơi có 2 trẻ thi đua cùng nhau. Khi nghe hiệu lệnh của cô. Vd: Các con hãy tìm đường về nhà cho chú ong mật. Thì trẻ phải chọn và gắn những bông hoa có nhụy hoa vàng lên sơ đồ để dẫn đường về nhà cho chú ong. Nếu nghe hiệu lệnh "tìm đường về nhà cho con sóc" thì trẻ tìm và gắn hạt dẻ.... Nếu trẻ nào gắn sai loại quả, lá, hoa.... hoặc không tìm được đường về cho các con vật là chưa đạt yêu cầu.
III. Những kết quả đạt được: 
 Sau một thời gian chỉ đạo giáo viên một số biện pháp cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên tôi đạt được một số kết quả như sau:
 * Đối với bản thân:
 - Đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, biết lựa chọn được những giải pháp hay có hiệu quả có thể vận dụng vào các công việc khác trong quá trình chỉ đạo chuyên môn. 
 - Nắm chắc nội dung, kỹ năng, ý nghĩa, cách thức tổ chức tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động.
 - Biết thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên phong phú đa dạng 
 - Trưởng thành hơn trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, được tập thể giáo viên tín nhiệm và đồng tình ủng hộ cao.
 - Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cụ thể hơn trong việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm phong phú và sáng tạo ra nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực và đạt hiệu quả cao.
* Đối với giáo viên:
 - Hiểu rõ hơn về ý nghĩa, mục đích, cách tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
 - Biết thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên phong phú đa dạng.
 - Biết phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
 - Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh, các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với trẻ thơ, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi nhiều hơn.
- Sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Tổ chức được nhiều trò chơi hấp dẫn và thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động, các lớp tổ chức chơi thi đua cùng nhau tạo không khí phấn khởi, vui vẻ.
- Kết quả thi làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên : Tổng số lớp tham gia là 7 lớp,. Trong đó: 
 + Loại xuất sắc: 3 lớp. Đạt tỷ lệ: 42,8%
 + Loại tốt : 3 lớp. Đạt tỷ lệ: 42,8%
 + Loại khá: 1 lớp. Đạt tỷ lệ: 14,2%
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã có cuộc khảo sát để đánh giá mức độ của đội ngũ giáo viên như sau:
Nội dung đánh giá
Trước thực ngiệm
Sau thực nghiệm
Số líp: 7
(11 giáo viên)
Tỷlệ (%)
Số líp: 7
( 11 giáo viên)
Tỷ lệ(%)
- Nắm vững nội dung, kỹ năng, ý nghĩa, cách thức tổ chức tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động.
2/7
28,5
6/7
85,7
- Thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên phong phú đa dạng.
3/7
42,8
6/7
85,7
 - Phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
3/7
42,8
6/7
85,7
 - Sưu tầm được nhiều nguyên phế liệu phục vụ cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
2/7
28,5
7/7
100
* Về phía trẻ:
- Thích được tìm tòi khám phá môi trường thiên nhiên.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi.
- Trẻ chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
- Tích cực cùng các bạn và cô giáo làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Quan tâm và có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh trẻ.
*. Đối với các bậc phụ huynh:
Phụ huynh hiểu sâu sắc hơn về giáo dục Mầm non và tầm quan trọng của bậc học. Biết được sự cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ một cách toàn diện, cân đối, hài hòa khi còn lứa tuổi Mầm non.
Phụ huynh đã thấy tầm quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào môi trường thiên nhiên vì ở đó trẻ được thể hiện và trải nghiệm, được hòa mình với thế giới phong phú và đa dạng của thiên nhiên.
Phụ huynh đã phối kết hợp với giáo viên, nhà trường sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm, tranh ảnh để cho trẻ hoạt động.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
 1. Kết luận .
 Tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là hoạt động không thể thiếu được đối với lứa tuổi mầm non, vì trẻ được “ học mà chơi- chơi mà học”. Qua đó, trẻ được tiếp thu, lĩnh hội tất cả các kiến thức mà giáo viên cần cung cấp về thế giới thiên nhiên. Trẻ được học và chơi một cách tích cực, sáng tạo và đạt hiệu quả rất cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Cho trẻ tham gia cùng giáo viên khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là một hoạt động giúp trẻ phát triển trí tuệ, trong quá trình tham gia cùng giáo viên trẻ được bồi dưỡng các giác quan vì trẻ luôn phải sử dụng các giác quan của mình để tìm hiểu, khám phá, sáng tạo những hình ảnh sống động.
 Khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ sẻ phải xác định những thuộc tính đặc điểm cơ bản của đối tượng đó như hình dạng, cấu trúc, màu sắc... để so sánh, tìm sự giống và khác nhau để tập phân loại, gộp nhóm các sự vật hiện tượng xung quanh. Qua đó đòi hỏi trẻ phải tích cực quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh, phải vận động các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hoá.
 Việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là một hình thức mang tính giáo dục cao vì trẻ em luôn thích được hoạt động, luôn bị thu hút bởi mọi vật xung quanh qua đó trẻ được tích cực quan sát, tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong thế giới thiên nhiên . Từ đó góp phần hình thành nhân cách của trẻ một cách toàn diện.
- Muốn thực hiện được tốt các hoạt động cho trẻ làm quen, tiếp xúc với môi trường
 thiên nhiên người giáo viên cần:
+ Hiểu biết về môi trường thiên nhiên.
+ Tăng cường tạo môi trường, tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo chủ đề, chủ điểm.
+ Thiết kế các bài tập mở kích thích tính tích cực của trẻ trong hoạt động trải nghiệm, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi được hoạt động với môi trường thiên nhiên.
 + Thực sự quan tâm và yêu thương trẻ, mong muốn giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
 + Nắm vững mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
 + Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
 + Tăng cường làm thêm và tổ chức cho trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên nhất là các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
 + Giáo viên cần nghiên cứu, thực hiện và trao đổi cùng nhau để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân.
2. Kiến nghị:
 - Mong ngành cũng như cấp trên hỗ trợ thêm kinh phí để làm vườn cổ tích, hòn non bộ.... để nhà trường có một môi trường phong phú và đa dạng về phong cảnh thiên nhiên để trẻ được khám phá, hoạt động.
 - Phòng giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn về các chuyên đề để giúp cho giáo viên nắm vững hơn các hoạt động cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.
 - Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập trường bạn. 
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên bước đầu thu được nhiều kết quả tốt. 
 Rất mong được sự góp ý, bổ sung, đánh giá của hội đồng khoa học và quý đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn./.

File đính kèm:

  • docSKKN DAO THI HONG MN SON PHU 2014 - GUI DI TINH.doc
Sáng Kiến Liên Quan