Chuyên đề Phương pháp bàn tay nặn bột

Thực trạng:

PPBTNB là PP mới được áp dụng thí điểm ở một số trường. Phần còn lại đa số giáo viên chưa được tiếp cận làm quen với PP này.

1. Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, ngành. Sự khuyến khích vận dụng PPBTNB vào giảng dạy.

 - Bản thân được tập huấn về PPBTNB, có thêm tài liệu nghiên cứu về PP này.

PPBTNB là PP có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường.

 - Các em hứng thú, ham hoạt động.

 - Phát huy khả năng tìm tòi và sáng tạo của người học.

2. Khó khăn:

 - Phần đông giáo viên chưa được tham gia tập huấn về PP này.

 - Việc xác định bài học phù hợp để vận dụng PP này vào giảng dạy còn gặp khó khăn. Việc thiết kế bài dạy cũng gặp khó khăn.

 - Điều kiện, CSVC, bàn ghế học sinh chưa thuận tiện, trang thiết bị chưa đầy đủ, dụng cụ thí nghiệm còn thiếu nhiều. Các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu chưa được trang bị.

 - Tiết học có thể kéo dài, mất nhiều thời gian.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp bàn tay nặn bột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ CHUYÊN ĐỀ 
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT 
Vĩnh Bình , tháng 04/2014 
 PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH 
CỤM VĨNH BÌNH-VĨNH MỸ B 
NGƯỜI THỰC HIỆN : DƯƠNG CHÍ TÌNH 
CHUYÊN ĐỀ 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT 
VÀO DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5 
----------------- 
I. Lý do chọn chuyên đề : 
	 Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo , năng lực giải quyết vấn đề . Đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học , trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm , giáo viên là người đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức , tự lực hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức mới . 
	 Các phương pháp thường được sử dụng vào giảng dạy môn khoa học : trình bày , hỏi - đáp , thảo luận , trò chơi , đóng vai , động não , quan sát , thực hành thí nghiệm , khăn trải bàn , bàn tay nặn bột ,  Trong đó bàn tay nặn bột (BTNB) là một trong những phương pháp (PP) mới được áp dụng vào giảng dạy duy nhất ở phân môn tự nhiên - xã hội 1, 2, 3 và khoa học lớp 4-5. 
	 Vậy PPBTNB có những ưu điểm gì ? Khi vận dụng PP này vào giảng dạy cần thực hiện theo các bước nào , nguyên tắc nào ? 
II. Thực trạng : 
	 PPBTNB là PP mới được áp dụng thí điểm ở một số trường . Phần còn lại đa số giáo viên chưa được tiếp cận làm quen với PP này . 
1. Thuận lợi : 
	 - Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường , ngành . Sự khuyến khích vận dụng PPBTNB vào giảng dạy . 
	- Bản thân được tập huấn về PPBTNB, có thêm tài liệu nghiên cứu về PP này . 
	 - PPBTNB là PP có tiến trình dạy học rõ ràng , dễ hiểu có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường . 
	- Các em hứng thú , ham hoạt động . 
	- Phát huy khả năng tìm tòi và sáng tạo của người học . 
2. Khó khăn : 
	 - Phần đông giáo viên chưa được tham gia tập huấn về PP này . 
	- Việc xác định bài học phù hợp để vận dụng PP này vào giảng dạy còn gặp khó khăn . Việc thiết kế bài dạy cũng gặp khó khăn . 
	- Điều kiện , CSVC, bàn ghế học sinh chưa thuận tiện , trang thiết bị chưa đầy đủ , dụng cụ thí nghiệm còn thiếu nhiều . Các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu chưa được trang bị . 
	- Tiết học có thể kéo dài , mất nhiều thời gian . 
III. Nội dung : 
1. BTNB là gì ? 
	 “ Bàn tay nặn bột ” là mô hình giáo dục tương đối mới trên thế giới , có tên tiếng Anh là “Hands-on”, tiếng Pháp là “La main à la pâte ”, đều có nghĩa là “ bắt tay vào hành động ”; “ bắt tay vào làm thí nghiệm ”, “ bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu ”. 
	 Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh , giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế , từ đó khám phá ra bản chất vấn đề . 
Trẻ luôn c ảm th ấy tò mò trư ớc nh ững hi ện tư ợng m ới mẻ c ủa cu ộc s ống xung quanh , các em luôn đ ặt ra các câu h ỏi “t ại sao ?”. 
	 Chương trình “ Bàn tay n ặn b ột ” là sự quy trình hóa m ột cách logic phương pháp d ạy h ọc , d ẫn d ắt h ọc sinh đi từ chưa bi ết đ ến bi ết theo m ột phương pháp m ới mẻ là để h ọc sinh ti ếp xúc v ới hi ện tư ợng , sau đó giúp các em gi ải thích b ằng cách tự mình ti ến hành quan sát qua th ực nghi ệm . 
	 Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu , mà còn hi ểu rõ câu trả l ời mình tìm đư ợc . 
Qua đó , h ọc sinh sẽ hình thành khả năng suy lu ận theo phương pháp nghiên c ứu từ nhỏ và hình thành tác phong , phương pháp làm vi ệc khi trư ởng thành . 
* V ậy PPBTNB là gì ? 
	 Phương pháp BTNB là m ột phương pháp d ạy h ọc tích c ực d ựa trên thí nghi ệm nghiên c ứu , áp d ụng cho vi ệc gi ảng d ạy các môn khoa h ọc tự nhiên . 
	 BTNB chú tr ọng đ ến vi ệc hình thành ki ến th ức cho HS b ằng các thí nghi ệm tìm tòi nghiên c ứu để chính các em tìm ra câu trả l ời cho các v ấn đề đư ợc đ ặt ra trong cu ộc s ống thông qua ti ến hành thí nghi ệm , quan sát , nghiên c ứu tài li ệu hay đi ều tra ... 
	V ới m ột v ấn đề khoa h ọc đ ặt ra, HS có thể đ ặt ra các câu h ỏi , các giả thuy ết từ nh ững hi ểu bi ết ban đ ầu , ti ến hành các thí nghi ệm nghiên c ứu để ki ểm ch ứng và đưa ra nh ững k ết lu ận phù h ợp thông qua th ảo lu ận , so sánh , phân tích , t ổng h ợp ki ến th ức . 
	 Cũng như các phương pháp d ạy h ọc tích c ực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm c ủa quá trình nh ận th ức , chính các em là ngư ời tìm ra câu trả l ời và lĩnh h ội ki ến th ức dư ới sự giúp đỡ c ủa GV. 
* M ục tiêu c ủa BTNB? 
	 M ục tiêu c ủa BTNB là t ạo nên tính tò mò , ham mu ốn khám phá , yêu và say mê khoa h ọc c ủa HS. Ngoài vi ệc chú tr ọng đ ến ki ến th ức khoa h ọc , BTNB còn chú ý nhi ều đ ến vi ệc rèn luy ện kỹ năng di ễn đ ạt thông qua ngôn ngữ nói và vi ết cho HS. 
2. Các nguyên t ắc cơ b ản c ủa PPBTNB : 
	 - H ọc sinh quan sát m ột sự v ật hay m ột hi ện tư ợng c ủa thế gi ới th ực t ại , g ần gũi v ới đ ời s ống , dễ c ảm nh ận và các em sẽ th ực hành trên nh ững cái đó . 
	- Trong quá trình tìm hi ểu , h ọc sinh l ập lu ận , b ảo vệ ý ki ến c ủa mình , đưa ra t ập thể th ảo lu ận nh ững ý nghĩ và nh ững k ết lu ận cá nhân , từ đó có nh ững hi ểu bi ết mà n ếu chỉ có nh ững ho ạt đ ộng , thao tác riêng lẻ không đủ t ạo nên . 
	 - Nh ững ho ạt đ ộng do giáo viên đề xu ất cho h ọc sinh đư ợc tổ ch ức theo ti ến trình sư ph ạm nh ằm nâng cao d ần m ức độ h ọc t ập . Các ho ạt đ ộng này làm cho chương trình h ọc t ập đư ợc nâng cao lên và dành cho h ọc sinh m ột ph ần tự chủ khá l ớn . 
	- C ần m ột lư ợng t ối thi ểu là 2 giờ/tu ần trong nhi ều tu ần li ền cho m ột đề tài . Sự liên t ục c ủa ho ạt đ ộng và nh ững phương pháp giáo d ục đư ợc đ ảm b ảo trong su ốt th ời gian h ọc t ập . 
	 - B ắt bu ộc m ỗi h ọc sinh ph ải có m ột quy ển vở th ực hành do chính các em ghi chép theo cách th ức và ngôn ngữ c ủa các em . 
	- M ục tiêu chính là sự chi ếm lĩnh d ần d ần các khái ni ệm khoa h ọc và kỹ thu ật đư ợc th ực hành , kèm theo là sự c ủng cố ngôn ngữ vi ết và nói c ủa h ọc sinh . 
* Những đối tượng tham gia  : 
	- Các gia đình hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học . 
	- Ở địa phương , các cơ sở khoa học ( Trường Đại học , Cao đẳng , Viện nghiên cứu ) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình . 
	- Ở địa phương , các viện đào tạo giáo viên giúp các giáo viên về kinh nghiệm và PP dạy học . 
	 - Giáo viên có thể tìm thấy trên internet các website có nội dung về những mô đun kiến thức ( bài học ) đã được thực hiện , những ý tưởng về các hoạt động , những giải pháp thắc mắc . Giáo viên cũng có thể tham gia hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp , với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học . Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách . 
3. Tiến trình dạy học theo PPBTNB : 
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề : 
	 Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học . Tình huống xuất phát phải ngắn gọn , gần gũi , dễ hiểu đối với học sinh . Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề . Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ . 
	 Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học . Câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích tính tò mò , thích tìm tòi , nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá , lĩnh hội kiến thức . Giáo viên phải dùng câu hỏi “ mở ”, tuyệt đối không dùng câu hỏi “ đóng ” hoặc trả lời “ có hoặc không ”. 
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh : 
	 Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi hay giả thuyết của học sinh là bước quan trọng , đặc trưng của PPBTNB. GV khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ , nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới trước khi được học kiến thức đó . Học sinh có thể trình bày bằng lời nói , bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ . 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm : 
	 * Đề xuất câu hỏi : 
	 Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh , giáo viên giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó . 
	Ở bước này giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh , từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học . Giáo viên nhanh chóng phân nhóm biểu tượng . 
	 Sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của học sinh , giáo viên cần phải khéo léo gợi ý cho học sinh so sánh các điểm giống ( đồng thuận giữa các ý kiến đại diện ) hoặc khác nhau ( không nhất trí giữa các ý kiến ) các biểu tượng ban đầu . Từ những sự khác nhau đó giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi . Việc làm rõ giữa các ý kiến khác nhau trước khi học kiến thức là một mấu chốt quan trọng . Các biểu tượng ban đầu càng khác nhau thì học sinh càng bị kích thích ham muốn tìm tòi chân lí . 
* Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu : 
	 Từ các câu hỏi đề xuất , giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó . Các câu hỏi có thể là : “Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên ?”; “ Các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra !”. 
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu : 
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức : 
4. Một số lưu ý khi dạy PPBTNB : 
	 a) Kỹ thuật đặt câu hỏi : 
	 Trong dạy học theo PPBTNB, câu hỏi của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học . Câu hỏi của giáo viên có thể là câu hỏi cho từng cá nhân học sinh , câu hỏi cho từng nhóm , câu hỏi chung cho cả lớp . 
	 Câu hỏi “ tốt ” có thể giúp cho học sinh xác định rõ phần trả lời của mình và làm cho tiến trình dạy học đi đúng hướng . Một câu hỏi tốt là một câu hỏi kích thích , một lời mời đến sự kiểm tra chăm chú nhiều hơn , một lời mời đến một thí nghiệm mới hay một bài tập mới  Người ta gọi câu hỏi này là câu hỏi “ mở ” vì nó kích thích một hành động mở . 
	 Các câu hỏi “ đóng ” là các câu hỏi yêu cầu một câu trả lời ngắn . 
	VD: Pin là gì ? Tên của đồ vật này là gì ? Có phải dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm hay không ? Cũng không hẳn là cấm giáo viên đặt ra câu hỏi đóng , nhưng nếu các câu hỏi đặt ra để yêu cầu học sinh suy nghĩ hành động thì cần phải được chuẩn bị tốt và bắt buộc phải là những câu hỏi “ mở ”. 
	 Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học sinh . Câu hỏi gợi ý có thể là câu ít mở hoặc là dạng câu hỏi đóng . Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh . 
	 Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như “Theo các em ”, “ Em nghĩ gì ”, “Theo ý em ”. 
	 Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy nghĩ hoặc có thời gian trao đổi nhanh với các học sinh khác , từ đó giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị ; 
	 Tuyệt đối không được gọi tên học sinh sau đó mới đặt câu hỏi ; 
	 Khi nêu câu hỏi , giáo viên cần nói to, rõ . Nếu trường hợp học sinh chưa nghe rõ thì phải nhắc lại , tuy nhiên không nên nhắc lại nhiều lần vì làm như vậy sẽ làm phân tán học sinh . Câu hỏi không nên quá dài . 
	 Đối với các câu hỏi gợi ý, giáo viên nên đặt câu hỏi ngắn , yêu cầu trong một phạm vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho học sinh . Nếu là những câu hỏi gợi ý cho một nhóm khi các em đang thảo luận thì chỉ nêu với âm lượng vừa đủ cho nhóm nghe tránh làm ảnh hưởng đến nhóm khác . 
	 Trong điều khiển tiết học nếu giáo viên đặt câu hỏi mà học sinh không hiểu , hoặc hiểu sai dẫn đến nhiều cách nghĩ khác nhau , giáo viên nhất thiết phải đặt lại câu hỏi cho phù hợp . Tuyệt đối không được cố chấp vì làm như vậy sẽ phá vỡ hoàn toàn ý đồ dạy học ở các bước tiếp theo . 
b) Khi dạy theo PPBTNB không cho học sinh mở sách giáo khoa trong quá trình học mà chỉ sử dụng vào bước cuối cùng . 
c) Đánh giá học sinh : 
	 Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận , trình bày phát biểu ý kiến tại lớp . 
	 Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm . 
	 Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ ( không chê học sinh ). 
IV. Kết luận : 
	 PPBTNB với những ưu điểm vượt trội . Tuy nhiên đây là phương pháp mới cần phải tìm hiểu nghiên cứu nhiều hơn , cần phải vận dụng thường xuyên hơn để có những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân . Bản thân tôi cũng chưa có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp này vào giảng dạy . Kính mong lãnh đạo Phòng Giáo dục , lãnh đạo các trường , các thầy cô có nhiều kinh nghiệm , góp ý chia sẻ thêm để tôi cùng các thầy cô làm công tác giảng dạy vận dụng phương pháp này tốt hơn . 
Kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe ! 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_phuong_phap_ban_tay_nan_bot.ppt
Sáng Kiến Liên Quan