Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng trong trường mầm non

Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không ăn uống. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống. Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể không có, không chỉ là giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì các tế bào, tổ chức. Dinh dưỡng đối với con người là vô cùng quan trọng. Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

Hiện nay trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường, các vấn đề nảy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn còn là điều phải quan tâm xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ, có môi trường sống hợp vệ sinh. Ngoài ra, tình trạng dinh dưỡng còn phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người, các thói quen và tập quán ăn uống của địa phương. Muốn khỏe mạnh cần ăn uống cho hợp lí, cơ cấu bữa ăn cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình hoạt động lao động, nhằm giúp con người phát triển khỏe mạnh và phòng tránh được bệnh tật. Trẻ ăn không ngon, phát triển không toàn diện là tình trạng thiếu hoặc thừa các loại vitamin, năng lượng và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Biểu hiện của sự phát triển không toàn diện là trẻ em chậm lớn và thường hay mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, đường hô hấp dẫn đến trẻ bị giảm khả năng học tập

Đối với trẻ mầm non chăm sóc sức khỏe tốt cho bé là điều mong muốn của các bậc phụ huynh khi các con lần đầu đến trường, vì ở lứa tuổi này các bé còn trong giai đoạn rất khó khăn thích nghi với môi trường đông và mới lạ, lại rất dễ ốm. Chính vì vậy việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho các bé là rất quan trọng.

 

docx12 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt được một số kiến thức thực tế và kinh nghiệm trong cách chế biến món ăn và xây dựng một bữa ăn hợp lý cho trẻ trong trường mầm non. 
b. Khó khăn
Tuy điều kiện phương tiện phục vụ cho công tác nuôi dưỡng đã được đầu tư, song vẫn còn hạn chế.
Trường vẫn còn nhiều khu lẻ trên địa bàn, đặc biệt là khu Ngọc Động rất xa trung tâm nên việc đầu tư cơ sở vật chất còn gập nhiều khó khăn.
Vấn đề mang bữa ăn đến cho các cháu gặp rất nhiều trở ngại vất vả cho các chị em trong tổ nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn cho trẻ.
Phụ huynh ở đây hầu hết là làm nông nghiệp nên việc nhận thức của mọi người về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc các con theo khoa học còn hạn chế. Đồng thời họ chưa hiểu rõ được công viêc của các cô nuôi, xem nhẹ việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Hơn nữa phần đông con em được gửi đến trường mẫu giáo bán trú này là con em dân lao động có mức thu nhập tương đối thấp, chưa đủ điều kiện chăm sóc tốt, những trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gang sạch sẽ.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ cân đối trên phần mềm dinh dưỡng
Trước đây, thực đơn áp dụng cho trẻ tại trường cũng đã được chú trọng, thay đổi theo mùa đông và mùa hè, thay đổi theo tuần trong tháng, tuần 1 và tuần 3, tuần 2 và tuần 4 giống nhau. Tuy nhiên, món ăn còn đơn điệu, chưa phối kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong món ăn. Các món ăn trong thực đơn thường được áp dụng trong nhiều tháng, khiến trẻ nhàm chán trong bữa ăn.
Do vậy, tôi đã phối hợp cùng chị em tổ nuôi và đồng chí kế toán xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, bên cạnh thực đơn được thay đổi theo tuần phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng thì thực đơn còn được thay đổi theo tháng.  
Khi xây dựng thực đơn tôi đã cùng kết hợp với đồng chí kế toán chú ý đến thực đơn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau: 
Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng sử dụng, thực phẩm sạch được cung cấp từ những địa chỉ tin cậy và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nắm vững vai trò và giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm
-Lựa chọn thực phẩm phong phú theo mùa và các loại thực phẩm mà trẻ ưa thích
Cải tiến các món ăn ngon, chế biến vệ sinh phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi các món ăn thường xuyên. 
Các món ăn phải đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng theo độ tuổi đảm bảo cân đối 
+ Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo định lượng kalo cho trẻ: NT: 765-893 Kcal, MG: 615-726 Kcal.
+ Tỷ lệ các chất:  Nhà trẻ: P:13-20%; L: 30-40% (Tỷ lệ L động vật/L thực vật=70% và 30%); G: 47- 52%. Mẫu giáo: P: 13-20%, L: 25-35%; G: 52-60
+ Tỷ lệ Can xi:   Nhà trẻ: 350 mg/ngày/trẻ; Mẫu giáo: 420mg/ngày/trẻ                  
+ Tỷ lệ B1: Nhà trẻ: 0,41mg/ngày/trẻ; Mẫu giáo: 0,52 mg/ngày/trẻ   
Các món ăn có tên gọi, hình thức và màu sắc gây hấp dẫn đối với trẻ.
Điều chỉnh lượng tiền ăn không để thừa hoặc thiếu quá nhiều so với mức quy định 
Nhờ việc thay đổi các món ăn thường xuyên, trẻ đã hào hứng với các món ăn hơn, ăn được nhiều các loại thực phẩm hơn (Minh họa thực đơn phần Phụ lục)
3.2. Biện pháp 2 : Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, dinh dưỡng đảm bảo VSATTP
Chế biến thực phẩm tưởng là công việc dễ dàng nhất, nhưng để có được những món ăn ngon từ các loại thực phẩm không hề đơn giản. Trong đó có khâu liên quan đến chọn lựa các loại thực phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta có thể lựa chọn nhưng cũng cần biết cách lựa chọn các loại thực phẩm ngon. Với nền kinh tế thị trường, với sự ô nhiễm môi trường, cách bảo quản các loại thực phẩm khi thu hoạch và giết thịt.  Ngày nay, các loại thực phẩm tươi nhưng đảm bảo an toàn, không chất độc hai rất khó để lựa chọn. 
Để chọn lựa cho các cháu các loại thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo an toàn, trường tôi đã chọn những cơ sở có tin cậy để tiến hành hợp đồng mua thực phẩm. Và các cơ sở đó sẽ cùng ký hợp đồng với ban giám hiệu, từ khâu vận chuyển đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp ăn nhà trường, cung ứng phải đảm bảo kịp thời, đủ định lượng và chất lượng ( tươi ngon, sạch sẽ, không bị dập nát, không héo, thối) các dụng cụ vận chuyển phải sạch sẽ. Mặt khác bên cạnh việc ký kết hợp đồng thực phẩm sạch với các nhà cung ứng đáng tin cậy, tôi luôn chú ý đến công tác giao nhận thực phẩm. 
Khi giao nhận thực phẩm, tôi thường xuyên kiểm tra kỹ các loại thực phẩm dựa trên sự hiểu biết của mình về cách lựa chọn thực phẩm. Nếu thực phẩm không đảm bảo, tôi yêu cầu trả lại công ty và bổ sung thực phẩm khác đảm bảo tươi ngon.
3.3. Biện pháp 3 : Nâng cao trình độ tay nghề 
Đây là một trong những biện pháp cũng rất quan trọng trong các biện pháp trên. Để nâng cao tay nghề của bản thân tôi đã không ngừng học hỏi kiến thức qua trường lớp thầy cô và bạn bè. Tôi đã từng học tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa- khoa chế biến món ăn. Ở đây tôi đã được học và làm rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đẹp mắt từ đó tôi cũng đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. 
Không chỉ có như vậy tôi còn được tham gia vào các hội nghị do trường, xã, huyện tổ chức. Trường tôi đã tổ chức nấu ăn cho các cô vào ngày 8-3 để chúng tôi có thời gian giao lưu học hỏi và chia sẻ cho nhau những kiến thức, những kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra bản thân tôi còn tham gia vào những cuộc thi “ Gia đình điểm 10” do UBND xã tổ chức, cuộc thi “Nhân viên giỏi cấp huyện” do phòng giáo dục huyện tổ chức, tham gia Hội thi nấu ăn do hội LHPN huyện tổ chức,. Qua các cuộc thi tôi đã rút ra được những kinh nghiệm, kiến thức rất bổ ích nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng của mình
Ví dụ như: cho mì chính vào khi tắt bếp để tránh được độc tố, tẩy mùi tanh của mực bằng rượu và gừng tươi, khi nấu xôi gấc phải cho rượu vào gấc để cho gấc nổi màu đỏ từ đó nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. 
Những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ nuôi tại trường cũng giúp tôi rất nhiều. Tổ nuôi của chúng tôi sinh hoạt 4 buổi trong 1 tháng, mỗi lần sinh hoạt là một lần được giao lưu học hỏi kinh nghiệm chế biến món ăn của mỗi người. Tìm ra được giải pháp và biện pháp để chế biến các món ăn mới cho trẻ.
Qua đó đã giúp chúng tôi nâng cao được tay nghề cho bản thân. Có như vậy tôi mới có thể chế biến ra những món ăn để cho trẻ ăn ngon và có đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Ngoài ra để mở rộng hơn kiến thức, để nâng cao sự hiểu biết về dinh dưỡng tôi còn tự học trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, trên mạng, youtube Từ đó kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non của tôi được nắm rất vững nên tôi đã chú trọng hơn trong nghiên cứu kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ.
3.4. Biện pháp 4 : Chú trọng nghiên cứu kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ
Với trẻ mầm non bữa ăn không chỉ có ăn no, đủ bữa mà đòi hỏi phải ăn ngon hấp với với trẻ. Bữa ăn ngon miệng có hấp dẫn thì trẻ sẽ ăn hết suất của mình, trẻ sẽ có đủ lượng calo cần thiết để duy trì hoạt động. Trước đây, trẻ không thích ăn các món rau, các món tanh, là do cách chế biến của các món này không hấp dẫn đối với trẻ, trẻ nhìn thấy là chán không muốn ăn. Vì vậy, để đảm bảo việc chế biến các loại thực phẩm sao cho ngon miệng, tôi cùng với tổ nuôi đã chế biến rất nhiều cách khác nhau, đưa nhiều món ăn mới vào thực đơn cảu trẻ. Qua thời gian thử nghiệm những món ăn mới cùng việc thường xuyên tham gia vào các giờ ăn của các con tôi đã thấy các con ở trường rất thích thú và ăn hết suất. Trẻ hào hứng với bữa ăn hơn.
Sau đây tôi xin trình bày kỹ thuật chế biến của một số món ăn mà tôi nghên cứu xây dựng
* Món mực viên sốt cà chua (Ảnh 1 Phụ lục)
Nguyên liệu: Mực nang, thịt ba chỉ, cà chua, ớt sừng, thì là, hành lá, hành khô, gia vị, hạt nêm, bột ngọt, mắm
Cách làm : 
Bước1: Mực làm sạch , xay nhuyễn hoặc giã tay cùng với thịt ba chỉ.
Nêm nước mắm, ớt, hạt tiêu vào cho đến khi hỗn hợp mịn.
Nặn từng viên cả mực rồi cho vào chiên vàng từng miếng. 
Bước 2 : Làm sốt
Rửa sạch các nguyên liệu sau đó thái nhỏ để riêng từng loại
Phi thơm hành khô, cà chua cho vào đun cho nhừ. 
Bước 3: Cho chả mực đã được chiên vàng vào nước sốt cà chua rồi đun sôi cho đến khi nước sốt sánh lại thì nêm nếm cho vừa ăn, sau đó cho hành, thì là đã được thái nhỏ vào và tắt bếp. 
Chia theo định lượng đã có sẵn.
Yêu cầu thực phẩm :Mực viên sốt cà chua thơm ngon, màu sắc bắt mắt, vị sốt cà chua đậm đà hấp dẫn. 
* Cháo cá chép (Ảnh 2 Phụ lục)
Nguyên liệu : Cá chép, gạo tẻ, gạo nếp, gừng, hành khô , hành lá, thì là, gia vị, nước mắm, muối hạt tiêu, dầu ăn, hạt nêm, mì chính
Cách làm: 
Bước 1: Làm sạch cá, gừng, hành khô bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ.
Hành lá, thì là rửa sạch thái nhuyễn
Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch 
Bước 2: Hòa gừng đã băm nhuyễn với nửa lít nước bắc lên bếp. Đun sôi rồi thả cá chép vào luộc.
Bước 3: Cá chép khi đã chín, vớt ra để nguội, gỡ thịt, xương cá, đầu cá riêng rồi giã nhỏ, hòa nước rồi chắt lấy nước cốt nấu cháo.
Thịt các đem ướp với gia vị, hạt nêm, hạt tiêu, mắm, mì chính. 
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn đun nóng thì cho hành khô vào phi thơm sau đó cho thịt cá vào xào, đảo đều tay để thịt cá ngấm gia vị nhưng ko bị nát thịt cá trong vòng 3 phút.
Bước 5: Cho gạo tẻ, gạo nếp và nước luộc cá chép, cho nước cốt xương cá vào nấu cùng. Hâm cho tới khi gạo nhừ cho toàn bộ phần thịt các vào đảo đều. Đợi 10 phút nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó cho hành ,thì là vào tắt bếp. Bắc xuống và chia theo định lượng.
Yêu cầu thành phẩm : Cháo thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng. 
*Món canh thập cẩm (Ảnh 3 Phụ Lục)
        - Nguyên liệu; Trúng cút, giò sống, nước dùng, tôm nõn, súp lơ xanh, trắng, đậu hà lan, gừng, nấm hương, cà rốt, ngô bao tử, rau mùi.
Gia vị , hạt tiêu, bột nêm, nước mắm, mì chính
Cách làm: Luộc trứng cút, bóc vỏ chân nấm hương rửa sạch , súp lơ rửa sạch thái hạt lựu
Cà rốt thái hạt lựu, đậu hà lan tước vỏ, ngô bao từ thái hạt lựu, làm sạch gừng đập dập. Nước dùng chắt lọc lấy nước trong, thả tôm vào đun nhỏ lửa. Đun chừng 20 phút thì thả mọc đã viên vào nồi khi chin vớt ra để riêng.
Thả các loại rau của vào nấu sôi mới cho trứng cút vào , thêm gừng đập dập, nêm gia vị ăn sau đó cho rau mùi đã thái vào đun trong khoảng 1 phút thì tắt bếp. Sau đó chia theo định lượng đã có sẵn.
Yêu cầu thành phẩm: Có vị ngọt của thịt, của rau củ, Nước dùng trong và thơm nhẹ, từng viên mọc nhỏ xinh khiến bát canh trở nên hấp dẫn hơn. 
* Món tôm xào đậu hà lan (Ảnh 4 Phụ Lục)
- Nguyên Liệu : tôm, đậu hà lan, tỏi, dầu hào, nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, gia vị, mì chính, hành khô.
- Cách làm : Đậu hà lan tước vỏ, rửa sạch, để ráo, thái hạt lựu. tôm bóc vỏ, bỏ đầu rút chỉ đen ở sống lưng, thái hạt lựu
Làm nóng dầu ăn, cho hành, tỏi băm phi thơm rồi cho tôm vào xào tới khi chin tái khoảng 2 phút, thêm đậu hà lan đảo nhanh tay cho tới khi chin đều, nêm nếm gia vị sau đó tắt bếp, chia theo định lượng
Yêu cầu thành phẩm: Món ăn có màu xanh của đậu hà lan, màu đỏ của tôm tươi, vị giòn ngọt tự nhiên của đậu hà lan và tôm, rất hợp với mùa hè nóng bức.
*Thịt bò, thịt lợn hầm cari (Ảnh 5 Phụ Lục)
Nguyên liệu:  thịt bò thăn (thịt lợn), hành tây,  nước cốt dừa, ớt chuông vàng, cà chua, khoai tây, cà rốt, Tỏi, gừng, hành lá, Nước mắm, nước tương, dầu ăn, bột cà ri, muối.
– Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, say nhỏ. Ướp thịt với ít dầu ăn và bột cà ri, trộn đều rồi để thấm trong khoảng 30 phút. – Hành tây thái miếng vuông. Cà rốt và khoai gọt vỏ thái miếng vuông tương tự kích cỡ của thịt bò. – Đun nóng dầu trong chảo, trút thịt bò vào xào sơ cho thịt bò hơi săn lại rồi đổ ra bát để riêng. – Kế đó đun nóng chảo trở lại, trút hành tây, cà rốt và khoai vào đảo sơ. – Thêm bột cà ri vào đảo đều cho thấm. Trút thịt bò vào chảo, đảo nhanh cho cà ri thấm thịt rồi đổ nước cốt dừa, thêm nước xâm xấp mặt thịt, nêm chút muối và nước tương, đảo lại lần nữa rồi đậy vung, hầm trong khoảng 7 – 8 phút thì hạ nhỏ lửa. – Hầm thêm trong khoảng 30 phút hoặc đến khi thấy nước xốt thịt hơi sánh lại thì tắt bếp. Múc cà-ri bò ra tô, rắc tiêu lên trên mặt, dùng nóng.
Thịt bò mềm ngọt, đậm đà dậy thơm hương cà ri lẫn trong đó là vị bùi bở của khoai, vị ngọt mềm của cà rốt và hành tây hấp dẫn
* Tôm thịt sốt đậu hũ non (Ảnh 6 Phụ Lục)
- Nguyên Liệu : tôm tươi, đậu trắng, cà chua, thịt lợn, nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, gia vị, mì chính, đường, hành lá.
- Cách làm : 
+ Đậu trắng rửa lại với nước sạch, thái miếng vừa ăn. Tôm bóc vỏ xay nhỏ. Ướp tôm, thịt đã xay với hạt nêm và dầu ăn cho thịt, tôm được ngấm và mềm. Cà chua bỏ hạt, thái hạt lựu.
+ Phi thơm hành lá với dầu ăn, sau đó đổ thịt và tôm vào xào cho tới khi săn lại. Thịt và tôm đã săn thì cho cà chua vào đảo đều. Nêm vào hạt nêm, đường, nước mắm, nước lọc vào xăm sắp mặt, đun lửa vừa cho sôi 5-10 phút. Sau đó, cho đậu hũ vào đun cùng khoảng 2-3 phút mỗi mặt. Trước khi tắt bếp, thêm vào bột ngọt, trộn đều cho tan là được.
Yêu cầu thành phẩm: Món ăn mềm, ngọt dịu nhẹ, có màu đỏ của cà chua, màu hồng của tôm tươi, nước sốt sánh mịn.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiêm
Sau khi thực hiện các biện pháp chế biến món ăn nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng trong năm học 2019-2020, tôi đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ:
4.1. Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh rất tin tưởng, yên tâm vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường, đồng thời rất hăng hái trong những phong trào, các buổi lao động làm vườn trồng rau sạch cùng với các cô để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho các con. Trong năm vừa qua trường chúng tôi đã cung cấp được rất nhiều rau sạch cho các con.
4.2. Đối với trẻ:
Trong năm học 2019-2020 tôi đã thực hiện tốt các biện pháp trên góp phần đảm bảo chế biến bữa ăn cho trẻ phong  phú và hấp dẫn ở trường tôi. Các cháu đi học chuyên cần, yêu trường, mến cô .
Nhờ chế biến đúng cách đảm bảo giá trị dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ giảm tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối cả thể chất và trí tuệ. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, trẻ thông minh, hoạt bát nhanh nhẹn hơn.
Những biện pháp trên của tôi đã được áp dụng trong trường đạt hiệu quả cao, chế biến ngon hợp khẩu vị trẻ, 100% trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất .Trẻ không thích ăn thức ăn có những mùi thơm cũng đã thích ăn rất nhiều. Những món ăn có mùi tanh như cá, tôm, mực,  trẻ cũng không còn sợ nữa bởi chúng tôi đã biến tấu cho món ăn hết tanh để các con ăn ngon hơn và ăn hết suất của mình giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao phòng chống một số bệnh học đường. Kết quả cụ thể được thể hiện rõ nét qua bảng kết quả sau:
Bảng 2: Bảng kết quả sự hứng thú của trẻ với các loại thực phẩm cuối năm học
STT
Tiêu chí 
TS trẻ
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ 
Tỷ lệ %
Số trẻ 
Tỷ lệ %
1
Số trẻ ăn không ngon miệng, hết suất
740
133
18%
0
2
Số trẻ không thích ăn thịt
333
45%
15
2%
3
Số trẻ không ăn rau
363
49%
37
5%
4
Số trẻ không thích ăn các món có mùi thơm như nấm hương
370
50%
0
5
Số trẻ không thích chất tanh như cá, tôm, mực
444
60%
22
3%
6
Số trẻ không thích ăn cháo, súp
481
65%
37
5%
 4.3. Đối với nhà trường.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường ngày càng đi lên, luôn luôn đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu của phụ huynh
Thực đơn của nhà trường được phong phú đa dạng
4.4. Đối với bản thân
Bản thân tôi và đồng nghiệp cũng trau dồi được những kinh nghiệm trong cách chế biến và rút ra được những kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
Cũng nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, hay tìm tòi nghiên cứu học hỏi không ngừng vươn lên, đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, sự chỉ đạo sát sao, sự đổi mới quản lý của ban giám hiệu nhà trường đã tạo mối quan hệ tốt giữa cô nuôi với cô giáo trong trường, kết hợp với các biện pháp khoa học đã trình bày ở trên, sau gần 1 năm học trôi qua, tôi và các chị em trong tổ  làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ mầm non.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ứng dụng chế biến bữa chính các cháu và sử dụng hợp lý trong bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp cho trẻ trong trường mầm non hứng thú hơn, thích thú hơn trong từng bữa ăn. Giờ ăn luôn mang lại tâm lý vui vẻ đó là việc cần thiết cho trẻ. Trẻ đi học rất đều, số cháu bị ốm cũng ít, sức khỏe các cháu cải thiện rõ. Và việc áp dụng những thực đơn giàu dinh dưỡng , vitamin rất cần thiết cho các trường mầm non.
Qua quá trình thực nghiệm các biện pháp trọng tâm tại trường đã cho tôi cũng như các chị em cùng trong tổ bếp của trường học hỏi và trau dồi được rất nhiều kinh nghiệm chế biến món ăn cho các cháu nhà trẻ và mẫu giáo trong trường mầm non giúp các cháu ăn ngon miệng và hết suất của mình. Đồng thời, chị em chúng tôi cũng ứng dụng được những kinh nghiệm trong chế biến món ăn về gia đình để cải thiện nấu cho các con của mình ở nhà được ăn những món ngon, mới lạ để các con ăn ngon, khỏe mạnh và lớn nhanh. 
Từ những kinh nghiệm đã học hỏi và làm việc trong trường tôi và chị em trong tổ bếp luôn linh hoạt và sáng tạo trong chế biến để tạo ra nhiều món ăn mới lạ, kết hợp các loại rau thơm với nhau làm giảm mùi đặc trưng của các món ăn, làm giảm mùi tanh của tôm cá và làm cho món ăn thơm ngon hơn. 
Bên cạnh đó các cô luôn phải tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức và vận dụng vào công việc của mình đồng thời các cô phải linh hoạt và sáng tạo chế biến nhiều món ăn mới lạ để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ lúc nào  cũng có cảm giác muốn đến trường.
Cho tôi kinh nghiệm khi đi mua thực phẩm phải lựa chọn những thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vận dụng những thực phẩm có sẵn ở địa phương để chế biến những món ăn phù hợp với trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất.
Biết xây dựng thực đơn và tính khẩu phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong ngày. Đồng thời thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa giúp thay đổi khẩu vị cho các cháu và lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon theo mùa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biết phối hợp và trao đổi với các cô trên lớp để hiểu hơn về tâm lý của các cháu để từ đó có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với các cháu giúp các cháu ăn ngon miệng. 
Song tôi nghĩ rằng bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi phải cố gắng hơn nữa, năng động hơn nữa để tìm tòi nghiên cứu, học hỏi hơn nữa nhằm đổi mới phương pháp, hình thức, cách chế biến món ăn cho trẻ. Kết hợp cùng với nhà trường, cùng ban giám hiệu chúng tôi quyết tâm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối phấn đấu không còn trẻ suy dinh dưỡng, thấp  còi. Đó cũng là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, toàn xã hội và cũng là niềm hạnh phúc của những cô nuôi chúng tôi. 
2. Đề xuất và kiến nghị
Tôi muốn đề nghị với phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm quan tâm hơn nữa đến trường mầm non chúng tôi, giúp chúng tôi nhanh chóng xây dựng trường mới, có khu tập trung để các cô nuôi chúng tôi không phải vất vả chở cơm đi 2 khu lẻ giữa trời mưa rét và nắng nóng như bây giờ nữa. 
Tôi mong phòng giáo dục đào tạo và ban giám hiệu nhà trường trong huyện Gia Lâm phối hợp mở lớp bồi dưỡng thêm về chuyên môn nấu ăn cho trẻ trong các trường. Đồng thời thường xuyên cho các cô nuôi đi tập huấn ở các trường bạn để học hỏi thêm về kinh nghiệm chế biến của các trường bạn từ đó rút ra được kinh nghiệm cho trường mình.
Tôi rất mong được sự quan tâm của ban giám hiệu trường, các cô giáo cùng các chị em trong tổ bếp ủng hộ và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành công việc ở trường.
Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cô, các chị trong trường cũng như các cô, các chị ở trường bạn để tôi được hoàn hiện hơn trong nhiệm vụ của mình. 
Trên dây là một vài kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Kính mong bạn bè đồng nghiệp, ban thi đua đóng góp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
                                                   Đa Tốn, ngày 12 tháng 02 năm 2020
Người viết
Cam Thị Huệ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_che_bien_mon_an_giup.docx
Sáng Kiến Liên Quan