Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Cơ sở lý luận của sáng kiến.

Giáo dục mầm non, nói về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng " Trẻ nhỏ biết gì mà dạy", "mấy đứa trẻ con dạy hát, dạy múa, kể chuyện là xong, hay " mầm non chỉ chăm sóc tốt là được, mầm non đâu cần đổi mới phương pháp,.”

 Các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh: Trẻ lọt lòng mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Học tập với trẻ mầm non không phải cứ là học “toán”, học “văn” . học của trẻ mầm non rất đơn giản, học của trẻ mầm non là học để tiếp cận với nền văn minh của xã hội, học của trẻ mầm non: là học tên gọi của mọi người và đồ vật xung quanh; là học cách sử dụng đúng thiết bị đồ dùng hàng ngày; là học cách dùng, cách sử dụng thiết bị vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn ngủ sao cho đúng, phù hợp với kinh nghiệm của người lớn - dù chỉ là học cách mở vòi nước, tắt vòi nước; là học cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trên giá hoặc trong tủ một cách nhanh nhất, gọn gàng nhất; là tìm hiểu về đồ dùng hàng ngày có chất liệu dễ vỡ, hay dễ hỏng và biết cách giữ gìn an toàn cho bản thân khi sử dụng; là tập nói và sử dụng ngôn ngữ tự kể về mình, kể lại những việc mình đã làm, đã từng thấy hoặc tưởng tượng ra bằng ngôn ngữ của mình một cách mạch lạc nhất; là tìm hiểu cơ thể mình có những gì, cần những gì, vệ sinh các bộ phận trên cơ thể như thế nào để biết tự vệ sinh cơ thể, biết yêu quý, giữ gìn và tự bảo vệ bản thân ở mức đơn giản nhất; là tự trang trí làm đẹp cho bản thân, tự trưng bày, làm sạch, làm đẹp cho lớp của mình; học của trẻ mầm non là "Tái tạo" thực tế cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ thông qua việc chơi các trò chơi vv phù hợp theo độ tuổi mầm non và muốn trẻ mầm non được an toàn tuyệt đối thì không thể tách “ học” riêng và “chăm sóc” riêng biệt. Có thể thấy rõ, “học” của trẻ mầm non gắn liền với chăm sóc trẻ, và việc tập cho trẻ làm quen với “học” ở mỗi giai đoạn phát triển sinh lý lại là tiền đề cho sự phát triển của cơ thể trẻ ở giai đoạn tiếp theo.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Tại sao con lại nghĩ như vậy? 
* Nếu.. thì sao? Nếu không thì sao? 
* Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? 
Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra các câu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ.
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ. 
2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu. 
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. 
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. 
 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
 Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổỉ mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy và học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập.
Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã tự đặt ra những yêu cầu khi tổ chức một giờ hoạt động như sau:
Đối với giáo viên.
- Nghiên cứu kỹ bài soạn và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể là:
- Soạn kế hoạch giáo dục, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp. Dự kiến những tình huống ở trẻ và cách khắc phục
- Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của lớp phù hợp với đề tài dạy và lĩnh vực đã chọn
- Để tổ chức một tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất
VD: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá nhân của trẻ.
- Tôi thực hiện việc đổi mới phương pháp lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là tôi loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng các bộ môn. Đổi mới phương pháp là cách học “ Lấy trẻ làm trung tâm” dưa trên sự hiểu biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của giáo viên để tiết học trở lên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính chất: “ Học mà chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non. 
 Đối với trẻ.
- Tôi khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào giờ hoạt động. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
Hình ảnh: Trẻ tham gia một số giờ học.
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có ý nghĩa vụ cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh chúng. Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ. Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy tôi luôn tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp và trường của trẻ.
 Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếptrong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp.
 Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào
 Ví dụ: Góc Hoạt động với đồ vật và góc bé chơi vận động ở gần nhau và xa góc sách, góc chơi bế em, góc bé chơi với hình và màu gần góc bé thực hành kỹ năng sống, góc thiên nhiên ở ngoài hiên....
 - Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ.
 	- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
 Ví dụ : Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên
- Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
 - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “ Thư viện của gia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “ thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “ Thư viện của các loại cây”..
- Trang trí góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Tôi xắp xếp vị trí đủ rộng, dễ nhìn để làm góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Có hình ảnh minh hoạ ngộ nghĩnh, tên gọi gần gũi, hấp dẫn trẻ VD: Họa sỹ tý hon, hoặc Ai khéo tay,
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt, kể truyện theo tranh, gắn hình nhân vật... Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt  Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò  vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm.
Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm.
Ví dụ : Tôi phân loại lô tô : 
- Lô tô con vật xếp vào một ô .
- Lô tô các loại quả xếp vào một ô 
 Khi trang trí lớp bao giờ tôi cũng chú ý tới những mảng tường lớn trong góc chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ thường hoạt động để trang trí. Các mảng này vừa được sử dụng để trang trí vừa được gắn những hình ảnh rất ngộ nghĩnh, sinh động. Từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tôi đã cắt, vẽ dán trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, có hiệu quả giáo dục. 
Khu vực ngoài hiên tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, tìm hiểu về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên. Ở nơi đó có những chậu hoa đua nở bốn mùa, có những hạt lạc, hạt đỗ ngày đêm đội đất, nhú mầm. Ở chính nơi này các bé được đắm mình thực sự trong thế giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút từ đó trẻ đã có thể cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra trẻ còn được chơi một số trò chơi dân gian quen thuộc, gần gũi như cắp cua bỏ giỏ, dung dăng dung dẻ, ô ăn quan...
Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồn trẻ cả một thế giới tự nhiên sống động, tươi mát, trong trẻo. Để trẻ đắm mình trong thế giới tự nhiên để trầm trồ, ngắm nghía, thậm chí là đưa tay để sờ, để cảm nhận. Sự vui tươi, hứng khởi đã lộ rõ trên khuôn mặt trẻ. Bởi chính cô giáo chúng đã mang đến cho chúng cả một thế giới thiên nhiên, thế giới bạn bè đầy thân thiện.
Biện pháp 5: Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi.
Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dànggiúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh,  làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau , biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng.
Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ. Đồ chơi được lựa chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em. Có những đồ chơi giúp phát triển các cơ quan thụ cảm, những đồ chơi mô phỏng các đồ vật giúp trẻ nắm được hình dáng, cấu tạo, công dụng và phương thức sử dụng. Có những đồ chơi thôi thúc trẻ tập nói, phát triển ngôn ngữ và làm phong phú thêm vốn từ. Những đồ chơi lắp ráp hay phương tiện giao thông giúp trẻ rèn luyện các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại,...làm phát triển tư duy ở trẻ thơ một cách hoàn thiện.
Chính vì thế mà đồ dùng cần phải đẹp, phong phú, sáng tạo, mới mẻ, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng thì tiết học sẽ đạt được 50% hiệu quả của sự thành công. Đặc biệt là những loại đồ dùng tự làm, luôn thực tế, sinh động và bám sát với yêu cầu của tiết học nên chắc chắn sẽ hấp dẫn trẻ hơn so với những loại đồ dùng mua sẵn. Hiểu được điều này nên tôi đã mang hết khả năng của mình để làm ra những loại đồ dùng, đồ chơi phong phú, nhiều chủng loại. Tôi gom nhặt những loại phế liệu như lọ nhựa, can nhựa, vải lỉ vụn, mùn cưa, lá cây, bìa, giấy các loại, ống và chai tiếp nước, màu vẽ, vỏ thạch Từ những thứ tưởng chừng như vô chi vô giác ấy nhưng bằng sự chịu khó, mầy mò, suy nghĩ: phải làm sao tạo cho nó một vẻ đẹp, và thổi vào đó cái hồn để thu hút sự chú ý của trẻ. Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại...Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh, các con vật, cây cỏ, hoa lá ... Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp xử dụng trong việc cho trẻ KPMTXQ . Tận dụng các hình ảnh ở lốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... Vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi .
Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết học, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền đạt. Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ, cách thức chơi với đồ chơi và những đồ chơi mà trẻ thích phải thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều.
Tôi tận dụng bìa cát tông làm những con vật có dây dật thật sinh động ,hấp dẫn , gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh , có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay .
Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây ,hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình ,tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về MTXQ .
Với những đồ dùng, đồ chơi đợc phát và tự làm khi tôi đa vào sử dụng trong tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng , hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều ,quan sát rất tốt , tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng , rành mạch , ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả ... Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn .
 Trong suốt một khoảng thời gian cố gắng thì số lượng đồ dùng tương đối nhiều đủ để phục vụ cho các tiết học làm quen với môi trường xung quanh. và tôi lại tiếp tục tranh thủ vẽ tranh, tôi vẽ các bức tranh về con gà, con vịt về thế giới động, thực vật, về một số nghề trong xã hộivà về muôn vàn những sự vật hiện tượng mà hàng ngày trẻ sẽ được làm quen. Với cả một kho tàng đồ dùng phong phú như vậy sẽ góp một phần không nhỏ làm lên sự thành công của các tiết dạy.
 Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú lĩnh hội kiến thức cho trẻ. 
Tôi thường lựa chọn những đề tài và lựa chọn cách ứng dụng CNTT một cách phù hợp để đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạt động.
VD: Hoạt động: Khám phá khoa học 
Đối với những tiết dạy cô khó có thể cung cấp kiến thức cho trẻ theo cách truyền thống thì giáo viên có thể sử dụng các băng, đĩa tư liệu. cắt phim, tìm hình ảnh, phim trên mạng để  tạo thành giáo án điện tử để dạy cho trẻ.
- Lồng ghép âm thanh, hình ảnh sống động  để tạo hứng thú
- Vẽ, can cắt tạo ra các quy trình phát triển của con vật, sự vật, hiện tượng để giải thích  cho trẻ hiểu
- Xây dựng các trò chơi ôn luyện.
- Chơi các trò chơi trong chương trình Kidsmart: Phân loại, sắp xếp theo quy tắc, kéo thả, tạo chuỗi logic
Hoạt động: Làm quen với văn học. 
- Với những bài thơ truyện không có hình ảnh, cô vẽ tạo các bức tranh thể hiện nội dung để dạy cho trẻ. Khi dùng những câu truyện tranh sưu tầm thì cô sẽ cần dùng hình ảnh, tạo hiệu ứng cho các nhân vật, lồng ghép âm thanh cho câu chuyện. 
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc. 
- Chép các bài nhạc bằng phần mềm Encore, mở cho trẻ nghe, tập hát. Đặc biệt giúp ích cho giáo viên không biết đàn khi chép các nốt nhạc vào có thể phát và tập hát theo. 
- Sưu tầm các băng đĩa cắt những đoạn phim cần minh họa cho nội dung bài hát. 
 - Tạo các hình ảnh, scan nột dung bài hát hoặc âm thanh các nhạc cụ cho trẻ chọn để tổ chức các  “Trò chơi âm nhạc”. 
 Hoạt động: Tạo hình. 	
Tạo câu chuyện, quay những cảnh đẹp làm đề tài cho trẻ vẽ. Kích thích cảm xúc thẩm mĩ qua hình ảnh, âm thanh
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy.
4. Hiệu quả của đề tài 
Sau khi thực hiện các biện phát tôi đã thu được một số kết quả như sau:
a. Về trẻ:
Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong mọi hoạt động, hứng thú, tham gia tích cực vào các hoạt động, phát huy được tính tích cực, mở rộng được sự hiểu biết trong các hoạt động chung, giờ hoạt động góc, trẻ biết thể hiện ý kiến, ý định của mình với cô giáo và các bạn trong từng hành động, lời nói, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, trí tưởng tượng trong từng sản phẩm
- Kết quả khảo sát cho thấy:
Kết quả đạt được của trẻ
TT
Khả năng hứng thú và kiến thức, kỹ năng đạt được sau mỗi tiết học
Đầu năm
Cuối năm 
Tăng
Giảm
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Loại tốt 
7
22,5
16
51,6
9
29,1
2
Loại khá 
8
26
11
35,4
3
9,4
3
Trung bình 
9
29
4
13
5
6
4
Loại yếu 
7
22,5
0
0
0
22,5
2. Về giáo viên
Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích hợp, lớp tôi đã có một kết quả thật tốt. Có được kết quả như vậy đó là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt là CBQL nhà trường luôn sát cánh cùng tôi cải, đổi mới những biện pháp, hình thức sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để có được kết quả như vậy tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau: 
 - Có thêm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Được nhà trường và đồng nghiệp tin tưởng, đánh giá cao, học sinh yêu quý, kính trọng.
- Biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, biết lồng ghép đan xen giữa các bộ môn, say mê sưu tầm và sử dụng sáng tạo các vật liệu sẵn có vào từng tiết dạy và các hoạt động, biết lựa chọn đổi mới phương pháp linh hoạt đáp ứng theo yêu cầu của hoạt động theo từng chủ điểm.
- Nắm vững phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, tự tin khi thực hiện các hoạt động CSGD, linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập của đề tài.
Sau khi nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy để thực hiện tốt việc “Nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Nghiên cứu một số lý luận và thực tiễn liên quan đến việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Đánh giá thùc tr¹ng vÒ vÊn ®Ò đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của đồng nghiệp, của bản thân, mức độ tiếp thu kiến thức, sự hứng thú của trẻ.
- Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 
- Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ dạy và học.
- Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Kiểm chứng các giải pháp mà bản thân đã thực hiện và rút ra những kết luận quan trọng, hiệu quả ứng dụng của đề tài.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục mầm non trong suốt những năm qua đã đem lại kết quả và chuyển biến tốt trong phương pháp giáo dục trẻ, qua đổi mới đã tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi khám phá phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được hoạt động một cách thoải mái ở các góc chơi, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với các nguyên liệu sẵn có.
Sau khi nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học: Trẻ tích cực hoạt động, tự khám phá bằng các giác quan, chú trọng đến giáo dục cá nhân, kết hợp giáo dục trong nhóm giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, để làm phong phú các hoạt động của trẻ, trẻ ham học nghiên cứu tìm tòi khám phá giao tiếp ngôn ngữ tình cảm. 
Đối với giáo viên biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp, chất lượng chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp được nâng lên rõ rệt, bản thân nắm vững phương pháp dạy đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, có hình thức các tiết dạy linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt, biết lồng ghép đan xen giữa các bộ môn để giáo dục trẻ phù hợp, các cháu học có nền nếp có chất lượng. Kiểm tra chất lượng trẻ cuối năm theo 5 lĩnh vực phát triển đạt tỷ lệ cao. 
3.Kiến nghị.
* Với Phòng giáo dục:
Tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn, các buổi bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo về “ Đổi mới phương pháp giảng dạy”, Phương pháp giảng dạy: “Lấy trẻ làm trung tâm”. Cung cấp các tài lệu có liên quan đến phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
* Với nhà trường:
Nhà trường thường xuyên mở các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ kiến tập để tạo điều kiện cho giáo viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác.
Cung cấp đầy đủ đồ dùng dụng cụ trong lớp học.
* Với tổ chuyên môn:
Giáo viên trong tổ thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm chăm sóc trẻ để rút ra kinh nghiệm
 Trên đây là một số kinh nghiệm đã được triển khai thực hiện ở lớp tôi. Rất mong sự đóng góp của CBQL, các bạn đồng nghiệp để công tác CSGD trẻ của tôi được tốt hơn. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
IV: TÀI LIÊU THAM KHẢO
Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược giáo dục đào tạo hiện nay.
Tài liệu bồi dưỡng hè năm 2017 của bộ giáo dục mầm non. 
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hình thức đổi mới.
Một số định hướng đổi mới trong chương trình Giáo dục MN - Vụ GDMN.
Chiến lược MN từ 2001 đến 2002 và 2020 - Vụ Giáo dục Mầm non.
Tập san giáo dục mầm non các số.
Tài liệu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường MN, tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành học mầm non. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gia.doc
Sáng Kiến Liên Quan