Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng hội đồng tự quản của lớp học Vnen

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới

Giáo dục Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo

phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam. Mô hình này đã tăng

cường sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tạo

không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động mà bắt

buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp.

 Để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu

tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến

yếu tố con người, trong đó trang bị cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy

học, cách thành lập và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học.

pdf8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng hội đồng tự quản của lớp học Vnen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
BỒI DƯỠNG HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN CỦA LỚP HỌC VNEN 
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Dự án Mô hình trường học mới VNEN là một mô hình trường học hiện 
đại nhằm đưa chất lượng giáo dục của chúng ta phát triển cao hơn và tiến xa hơn. 
Để thực hiện được điều đó rất cần sự chung sức của mỗi người giáo viên chúng 
ta nói riêng và cả nhân loại nói chung. 
Chính vì vậy mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển 
toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ, hình thành và phát triển nhân 
cách, phẩm chất, năng lực. Vì vậy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và 
học thử nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc nói 
chung và trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu nói riêng là một vấn đề hết sức 
quan trọng. 
Từ năm học 2012 - 2013 trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô 
hình trường học mới (VNEN) nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng 
giáo dục. Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp thực hiện giảng dạy lớp 3 
theo mô hình này. Điều đó tạo cơ hội cho nhà trường và tôi được tiếp tục học 
hỏi thêm nhiều điều hay và mới ở Mô hình trường học mới này, nhưng thách 
thức cũng không phải là ít. Vì vậy tôi đã chọn đề tài kinh nghiệm “Một số biện 
pháp bồi dưỡng Hội đồng tự quản của lớp học VNEN” để nghiên cứu và vận 
dụng trong năm học này. Để đạt được kết quả tốt trong việc dạy và học thì vai 
trò của Hội đồng tự quản là hết sức quan trọng. 
Nhằm giúp Hội đồng tự quản của lớp tự tin, nâng cao về năng lực quản lí, 
giám sát, điều hành các hoạt động. Giáo dục rèn luyện các em có thêm kiến thức 
bổ trợ về các kĩ năng, kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường và 
trong cuộc sống hàng ngày. Các giáo viên chủ nhiệm nắm được các kiến thức cơ 
bản để hướng dẫn cho các em và tổ chức thành lập, rèn luyện được Hội đồng tự 
quản mạnh về mọi mặt. 
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới 
Giáo dục Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo 
phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam. Mô hình này đã tăng 
cường sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tạo 
không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động mà bắt 
buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp. 
 Để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu 
tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến 
yếu tố con người, trong đó trang bị cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy 
học, cách thành lập và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Năm học 2016 – 2017 là năm học thứ sáu nhà trường tham gia thực hiện 
thí điểm Mô hình trường VNEN và với đối tượng học sinh lớp 3A1 cũng là năm 
thứ hai các em được áp dụng học chương trình này. 
III. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 
1. Thuận lợi 
-Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, 
hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương. 
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng 
tôi hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN. 
 - Cơ sở trường lớp khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, 
máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi 
trường học tập sạch sẽ, thân thiện. 
 - Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia 
lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại trường 
và tại huyện. 
 - Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ và trong tài liệu có 
tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập. 
 - Phụ huynh phối kết hợp với giáo viên trang trí lớp. 
- Học sinh lớp 3 các em đã có ý thức chăm học, ngoan nên trong quá trình 
học các em đều rất sôi nổi và tự giác. 
 2. Khó khăn 
2.1. Về tài liệu học tập 
Tài liệu học tập chưa đầy đủ. Sách đóng chưa chắc chắn. Sách in và lưu 
chuyển tháng 2 năm 2013 với sách in và lưu chuyển năm 2014 chưa được đồng 
nhất như : Bài 30C trong việc 2 của Hoạt động cơ bản, bài thơ “Một mái nhà 
chung”trang 44... Một số bài in còn sai lỗi chính tả như: Bài 15A: Việc 4a đọc 
từ ngữ. Khổ thơ 4 việc 2 trong hoạt động cơ bản bài 30C,.. 
 2.2. Về giáo viên 
 Bản thân chưa tự tin về phương pháp nên khi tham gia giảng dạy thí điểm 
mô hình trường học mới, nhưng với bản thân cũng đang vừa trải nghiệm, vừa 
rút kinh nghiệm nên đôi lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và 
xây dựng ban HĐTQ của lớp được tốt. 
 2.3. Về phía học sinh 
 Các em còn nhỏ , mới làm quen với Hội đồng tự quản nên chưa được 
mạnh dạn, tổ chức chưa có hiệu quả, chưa linh hoạt trong việc điều hành lớp, 
nhóm hoạt động. Một số em vẫn có thói quên nghe lời cô chứ không nghe lời 
bạn. Chính vì thế việc vận dụng vào giảng dạy chưa được rõ nét.Từ những thực 
trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, cụ thể 
như sau: 
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU 
1. Chọn Hội đồng tự quản 
Lựa chọn tốt các thành viên có năng lực, trình độ để tiến hành bầu cử, 
thành lập Hội đồng tự quản. Trước tiên giáo viên phải giúp các em hiểu thế nào 
là Hội đồng tự quản? Hội đồng tự quản là do học sinh điều hành các hoạt động 
với sự hướng dẫn của giáo viên. Nhiệm vụ của Hội đồng tự quản là gì? Nhiệm 
vụ của Hội đồng tự quản là nắm bắt và điều hành lớp hoạt động. Mục đích thành 
lập Hội đồng tự quản là gì? Hội đồng tự quản thành lập là vì học sinh, để đảm 
bảo cho học sinh tham gia một cách dân chủ, tích cực vào học đường, khuyến 
khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của lớp, của 
trường, phát triển tính dân chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và 
đoàn kết của học sinh. Tổ chức hội đồng tự quản gồm mấy người? Tổ chức Hội 
đồng tự quản gồm 1 chủ tịch HĐTQ và 2 phó HĐTQ. Nhiệm vụ của CTHĐTQ 
là gì? Quản lý chung các mặt hoạt động. Nhiệm vụ của 2 PCTHĐTQ là gì? 
Quản lý các ban như: Ban văn nghệ, ban học tập, ban vệ sinh, ban sức khỏe, ban 
đối ngoại,Nhiệm vụ của mỗi ban là gì? 
- Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức, quản lí lớp học: Khi có khách đến thăm lớp 
chủ tịch giới thiệu chung và điều hành các ban lên làm việc. 
- Phó chủ tịch HĐTQ (Đối ngoại): giới thiệu lớp với khách, tên lớp, Sĩ số 
học sinh, tên giáo viên chủ nhiệm, tên và chức danh các ban, nhóm trong hội 
đồng tự quản. 
- Phó chủ tịch HĐTQ (Ban học tập): Kiểm tra Bài tập ứng dụng ở nhà của 
học sinh, hỗ trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm, giúp đỡ học 
sinh yếu. 
- Ban Văn nghệ: Tổ chức văn nghệ, trò chơi, khởi động đầu tiết, tổ chức 
sinh hoạt 15 phút đầu giờ. 
 - Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên 
nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng của các bạn, báo 
cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình 
phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học 
tập của lớp. Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, 
giáo viên có thể để ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm 
vừa thảo luận xong. Muốn làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi 
thường mời ban học tập ở lại để giao nhiệm vụ trước cho các em. 
 - Ban lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi 
buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào 
chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra 
lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực 
hiện tốt. 
 - Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về 
sức khỏe thì đưa bạn lên phòng y tế của trường hoặc chạy đi báo với cô y tế. 
 2. Tiến hành bầu cử các thành viên trong hội đồng tự quản 
+ Thành lập ban bầu cử (ban kiểm phiếu) 
+ Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được 
chuẩn bị trước thể hiện phẩm chất và năng lực, năng khiếu của mình để thể hiện 
trước lớp. 
+ Các thành viên trong lớp dựa vào phẩm chất và năng lực của các bạn để 
bầu cho phù hợp. 
+ Ban kiểm phiếu công bố kết quả, các thành viên nhận nhiệm vụ nếu cảm 
thấy phù hợp... 
3. Hướng dẫn Hội đồng tự quản một số kỹ năng 
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ 
của mình. Để điều hành được các hoạt động Hội đồng tự quản phải có một số kỹ 
năng như: Kỹ năng giao nhiệm vụ, kỹ năng quan sát, kỹ năng hướng dẫn, nêu 
vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ,.. 
Hội đồng tự quản hoạt động giáo viên phải là người theo dõi và giám sát, 
hỗ trợ kịp thời. Sau mỗi tuần làm việc, cuối mỗi tuần cần có tổng kết đánh giá 
và rút kinh nghiệm để từ đó các ban trong Hội đồng tự quản sẽ hoạt động tốt 
hơn. 
Vì là một lớp học mới năm thứ hai áp dụng chương trình này, cách điều 
hành và làm việc theo Hội đồng tự quản các em sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ 
chính vì vậy bản thân tôi cho các em đi học tập thêm các lớp đàn anh đàn chị ở 
trong trường về cách điều hành hoạt động để từ đó rút ra bài học cho bản thân. 
4. Tổ chức giao lưu và học hỏi 
Tổ chức cho các em giao lưu các hoạt động của nhà trường nhằm rèn kỹ 
năng điều hành nhóm, lớp hoạt động...Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các 
buổi sinh hoạt tập thể,.. 
C. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
- Cho dù đang trên bước đường vừa thử nghiệm, vừa rút kinh nghiệm 
nhưng hiệu quả mang lại tương đối cao. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ 
động , sáng tạo thông qua từng hoạt động. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng tự 
quản là rất quan trọng, các em có thể điều hành mọi hoạt động của giáo viên. 
Hội đồng tự quản đảm bảo toàn bộ các hoạt động của lớp, khi cần thiết mới cần 
cô giáo trợ giúp. Vì vậy công việc của giáo viên chỉ còn vai trò là người định 
hướng và hướng dẫn cho các em. 
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh nào 
cũng có khả năng lãnh đạo được cả tập thể, có nhiều em còn nhút nhát. Vì thế để 
lựa chọn ra được một Ban tự quản để giúp giáo viên điều hành lớp thì vẫn là 
một việc làm phải tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy đòi hỏi: 
- Giáo viên phải thành thạo với phương pháp dạy học theo mô hình 
VNEN, chủ động, linh hoạt sáng tạo trong mỗi yêu cầu của từng bài học. 
- Phụ huynh phải tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, của 
lớp. 
 - Các nhóm trưởng phát huy được hết khả năng của mình điều hành nhóm 
tham gia vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả. Hội đồng tự quản linh hoạt 
hoạt, chủ động sáng tạo trong việc quản lí điều hành các hoạt động của lớp. 
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, được áp dụng trong lớp học 
3A1 năm học 2016 – 2017. Rất mong được sự tham gia, đóng góp của nhà 
trường để tôi chỉnh sửa và vận dụng tốt hơn vào thực tế dạy và học. 
Ý KIẾN NHẬN XÉT 
CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG 
Kbang, ngày 18 tháng 3 năm 2017 
Người viết 
Nguyễn Kim Thơ 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KBANG 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoi_dong_tu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan