Sáng kiến kinh nghiệm Một cách hướng dẫn đọc hiểu văn bản "Bức tranh của em gái tôi" trong chương trình Ngữ văn 6 có hiệu quả

 *Môn Ngữ văn, ngoài mục tiêu cung cấp cho học sinh một số kiến thức về tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong và ngoài nước theo những giai đoạn văn học khác nhau. Còn có mục tiêu hình thành và rèn luyện cho học sinh cách đọc - hiểu, kĩ năng cảm thụ và đánh giá tác phẩm. Có nghĩa là môn Ngữ văn cung cấp cho các em phương pháp đọc. Cách học mới phải thông qua các tác phẩm mẫu mực (về cả nội dung lẫn nghệ thuật) để vừa thấy vẻ đẹp của tác phẩm này, vừa phải biết cách phân tích, tiếp nhận kiểu tác phẩm cùng thể loại như thế, tránh tình trạng học tác phẩm nào học sinh chỉ biết tác phẩm ấy. Chính vì thế giáo viên phải có trách nhiệm tạo ra được những ấn tượng sâu sắc cho học sinh về các tác phẩm đã được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa. Xuất phát từ nhận thức đó chúng tôi viết đề tài “ Một cách hướng dẫn đọc hiểu văn bản “ Bức tranh em gái tôi”.” của nhà văn Tạ Duy Anh- một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại tự sự. Dù mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 6 nhưng truyện đã chinh phục được hàng triệu trái tim của bao lứa tuổi học trò vì sự giản dị, trong sáng, gần gũi, mang đậm tính nhân văn, lay động tâm hồn. Theo cơ cấu của chương trình thì tác phẩm có một vị trí quan trọng trong việc tạo tiền đề cho học sinh trong quá trình phân tích tiếp nhận các tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn hiện đại nói riêng. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy, tài liệu viết về nó còn rất hạn chế nên cũng gây ít nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản này.

doc30 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách hướng dẫn đọc hiểu văn bản "Bức tranh của em gái tôi" trong chương trình Ngữ văn 6 có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người anh? 
? Từ những chi tiết đó, em có cảm nhận gì về thái độ và tình cảm của người anh dành cho em gái? 
? Trong cuộc sống em có thường bắt gặp thái độ và tình cảm đó không? 
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? 
Nhân vật người anh:
- Diễn biến tâm trạng người anh được thể hiện qua 3 thời điểm: 
+Trước khi tài năng của em gái được phát hiện
+Khi tài năng của Kiều Phương được công nhận
+Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái.
* Trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện
- Gọi em là Mèo
- Khó chịu khi thấy em hay lục lọi
- Bí mật theo dõi em...
- “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”
-> Thái độ: vừa ngạc nhiên, vừa xem thường, coi đó là trò trẻ con không đáng quan tâm.
-> Ra dáng làm anh, luôn quan tâm, gần gũi, thân mật với em; vừa yêu quý em lại vừa coi thường em và rất tự tin về bản thân mình.
- HS phát biểu...
-> Giọng kể chân thật, tự nhiên, phù hợp với tâm lí trẻ thơ
GV: Với cách miêu tả, giới thiệu nhân vật tinh tế, sinh động tác giả đã dựng lên trước mắt người đọc một hình ảnh người anh gần gũi, đáng yêu, đáng quý. Mới làm anh một tí thôi mà đã ra vẻ ta đây là người lớn rồi. Tình cảm mà anh dành cho em là tình cảm hồn nhiên, trong sáng, thánh thiện của tuổi thơ và ta có cảm giác bắt gặp chính mình trong đó. Thế nhưng tình cảm trong sáng ấy liệu có bền vững khi được đặt trước tình huống có thử thách không ?... 
- Gọi 1 HS đọc từ “Nhưng mọi bí mật...-> đến... chọc tức tôi”
GV: Dù đang chơi diều nhưng người anh đã theo dõi rất tỉ mỉ, không bỏ sót một chi tiết nào về thái độ của mọi người khi xem tranh của Kiều Phương ( Bé Quỳnh reo lên khe khẽ Chú Tiến Lê hết lời ngợi ca; Bố mẹ ngạc nhiên, sung sướng, hạnh phúc)
? Trong không khí ấy, người anh có suy nghĩ, thái độ và hành động gì? thể hiện qua những chi tiết nào? 
? Em có nhận xét gì về lời kể chuyện ở đây, tác dụng? 
- Thảo luận nhóm ( 2 em/ nhóm)
 Câu 1: Hãy trình bày suy nghĩ của em về những chi tiết: Muốn gục đầu xuống khóc, xem trộm tranh, lén trút ra tiếng thở dài ...
* HS thảo luận- nhận xét, góp ý
-> GV tổng hợp ý kiến và định hướng 
Câu 2: Từ đó hãy chỉ ra sự thay đổi trong tình cảm và thái độ của người anh đối với em gái ? Lí giải vì sao? 
* Khi phát hiện em gái có tài năng
Cảm thấy mình bất tài
Chỉ muốn gục xuống khóc
Gắt um lên, không thân với Mèo như trước
Xem trộm tranh Mèo vẽ -> thở dài
 Không vui, thờ ơ khi em được tham gia cuộc thi vẽ quốc tế
->Nhờ sử dụng ngôi kể thứ nhất nên những cảm xúc tự đáy lòng người anh được thể hiện rất chân thật. Giúp người đọc hiểu được chiều sâu cảm xúc nhân vật.
- Chỉ muốn gục xuống khóc: Buồn, tủi thân, đau khổ, thất vọng về mình, thấy mình bất tài, thấy mình trở thành người thừa, bị đẩy ra ngoài
- Gắt um lên, không thân với Mèo như trước : cáu giận vô lí, khó chịu, ghen tuông, đố kị với em.
- Xem trộm tranh Mèo vẽ: Tâm trạng đầy mâu thuẫn vừa không muốn, vừa tò mò, muốn điều tra khám phá thực hư  
- Thở dài: Tiếng thở dài chất chứa tâm trạng. Được chứng kiến tài năng của em, dù không muốn người anh cũng buộc phải thừa nhận tài năng của em, và đau khổ buồn bã khi thấy mình bất tài.
-> Thái độ và tình cảm trái ngược nhau:
+ Trước: Yêu mến, quan tâm em, đáng bậc làm anh
+ Bây giờ: Khó chịu , ghen tị, tạo khoảng cách xa lạ với em
Vì: Tự ti, mặc cảm, ghen tuông, đố kị trước tài năng của em gái.
GV: Chính sự mặc cảm, tự ti đã nhen nhóm dần, làm cho ngọn lửa ghen tuông, đố kị, nhỏ nhen ích kỉ của người anh trỗi dậy. Con rắn ghen tị đã luồn lách, xâm nhập vào tâm hồn trong sáng, lấn át tình cảm đẹp đẽ vốn có của người anh.
? Qua đây, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả và trạng thái tâm lí của nhân vật người anh?
GV: Tác giả đã giúp người đọc thấy được đây là nét tâm lí thường thấy ở tuổi mới lớn - Lòng tự ái, sự mặc cảm pha chút ghen tị khi thấy người khác tài năng hơn, nổi bật hơn mình- đó cũng là phần hạn chế thường có trong mỗi con người.
? Em có đồng tình với suy nghĩ, thái độ và hành động của người anh hay không? vì sao? 
? Qua hình ảnh người anh tác giả muốn thức tỉnh trong chúng ta điều gì? 
- Tác giả là người am hiểu, khám phá rất tinh tế tâm lí trẻ thơ. Ông đã miêu tả chân thực, hợp lí diễn biến thái độ tâm tư người anh.
- Một tâm trạng phức tạp chứa đầy mâu thuẫn vừa buồn, vừa ghen tị, vừa thầm cảm phục. Điều đó biểu hiện một thế giới tâm hồn phong phú, phù hợp với suy nghĩ bồng bột của tuổi thơ.
- Đáng cảm thông: ở sự mặc cảm, tự ti- đây là nét tâm lí thường thấy ở những người không thành đạt. Khi nhận thấy mình kém cỏi tức là đang khát vọng vươn lên
- Đáng trách: Thói nhỏ nhen, đố kị ganh ghét là một tính xấucần tránh xa. 
- Trước tài năng của người khác ta nên có thái độ tôn trọng, chia sẻ, chúc mừng; coi sự thành công của người khác là cái đích, tấm gương để bản thân mình phấn đấu vươn lên 
 Khi em gái từ trại thi quốc tế trở về vui sướng dành giải nhất muốn chia sẻ với anh, người anh viện cớ “đang dở việc đẩy nhẹ em ra”. Liệu rồi tình cảm của hai anh em có trở lại thân thiết như xưa, người anh có nhận ra phần hạn chế trong suy nghĩ tình cảm của mình hay không? 
 HS đọc ( Trong gian phòng-> hết) 
? Tác giả đã tạo ra được một chi tiết tạo bước ngoặt cho câu chuyện, theo em đó là chi tiết nào? 
? Bức tranh hiện lên trong mắt người anh như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh trong bức tranh của Kiều Phương? 
? Đứng trước bức tranh, người anh có diễn biến tâm trạng như thế nào?
 - Thảo luận nhóm : 
? Theo em vì sao người anh lại có sự chuyển biến tâm trạng như vậy? 
? Cuối tác phẩm, khi mẹ nhắc lại câu hỏi “” vì sao người anh lại muốn khóc và muốn trả lời “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” ? 
? Em có nhận xét gì về quá trình thay đổi tâm trạng của người anh? 
? Theo em, nguyên nhân trực tiếp nào làm nên sự thay đổi thái độ, cách nhìn nhận của người anh? 
? Tại sao bức tranh lại có sức cảm hoá người anh đến thế? 
? Còn nguyên nhân sâu xa? Tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh? 
* Khi người anh đứng trước bức tranh đạt giải của em gái:
-> Đây là một tình huống bất ngờ - đặc điểm của truyện ngắn.
- > Bức tranh đẹp diệu kì - vẽ một chú bé với lời đề tựa “Anh trai tôi ”. Hiện lên trước mắt ta hình ảnh một chú bé mang vẻ đẹp mẫu mực, thông minh, trong sáng, đang ấp ủ bao ước mơ hoài bão ...
- Giật sững người, bám lấy mẹ
- Ngỡ ngàng-> hãnh diện-> xấu hổ.
* HS thảo luận- phân tích được diễn biến tâm trạng của người anh: 
- Người anh sững người, ngạc nhiên bất ngờ vì bức tranh em vẽ mình; không ngờ người thân thiết nhất đối với em lại là người anh trai hay cáu gắt, khó chịu, xa lánh em; không ngờ hình ảnh của mình qua cái nhìn của em lại đẹp và hoàn hảo đến thế
- Hãnh diện, không chỉ vì mình có cô em gái tài năng mà còn thấy mình đẹp quá, đáng yêu quá khi được mọi người chiêm ngưỡng thán phục 
- Xấu hổ vì nhận ra mình còn quá hẹp hòi, ích kỉ, chưa xứng với tấm lòng cao thượng nhân hậu của em gái. 
- Muốn khóc: vì ân hận, xấu hổ và xúc động nhận ra bức chân dung ấy được vẽ nên bằng chính tài năng và tấm lòng nhân hậu của em gái. 
-> Sự thay đổi diễn biến tâm lí rất phù hợp, đúng với quy luật khách quan. 
- Bức tranh em gái vẽ.
->Bức tranh là hiện thân của nghệ thuật. Sứ mệnh của nghệ thuật là làm đẹp cho con người, góp phần cảm hoá con người. Đó là giá trị chân -thiện- mĩ của nghệ thuật.
- Đó chính là tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu của người em.
 Bức tranh ấy, hay chính là tấm lòng nhân hậu của em gái đã thức tỉnh tâm hồn của người anh, khơi dậy những gì đẹp nhất trong người anh. Đây chính là lúc tâm hồn người anh đã được thức tỉnh. Một sự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách, thanh lọc tâm hồn. Chắc hẳn từ bây giờ người anh phải sống tốt hơn, đẹp hơn, nhân hậu và bao dung hơn. 
? Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả? 
? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật người anh?
? Qua nhân vật người anh, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 
GV: Lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thật sâu sắc thấm thía. Đó là thái độ sống tích cực mà chúng ta cần hướng tới. 
-> Xây dựng nhân vật chân thực, đặt trong những thời điểm tình huống cụ thể. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sống động.
- Vừa đáng trách, đáng cảm thông và cũng rất đáng trân trọng vì đã biết hối hận, biết nhìn thẳng vào chính mình, nhận ra lỗi lầm của mình. 
-> Con người không phải ai cũng hoàn thiện biết nhận ra những hạn chế của mình để vượt lên chính mình thì ta sẽ sống tốt hơn, đẹp hơn. - Trước thành công hay tài năng của người khác, cần vượt qua lòng mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng, niềm vui thực sự chân thành. 
 Từ việc phân tích tâm trạng người anh, phần nào chúng ta đã hình dung ra được chân dung cô em gái. Bởi người em là đối tượng, nguyên nhân làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau trong nhân vật người anh
? Qua lời kể, tả của người anh, nhân vật cô em gái Kiều Phương được hiện lên ở những phương diện nào?
? Cảm nhận ban đầu của em về nhân vật Kiều Phương? 
? Hãy phân tích để làm rõ tâm hồn trong sáng nhân hậu của cô bé Kiều Phương ? 
? Đọc xong câu chuyện, em có tình cảm gì với bé Kiều Phương? Học tập được gì qua nhân vật này? 
? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của tác giả? (có giống với cách xây dựng nhân vật người anh không?)
? Em học được điều gì ở tác phẩm về cách xây dựng, miêu tả các nhân vật trong tác phẩm tự sự? 
b- Nhân vật cô em gái: 
- Ngoại hình: Gương mặt lấm lem, luôn bị bôi bẩn, trông rất ngộ nghĩnh.
- Cử chỉ, việc làm: Hay lục lọi đồ vật với sự thích thú; Tự chế màu vẽ, thích vẽ mọi thứ.
- Thái độ: Vừa làm vừa hát, không để ý đến thái độ của anh. 
- Vẽ rất đẹp- đạt giải nhất cuộc thi vẽ quốc tế bức chân dung “ Anh...”
=> Một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thông minh, thích tìm tòi khám phá, hay lí sự nhưng rất ngộ nghĩnh đáng yêu. Có tài năng hội hoạ, có Tâm hồn trong sáng nhân hậu.
 -> Mặc dù bị anh trai xa lánh, gắt gỏng nhưng Kiều phương vẫn xem anh là người gần gũi, thân thiết, gắn bó. Cô đã dốc toàn bộ tâm huyết, tài năng tình cảm của mình vào bức tranh. Và chính tình cảm trong sáng, nhân hậu đó đã giúp người anh tự soi rõ mình, nhận ra phần hạn chế của mình để tự vươn lên hoàn thiện nhân cách.
 -> Yêu mến, cảm phục
- Học ở Kiều Phương tinh thần say mê học tập, cách sống vị tha nhân ái, hồn nhiên trong sáng.
-> Nếu nhân vật người anh được xây dựng chủ yếu qua diễn biến tâm trạng thì Kiều phương lại được soi chiếu từ điểm nhìn của người anh -> Người đọc hình dung cụ thể, chân thực ngoại hình, cử chỉ, hành động việc làm, quan hệ với anh trai. 
-> Có nhiều cách xây dựng nhân vật. Có nhân vật đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm bên trong; có nhân vật lại thiên về tả hành động, biểu hiện bên ngoài...
III-Tổng Kết
? Từ câu chuyện của hai anh em, tác giả muốn nói với ta điều gì? 
? Câu chuyện giúp em hiểu gì về nhà văn Tạ Duy Anh? ( Tình cảm , thái độ, tài năng nghệ thuật? )
-> Đi sâu khám phá tâm lí nhân vật, phát hiện cái phần đẹp nhất trong mỗi con người bằng cái nhìn trân trọng nâng niu là một đặc điểm văn học trong thời kì đổi mới mà sau này học lên các lớp trên chúng ta sẽ gặp.
* Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. 
- Qua đó tác giả muốn đặt ra thái độ ứng xử trước thành công của người khác và của người có tài năng đối với người xung quanh mình.
- Đề cao sức mạnh của nghệ thuật, tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt...
* Tác giả là người am hiểu tâm lí và rất yêu quý trẻ thơ; có cái nhìn nhân ái. Thế giớ trẻ thơ qua trang viết của ông thật đáng yêu.. như đang cùng tuổi thơ trên khắp mọi miền tổ quốc đồng hành hướng về “Tương lai vẫy gọi” .
- Miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật, chọn ngôi kể phù hợp.
IV-Luyện tập:
1- Chúng ta vừa tìm hiểu một văn bản tự sự. Nếu muốn tìm hiểu một văn bản tự sự thì em sẽ làm gì? 
- Tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản ( Tác giả, tác phẩm...)
- Xác định cốt truyện, chủ đề, ngôi kể, lời kể, nhân vật, chi tiết, lời thoại... 
- Tìm hiểu cách xây dựng nhân vật và ý đồ nghệ thuật của tác giả...
 2- Em hiểu thế nào về câu nói của Ét –Môn –đô đơ A-Mi-Xi : “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim.” 
 V- Hướng dẫn tự học: 
- Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” - Hoàn thành phần luyện tập SGK.
- Tìm đọc những tài liệu liên quan đến tác phẩm.
Phần III- KẾT LUẬN
Kết quả thực hiện
 Sau khi soạn bài và giảng dạy theo hướng sáng kiến đã trình bày ở hai lớp 6A và 6B trường THCS (...) Chúng tôi thấy:
- Học sinh đã sôi nổi, tích cực tham gia vào việc xây dựng bài. 
- 100% học sinh tập trung theo dõi bài và tham gia thảo luận, không có học sinh lơ đãng hay nói chuyện riêng như trước đây. 
- Có nhiều ý kiến hay, độc đáo thể hiện được cảm nhận riêng của bản thân học sinh. 
- Được hoạt động nhóm, được tranh luận, được nói ra ý kiến của bản thân các em thấy giờ học không hề nặng nề chút nào. Các em còn biết liên hệ thực tế cuộc sống bản thân mình và những hoàn cảnh tương tự mà các em đã từng gặp trong cuộc sống hàng ngày. 
- Và một điều thú vị, đến tiết học sau, học văn bản “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An Phông xơ Đô đê (Pháp). Giáo viên vừa nêu câu hỏi tìm hiểu chung, các em đã nhận ra những đặc điểm của truyện ngắn này có nhiều nét tương đồng với văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” về ngôi kể, lời kể, về cách xây dựng nhân vật...và bài học đã được các em tham gia một cách hào hứng say mê. 
- Sau một thời gian, trong giờ ôn tập truyện kí, chúng tôi cho các em đọc câu chuyện “ Tính ghen tị” của A.Mi-Xi ( Xem ở phần tư liệu trang 27) và yêu cầu các em phát hiện ra điểm giống và khác với truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”. Các em vẫn có ấn tượng sâu đậm về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Bức tranh...”. Và biết vận dụng phương pháp đọc- hiểu để phân tích câu chuyện “Tính ghen tị” của A.Mi-xi. Sau khi phân tích HS rút ra được kết luận: cùng viết về một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có một điểm nhìn khác nhau. Từ các điểm nhìn khác nhau ấy, các nhà văn đã khai thác sự kiện, sắp xếp lựa chọn, để tạo nên cốt truyện và hoàn thành tác phẩm của mình, gửi đến người đọc những ý nghĩa sâu sắc để suy ngẫm.
 Quả thật, khi nghe HS phát biểu như vậy, chúng tôi hiểu sáng kiến đã có hiệu quả và mang tính dài lâu. Nó không chỉ có tác dụng ngay trong bài học, trong chương trình học mà còn có ý nghĩa với các em trong quá trình học cao hơn nữa.
Kết luận
 Từ kết quả của bài dạy “ Bức tranh của em gái tôi”, chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
 (1) Phải nắm vững nguyên tắc dạy học: Học sinh là chủ thể cảm thụ, giáo viên là người hướng dẫn, định hướng thảo luận, đồng cảm thụ, khám phá vẻ đẹp của tác phẩm. Trong giờ học GV phải là người khơi gợi, đánh thức được những khả năng tiềm ẩn ở học sinh, phát tín hiệu để học trò bắt nhịp và sau đó thầy hướng dẫn từ dễ đến khó, luôn cho các em một ý niệm rằng “mình có thể khám phá được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học”. Muốn vậy, các em phải dành một thời gian thích đáng, phải tự đọc tác phẩm nắm được cốt truyện, nhân vật, chi tiết sự việc; sau đó soạn bài, đọc tài liệu liên quan, rồi “động não” suy nghĩ tìm ra những ý hay, ý lạ (có thể là sai), trên cơ sở đó các em trao đổi, tranh luận với bạn, với thầy... Từ những điều mình “vỡ vạc” được, đến lớp được thầy hướng dẫn, cùng các bạn tranh luận, đánh giá tác phẩm thì chắc chắn các em sẽ thấy thú vị hơn và hiểu sâu sắc hơn tác phẩm.
 (2) Muốn dạy tốt, trước hết giáo viên phải hiểu và nắm vững giá trị nội dung của tác phẩm, cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả. Phải chuẩn bị chu đáo, công phu hệ thống câu hỏi, lường trước những phương án trả lời của học sinh. Chọn tình huống có vấn đề để tung ra câu hỏi thảo luận nhằm giúp các em tự rút ra nội dung bài học ( Xác định nhân vật chính, ý kiến đánh giá về nhân vật người anh qua từng thời điểm, chi tiết người anh đứng trước bức tranh của em gái...). “Bức tranh của em gái tôi” là một truyện ngắn mang tính giáo dục cao nhưng không nên rơi vào giáo huấn khô khan phải kết hợp một cách tự nhiên trong quá trình phân tích sự tự nhận thức của nhân vật trong truyện. Để văn học vẫn là con đường từ trái tim đến trái tim, rồi từ rung cảm thẩm mĩ ấy mà tác động đến lí trí con người.
 (3) Ngoài những điều trên, điểm mới làm nên thành công của đề tài chính là trong quá trình hướng dẫn học sinh cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm, giáo viên cần có ý thức rèn phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý thức tự học cho các em. Sau mỗi bước trong tiến trình đọc -hiểu văn bản cần có những câu hỏi khắc sâu, rèn luyện phương pháp, kĩ năng, liên hệ với cuộc sống (điều này được thể hiện rất rõ trong mục A- phần II- Nội dung) . Đề tài này không chỉ giúp các em cảm nhận được một cách sâu sắc ý nghĩa tác phẩm mà còn cung cấp rèn luyện được cho các em một phương pháp tự học, tự tìm hiểu rất tốt, giúp các em mở rộng thêm hiểu biết, phát triển tư duy sáng tạo, liên hệ, so sánh với các tác phẩm cùng thể loại. Không những thế còn giúp các em trang bị thêm vốn kiến thức về làm văn tự sự. Trong các bài văn tự sự các em đã biết tạo tình huống với một vài chi tiết hợp lí, biết xây dựng nhân vật và biết dùng lời kể phù hợp, thể hiện được ý đồ mà mình muốn thể hiện một cách tự nhiên. Vì vậy, có thể nói đề tài vừa đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, tính sáng tạo và tính hiệu quả. Nếu giờ học nào chúng ta cũng thực hiện theo phương pháp hướng dẫn như đề tài nêu ra thì chúng tôi tin rằng dần dà HS sẽ thấy yêu môn học này hơn và thấy học Ngữ văn không phải là một áp lực nữa. Đó là một cách thức để người học vượt lên kinh nghiệm, vươn tới những chân trời rộng lớn và mới lạ của tri thức nhân loại. 
 Dù đã thu được một số kết quả khả quan và đã được đồng nghiệp công nhận đề tài có thể ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy . Nhưng đây cũng chỉ là một vài kinh nghiệm, trăn trở của một giáo viên dựa trên thực tế giảng dạy của chính mình chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn.
 Vinh ngày 4 tháng 4 năm 2010
Tư liệu tham khảo:
Tính ghen tị
 Đờ-rô-xi là người học giỏi nhất lớp. Nhưng Vô-ti-ni thường ghen tị với Đờ-rô-xi.
 Sáng hôm nay, thầy giáo vào lớp và đọc bài điểm thi:
 - Đờ-rô-xi mười điểm, được thưởng huy chương vàng.
 Vô-ti-ni nghe thấy thế hắt hơi rất mạnh. Thầy giáo nhìn và hiểu ngay: 
 - Vô-ti-ni, tính ghen tị là một con rắn độc gậm mòn khối óc và huỷ hoại trái tim con người đấy.
 Tất cả học sinh, trừ Đờ-rô-xi tất cả đều nhìn Vô-ti-ni. Nó muốn trả lời nhưng không nói được, ngồi sững sờ, mặt tái mét. Sau đó nó viết bằng nét chữ to vào một tờ giấy: “Tôi không ghen tị với những ai được thưởng huy chương vàng và che chở bằng sự bất công”.
 Vô-ti-ni định chuyển tờ giấy cho Đờ-rô-xi. Cũng lúc mấy bạn ngồi bên cạnh Đờ-rô-xi vẽ chiếc huy chương trên giấy trong đó có hình con rắn đen. Thừa dịp thầy giáo ra ngoài lớp, một bạn đứng dậy làm ra vẻ trịnh trọng định mang huy chương tặng cho con người ghen tị kia. Cả lớp chuẩn bị một màn kịch thú vị. Vô-ti-ni lúc ấy run lên. Chợt Đờ-rô-xi nói to:
 - Hãy đưa đây cho tôi!
 - Thế càng tốt, Đờ-rô-xi, chính cậu phải mang tặng mới đúng.
 Đờ-rô-xi cầm cái huy chương giấy xé vụn ra. Vừa lúc ấy, thầy giáo vào lớp tiếp tục giảng bài. Tôi không ngớt nhìn Vô-ti-ni, thấy nó thẹn, mặt đỏ nhừ lên. Nó từ từ lấy mảnh giấy đã viết và như người đãng trí, vê vê trong lòng bàn tay rồi xé vụn, thả xuống ghế ngồi. 
 ( Theo A-Mi-xi) 
Chân dung nhà văn Tạ Duy Anh Trang bìa một tác phẩm 
Tranh minh hoạ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo 
 2- Sách giáo viên Ngữ văn 6- tập 2  
 Bộ Giáo dục và Đào tạo 
 3- Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 6- quyển 2 
 Nguyễn Văn Đường chủ biên
 4- Đọc- hiểu Ngữ văn 6 
 Tác giả  Nguyễn Trọng Hoàn
 5- Ngữ văn 6 nâng cao 
 Nhóm tác giả Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Việt Hùng 
 6- Về tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 
 Nhóm tác giả Trần Đình Sử, Nguyễn Trọng Hoàn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_huong_dan_doc_hieu_van_ban_bu.doc
Sáng Kiến Liên Quan