Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng bài tập tình huống để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong môn GDCD THCS

Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn luyện cho các em những kĩ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Bởi vì với lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì việc dạy học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho HS là chưa đủ mà cần dạy cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc sống và sáng tạo tri thức mới. Do đó, nội dung giảng dạy ngày nay cần chú trọng kiến thức cơ bản và cốt lõi là rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để giúp các em tự học tập trong tương lai và học tập suốt đời. Phương pháp dạy và học bằng bài tập tình huống phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.

Trong nhà trường, môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện.Việc đổi mới dạy học môn GDCD phải thể hiện rõ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Điều đó có nghĩa là trong dạy học, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động của học sinh và sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào để kích thích học sinh nỗ lực hoạt động, suy nghĩ và tự tìm tòi, phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở học sinh không được xem như những khuôn mẫu cho sẵn, có tính chất áp đặt, mà được tổ chức trong những cấu trúc mở, mềm mại và linh hoạt. Do đây là môn học gắn liền với cuộc sống của xã hội nên trong quá trình học tập, học sinh còn phải biết vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Để đạt được điều đó, trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết thường xuyên xây dựng các bài tập tình huống để học sinh vận dụng giải quyết. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm xây dựng bài tập tình huống để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong môn GDCD THCS.

 

doc14 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 7232 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng bài tập tình huống để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong môn GDCD THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học. Việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn luyện cho các em những kĩ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Bởi vì với lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì việc dạy học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho HS là chưa đủ mà cần dạy cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc sống và sáng tạo tri thức mới. Do đó, nội dung giảng dạy ngày nay cần chú trọng kiến thức cơ bản và cốt lõi là rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để giúp các em tự học tập trong tương lai và học tập suốt đời. Phương pháp dạy và học bằng bài tập tình huống phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.
Trong nhà trường, môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện.Việc đổi mới dạy học môn GDCD phải thể hiện rõ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Điều đó có nghĩa là trong dạy học, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động của học sinh và sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào để kích thích học sinh nỗ lực hoạt động, suy nghĩ và tự tìm tòi, phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở học sinh không được xem như những khuôn mẫu cho sẵn, có tính chất áp đặt, mà được tổ chức trong những cấu trúc mở, mềm mại và linh hoạt. Do đây là môn học gắn liền với cuộc sống của xã hội nên trong quá trình học tập, học sinh còn phải biết vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Để đạt được điều đó, trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết thường xuyên xây dựng các bài tập tình huống để học sinh vận dụng giải quyết. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm xây dựng bài tập tình huống để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong môn GDCD THCS.
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào việc giúp GV biên soạn và sử dụng bài tập tình huống để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giảng dạy môn GDCD THCS. 
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thồng kê toán học.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Cơ sở lý luận của vấn đề
 Môn GDCD ở trường trung học có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Môn học này có đặc điểm là gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn GDCD có những lợi thế để giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có việc cho các em đánh giá, phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các bài tập tình huống.
 Thực trạng của vấn đề
Như đã đề cập ở trên, môn GDCD trong nhà trường là vô cùng quan trọng nhằm mục đích trang bị cho HS những kiến thức đạo đức và Pháp luật cơ bản từ đó góp phần điều chỉnh hành vi, cách xử sự của các em, góp phần hình thành ở các em phong cách sống và làm việc theo chuẩn mực đạo đức và Pháp luật, là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra sau này. Thế nhưng HS (và ngay cả một bộ phận giáo viên) vẫn có quan niệm đây là môn học phụ hoặc thường cảm thấy gặp khó khăn trong các bài học về đạo đức và Pháp luật, vì các bài học này khô khan và khó nhớ. Nên khi dạy nhiều giáo viên chủ yếu chỉ cung cấp tri thức về lí thuyết, và học sinh cũng thường chỉ học qua loa lấy điểm dẫn đến các em chưa thấy được cái hay và cái thiết thực của môn học. 
Nếu như chỉ dùng phương pháp vấn đáp hoặc thuyết trình các khái niệm đạo đức và Pháp luật thì các em sẽ không hiểu được cặn kẽ vấn đề dẫn đến các em dễ rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên. Còn khi giảng dạy và kiểm tra bằng việc sử dụng bài tập tình huống sẽ giúp cho HS dễ hiểu và dễ nhớ các vấn đề lý thuyết phức tạp, sẽ kích thích được sự sang tạo và hào hứng học tập của các em.
Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy không phải ai cũng thành công trong việc xây dựng các bài tập tình huống để đạt được các mục tiêu dạy học. Các bài tập tình huống cần xây dựng như thế nào, có những kĩ thuật và yêu cầu nào khi xây dựng tình huống, đưa các bài tập tình huống vào ở những giai đoạn nào của quá trình dạy học thì không phải ai cũng vận dụng tốt. Đề tài này giúp giáo viên xây dựng, và áp dụng các bài tập tình huống một cách một cách có hiệu quả vào dạy học. 
 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Trong dạy học GDCD, những tình huống được đưa ra là tình huống giả định hay tình huống thực tế đã xảy ra trong thực tiễn. HS giải quyết được những tình huống trên, một mặt vừa củng cố và khắc sâu kiến thức, vừa có cơ hội trải nghiệm trong thực tiễn. HS áp dụng được những kiến thức đã học vào để giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi luôn xây dựng và đưa các tình huống để học sinh giải quyết. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân khi xây dựng các bài tập tình huống:
Cấu trúc của một bài tập tình huống:
 Cấu trúc của một bài tập tình huống gồm có 2 phần: nội dung tình huống và những yêu cầu đưa ra để giải quyết tình huống. Có những yêu cầu cần chú ý trong cấu trúc một tình huống như sau:
- Tình huống phải vừa phải, không quá dài, quá phức tạp, đánh đố học sinh.
- Giữa tình huống và câu hỏi phải ăn khớp với nhau và cùng hướng vào nội dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phòng, chống tệ nạn xã hội (GDCD 8)”, có giáo viên đã đưa ra tình huống:
ChÞ HiÒn më qu¸n b¸n hµng, chÞ b¸n rÊt nhiÒu thø, cã c¶ hµng ¨n uèn vµ gi¶i kh¸t t¹i thÞ trÊn. Qu¸n cña chÞ rÊt ®«ng kh¸ch, cã ®ñ mäi løa tuæi, kh«ng chØ cã ng­êi lín mµ cßn cã c¶ mét sè trÎ em 14-15 tuæi. Bän trÎ ®Õn qu¸n chÞ ban ®Çu lµ mua kÑo vµ mét sè ®å cÇn thiÕt, sau nµy quen chóng cßn uèng r­îu, hót thuèc. ChÞ HiÒn vèn lµ ng­êi hiÒn hËu, dÔ tÝnh nªn rÊt chiÒu chóng, cho b¹n trÎ nî dÇn nhiÒu lÇn míi ph¶i tr¶ tiÒn r­îu, thuèc. ViÖc lµm cña chÞ ®· bÞ nhiÒu ng­êi ph¶n ®èi. Tèi thø b¶y võa råi, trong lóc bän trÎ ®ang uèng r­îu ë qu¸n chÞ HiÒn th× «ng chñ tÞch thÞ trÊn cho c«ng an ®Õn lËp biªn b¶n, ph¹t chÞ 200.000®
Hái: - Em cã nhËn xÐt g× vÒ tÝnh t×nh vµ c¸ch c­ xö cña chÞ HiÒn trong c©u chuyÖn trªn?
 - ¤ng chñ tÞch thÞ trÊn cã quyÒn cho c«ng an ®Õn ph¹t tiÒn ®èi víi chÞ HiÒn hay kh«ng? 
Rõ ràng bài tập trên có nhiều vấn đề chưa hợp lí . Trong phần nội dung tình huống có nhiều chi tiết rườm rà không cần thiết. Phần câu hỏi thì ý thứ nhất còn xa với nội dung bài học, ý thứ hai còn khó với học sinh lớp 8.
Bài tập trên có thể sửa lại như sau:
ChÞ HiÒn më qu¸n b¸n hµng ¨n uèng, gi¶i kh¸t t¹i thÞ trÊn. Qu¸n cña chÞ em rÊt ®«ng kh¸ch, kh«ng chØ cã ng­êi lín mµ cßn cã c¶ mét sè trÎ em 14-15 tuæi. Bän trÎ ®Õn qu¸n chÞ uèng r­îu, hót thuèc. ChÞ HiÒn rÊt chiÒu chóng, cho b¹n trÎ nî dÇn nhiÒu lÇn míi ph¶i tr¶ tiÒn r­îu, thuèc. Tèi thø b¶y võa råi, trong lóc bän trÎ ®ang uèng r­îu ë qu¸n chÞ HiÒn th× «ng chñ tÞch thÞ trÊn cho c«ng an ®Õn lËp biªn b¶n, ph¹t chÞ 200.000®
Hái: - ChÞ HiÒn lµm nh­ thÕ cã thÓ sÏ dÉn ®Õn nh÷ng hËu qu¶ nh­ thÕ nµo? (®èi víi bän trÎ).
ViÖc «ng chñ tÞch thÞ trÊn cho c«ng an ®Õn ph¹t tiÒn ®èi víi chÞ HiÒn lµ ®óng hai sai? 
Nội dung của tình huống:
- Tình huống nêu ra phải là một tình huống có vấn đề. Có nghĩa là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà các em thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức có sẵn.
- Tình huống phải thực tế, gắn với thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những tình huống có tính thời sự nóng hổi, có ý nghĩa và có sức lan toả mạnh mẽ. Những tình huống có nội dung như thế giúp học sinh thấy rõ hơn sự gần gũi, thiết thực của môn học, vừa kích thích được hứng thú của các em. 
Ví dụ: Khi dạy hoặc kiểm tra các bài “Bảo vệ hoà bình”, “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” (GDCD 9), GV có thể ra bài tập:
 Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã có rất nhiều hoạt động mít tinh, biểu tình, phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam.
 Suy nghĩ của em về những việc làm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam ? Trong sự kiện này em có thể làm những gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo?
-. Tình huống phải phù hợp với chủ đề bài học, tránh xa hoặc lạc chủ đề. Tức nội dung của tình huống phải phục vụ khai thác các chuẩn mực cần làm rõ hoặc cần đánh giá.
Ví dụ: khi kiểm tra 1 tiết GDCD 9 (tiết 9), kiểm tra kiến thức của các bài ( Chí công vô tư, Tự chủ, Dân chủ và kỉ luật, Bảo vệ hoà bình, Tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển, Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc), một giáo viên đã ra tình huống như sau:
Hôm nay, trên đường đi học về xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. 
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ? 
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì?
 Đây là một tình huống khá hay, tuy nhiên đối chiếu với các nội dung bài học chúng ta thấy còn xa với kiến thức cần kiểm tra. Bài tập này có thể phù hợp hơn với các nội dung như: Yêu thương con người (GDCD 7) hay Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh (GDCD 8).
Tình huống trên có thể sửa lại là: Hôm nay, trên sân trường xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. Để kiểm tra kiến thức về Dân chủ và Kỉ luật. 
- Nội dung tình huống phải phù hợp với văn hoá, lứa tuổi và hiểu biết của học sinh. Tránh những tình huống nhạy cảm, không hợp thuần phong mĩ tục, không hợp lứa tuổi hoặc vượt ngoài tầm hiểu biết của học sinh. Từ ngữ phải đúng chuẩn mực, có tính sư phạm, tránh gây phản cảm.
 Ví dụ: Khi học bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (GDCD 9), có giáo viên đã đưa ra tình huống như sau:
 T và M đang là học sinh lớp 9, hai bạn đã yêu nhau và làm chuyện người lớn với nhau dẫn đến M có thai và gia đình hai bên đã phải tổ chức lễ cưới cho hai bạn.
- Việc kết hôn giữa T và M có đúng quy định của pháp luật hay không?
- Từ đó, em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân?
 Rõ ràng bài tập trên có nhiều từ ngữ chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh mà khi ra tình huống giáo viên cần phải tránh.
 Hay khi học Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (GDCD 8) có giáo viên nêu tình huống như sau:
 Ông Hiệu trưởng trường THCS A ra quyết định kỉ luật với hình thức đuổi học với học sinh Nguyễn Văn B vì đã có hành vi quay cóp khi làm bài kiểm tra học kì I vừa qua.
Nếu em là B, sau khi nhận được quyết định trên em sẽ làm gì?
Từ đó, em hiểu như thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo?
 Dạng tình huống như thế có thể sẽ gây ra những hiệu ứng hoặc những suy nghĩ, quan hệ không tốt giữa học sinh với nhà trường.
Nội dung các yêu cầu (câu hỏi) gắn với tình huống.
 Sau khi đã đưa ra được các tình huống thì giáo viên phải biết lựa chọn các câu hỏi, các yêu cầu phù hợp. Phù hợp với nội dung tình huống và phù hợp với học sinh.
Một số yêu cầu khi nêu câu hỏi như sau:
a. Để khơi gợi được hứng thú của học sinh thì câu hỏi không quá khó nhưng cũng không được quá dễ mà đọc lên là biết liền.
Ví dụ: Khi dạy bài Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (GDCD 7) .
 Lan Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, nhưng bố mẹ Lan Vẫn làm lụng vất vả sớm khuya để chắt chiu từng đồng cho anh em Lan được đi học cùng các bạn,  nhưng Lan đua đòi, ham chơi, nhiều lần trốn học, kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Lan bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm Lan không đủ điểm phải ở lại lớp. 
Việc làm của Lan đúng hay sai?
 Rõ ràng câu hỏi sau tình huống đó là một câu hỏi mà ai cũng trả lời được, trong tình huống này hỏi như thế là thừa, có thể gây sự nhàm chán cho học sinh. Ta có thể thay câu hỏi đó bằng câu:
Hãy nêu nhận xét của em về việc làm của Lan. 
 Với câu hỏi này học sinh không chỉ trả lời đúng, sai mà còn đưa ra những nhận xét, đánh giá và rút ra được quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
b. Khi xây dựng bài tập tình huống giáo viên phải chú ý việc xây dựng nhiều dạng câu hỏi khác nhau để đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh. Các dạng câu hỏi như:
- Dạng câu hỏi nhận biết các chuẩn mực đạo đức, pháp luật liên quan đến bài học.
Ví dụ: Thứ 7, Hoa đến nhà Lan chơi, thấy Lan đang mải miết xem một vở chèo đang trình chiếu trên ti vi. Hoa liền bảo:
-Đúng là đồ lạc hậu, thời nay ai còn xem ba thứ chèo vớ vẩn ấy nữa.
Hỏi: Tình huống trên liên quan đến nội dung nào đã học? Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá hành động của Lan và Hoa? Nếu là Lan em sẽ nói với Hoa điều gì?(kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc)
 Câu hỏi Tình huống trên liên quan đến nội dung nào đã học? chính là dạng câu hỏi nhận biết các chuẩn mực đã học. Dạng câu hỏi này gắn với tình huống sẽ đánh giá được khả năng hiểu bài của học sinh và tránh được học sinh học vẹt, ghi nhớ máy móc.
Hay: Thư (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, Thư thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của Thư không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của Thư. 
Hỏi: Việc ngăn cấm đó có xâm phạm đến quyền trẻ em của Thư không?
Nếu như câu hỏi ở tình huống trên chính là dạng câu hỏi nhận biết các chuẩn mực, thì câu hỏi ở tình huống này là dạng câu hỏi nhận biết các nội dung cụ thể của các chuẩn mực.
- Dạng câu hỏi đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh qua tình huống. Dạng câu hỏi này thường có các mệnh lệnh như: suy nghĩ, đánh giá, đồng tình hay phản đối
 Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. 
	Em hãy nhận xét hành vi của Lan.
	Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
Hay:
 Cuối năm học, thầy cô giáo các môn cho đề cương ôn tập và yêu cầu tất cả mọi người phải soạn đáp án để học. Dũng đưa ra ý kiến: Muốn ôn thi đỡ vất vả cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi thầy,cô giáo kiểm tra ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân.
Em có tán thành ý kiến đó không ? Em sẽ làm gì nếu mình là thành viên của lớp ?
Các câu hỏi Em hãy nhận xét hành vi của Lan?, Em có tán thành ý kiến đó không ? là những câu hỏi giúp đánh giá thái đôi, tình cảm của hoạc sinh với những chuẩn mực được đặt ra.
- Dạng câu hỏi đánh giá khả năng vận dụng sự hiểu biết các chuẩn mực để giải quyết các vấn đề đặt ra trong trong tình huống. Dạng câu hỏi này thường có các mệnh lệnh như Sẽ làm gì, Làm thế nào, Khuyên như thế nào
 Ví dụ: Chủ nhật tuần qua Hồng được mẹ dẫn đi dạo phố, vào siêu thị, đến cửa hàng quần áo đẹp nào Hồng cũng thích và đòi mẹ mua, làm mẹ bực mình, buồi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét  việc làm của Hồng. Theo em nên khuyên Hồng thế nào?  (Bài Tự chủ- Lớp 9)
 Hay: Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã có rất nhiều hoạt động mít tinh, biểu tình, phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam.
 Suy nghĩ của em về những việc làm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam ? Trong sự kiện này em có thể làm những gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo?(Bảo vệ hoà bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới) (GDCD 9).
 Các câu hỏi như Theo em nên khuyên Hồng thế nào?  Trong sự kiện này em có thể làm những gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo? Là những câu hỏi đánh giá sự vận dụng của học sinh. Nếu như câu hỏi trong tình huống đầu vận dụng ở mức độ thấp, thì câu hỏi ở tình huống hai vận dụng ở mức độ cao.
 Hiệu quả của SKKN
 Sau một vài năm áp dụng sáng kiến này, tôi thấy hiệu quả dạy học môn GDCD được cải thiện rất đáng kể. Các em hào hứng hơn trong giờ học, việc học một bài GDCD đã không trở thành áp lực cho các em nữa. Đặc biệt, đã có nhiều học sinh ngàhocjGDCDcos những ứng xử, những cách ứng phó tốt hơn với những tình huống cũng như trong thực tế cuộc sống. Những bài tập tình huống được xây dựng một cách khoa học và thiết thực cũng góp phần trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết để bước vào cuộc sống.
 Tôi xin đưa ra một vài số liệu mà tôi đã thống kê ở 1 lớp học cụ thể để thấy rõ điều đó: 
Năm học 2012- 2013, ở lớp 8A
Số học sinh yêu thích và có những kĩ năng tốt, cũng như cách ứng xử phù hợp với các tình huống, có kĩ năng sống. 
Số học sinh khônmooyeeu thích, luôn có tâm lí nặng nề hoặc chán môn GDCD và thiếu những kĩ năng cần thiết. 
Đầu năm
6/22 (yêu thích và thực sự mong đợi sẽ được học GDCD và được bàn luận, giải quyết tình huống )
16/22 (Không mong muốn)
Cuối năm
14/22 (yêu thích và muốn được bàn luận, giải quyết tình huống )
8/22 (Không mong muốn)
Năm học 2013- 2014, ở lớp 9A (Học sinh của lớp 8A năm trước)
Số học sinh yêu thích và có những kĩ năng tốt, cũng như cách ứng xử phù hợp với các tình huống, có kĩ năng sống. 
Số học sinh khônmooyeeu thích, luôn có tâm lí nặng nề hoặc chán môn GDCD và thiếu những kĩ năng cần thiết. 
Đầu năm
13/22 (yêu thích và thực sự mong đợi sẽ được học GDCD và được bàn luận, giải quyết tình huống )
9/22 (Không mong muốn)
Cuối năm
18/22 (yêu thích và muốn được bàn luận, giải quyết tình huống và có 10 em có những kĩ năng sống cơ bản tốt)
4/22 (Không mong muốn)
 III. KẾT LUẬN.
 Môn GDCD trong nhà trường là một môn học quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để môn học đạt được mục tiêu như mong muốn đòi hỏi giáo viên phải có những trăn trở, tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học, mà trước hết đó là thu hút được các em học tập một cachs tích cực để từ đó tranh bị cho các em không chỉ về kiến thức mà phải có những kĩ năng cần thiết để ứng phó, giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Hướng dạy học vận dụng các tình huống như đề tài đã trình bày sẽ đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đó.Việc bản thân tôi áp dụng những kinh nghiệm đó để học sinh có tiến bộ đó mới chỉ là những thành công bước đầu. Trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh cần phải rèn luyện hơn nữa, cần phải hợp tác tích cực với nhau hơn nữa để các em ngày càng hoàn thiện hơn.
 * Kiến nghị, đề xuất: 
 Từ những thành công bước đầu của quá trình nghiên cứu, tích lũy và áp dụng, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý khiến như sau:
 + Trong quá trình dạy học môn GDCD giáo viên cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc xây dựng các tình huống gắn với thực tiễn để học sinh giải quyết, từ đó bồi dưỡng cho các em những kĩ năng sống cần thiết.
 + Khuyến khích sự sáng tạo và bồi đắp tình cảm, thái độ của học sinh trong việc ứng xử với tình huống.
 + Luôn luôn tạo cho các em có một tâm thế và khơi gợi được ở các em những cảm xúc, hứng thú để các em thể hiện mình. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã từng áp dụng và thu được những kết quả đáng khích lệ. Do trình độ có hạn, thơi gian nghiên cứu cũng không nhiều nên đôi chỗ còn sơ sài và nhiều thiếu sót. Mong được mọi người quan tâm và đóng góp ý kiến.
 Xin chân thành cảm ơn
 Vũ Quang, ngày 15 tháng 1 năm 2015
 Tư liệu tham khảo: 
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn GDCD - NXB GD.
Các bài tập tình huống GDCD 6,7,8,9- tác giả Vũ Xuân Vinh - NXB GD.
Sách giáo viên, sách giáo khoa 6,7,8,9- NXB GD.
Một số giáo án, bài giảng, đề thi của đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan