Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Hình học là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu
học, nó được rải đều tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Hình học
tương đối khó vì nó đòi hỏi học sinh khả năng tư duy trừu tượng, những em có óc
sáng tạo sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm
hơn thì rất ngại học.
Trong chương trình Toán lớp 5, bài toán giải có liên quan đến yếu tố hình
học chiếm số lượng lớn. Các bài toán có nội dung hình học ở các lớp giai đoạn đầu
chỉ yêu cầu học sinh quan sát các biểu tượng mà nhận ra các hình đơn giản, tính
diện tích với các số đo cho sẵn. Đến lớp 5, yêu cầu về các yếu tố hình học đã được
nâng cao, đặc biệt các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang đã
góp phần tích cực vào việc giúp cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức và các kỹ
năng cơ bản của hình học, tạo khả năng giải toán một cách sáng tạo và linh hoạt, nó
còn giúp các em có cơ sở ban đầu về hình học, giúp các em học tốt ở cấp học trên
và trong ứng dụng thực tế.
Những bài toán về diện tích hình tam giác, hình thang đòi hỏi các em
không chỉ hiểu được công thức tính diện tích của các hình cơ bản mà còn phải sử
dụng các phương pháp suy luận, áp dụng công thức để tính diện tích các hình phức
tạp hơn. Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy, năng lực toán
cho học sinh. Để học sinh nắm vững kiến thức về phần toán diện tích thì giáo viên
cần hình thành cho học sinh một số phương pháp giải đặc thù liên quan đến diện
tích các hình của phần hình học ở lớp 5.
Vậy dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc nội dung, vận dụng kiến
thức đã học để giải đúng các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình
thang ? Từ ý nghĩa và thực tiễn của vấn đề trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi
đã chọn đề tài : “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến
diện tích hình tam giác, hình thang” để nghiên cứu và thực nghiệm; hi vọng đề tài
sẽ có những ứng dụng thiết thực cho việc dạy học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học
thửa đất hình tam giác) - Hướng dẫn học sinh vẽ hình để thấy được phần diện tích tăng thêm. Sau đó giúp học sinh nhận xét mối liên hệ giữa các yếu tố : + Chiều cao của phần đất cũ và phần đất mới. Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 14 + Đáy của phần đất mới và diện tích của phần đất mới. + Hướng dẫn học sinh vẽ chiều cao của phần đất mới. Tôi gợi ý cho học sinh thấy rằng : chiều cao của phần đất mới cũng chính là chiều cao của phần đất cũ. Khi học sinh tính được chiều cao của phần đất mới, từ chiều cao của phần đất mới, ta tính đáy BC của tam giác khi chưa mở thêm theo công thức : đáy = diện tích x 2 : chiều cao Giải : Từ A kẻ chiều cao AH của tam giác ABC thì AH cũng là chiều cao của tam giác ABD Chiều cao của mảnh đất hình tam giác là : 37,5 x 2 : 5 = 15 (cm) Đáy của mảnh đất hình tam giác là : 150 x 2 : 15 = 20 (cm) Đáp số : 20 cm. Ví dụ 8 : Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ AB bằng 15cm, đáy lớn CD bằng 20cm. Trên AB lấy điểm M sao cho BM bằng 5cm. Nối MC, tính diện tích hình thang AMCD, biết diện tích hình tam giác MBC là 100cm 2 Hướng dẫn phân tích đề : + Bài toán cho biết gì ? (Đáy bé AB = 15cm, Đáy lớn CD = 20cm, BM = 5cm, diện tích hình tam giác MBC =100cm 2 ) + Bài toán yêu cầu gì ? (Tính diện tích hình thang AMCD) Cho học sinh nhận xét : muốn tính được diện tích hình thang AMCD ta phải tính độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình thang. Hình thang AMCD có đáy CD = 20cm, đáy AM = AB – BM = 15 – 5 = 10cm, vậy ta phải tìm chiều cao của hình thang. Tam giác BMC diện tích 100cm2, đáy BM = 5cm, từ công thức tính diện tích hình tam giác ta tính được chiều cao của tam giác MBC hay chiều cao của hình thang AMCD. Biết độ dài đáy lớn, đáy bé, chiều cao của hình thang AMCD, áp dụng công thức tính diện tích hình thang ta sẽ tính được diện tích của hình thang AMCD. Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 15 Giải : Chiều cao hình tham giác cũng là chiều cao hình thang là : (100 x 2) : 5 = 40 (cm) Độ dài đáy bé AM là : 15 - 5 = 10 (cm) Diện tích hình thang AMCD là : (10 + 20) x 40 : 2 = 600 (cm 2) Đáp số : 600 cm2 Ví dụ 9 : Cho hình thang ABCD có đáy bé AB là 27cm, đáy lớn CD là 48cm. Nếu kéo dài đáy bé thêm 5cm thì diện tích của hình tăng 40cm2. Tính diện tích hình thang đã cho. Tương tự bài trên, các em đã nắm được cách tính chiều cao hình thang thì chỉ áp dụng công thức sẽ giải được. Giải : Tam giác CBE có đáy BE = 5 cm, có chiều cao là chiều cao của hình thang ABCD. Vậy chiều cao của hình thang ABCD là : 40 x 2 : 5 = 16 (cm) Diện tích hình thang ABCD là : (27 + 48) x 16 : 2 = 600 (cm 2 ) Đáp số : 600 cm2 Đây là bài toán giúp học sinh kĩ năng suy luận, nhưng khi gặp những bài toán này các em cũng thường gặp một số khó khăn : chưa có khả năng phán đoán suy luận để tìm ra vấn đề cần thiết của bài toán ; chưa tìm ra được sự quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong một hình (tức là chưa nhận thấy chiều cao hình này cũng chính là chiều cao của hình kia), chưa hiểu rõ về tính chất chung của các hình để từ đó vận dụng tốt công thức. * Biện pháp khắc phục: Đối với các bài tập trong sách giáo khoa, tôi hướng dẫn học sinh lập luận để tìm ra lời giải và cách giải, cũng có thể tìm ra cách giải ngắn gọn nhờ suy luận. Trước hết học sinh phải làm thành thạo các bài tập về diện tích, tìm ra được mối quan hệ qua lại các yếu tố của hình để giúp các em giải quyết được các bài tập. Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 16 Nhắc nhở các em vẽ đúng các đoạn thêm (hoặc bớt) số đo các kích thước sao cho cân đối. Khi dạy hình thành biểu tượng, tôi khắc sâu cho học sinh các yếu tố tạo thành hình tương ứng, đồng thời bồi dưỡng cho các em khả năng phân tích tổng hợp bằng cách thiết lập mối quan hệ các yếu tố trong từng hình. b.5) Bài toán giải bằng phương pháp dùng tỉ số Có những bài toán hình học phải dùng tỉ số các số đo cạnh đáy, chiều cao, tỉ số các số đo diện tích như một phương tiện để tính toán, giải thích lập luận, cũng như so sánh các giá trị về độ dài đoạn thẳng, về diện tích. Vì vậy, khi dạy bài diện tích hình tam giác, tôi cho học sinh ghi nhớ các tỉ số sau : + Hai hình tam giác có diện tích bằng nhau, nếu đáy của hình thứ nhất gấp bao nhiêu lần đáy của hình thứ hai thì chiều cao của hình thứ nhất kém bấy nhiêu lần chiều cao của hình thứ hai và ngược lại. + Hai hình tam giác có đáy bằng nhau, nếu diện tích của hình tam giác thứ nhất lớn gấp bao nhiêu lần diện tích hình tam giác thứ hai thì chiều cao của hình tam giác thứ nhất cũng lớn gấp bấy nhiêu lần chiều cao của tam giác thứ hai và ngược lại. + Hai hình tam giác có chiều cao bằng nhau, nếu diện tích của hình tam giác thứ nhất lớn gấp bao nhiêu lần diện tích hình tam giác thứ hai thì đáy của hình tam giác thứ nhất cũng lớn gấp bấy nhiêu lần đáy của tam giác thứ hai và ngược lại. Ví dụ 10 : Cho hình thang ABCD có hai đáy AB và CD, hai đường chéo cắt nhau tại O, biết diện tích tam giác AOB bằng 4 cm2, diện tích tam giác BOC bằng 9 cm2. Tính diện tích hình thang ABCD. Sau khi các em vẽ xong hình, tôi cho các em nhắc lại kiến thức đã học là : hai đường chéo của hình thang định ra trên hình thang đó 3 cặp tam giác có diện tích bằng nhau. Rồi cho các em nhận thấy : muốn tính diện tích hình thang ABCD ta phải tính diện tích tam giác DOC rồi cộng các diện tích lại. Giải : Trong hình thang ABCD ta có : SAOD = SBOC = 9 cm 2 Xét hai tam giác AOB và AOD có chung chiều cao kẻ từ A nên hai đáy OB và OD sẽ tỉ lệ thuận với diện tích : OB OD = 4 9 Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 17 Mặt khác, hai tam giác BOC và DOC có chung chiều cao kẻ từ C nên hai diện tích sẽ tỉ lệ với hai đáy. Mà OB OD = 4 9 nên BOC DOC S S = 4 9 Diện tích tam giác DOC là : 9 x 9 : 4 = 20,25 (cm2) Diện tích hình thang ABCD là : 4 + 9 + 9 + 20,25 = 42,25 (cm2) Đáp số : 42,25 cm2 Quay lại bài tập ở các ví dụ trước, tôi hướng dẫn giải theo cách dùng tỉ số như sau : Ví dụ : Một thửa đất hình tam giác ABC có diện tích là 150 cm2. Nếu kéo dài đáy BC (về phía B) 5 cm thì diện tích sẽ tăng thêm 37,5 cm2. Tính đáy BC của thửa đất đó. Giải theo cách dùng tỉ số : Xét hai tam giác ABC và ACD, vì có cùng chiều cao kẻ từ A nên diện tích tam giác ABC gấp diện tích tam giác ACD bao nhiêu lần thì đáy tam giác ABC gấp đáy tam giác ACD bấy nhiêu lần. Diện tích tam giác ABC gấp diện tích tam giác ACD số lần là : 150 : 37,5 = 4 (lần) Đáy của mảnh đất hình tam giác ACD là : 5 x 4 = 20 (cm) Đáp số : 20 cm. Ví dụ : Cho hình thang ABCD có đáy bé AB là 27 cm, đáy lớn CD là 48 cm. Nếu kéo dài đáy bé thêm 5 cm thì diện tích của hình tăng 40cm2. Tính diện tích hình thang đã cho. Giải theo cách dùng tỉ số : Tam giác CBE có chiều cao là chiều cao của hình thang ABCD. Tổng hai đáy hình thang gấp đáy tam giác số lần là : (27 + 48) : 5 = 15 (lần) Vì hình thang và tam giác có chung chiều cao nên tổng hai đáy hình thang gấp đáy tam giác bao nhiêu lần thì diện tích hình thang gấp bấy nhiêu Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 18 lần diện tích hình tam giác : Diện tích tích hình thang ABCD là : 40 x 15 = 600 (cm 2 ) Đáp số : 600 cm2 Vẽ hình chính xác là một việc làm rất cần thiết đối với dạng toán này, nó giúp học sinh tìm nhanh mối quan hệ của các yếu tố trong hình để sử dụng đúng các công thức. Vì thế, tôi thường dạy các em kỹ năng quan sát để nhận ra các yếu tố ở trong hình khác nhau, vận dụng tính chất của hình này để tính diện tích của hình khác. Dạng bài tập này cần tư duy cụ thể và có kỹ năng quan sát thì mới tìm ra mối liên hệ. Trong bài toán có yêu cầu vẽ hình, còn có em vẽ không đúng tỉ lệ hoặc vẽ hình rơi và các trường hợp đặc biệt như hình tam giác cân, hình thang cân...nên dẫn đến sự ngộ nhận không có căn cứ logic. * Biện pháp khắc phục: Khi vẽ hình với dữ kiện cho trước, nhắc các em dùng dụng cụ thích hợp với từng loại hình, vẽ hình cẩn thận, tránh đặt lệch thước, đọc sai số đo độ dài trên thước Rèn khả năng ước lượng độ dài đoạn thẳng, nhắc lại nội dung dạy học tỉ lệ, hướng dẫn các em cách thiết lập tỉ lệ thích hợp để vẽ hình, lưu ý học sinh tránh vẽ hình rơi vào các trường hợp đặc biệt nêu trên. Khi tham gia luyện toán trên Internet, các em rất thích vận dụng phương pháp dùng tỉ số để giải các bài toán dạng này. Vì thế, tôi nhắc các em phải học thuộc, ghi nhớ các tỉ số đó để giải thì sẽ hết ít thời gian hơn giải bằng cách khác. c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp này mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của mình trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy, sáng tạo của học sinh. Chủ động bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu, bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh. Bài toán có nội dung liên quan đến diện tích các hình được dạy ở nhiều trong chương trình lớp 5. Khi dạy, giáo viên khích lệ những em tìm ra nhiều cách giải hay, kiên nhẫn sửa chữa khi các em nhầm lẫn giữa các công thức. Tăng cường cho học sinh thực hành, luyện tập để củng cố kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng làm bài. Hệ thống các dạng bài tập có liên quan được đưa vào chương trình, trên cơ sở đó khai thác thêm các dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 19 khó, từ đơn giản đến phức tạp để hướng dẫn cho học sinh khái quát thành cách giải chung cho từng dạng bài. Giáo viên tránh nói nhiều và làm thay học sinh mà phải tổ chức cho tất cả học sinh cùng làm việc dưới hướng dẫn của mình. Giáo viên kiểm tra, giúp các em sửa sai, động viên các em làm bài tốt. d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp tôi trình bày trên đây có quan hệ với nhau. Để giúp học sinh học tốt thì việc dạy cho các em nắm chắc mối quan hệ giữa các công thức, việc sửa chữa những nhầm lẫn phải tiến hành kịp thời, thường xuyên. Giáo viên cần nghiên cứu, xác định đúng trọng tâm của từng dạng bài. Đối với các bài tập trong sách giáo khoa, nên hướng dẫn học sinh lập luận để tìm ra ngay lời giải và cách giải, cũng có thể tìm ra cách giải ngắn gọn nhờ suy luận. Trước hết học sinh phải làm thành thạo các bài tập áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích, sau đó mới vận dụng để làm các bài dạng khó hơn. Khi dạy các bài toán hình, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ hình cẩn thận, xác định yêu cầu, phát hiện ra các tình huống quen thuộc, phát biểu dưới dạng bài toán quen thuộc và áp dụng các công thức để giải bài toán theo quy trình. Để có chất lượng giảng dạy cao, giáo viên phải đi sâu nghiên cứu tìm tòi phương pháp giải phù hợp nhất với nội dung từng dạng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Khi đánh giá bài làm của học sinh, theo Thông tư 30/2014, giáo viên không chỉ đưa ra lời nhận xét đúng hoặc sai mà cần chỉ rõ cho các em thấy các em làm đúng đến mức độ nào theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài. Nếu em nào giải chưa đúng phải chỉ rõ em còn nhầm ở đâu (áp dụng công thức, đổi đơn vị đo hay chia hình) và chỉ ra biện pháp giúp em đó khắc phục. e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu * Kết quả khảo nghiệm Thực tế các bài toán diện tích là khó đối với học sinh tiểu học. Cái khó là tư duy học sinh đang ở thao tác cụ thể là chủ yếu, mà các em đã phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ tổng thể, liên tục. Các em phải tự thao tác trên hình để tìm ra công thức tính diện tích các hình, đồng thời phải vận dụng công thức đó nhuần nhuyễn khi giải bài toán diện tích. Được giáo viên dạy dỗ tận tình, các em không còn nhầm lẫn các khái niệm, các công thức số đo, đơn vị đo. Qua nhiều năm liên tục được nhà trường phân công dạy lớp 5, với cách dạy bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang như trên, chất lượng học sinh lớp tôi nâng cao lên rõ rệt. Các em đã tham gia và hoạt động một cách tích cực và tự tin. Trong giờ học các em đã biết tự phát hiện các nội dung hình học, tự tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào giải toán, vẽ hình. Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 20 Có thể nói bài toán liên quan đến diện tích các hình là loại toán hay. Giải được các bài toán liên quan đến diện tích các hình là phát triển được tư duy sáng tạo cho các em. Vì bài toán này liên quan trực tiếp đến số đo diện tích, độ dài nên nó còn có tác dụng rất lớn đến việc thực hành trong cuộc sống. * Giá trị khoa học Việc dạy bài toán liên quan đến diện tích các hình không những đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo mà còn đòi hỏi ở các em khả năng tưởng tượng phong phú nhằm hiểu được nội dung bài toán, vẽ đúng hình, diễn đạt bài giải của mình một cách cụ thể. Qua mỗi bài toán, học sinh lớp tôi nắm chắc được mối quan hệ giữa các số đo độ dài, diện tích; mô tả được quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện đúng phép tính, trình bày lời giải bài toán mạch lạc. Giải toán diện tích thành thạo, trí tuệ của học sinh tiểu học sẽ được phát triển thể hiện qua khả năng phân tích tổng hợp, rèn luyện tư duy linh hoạt. Có thể nói khả năng giải toán diện tích nói riêng và giải toán nói chung được xem là khả năng riêng biệt, đặc trưng nhất trong hoạt động trí tuệ của con người. Việc giải toán diện tích là hình thức tốt để củng cố rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh tự mình tiếp thu kiến thức một cách sáng tạo. Đây là một hình thức tốt nhất để học sinh tự đánh giá mình và để thầy cô đánh giá học sinh về năng lực và mức độ tiếp thu, sự vận dụng các kiến thức đã học. Dạy cho học sinh nắm chắc cách giải bài toán liên quan đến diện tích các hình là đã củng cố được nhiều kỹ năng về giải các dạng toán quan hệ tỉ lệ ; kỹ năng vẽ hình, cắt ghép hình ; kỹ năng tính toán ; II.4. Kết quả Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các biện pháp dạy bài toán liên quan đến diện tích tích hình tam giác, hình thang cho học sinh lớp 5 của tôi bước đầu đã thu được kết quả tốt. Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng môn Toán lớp 5 tại trường. Học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học tập, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên đã có kinh nghiệm giao việc cho học sinh đúng đối tượng, vừa sức, tạo cho học sinh say mê, tích cực chủ động trong học tập. Học sinh nắm chắc các yếu tố hình học, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và hầu hết các em rất thích học toán hình. Các em không còn ngại khi vẽ hình, tính diện tích. Nhiều em đã biết chọn cách giải hay cho mỗi bài, trình bày bài giải khoa học, lập luận chặt chẽ. Điều đó đã khích lệ tôi rất nhiều, tôi rất kiên nhẫn khi dạy bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang nên học sinh lớp tôi đạt tỉ lệ hoàn thành môn học toán 100%. Thiết nghĩ, nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này thường xuyên thì chắc chắn rằng chất lượng học toán của học sinh sẽ được nâng lên. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 21 III.1. Kết luận Giáo viên phải chú ý đúng mức việc giảng dạy các bài tập trong sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh theo đúng quy trình giải toán. Giáo viên cần hướng dẫn từng bước để giúp các em nắm vững yêu cầu đề bài. Một số em thực hiện giải chưa đúng bài toán là do chưa hiểu các mối liên quan của các yếu tố hình học đã cho trong bài, chưa chịu khó suy nghĩ để tìm ra cách giải và vận dụng công thức một cách chính xác. Đối với các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh vẽ hình, các bài toán liên quan tính diện tích thì hướng dẫn các em áp dụng công thức....Trong quá trình dạy học, giáo viên cần biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng tối đa các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em học tốt môn Toán và gây hứng thú trong học tập thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều lần. Tuy kiến thức môn toán ở Tiểu học đơn giản nhưng nội dung của nó vô cùng phong phú. Mỗi một vấn đề, một mạch kiến thức có một nét hay riêng, nếu đi sâu nghiên cứu chúng ta sẽ thấy thật hấp dẫn. Ngoài những dạng bài điển hình, các bài toán về diện tích có rất nhiều điều thú vị. Những bài toán này đòi hỏi người giải phải vận dụng kiến thức, kỹ năng giải toán nói chung và những hiểu biết thực tế để tìm ra lời giải. III.2. Kiến nghị Trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, giáo viên nên trao đổi thêm kinh nghiệm dạy toán, thảo luận để tìm thêm nhiều cách giải một bài toán hình. Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ bản thân bằng cách tự học, tham khảo thêm tài liệu ; cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy. Buôn Trấp, ngày 5 tháng 3 năm 2015 Người viết Trương Thị Thanh Tâm Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 22 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ......................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký tên, đóng dấu) Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phương pháp giảng dạy môn toán ở tiểu học. Tác giả : Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Toán 5 ; Sách giáo viên Toán 5. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Bồi dưỡng Toán cho học sinh lớp 5. Tác giả : Trần Diên Hiển. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_giai_toan_lien_quan_den_dien_tich_hinh_ta.pdf