Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tham vấn cho học sinh gặp khó khăn về tâm lý và có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học Phổ thông Tân Châu

Nội dung sáng kiến.

 3.1. Tiến trình thực hiện.

 - Tìm hiểu tâm lí học sinh và những vấn đề các em thường mắc lỗi trong học tập, trong giao tiếp với bạn bè dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường, bị xử lí kỉ luật do những việc làm của cá nhân gây nên với nhiều nguyên nhân : trầm cảm, stress tâm lý, bị cô lập, cha mẹ không quan tâm, điểm kém trong học tập, tình cảm tuổi mới lớn,.

 - Tìm hiểu nhu cầu của từng đối tượng học sinh, sở thích của học sinh khi tham gia học tập tại trường và những nguyên nhân dẫn đến những lỗi vi phạm không đáng có của học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh trong thời điểm hiện tại bắt nguồn từ các vấn đề trên điều mà không phải lúc nào lỗi cũng thuộc về các em.

 - Tìm hiểu những điều giáo viên cần ở học sinh trong học tập và tham gia phong trào, cách xử lí, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong học kỳ và cả năm học.

 - Đưa ra các biện pháp tư vấn, tham vấn nhằm thay đổi nhận thức của học sinh, của giáo viên,. Thực hiện một số biện pháp đã được tập huấn để giúp các em học sinh ổn định tâm lý và đạt kết quả cao trong học tập.

 - Thực nghiệm đề tài so sánh kết quả học tập và rèn luyện của học sinh qua các năm học. Rút ra hiệu quả đạt được sau khi thực nghiệm đề tài.

 3.2. Thời gian thực hiện : năm học 2017-2018 ; 2018-2019; 2019-2020

 3.3. Biện pháp tổ chức :

3.3.1. Thực hiện kế hoạch.

- Tập hợp những thông tin các ca tư vấn của năm học trước để tự đánh giá những ưu khuyết điểm, bài học kinh nghiệm từ công tác tư vấn cho học sinh để thực hiện kế hoạch tư vấn cho các năm học tiếp theo.

 - Thực hiện soạn kế hoạch tư vấn gửi BGH duyệt đầu mỗi năm học.

 

doc42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tham vấn cho học sinh gặp khó khăn về tâm lý và có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học Phổ thông Tân Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẹ. Cảm giác, tâm trạng chán nản của HS nảy sinh còn do những nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng không được đáp ứng, hoặc gặp những vấn đề trong đời sống tình cảm, HS sẽ buồn rầu, có cảm xúc tiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân. 
3.6.2. Mục đích hành vi tiêu cực của HS
 GVCN cũng cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của HS. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của HS. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. GVCN cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của HS để hiểu được tại sao HS lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả.
Mục đích hành vi tiêu cực của HS thường tồn tại dưới các dạng sau:
 a.Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của HS: “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, HS thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ HS nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đạt được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì HS sẽ làm bằng cách tiêu cực khác.
b.Thể hiện quyền lực: HS liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của HS. Hoặc là một số HS chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô.
c. Trả đũa: HS cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả”. HS làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó HS đã cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để tránh HS có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa GVCN cùng với các GV khác, cha mẹ HS cần rất thận trọng trong ứng xử với các em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này.
d. Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của HS vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này HS sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người HS, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp.
3.6.3. Những dạng suy nghĩ không hợp lí 
Suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến HS có hành vi không mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay những việc cần làm.
- Suy nghĩ trắng - đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc trắng hoặc đen.
- Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật, hiện tượng như một khuôn mẫu luôn như vậy.
- Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực.
- Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đáng kể.
- Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng.
- Phóng đại hoặc đánh giá thấp: Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng.
- Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc.
- Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: Phê phán bản thân hay người khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia.
- Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”.
- Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
3.7. Nội dung và biện pháp giáo dục HS có hành vi không mong đợi
3.7.1. Nội dung cần giáo dục HS có hành vi không mong đợi
Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để có thể giáo dục cho các em tự thấy cần phải thay đổi, GVCN cần giúp các em nhận thức được những nội dung cốt lõi sau: 
* Nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Để HS có những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, trong các tình huống trước hết cần giúp HS nhận thức đúng được bản thân, trong đó phải xác định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một kỹ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người.
* Nhận thức được những giá trị đối với bản thân
HS phải nhận thức được điều gì có ý nghĩa và quan trọng đối với mình? Những điều đó có phải thực sự là giá trị đích thực của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì HS mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân.
	 3.7.2. Biện pháp giáo dục về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực
Trên cơ sở làm cho HS nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tin vào cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và tích cực lên.
* Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ
GV kết hợp với tập thể lớp giúp HS dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm như vậy. 
Nếu không thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại?
Sau khi nhận thức được điều này và HS có nhu cầu thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì GVCN cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi hành vi, thói quen cũ. Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó GVCN và tập thể lớp cần luôn dõi theo sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lặp lại thói quen cũ.
 3.7.3. Biện pháp giáo dục suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động
Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực của HS, GVCN cần tạo cho HS thói quen suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả đáng tiếc khác.
	 3.7.4. Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực 
Thông thường đối với những HS có hành vi không mong đợi GVCN nói riêng và GV nói chung thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương cho HS về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành GD nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như GV sử dụng hình thức trừng phạt đối với HS có hành vi tiêu cực, một mặt GV cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Mô tả lại một ca tư vấn đã thực hiện với một học sinh có hành vi lệch chuẩn theo các yêu cầu sau đây:
	- Hồ sơ học sinh:
	+ Họ và tên : Nguyễn Thị Kim A, học sinh lớp 12B1 trường THPT Tân Châu – An 	Giang
	+ Tiểu sử học sinh : Học lực 10,11 : học sinh Khá, hạnh kiểm : Tốt
	+ Đặc điểm tâm lý : Ít giao tiếp với bạn khác giới, thích giao tiếp với bạn cùng giới. 
	+ Hoàn cảnh gia đình : khá, không lo lắng chi phí học tập nhiều. Sống thu mình. Ít sẽ 	chia tâm tư tình cảm với ai kể cả thầy cô chủ nhiệm và thầy cô 	bộ môn.
	- Hành vi lệch chuẩn ở học sinh:
+ Tên hành vi lệch chuẩn : Hội chứng hành hạ, gây thương tích cho bản thân.
+ Biểu hiện hành vi lệch chuẩn : Rạch đầu ngón tay cho đến khi chảy máu
+ Nguyên nhân dãn đến hành vi gây tổn thương cho bản thân : 
	Những yếu tố ngoại cảnh bất lợi : gia đình ít quan tâm chia sẽ, bị bạn cùng giới chia 	tay không tiếp tục quen. Không có người chia sẽ, giải tỏa sự kìm nén, căng thẳng.
	Ít giao tiếp với nhóm bạn cùng lớp, sống thu mình nên thường nghĩ đến những hành 	vi lệch chuẩn.
	Do thiếu kĩ năng sống ( không ứng phó được với một số vấn đề xã hội : tình bạn, 	tình yêu, kĩ năng ứng phó với xung đột, thiếu kĩ năng thương lượng ) nên không 	kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
	Thiếu sự quan tâm của bạn bè ( chỉ giao tiếp trong nhóm bạn thân ), thiếu sự chú ý 	quan tâm của gia đình ( do bản thân của học sinh là con nuôi )
	- Cách thực hiện tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn
	+ Chia sẽ, động viên : 
	Chia sẽ về những khó khăn học sinh gặp phải là điều thường gặp của học sinh THPT 	hiện nay 
	Động viên học sinh phải tìm cách vượt qua khó khăn suy nghĩ những điều tích cực 	cho tương lai.
	+ Giúp học sinh nhận ra hành vi của mình : 
	Nhận ra việc có thể ngộ nhận giữa tình yêu và tình bạn.
	Tự hủy hoại bản thân là điều không nên làm và không cần thiết trong lúc này.
	Việc giao tiếp các thành viên trong gia đình là điều cần thiết, việc gắn kết các thành 	viên trong gia đình chính là niềm vui lớn nhất của học sinh, giúp học sinh có nhiều 	động lực cho việc học tập.
	+ Hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc
	Tập trung cho việc học nhiều hơn việc dành tình cảm cho bạn cùng giới.
	Giao tiếp thân thiện với những người thân trong gia đình, bạn bè.
	Khi có những hành động thực hiện hành vi lệch chuẩn nên nghĩ tới hậu quả của nó, 	hướng tới những hành vi tích cực hơn. Nhận thức được thân thể của cha mẹ tạo ban 	thì không nên hủy hoại.
	+ Tạo môi trường thân thiện cho học sinh
	Sinh hoạt trao đổi thân thiên với GVCN, học sinh lớp về những trường hợp có hành 	vi lệch chuẩn, nhưng không nói rõ trực tiếp học sinh đang tham vấn.
	+ Tạo cơ hội cho học sinh cởi mở với người thân bạn bè về những vấn đề khó khăn 	của mình	
	Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào đoàn, trường.
	Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các diễn đàn tư vấn tâm lý do trường phối hợp 	tổ chức hoặc tự tổ chức.
	Tạo điều kiện cho học sinh tham gia sinh hoạt chuyên đề tư vấn học đường giờ 	SHDC đầu tuần để học sinh thay đổi hành vi.
	3.8. Một số hình thức tư vấn, tham vấn khác.
	3.8.1. Tư vấn qua kênh của GVBM, GVCN và BGH về những học sinh có 	khó khăn về tâm lý.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.
- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.
- Thầy cô làm công tác tư vấn sẽ thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp theo quy định, ghi nhận thông tin có được từ GVBM, GVCN và BGH về những học sinh có khó khăn về tâm lý để chủ động trong việc lập kế hoạch và giúp các em vượt qua khó khăn.
	3.8.2. Tư vấn các tiết SHDC đầu tuần và kết hợp với CLB Kĩ năng sống 	của đoàn trường .
Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường.
Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý.
Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu;
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường;
	IV. Hiệu quả đạt được.
	- Việc áp dụng đề tài : Vai trò của công tác tư vấn học đường cho học sinh trường trung học phổ thông Tân Châu bản thân nhận thấy được hiệu quả đối với giáo viên làm công tác tư vấn chủ nhiệm các khối lớp, đặc biệt là GVCN khối 12 và các em học sinh lớp cuối cấp. Đáp ứng đầy đủ hai mục tiêu quan trọng của công tác tư vấn : 
1. Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
2. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
	- Đối với GVCN :
Giảm được áp lực quản lý lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật từ công tác tư vấn. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất cao trong lớp học. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 Được sự đồng tình ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội vì đây là vấn đề cần thiết phải áp dụng cho các năm học tiếp theo.
	- Đối với học sinh :
Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp những khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống. Được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin. 
Tích cực chủ động hơn trong học tập, Tự tin trước mọi người, khả năng của trẻ được phát huy. 
Có thể thay đổi chính bản thân mình qua cách ứng xử với bạn, thầy cô và những người thân trong gia đình, cảm thấy hoà nhập với tập thể được sự quan tâm của giáo viên, tiếp thu bài tốt hơn vui vẻ đến lớp, gần gũi vơí bạn bè, thầy cô hơn.
Số liệu về xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm không có học sinh xếp loại yếu kém về học lực. Xếp loại hạnh kiểm loại tốt qua các năm đều đạt trên 90%.
	Bảng đối chiếu số liệu học lực, hạnh kiểm của học sinh các năm
	Kết quả xếp loại học lực
 Xếp loại
Cuối 17 – 18
Cuối 16 – 17
Ghi chú
Giỏi
39,60%
40,12%
Khá
52,40%
54,35%
Trung bình
8,00%
5,53%
Yếu
0,00%
0,00
Kém
0,00%
 0,00
 Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
Xếp loại
Cuối 17 – 18
Cuối 16 – 17
Ghi chú
Giỏi
98,04%
99,04%
Khá
1,32%
0,66%
Trung bình
0,28%
0,29%
4 HS
Yếu
0,00%
0,00
Bảng đối chiếu số liệu học lực, hạnh kiểm của học sinh HKI
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh
Xếp loại
Cuối HKI
18 – 19
Cuối HKI
17 – 18
Ghi chú
Tốt
97,49%
97,71%
Khá
2,44%
2,22%
Trung bình
0,14%
0,07%
Yếu
0,00%
0.00%
	Kết quả xếp loại học lực: 
Xếp loại
Cuối HKI
18 – 19
Cuối HKI
17 – 18
Ghi chú
Tốt
29,29%
32,94%
Khá
55,12%
57,35%
Trung bình
15,39%
9,43%
Yếu
0,20%
0,28%
Kém
0,00%
0.00%
Bảng đối chiếu số liệu học lực, hạnh kiểm của học sinh HKI
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh
Xếp loại
Cuối HKI
19 – 20
Cuối HKI
18 – 19
Ghi chú
Tốt
98,42%
97,49%
Khá
1,25%
2,44%
Trung bình
0,07%
0,14%
Yếu
0,26%
0,00%
	Kết quả xếp loại học lực: 
Xếp loại
Cuối HKI
19 – 20
Cuối HKI
18 – 19
Ghi chú
Tốt
31,86%
29,29%
Khá
56,22%
55,12%
Trung bình
11,72%
15,39%
Yếu
0,20%
0,20%
Kém
0,00%
0,00%
	V. Mức độ ảnh hưởng.
- So với biện pháp cũ đã thực hiện trước đây thì biện pháp mới này đã hình thành ở học sinh một cách cảm nhận khác về thầy cô, bạn bè và tập thể lớp học môi trường học tập giúp các em tích cực và chủ động trong học tập vì các em cảm nhận mình được tôn trọng sẽ chia tư vấn giúp đỡ những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn. Tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính mình. Giải quyết được vấn đề tâm lý, xã hội đang tồn tại. Nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện các quyết định đó. Tăng cường khả năng ứng phó với hoàn cảnh có vấn đề tại thời điểm đó cũng như trong tương lai.
- Các phương pháp và cách thức thực hiện như trên là một trong những phương pháp được áp dụng hầu khắp các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang, ở đơn vị trường THPT Tân Châu đã thực hiện giai đoạn trước năm học 2017-2018 với nhiều hình thức khác nhau, đã giúp hình thành cho học sinh niềm tin và tâm lý vững vàng, kĩ năng sống cần thiết cho quá trình học tập cấp THPT.
- SKKN là một đóng góp nhỏ của bản thân qua những gì đã được học tập và trãi nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch tư vấn đạt hiệu quả hơn trong việc đổi mới phương pháp quản lí học sinh trong các năm học tiếp theo.
- Bản thân đã và đang tiếp tục thực hiện công tác tư vấn đã và đang phát huy được hiệu quả áp dụng thực tế những kiến thức được tiếp thu qua các lớp tập huấn. Đối với công tác chủ nhiệm và công tác ngoài giờ của trường THPT Tân Châu SKKN này có thể đem ra bàn luận trong các phiên họp để có thể tham khảo ứng dụng cho các khối lớp phù hợp với từng đối tượng học sinh, và các giáo viên bộ môn và giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
	VI. Kết luận.
Theo các chuyên gia tâm lý học và nhà quản lý giáo dục, để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục cần chăm sóc đời sống sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên. Những vụ việc, hiện tượng liên quan đến học sinh, xảy ra ở môi trường học đường như: bạo lực học đường, bạo hành các đối tượng trong trường học, sự đảo lộn các mối quan hệ trong trường học, hay học sinh chán học, nghiện trò chơi điện tử, có hành vi chống đối, bạo lực hay phạm tội, hiện tượng trầm cảm, thậm chí tự tử... khiến xã hội lo lắng. Dù biểu hiện đa dạng nhưng thực trạng nêu trên là những rối nhiễu tâm lý ở lứa tuổi học sinh, có nguồn gốc liên quan đến các lĩnh vực tư vấn học đường cần can thiệp.
Mọi cố gắng thay đổi của học chỉ có hiệu quả nếu được thực hiện theo hướng tiếp cận công tác tư vấn học đường vì các em chưa đủ lớn để có thể tự giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Do đó bản thân tôi luôn cố gắng tạo ra không khí thân thiện trong nhà trường nhằm tạo ra một môi trường cảm thông, chia sẻ, hợp tác trong các hoạt động giáo dục. Một môi trường học thân thiện là môi trường hoà nhập bình đẳng, hoan nghênh và chào đón tôn trọng tất cả trẻ em không có sự phân biệt về giới tính, do hoàn cảnh xuất thân hay địa vị xã hội của cha mẹ. Tất cả học sinh dù học giỏi, khá hay trung bình đều được đối xử công bằng với sự tông trọng. Môi trường học tập thân thiện còn là môi trường học tập an toàn, không bạo lực về thể chất cũng như về tinh thần, giúp mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, sự giúp đỡ và đồng cảm. Từ đó sẽ giúp các em giải áp tự trong học tập không gặp quá nhiều khó khăn trong học tập giao tiếp bạn bè và những khó khăn trong quan hệ gia đình thì GVTV cần phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình được giao.
Trong việc tư vấn cho học sinh bản thân trong từng thời điểm cũng gặp nhiều khó khăn do tác động tư vấn chủ yếu vẫn là công tác kiêm nhiệm nên bản thân sẽ không ngừng học hỏi, tự bổ sung kiến thức để hoàn bản thân và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng tôi tin rằng với phương pháp trên cùng với sự giúp đỡ của giáo viên trong tổ, BGH nhà trường bản thân sẽ có nhiều cách thức hay, nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống để hoàn thành tốt việc dạy chữ, dạy người giúp các em học sinh tích cực hơn trong cuộc sống và trong học tập như Nhà giáo nhân dân Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã viết: 
“Tư vân Tâm lý giáo dục ở nước ta có sứ mệnh vẻ vang là động viên mọi người và toàn xã hội, tạo nên một vốn xã hội vốn người tốt, cùng nhau đoàn kết, bảo đảm an ninh xã hội, ổn định xã hội, góp phần tiếp tục đổi mới đất nước, tạo dựng nên một đất nước độc lập, góp phần tiếp tục đổi mới đất nước, tạo dựng nên một đất nước độc lập, phồn vinh, mọi người được hưởng các quyền của con người, của mọi công dân” 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 	 Người viết sáng kiến
 Võ Thanh Nhựt

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_tham_van_cho_hoc_sinh_gap_kho.doc
Sáng Kiến Liên Quan