Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tham gia dự thi cuộc thi: Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng

1.1.1. Cơ sở lý luận

Thực hiện các công Công văn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về việc triển khai Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc.

Thực hiện các công Công văn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Nông về việc triển khai Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đăk Nông.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo qua các năm.

Các văn bản tuyên truyền của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Nông, Tỉnh Đoàn Đăk Nông cũng như các văn bản của UBND huyện Đắk Mil và của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đắk Mil về Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đăk Nông.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

- Kết quả đạt được của cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng” ở cấp tỉnh và cấp quốc gia qua năm năm học từ 2014 - 2015 đến năm học 2019 - 2020 và cuộc thi “ Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học” ở cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học 2016 – 2017 và 2018 – 2019 do Bộ Giáo dục tổ chức.

- Sự quan tâm của cán bộ quản lý cấp phòng cũng như cấp trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ vào các đề tài mà các em tham gia.

- Số các đơn vị có đề tài tham gia dự thi cấp tỉnh và sự quan tâm đầu tư của các nhà khoa học, của các tổ chức vào việc thực hiện đề tài của học sinh.

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tham gia dự thi cuộc thi: Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khảo. Đây là một công việc tưởng chừng như dễ dàng đối với học sinh. Tuy nhiên khi đi sâu vào việc tìm ý tưởng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh Tiều học và Trung học cơ sở với trình độ kiến thức chưa đầy đủ. 
Theo cá nhân tôi, ý tưởng của học sinh là vô cùng nhiều nhưng các em không có cơ hội hay thời gian để nói ý tưởng đó cho giáo viên – cho nhà trường vì thời gian chủ yếu khi các em đến trường là để học tạp văn hóa. Vì vậy nhà trường cũng như giáo viên nên có nhiều biện pháp để cho các em có cơ hội để trình bày những ý tưởng của mình.
Cách tôi cũng như các giáo viên trong trường thường áp dụng đó là cho các em làm bài kiểm tra trắc nghiệm với câu hỏi: “Em hãy trình bày một ý tưởng hoặc dự định của mình mà em ấp ủ sau khi học các kiến thức ở sách vở cũng như những vấn đề thực tế trong cuộc sống mà em càn giải quyết?”
Sau đó tiếp tục cho các em có ý tưởng thêm sẽ nộp vảo buổi học sau. Và thực tế cá nhân tôi đã nhận được rất nhiều ý tưởng từ học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ vô nghĩa đến rất thực tế. Và đã lựa chọn được nhiều ý tưởng của học sinh để hướng dẫn.
Tuy nhiên giáo viên cũng có thể hướng cho học sinh về nhà tự tìm tòi ý tưởng từ các vấn đề thực tế trong cuộc sống cần giải quyết hoặc nếu có đam mê với cuộc thi những bế tắc trong việc tìm ý tưởng thì có thể lên internet để tìm ý tưởng. Một số link có thể tìm ý tưởng là:
Kênh sáng tạo trên youtube: https://www.youtube.com/results?search_query=k%C3%AAnh+s%C3%A1ng+t%E1%BA%A1o
Trang web về ý tưởng sáng tạo của trường THPT Phan Chu Trinh – Phú Yên: https://www.facebook.com/CNDTphanchutrinh.phuyen/
Kênh chế tác trên youtube: https://www.youtube.com/user/hoangnam68
Kênh Phong DIY trên youtube: https://www.facebook.com/phongdiy/
Kênh tái chế đồ trên youtube: https://www.youtube.com/watch?v=r7QsQ4KF7Yo
Tuy nhiên không khuyến khích việc sao chép hoàn toàn ý tưởng trên internet mà từ những ý tưởng đó, để sáng tạo ra sản phẩm mới phù hợp hơn, tốt hơn hoặc giá thành rẻ hơn.
Sau bốn năm hướng dẫn học sinh, được tiếp cận nhiều ý tưởng của học sinh thì chung quy lại có một số dạng ý tưởng không phù hợp như sau:
Một là: ý tưởng của học sinh không thực tế, không tuân theo các quy luật của tự nhiên.
Ví dụ như những ý tưởng về chế tạo một động cơ tự chạy mà không cần bất cứ năng lượng nào cung cấp, hoặc là làm đường hầm xuyên qua lòng trái đất hay biến một số kim loại như sắt, thiếc thành vàng....
Hai là: ý tưởng quá táo bạo, quá sức nghiên cứu của học sinh.
Ví dụ như ý tưởng làm thiết bị thu năng lượng từ các tia sét để biến thành điện năng, làm ra một chiếc bút mà khi nói vào bút thì bút sẽ tự động viết ra giấy hay một chiếc máy có thể dịch được mọi ngôn ngữ trên thế giới
Bai là: ý tưởng quá tốn kém về thời gian và tiền của để thực hiện.
Ví dụ như ý tưởng làm một chiếc xe ô tô có thể chở được 4 người và chạy bằng năng lượng mặt trời, ý tưởng chế tạo máy bay không người lái tự động đưa hàng hóa từ người bán đến nhà người mua. 
Bốn là: ý tưởng quá đơn giản, không phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ như: làm nhà bằng tăm tre, làm diều giấy hay làm xe đồ chơi
Năm là: ý tưởng cấm hoặc không phù hợp.
Ví dụ như làm một chiếc máy có thể nhìn trộm tài liệu, một căn hầm bí mật để trồng cần sa hay làm ra bom mìn để đánh cá
Sáu là: ý tưởng của người khác hoặc tham khảo rồi lấy nguyên ý tưởng trên mạng.
Cho nên công việc quan trọng của ban tổ chức và người hướng dẫn là hình thành cho học sinh có được đề tài với ý tưởng phù hợp, thiết thực và có khả năng thực hiện. Tuy nhiên điều nhiều người dễ mắc phải nhất đó là không được tỏ thái độ khinh thường hay gạt phăng ngay những ý tưởng không khả thi như tôi đã nêu ra ở trên mà chúng ta nên giải thích cụ thể cho học sinh, và có thể định hướng cho học sinh đi sang một đề tài, một đề tài khác tương tự nhưng khả thi hơn rồi thực hiện đề tài. Để từ đó học sinh có cách nhìn về việc chọn ý tưởng.
Ví dụ trong cuộc thi năm 2014. Học sinh Trần Hồ Thảo Nhi nêu ra ý tưởng tạo ra một cái máy không cần năng lượng mà có thể làm quay động cơ để bơm nước lên cao. Thì bản thân tôi đã giải thích cho em là thầy hiểu sơ qua về ý tưởng của em là muốn không tốn tiền điện hay xăng dầu như các máy bơm thông thường ở xung quanh em, đáng tiếc là máy mà em nghĩ ra nó không đúng với định luật bảo toàn năng lượng nên không có loại máy nào như vậy hết. Tuy nhiên ý tưởng của em thì em có thể sử dụng các dạng năng lượng “miễn phí” khác xung quanh em như năng lượng gió, năng lượng mặt trời hay năng lượng từ chính dòng nước chảy để làm quay động cơ. Và sau đó em ấy đã quyết định tìm tòi và đưa ra ý tưởng thực hiện đề tài: Đưa nước lên cao bằng sức nước. Sử dụng chính thế năng của dòng nước để tạo ra động năng đưa nước lên cao. Đề tài của em đạt kết quả là giải nhì, và được dự thi cấp quốc gia.
	Hoặc là năm 2015. Nhóm học sinh có ý tưởng làm máy sấy hạt cà phê, sử dụng nhiệt từ chính vỏ cà phê để đốt tạo ra nhiệt làm khô quả cà phê. Với ý tưởng làm ra lò với công suất nhỏ để phục vụ việc học về chương nhiệt học ở vật lý 8. Tuy nhien sản phẩm của các em có nhược điểm là đi ngược với tiêu chí các sản phẩm phải thân thiện với môi trường. Cho nên tôi đã hướng các em nên sử dụng năng lượng mặt trời thay cho năng lượng hóa thạch để làm lò sấy. Kết quả sản phẩm được giải khuyến khích cấp tỉnh và cũng được dự thi cấp quốc gia.
Nói tóm lại một đề tài cần có những yếu tố sau để phù hợp với cuộc thi:
Đề tài phải có tính mới, tính sáng tạo, tính thực tiễn và tính thời sự.
Đề tài phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Đề tài phải có hàm lượng khoa học tương đối trở lên.
Đề tài có kinh phí dự trù thực hiện không quá cao.
Đề tài phải nằm trong khả năng người hướng dẫn có thể hướng dẫn.
Đề tài có thời gian thực hiện không quá dài.
Đề tài có liên quan đến yếu tố bảo vệ môi trường và được làm từ vật liệu, nguyên liệu sẵn có
Thực tế cả nhân: Để tạo cho học sinh hứng thú với cuộc thi và hướng cho học sinh tìm tòi ra những ý tưởng hay, tôi đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Tổ chức cuộc thi/thuyết minh "Ý tưởng sáng tạo" cho học sinh trong trường thông qua trang mạng xã hội facebook: THCS Lê Hồng Phong DakMil (https://www.facebook.com/lehongphongdaksak/?fref=nf)
- Mở chuyên mục và diễn đàn về sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng trên trang web của nhà trường ( trên các mạng xã hội để cho các em thảo luận: kênh khoa học: (có hơn 1000 thành viên thường xuyên thảo luận) (https://www.facebook.com/K%C3%AAnh-Khoa-H%E1%BB%8Dc-836989519722922/) Sáng tạo KHKT Đắk Mil với mục đích khích lệ tinh thần nghiên cứu sáng tạo của các em học sinh trên huyện Đắk Mil (https://www.facebook.com/S%C3%A1ng-t%E1%BA%A1o-KHKT-%C4%90%E1%BA%AFk-Mil-149920382045528/) hoặc tham gia diễn đàn về sáng tạo trên internet.
Lựa chọn giáo viên hướng dẫn
Việc lựa chọn giáo viên hướng dẫn phù hợp với đề tài mình hướng dẫn có ý nghĩa rất lớn đến kết quả của cuộc thi. Sau khi hội đồng nhà trường đã thống nhất xong việc lựa chọn những ý tưởng để tiến hành làm ra sản phẩm dự thi thì công việc tiếp theo nên là lựa chọn giáo viên đứng ra hướng dẫn. Tiêu chí để lựa chọn giáo viên hướng dẫn theo tôi là cần những điều kiện sau:
Nhất thiết phải có ý tưởng của học sinh rồi mới chọn giáo viên hướng dẫn chứ không làm ngược lại là chọn một vài giáo viên rồi yêu cầu tìm học sinh có ý tưởng để hướng dẫn.
Giáo viên thích, đam mê với ý tưởng của học sinh.
Giáo viên có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực học sinh có ý tưởng.
Giáo viên có hiểu biết với ý tưởng mà học sinh đưa ra.
Giáo viên chỉ nên hướng dẫn một hoặc hai đề tài.
Thực tế tôi nhận thấy ở một số trường trên địa bàn huyện Đăk Mil thì rất nhiều trường chọn giáo viên hướng dẫn là Tổng phụ trách Đội – là giáo viên chuyên môn văn hoặc chuyên môn đoàn đội, hoặc một số trường giao hẳn công việc này cho những giáo viên giảng dạy đang thiếu tiết nhưng không có kinh nghiệm Nên sẽ rất khó khăn trong việc hướng dẫn cho học sinh
Về bản thân: tôi là một giáo viên dạy Vật lý nên 3 năm vừa rồi tôi chủ yếu chỉ hướng dẫn các đề tài của các em học sinh liên thiên về kỹ thuật, có hàm lượng khoa học và lý thuyết vật lý cao.
Lập kế hoạch thực hiện chi tiết
Một đề tài khi đã có kế hoạch thực hiện thì sẽ rất thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong quá trình hướng dẫn và đi đến hoàn thiện đề tài. Kế hoạch càng chi tiết thì càng thuận tiện trong quá trình thực hiện, đặc biệt là đối với nhũng đề tài có thời gian thực hiện lâu, kinh phí cao và số lượng học sinh tham gia trong một đề tài nhiều.
Lập thời gian biểu của giáo viên hướng dẫn và học sinh. Song song với việc làm sản phẩm thì học sinh còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa đó là đi học, còn giáo viên là đi dạy. Nên phải lập thời gian biểu cụ thể của giáo viên và học sinh để có thời gian trống trùng nhau để cùng nhau hoàn thành sản phẩm.
Phân công nhiệm vụ từng thành viên (nếu đề tài có nhiều học sinh cùng làm). Công việc này giúp cho từng học sinh tự giác hoàn thành từng khối lượng công việc để hoàn thành nên một sản phẩm, đồng thời trong trường hợp các thành viên trong nhóm không trùng thời gian trống thì vẫn có thể hoàn thành được sản phẩm.
Thời gian chi tiết thực hiện đề tài. Nên chia ra từng giai đoạn cụ thể từ khi lên ý tưởng, chuẩn bị vật liệu, lựa chọn vật liệu, thời gian kết thúc.
Dự trù kinh phí: sẽ giúp học sinh và giáo viên hướng dẫn chủ động trong việc xin các nguồn kinh phí. Hạn chế trường hợp sản phẩm gần hoàn thiện thì phải bỏ giữa chừng vì hết kinh phí.
Kế hoạch cải tiến, phát triển sản phẩm nếu còn dư thời gian.
Lập sổ tay thực hiện đề tài. Công việc này giúp kiểm soát quy trình làm ra sản phẩm, và dễ dàng kiểm tra lại các bước để khắc phục nếu sản phẩm không đạt kết quả như mong đợi.
Quá trình lựa chọn vật liệu làm sản phẩm.
Nên chọn những vật liệu sẵn có tại địa phương, vật liệu thân thiện với môi trường và ưu tiên sử dụng những vật liệu có thẻ tái chế lại được. Đây là một phần trong tiêu chí chấm điểm của cuộc thi..
Thực tế tại trường: Với mô hình máy sấy năng lượng mặt trời (thi năm 2016) thì nhóm học sinh đã tận dụng những ống lon bia làm tấm thu nhiệt năng lượng mặt trời, hộp đựng là những tấm gỗ vụn đã bỏ đi Với sản phẩm bút thử điện tích âm dương thì các linh kiện điện tử được lấy từ một chiếc tivi hỏng, hộp đựng thì dùng hộp của một chiếc nhiệt kế.
Quy trình làm ra sản phẩm.
Các sản phẩm dự thi yêu cầu phải có mô hình, nếu không sẻ không được dự thi. Mặt khác sản phẩm dự thi chiếm đến 3 trên 10 điểm, nên quy trình làm ra sản phẩm đảm bảo thì chất lượng của sản phẩm dự thi sẽ tốt hơn.
Các bước để thực hiện làm ra sản phẩm nên có:
Phác thảo sản phẩm ra giấy. Có thể làm mô hình trước nếu sản phẩm yêu cầu cao.
Lựa chọn vật liệu làm sản phẩm phù hợp cho từng chi tiết.
Hỏi ý kiến những người có chuyên môn phù hợp để lường trước những vướng mắc khi làm ra sản phẩm.
Dự kiến những công việc học sinh không thể thực hiện được (nếu cần) để nhờ người khác làm giúp.
Vận hành thử sản phầm. Tốt nhất vận nhành nhiều lần trong nhiều điều kiện để đề phòng những rủi ro không đáng có.
Đánh giả rủi ro trong thời gian từ nộp đến chấm sản phẩm. Điều này khá quan trọng, vì một số sản phẩm có sử dụng năng lượng là pin hay có yếu tố cây xanh hoặc sử dụng các hóa chất thì nếu để trong thời gian dài không được bảo dưỡng thì sản phẩm có thể hư hỏng dẫn đến không hoạt động được.
Trang trí cho sản phẩm về hình thức. Bắt buộc phải có thông tin tác giả và người hướng dẫn trên sản phẩm, tuy nhiên nhiều sản phẩm sau khi hoàn thành thì không ghi những thông tin này nên dẫn đến điểm đánh giá thấp.
Thuyết trình nội dung sản phẩm
Trong hồ sơ dự thi phải có bản thuyết trình sản phẩm theo mẫu đính kèm của cuộc thi.
Bản thuyết trình nên đảm bảo những nội dung sau:
Nêu ra đầy đủ các vật liệu làm ra sản phẩm.
Nêu được tính thực tiễn, tính thời sự của sản phẩm làm ra. Nêu được tính hữu ích và hiệu quả kinh tế nếu áp dụng sản phẩm vào thực tiễn.
Nêu bật được tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm. Tiêu chí này được đánh giá rất cao (tối đa 4 điểm). Không nên viết lan man dài dòng mà nên viết theo từng ý chính. 
Nêu được khả năng áp dụng của sản phẩm.
Nêu rõ ràng nguyên lý hoạt động (nếu có) của sản phẩm. Nên ghi từng quy trình, từng bước trong nguyên lý hoạt động. Mô tả bằng hình ảnh nếu cần để ban giám khảo dễ dàng đánh giá. 
Tìm nguồn kinh phí thực hiện:
Kinh phí ở đây là gồm kinh phí để làm sản phẩm và kinh phí đi lại, kinh phí đưa sản phẩm đi dự thi.
Đây thực sự là một khó khăn mà trước đây tôi cũng rất trăn trở, và đây cũng là khó khăn mà rất nhiều đơn vị dự thi đang gặp phải, đặc biệt là các trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Vì trong công văn triển khai cuộc thi đã nêu rõ: Kinh phí sử dụng từ nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và nguồn vận động tài trợ khác. Tuy nhiên ở hai cấp học nói trên thì kinh phí sử dụng từ nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục là rất ít, không đủ để thực hiện, còn vận động nguồn tài trợ khác thì trong nhà trường chỉ có mỗi hội phụ huynh nên cũng rất khó khăn.
Trước đây học sinh thường xin kinh phí từ hội phụ huynh và bỏ tiền túi ra, nhưng thực sự là không đủ. Cho nên khi đề tài, đề tài gần hoàn thành thì nhiều em rất lại có ý bỏ cuộc vì hết kinh phí thì bản thân tôi lại thường chi thêm tiền của mình để hỗ trợ các em. Nhưng tài chính của tôi cũng hạn hẹp nên không thể hỗ trợ được hết các đề tài của các em.
Tuy nhiên sau khi tham gia nhiều diễn đàn và kinh nghiệm thực tế tôi đã đi đến một số giải pháp sau để huy động kinh phí:
Xin từ quỹ khuyến học của hội phụ huynh trường, hội khuyến học xã Đắk Săk.
Xin từ quỹ sáng tạo và khát vọng Việt do Tập đoàn Trung Nguyên cùng với  Trung ương Đoàn kết hợp tổ chức
Liên hệ xin từ các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức trên địa bàn với hình thức sản phẩm liên quan đến ý tưởng, thương hiệu, hoặc loại hình kinh doanh sản phẩm đó. Để làm được công việc này thì nhà trường hoặc giáo viên hướng dẫn nên chủ động trao đổi với các tổ chức trên, chứ không nên để học sinh đi xin.
Một số tổ chức đã và sẽ tiếp tục ủng hộ việc hỗ trợ kinh phí thí cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Sở Giáo dục và Đào tạo của Trường THCS Lê Hồng Phong như sau:
+ Đoàn xã Đăk Săk: hỗ trợ kinh phí đi lại khi học sinh đi thi, đi nhận giải.
+ Doanh nghiệp cơ khí Ngọc Quang, thôn Xuân Lộc 1, Đắk Sắk, Đắk Mil hỗ trợ công và vật liệu cho các sản phẩm liên quan đến cơ khí.
+ Doanh nghiệp thương mại Kiểm Tịnh, Tổ dân phố 4, thị trấn Đắk Mil. Hỗ trợ 1 triệu đồng cho những sản phẩm có kinh phí dự trù lớn hơn 7 triệu đồng (mỗi năm tối đa 1 sản phẩm).
+ Đại lý Honda ủy nhiệm Huyện Đắk Mil (HEAD Dương Gia Hòa) hỗ trợ kỹ thuật cho những sản phẩm liên quan đến xe máy, và hỗ trợ từ 500.000 đ cho những sản phẩm liên quan đến bảo vệ an toàn xe máy, hỗ trợ từ 1 triệu đồng cho những sản phẩm liên quan đến tiết kiệm nhiên liệu xe máy và sẽ hỗ trợ một phần chi phí đăng ký bản quyền nếu sản phẩm đạt từ giải nhì cấp tỉnh trở lên.
Kết quả đạt được
Kết quả của cá nhân hướng dẫn
NĂM HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN
KẾT QUẢ CẤP TỈNH
KẾT QUẢ CẤP QUỐC GIA
2014 – 2015
Đưa nước lên cao bằng sức nước
Đạt
Giải nhì
Dự thi (không có giải)
2015 – 2016
Máy sấy năng lượng mặt trời
Đạt
Giải khuyến khích
Dự thi (không có giải)
Tái sử dụng nước thải
Đạt
Dự thi (không có giải)
2016 – 2017
Bút thử điện tích âm - dương
Đạt
Giải nhì
Dự thi (không có giải)
2017 – 2018
Bếp nước nóng 3T
Đạt
Giải ba
2018 – 2019
Thiết bị dò cực từ của vật nhiễm từ
Đạt
Giải nhì
Dự thi (chưa có kết quả)
Các giáo viên được giúp đỡ và kết quả trong năm học 2017 - 2018
STT
TÊN TRƯỜNG
TÊN GVHD
TÊN ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ CẤP TỈNH
KẾT QUẢ CẤP QUỐC GIA
1
THCS Lê Đình Chinh
Đặng Quang Huy
Chuông báo tự động sử dụng wifi
Dự thi (không có giải)
THCS Nguyễn Tất Thành
Trương Thị Điểm
Máy sấy nông sản bằng năng lượng điện
Dự thi (không có giải)
2
THCS Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Xuân Hải
Nhà Rông Tây Nguyên sử dụng năng lượng sạch
Giải Khuyến khích
3
THCS Nguyễn Chí Thanh
Bùi Quốc Huân
Máy cuộn nông sản
Giải ba
4
TH Nguyễn Thị Minh Khai
Đỗ Thị Lục
Đèn đa chức năng
Giải ba
5
TH Nguyễn Thị Minh Khai
Đỗ Thị Lục
Thiết bị cảnh báo sai tư thế ngồi học
Giải nhì
Dự thi (không có giải)
Các giáo viên được giúp đỡ và kết quả trong năm học 2018 - 2019
STT
TÊN TRƯỜNG
TÊN GVHD
TÊN ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ CẤP TỈNH
KẾT QUẢ CẤP QUỐC GIA
1
THCS Lê Đình Chinh
Trần Văn Viên
Chế tạo máy phát điện bằng tuabin gió
Dự thi (không có giải)
TH Hà Huy Tập
Phạm Hùng Cường
Cặp cứu sinh
Giải Khuyến khích
2
THCS Nguyễn Huệ
Trần Viết Phong
Thiết bị tự động chuyển béc tưới trong nông nghiệp
Giải nhì
Dự thi (chưa công bố kết quả)
3
THCS Phan Chu Trinh
Võ Thị Trúc Mân
Cảm biến đo chất lượng nguồn nước
Giải ba
4
THCS Chu Văn An
Trịnh Giáo
Bút điện đa năng 3 trong 1
Dự thi (không có giải)
5
TH Nguyễn Đức Cảnh
Nguyễn Trần Nam Thư
Dụng cụ bao bọc các loại quả
Dự thi (không có giải)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Ý nghĩa của sáng kiến
Giúp giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh có những định hình hợp lý 
các việc phải làm. Từ đó tư vấn cho học sinh thực hiện sản phẩm đạt kết quả cao nhất. Giúp một chút công sức cùng ban lãnh đạo nhà trường tổ chức cuộc thi dành cho học sinh có hiệu quả. 
Bài học kinh nghiệm 
Để hoạt động tổ chức Hội thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học đạt kết quả tốt cần có một số yếu tố sau đây: 
Ban Giám hiệu các trường phải quan tâm tạo mọi điều kiện cho học sinh 
trong học tập và nghiên cứu, phải chỉ đạo các tổ chuyên môn cử giáo viên có năng lực hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu các đề tài.
Cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên cụ thể hướng dẫ đề tài của học sinh. Nêu cao vai trò hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích. Từ đó tìm ra được các học sinh có cùng niêm đam mê, phát huy tối đa sự sáng tạo của các em. 
Giáo viên hướng dẫn phải tâm huyết, nhiệt tình, sáng tạo và ham học hỏi. 
Phải tập huấn sớm cho học sinh về phương pháp tiến hành thực hiện sản phẩm, để các em có định hướng và phương pháp thực hiện ngay từ đầu khi thực hiện sản phẩm.
Hãy đặt niềm tin ở khả năng của học sinh, xác định rằng tổ chức Hội thi để đạt được mục đích về rèn luyện của giáo viên và học sinh.
 Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: xem hình ảnh Hội thi, lồng ghép triển khai hội nghị chuyên môn, sử dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền về đề tài dự thi.
 Phải biết huy động và kêu gọi các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh trợ  cho học sinh về vật chất và động viên các em tạo điều kiện tốt nhất để các em thực  hiện ý tưởng của mình. 
Chia kế hoạch thành các giai đoạn nhỏ để thực hiện và tham gia cuộc thi, điều này giúp cho người tham gia thấy đơn giản và không bị băn khoăn vướng mắc trong qua trình thực hiện, đây là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của cuôc thi. 
Để các đề tài đi đến thành công, thì cần phải có ý tưởng độc đáo, kết luận vững chắc, phương pháp khoa học, bài thuyết trình rõ ràng và tổ chức tốt, hiểu rõ nền tảng thông tin và có thể giải thích kết quả một cách chắc chắn.
Kiến nghị 
Từ năm học sau tôi xin đề nghị, mỗi nhà Trường nên chỉ đạo, khuyến khích mọi giáo viên trong nội dung báo cáo cần có một phần báo cáo của cá nhân về hiệu quả trong hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài thuộc bộ môn mình giảng dạy.
Ủy ban nhân dân huyện Đắk Mil nên phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đắk Mil tổ chức cuộc thi cấp huyện, nhằm khích lệ các tác giả trong cuộc thi. Đồng thời để lựa chọn ra nhiều sản phảm chát lượng hơn nửa để dự thi cấp tỉnh có kết quả cao hơn.
Đây là một cuộc thi cần thiết giúp giáo viên và học sinh dễ dàng đổi mới phương pháp dạy và học từ đó biến các kiến thức sách vở thành các sản phẩm thực tế. Nên cần bồi dưỡng thường xuyên công tác hướng dẫn cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn các em làm đề tài một cách chuyên nghiệp. 
Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp. 
Xin trân trọng cám ơn!
TÁC GIẢ:
 NGUYỄN DUY MẠNH

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tham_gia_du_thi_cuo.docx
Sáng Kiến Liên Quan