Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4+5 kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết văn miêu tả
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn miêu tả.
Để làm được và làm tốt một bài văn miêu tả, học sinh phải có những hiểu biết về văn miêu tả.Thông qua các giờ dạy về kiểu bài văn miêu tả, giáo viên cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về những đặc điểm chính của miêu tả. Cụ thể là:
- Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Người tả phải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc sắc và diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị, và những cảm giác vui, buồn, ngạc nhiên, thích thú, khi nhìn cảnh, vật.
- Quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn, bài văn để miêu tả cảnh vật, người, đồ vật, cây cối, con vật cho sát thực và sinh động.
- Trình tự miêu tả cảnh, người, đồ vật, cây cối, con vật .
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh, người, đồ vật, cây cối, con vật. So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở các lớp dưới (nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4&5 đã được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài). Do đó, để dạy tốt kiểu bài miêu tả, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (tả cảnh, tả người, hay tả đồ vật, tả cây cối hay tả con vật).
2- Giúp học sinh hiểu thế nào là dàn ý chi tiết một bài văn:
Khi tổ chức cho HS thực hiện lập dàn ý chi tiết một bài văn, thông qua việc phân tích các ngữ liệu, các bài văn cụ thể trong sách giáo khoa, GV cần giúp cho HS hiểu thế nào là dàn ý chi tiết để HS không nhầm lẫn giữa việc tìm ý với dàn ý chi tiết hoặc dàn ý chi tiết với viết thành văn. Dàn ý chi tiết là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết. Đó là những ý mà dựa trên kết quả quan sát, các em sẽ lựa chọn để miêu tả đối tượng Ta có thể ví dàn bài của một bài văn giống như một cái sườn nhà. Có dựng được sườn rồi mới thì mới có thể lợp mái, đóng vách, ráp cửa, tô quét, .Lập dàn ý chi tiết là công việc lựa chọn và sắp xếp những ý cơ bản dự định sẽ triển khai vào bố cục 3 phần của bài văn. Vì vậy, việc lập dàn ý chi tiết khi miêu tả là một việc làm rất quan trọng. Nó giúp cho HS khi miêu tả cảnh vật sẽ có trọng tâm, không xa đề, lạc đề, tránh thừa ý, thiếu ý, lặp ý, tránh lan man dài dòng . Từ dàn ý chi tiết, học sinh sẽ dễ dàng phát triển thành các ý miêu tả đối tượng. Tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo riêng của mỗi học sinh, các ý sẽ được phát triển mới mẻ, sinh động, hấp dẫn ở các mức độ khác nhau. Để giúp học sinh phân biệt được ý trong dàn bài chi tiết với việc phát triển ý thành câu văn miêu tả hoàn chỉnh, sinh động, giáo viên cần lấy ví dụ minh họa cụ thể cho học sinh hiểu.
Ví dụ: - Ý: Mái tóc bạc trắng được vấn gọn trên đầu.
Phát triển thành lời văn: Mái tóc của bà em bạc trắng như cước. Bà luôn vấn gọn mái tóc ấy trong một vành khăn nhung đen ở trên đầu.
Ý: Thân cây xù xì, có những cái bướu.
Phát triển thành lời văn: Thân cây xù xì, nứt nẻ, thỉnh thoảng lại có một cái bướu to nổi lên. Đó chính là vết sẹo của những cành cây bị gió bão làm gãy để lại.
rang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh. Cụ thể cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được đoạn văn hoặc bài văn miêu tả theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. Ở lớp 4&5, thể loại văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong phân môn Tập làm văn. Căn cứ vào đối tượng miêu tả, thể loại văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau như: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật (ở lớp 4) và tả cảnh, tả người (ở lớp 5). Tất cả các đối tượng miêu tả đều khá gần gũi thân quen với cuộc sống của các em hằng ngày nhưng không phải em học sinh nào cũng có vận dụng kiến thức và kĩ năng đã được học để có thể tả lại được các đối tượng đó bằng ngôn ngữ của mình một cách chính xác, dễ hiểu, sinh động theo một trình tự nhất định. Một trong những kĩ năng giúp cho các em có thể thực hiện viết một bài văn miêu tả ít nhất là đạt được mức độ hoàn thành theo yêu cầu chuẩn kiến thức và kĩ năng là kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn- một trong những kĩ năng quan trọng khi rèn luyện kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp của tập làm văn. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh lại chưa thực hiện được kĩ năng này. Khi thực hiện lập dàn ý cho một bài văn miêu tả, các em học sinh thường mắc phải những vấn đề sau: - Chưa biết cách quan sát, tìm ý để lập dàn ý chi tiết nên thường thụ động làm theo ý của thầy cô hoặc của bạn. - Lẫn lộn giữa ý và câu văn hoàn chỉnh. Vì vậy, với thời gian cho phép, các em không thể hoàn thành được yêu cầu lập dàn ý cho một đề văn miêu tả. - Nếu bài tập có yêu cầu dựa vào dàn ý chi tiết để nói thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh thì các em thường rất lúng túng. Nhiều em phát triển và trình bày các ý rời rạc, nghèo nàn, chưa có hoặc có ít hình ảnh, cảm xúc, chưa có sắc thái riêng. Việc lập dàn ý chi tiết sẽ góp phần quyết định tới kết quả bài văn của các em rất nhiều. Dựa trên kết quả quan sát và tìm ý, nếu các em biết lập dàn ý, các em sẽ tả đúng được đối tượng theo một trình tự hợp lí. Dựa vào các ý đã tìm được, tìu theo khả năng của bản thân, các em sẽ phát triển và diễn đạt các ý đó theo cách riêng của mình. Về phía giáo viên, do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết còn mang tính chiếu lệ, chưa thật sự lôi cuốn, hấp dẫn các em. Một số giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng về thuyết trình mà chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập. Khi dạy học sinh thực hiện các bài tập lập dàn ý cho một bài văn miêu tả, giáo viên đều cảm thấy rất khó khăn, không biết làm thế nào để khắc phục được những tồn tại mà học sinh mắc phải. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, áp lực cả với thầy và trò mà hiệu quả lại chưa đạt được như mong muốn. Từ những lí do trên, Tổ Chuyên môn 4&5 đã thảo luận và thống nhất tổ chức chuyên đề "Hướng dẫn học sinh lớp 4-5 kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết bài văn miêu tả". II- CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn miêu tả. Để làm được và làm tốt một bài văn miêu tả, học sinh phải có những hiểu biết về văn miêu tả.Thông qua các giờ dạy về kiểu bài văn miêu tả, giáo viên cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về những đặc điểm chính của miêu tả. Cụ thể là: - Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Người tả phải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc sắc và diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị,và những cảm giác vui, buồn, ngạc nhiên, thích thú,khi nhìn cảnh, vật. - Quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn, bài văn để miêu tả cảnh vật, người, đồ vật, cây cối, con vật cho sát thực và sinh động. - Trình tự miêu tả cảnh, người, đồ vật, cây cối, con vật . - Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh, người, đồ vật, cây cối, con vật. So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở các lớp dưới (nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4&5 đã được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài). Do đó, để dạy tốt kiểu bài miêu tả, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (tả cảnh, tả người, hay tả đồ vật, tả cây cối hay tả con vật). 2- Giúp học sinh hiểu thế nào là dàn ý chi tiết một bài văn: Khi tổ chức cho HS thực hiện lập dàn ý chi tiết một bài văn, thông qua việc phân tích các ngữ liệu, các bài văn cụ thể trong sách giáo khoa, GV cần giúp cho HS hiểu thế nào là dàn ý chi tiết để HS không nhầm lẫn giữa việc tìm ý với dàn ý chi tiết hoặc dàn ý chi tiết với viết thành văn. Dàn ý chi tiết là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết. Đó là những ý mà dựa trên kết quả quan sát, các em sẽ lựa chọn để miêu tả đối tượng Ta có thể ví dàn bài của một bài văn giống như một cái sườn nhà. Có dựng được sườn rồi mới thì mới có thể lợp mái, đóng vách, ráp cửa, tô quét,.Lập dàn ý chi tiết là công việc lựa chọn và sắp xếp những ý cơ bản dự định sẽ triển khai vào bố cục 3 phần của bài văn. Vì vậy, việc lập dàn ý chi tiết khi miêu tả là một việc làm rất quan trọng. Nó giúp cho HS khi miêu tả cảnh vật sẽ có trọng tâm, không xa đề, lạc đề, tránh thừa ý, thiếu ý, lặp ý, tránh lan man dài dòng. Từ dàn ý chi tiết, học sinh sẽ dễ dàng phát triển thành các ý miêu tả đối tượng. Tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo riêng của mỗi học sinh, các ý sẽ được phát triển mới mẻ, sinh động, hấp dẫn ở các mức độ khác nhau. Để giúp học sinh phân biệt được ý trong dàn bài chi tiết với việc phát triển ý thành câu văn miêu tả hoàn chỉnh, sinh động, giáo viên cần lấy ví dụ minh họa cụ thể cho học sinh hiểu. Ví dụ: - Ý: Mái tóc bạc trắng được vấn gọn trên đầu. Phát triển thành lời văn: Mái tóc của bà em bạc trắng như cước. Bà luôn vấn gọn mái tóc ấy trong một vành khăn nhung đen ở trên đầu. Ý: Thân cây xù xì, có những cái bướu. Phát triển thành lời văn: Thân cây xù xì, nứt nẻ, thỉnh thoảng lại có một cái bướu to nổi lên. Đó chính là vết sẹo của những cành cây bị gió bão làm gãy để lại. 3- Hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng lập dàn ý chi tiết bài văn miêu tả. Trong các tiết dạy- học tập làm văn miêu tả, giáo viên cần tập trung vào việc rèn cho học sinh những kĩ năng sản sinh ngôn bản. Cụ thể là: 3.1. Kĩ năng quan sát, tìm ý trước khi lập dàn ý một bài văn miêu tả Khi hướng dẫn HS lập dàn ý cho một bài văn miêu tả, GV cần hướng dẫn HS: - Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp chính xác, tỉ mỉ đối tượng sẽ tả để tìm ra những chi tiết mới mẻ, tiêu biểu, đặc sắc không thể lẫn với đối tượng cùng loại khác. Sự tiếp xúc hàng ngày chỉ cho các em những nhận biết hời hợt, chung chung, chưa toàn diện. Có quan sát kĩ, nhiều mặt, nhiều lượt, bằng nhiều giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm) thì các em mới có những hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát còn cho ta những cảm xúc chân thật, mới mẻ để đưa vào bài viết, tránh bộc lộ cảm xúc tẻ nhạt, mờ nhạt, gượng ép. - Biết quan sát theo một trình tự hợp lí. Chọn trình tự nào để quan sát là tuy thuộc vào cảnh vật miêu tả. Các trình tự quan sát có thể tiến hành là: Trình tự không gian (Quan sát từ ngoài vào trong, từ bao quát đến các bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến bộ phận thứ yếu; quan sát từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới hoặc ngược lại); trình tự thời gian (Quan sát sự thay đổi của đối tượng theo mùa trong năm, theo thời gian trong ngày...); trình tự tâm lí (Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân thì quan sát trước, các bộ phận khác thì quan sát sau). \ - Biết kết hợp liên tưởng, so sánh khi quan sát. - Biết lựa chọn khi quan sát. - Biết ghi nhận kết quả quan sát bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được. - Cân nhắc để chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là thích hợp hơn cả. Thông thường, ta trình bày theo thứ tự không gian (từ bao quát toàn thể đến các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới,). Ta cũng có thể trình bày theo thứ tự thời gian (điều gì thấy trước, diễn ra trước thì tả trước); hoặc theo thứ tự tâm lí (nét gì mình chú ý nhiều nhất hoặc cho là quan trọng nhất thì tả trước). 3.2. Hình thành các bước lập dàn ý cho từng kiểu bài miêu tả. * Tả đồ vật: Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả: Đồ vật em định tả là cái gì? Đồ vật đó của ai? Do đâu mà có? Nó xuất hiện trong thời gian nào? Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả: - Quan sát kĩ: hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật và chất liệu tạo nên nó. - Ghi nhớ những nét bao quát và những nét cụ thể của đồ vật (cấu tạo bên ngoài, bên trong, từng bộ phận.). Sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp lí cho dễ miêu tả. - Công dụng của đồ vật ấy đối với người sử dụng. Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. *Tả cây cối: Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả: Cây định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Có từ bao giờ? Bước 2: Quan sát: Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét về: - Tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp của cây (rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả,). - Màu sắc, hương thơm (tập trung nhất ở hoa, quả). - Tác dụng của cây đó đối với môi trường xung quanh và cuộc sống con người. Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. * Tả loài vật : Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả. Con vật em định tả là con gì? Của ai? Nuôi đã được bao lâu? Bước 2: Quan sát con vật: - Quan sát con vật trong môi trường sống của nó. Chú ý tới ngoại hình với những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, màu sắc, đường nét, - Quan sát tính nết, thói quen, hoạt động thường thấy của con vật. Chú ý những chi tiết thể hiện rõ nhất đặc tính chung của giống loài và những nét mang tính cá thể, riêng biệt của con vật. - Nhận xét về mối quan hệ giữa con vật với môi trường xung quanh và đời sống con người. Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. * Tả cảnh: Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả: Xác định xem đối tượng miêu tả là cảnh gì? Ở đâu? Cảnh đó có từ bao giờ? Phạm vi không gian và thời gian của cảnh được miêu tả và nội dung chủ yếu cần làm toát lên từ cảnh đó. Lưu ý: Trong các cảnh được miêu tả, có khi bao gồm cả người và vật, nhưng cảnh vẫn là chính. Phần tả người và vật làm cho cảnh trở nên sinh động, tự nhiên. Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả. Chọn vị trí quan sát thuận tiện nhất để nắm bắt được những chi tiết, đặc điểm cơ bản quan trọng của cảnh. Người quan sát có thể là người trong cuộc (người trực tiếp tham gia) hoặc là người trực tiếp chứng kiến. Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và kết hợp các giác quan khác. Lưu ý đến các yếu tố: màu sắc, hình ảnh, âm thanh có hoà hợp với nhau không? Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. * Tả người: Bước 1: Xác định rõ người sẽ tả là ai, có quan hệ với em như thế nào hoặc em nhìn thấy người đó ở đâu, đang làm công việc gì Bước 2: Quan sát kĩ người sẽ tả để tìm ra những nét riêng biệt của người đó. Mỗi lứa tuổi, con người có những đặc điểm về hình dáng và tính tình khác nhau (người già thì tóc bạc, da nhăn; người trẻ thì mái tóc mượt mà, làn da căng tràn sức sống,). Mỗi người một hoàn cảnh sống, một trình độ văn hoá khác nhau. Tất cả những thứ ấy đều có ảnh hưởng đến sinh hoạt toàn diện của họ. - Lựa chọn những từ ngữ thích hợp (nhất là các động từ, tính từ) để vừa nêu được những nét riêng biệt, nổi bật nhất của người được tả, vừa bộc lộ được thái độ, tình cảm của mình đối với người đó. Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. 3.3. Kĩ năng lựa chọn và sắp xếp ý thành dàn bài chi tiết: Dù đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì, để làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp 4&5 thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Khi đã có đầy đủ những chi tiết, những điều cần nói về đối tượng, giáo viên sẽ dạy học sinh lựa chọn ý và sắp xếp ý thành một dàn bài chi tiết cho bài văn của mình nghĩa là phải dạy học sinh viết ra được hình dạng, màu sắc, động thái của người hay cảnh vật cụ thể một cách sinh động, câu chữ phải chứa đựng tình cảm chân thực. Giáo viên gợi ý hướng dẫn các em sắp xếp các ý một cách hợp lí theo ba phần dàn bài chung của bài văn miêu tả. Dàn bài chung này sẽ được GV ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau này. Cụ thể là: Dàn bài chung của bài văn tả đồ vật: * Mở bài: - Tên đồ vật được tả. - Đồ vật ấy của ai? Nó được mua hay được làm, trong thời gian nào? *Thân bài: - Tả khái quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu và cấu tạo của đồ vật đó. - Tả cụ thể từng bộ phận của đồ vật (theo trình tự từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong). - Tác dụng của đồ vật, cách bảo quản, giữ gìn đồ vật... *Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với đồ vật được miêu tả. Dàn bài chung của bài văn tả cây cối: *Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả (tên gọi, nơi trồng, thời gian trồng,). *Thân bài: Tả cây (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể). - Tầm vóc, hình dáng (lớn hay nhỏ, cao hay thấp, thanh mảnh hay sum sê,). - Rễ, thân, cành, lá, có đặc điểm gì? - Hoa, trái có đặc điểm gì? (về màu sắc, hương thơm, mùi vị,). Thường ra vào mùa nào trong năm? - Cây gắn bó với môi trường sống và con người như thế nào? *Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây đó (yêu thích, nâng niu, chăm sóc,). Dàn bài chung của bài văn tả loài vật: * Mở bài: Giới thiệu con vật (tên gọi). Con vật này của ai? Nuôi từ bao giờ? *Thân bài: Tả con vật (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể). - Tả ngoại hình: Hình dáng, tầm vóc, màu sắc , đường nét cùng các bộ phận đầu, tai, mũi, miệng, chân, đuôi, Chú ý: Tùy từng con vật mà hình dáng bề ngoài được nhấn mạnh vào những chi tiết tiêu biểu nhất. Không nhất thiết phải tả tỉ mỉ từng bộ phận. - Tả tính nết, thói quen và hoạt động của con vật: Chọn ra những điểm tiêu biểu nhất thể hiện được đặc tính chung của giống loài (mèo khác chó, bò khác lợn, gà khác vịt,) và đặc tính (tính nết) riêng của con vật trong ăn uống, hoạt động, - Tác dụng của con vật đối với đời sống con người. *Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với con vật được tả. Dàn bài chung của bài văn tả cảnh: *Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả (ngôi nhà, trường học, dòng sông,). - Cảnh đó ở đâu? Em tả nó vào thời điểm nào? Em có tham gia chứng kiến cảnh đó? *Thân bài: - Tả những nét chung nổi bật của toàn cảnh: Những nét bao quát khi thoạt nhìn cảnh; quang cảnh chung, cảm tưởng chung về cảnh. - Tả từng bộ phận của cảnh ( theo trình tự hợp lí từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới,). + Chọn tả những nét tiêu biểu nhất, xác định trung tâm của cảnh cần miêu tả là gì? + Chú ý tả đường nét, màu sắc của cảnh vật. Sự liên quan giữa cảnh vật ấy với cảnh vật xung quanh nó. + Tả người, vật gắn với cảnh (nếu có). - Tình cảm, thái độ của người tả. *Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết trước cảnh được tả. Dàn bài chung của bài văn tả người: *Mở bài: Giới thiệu người sẽ tả: Em được gặp người ấy ở đâu/ Trong thời gian nào? Cảm xúc ban đầu của em về người đó như thế nào? *Thân bài: - Tả hình dáng: + Tả bao quát về tuổi tác (già hay trẻ), tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công nhân,). + Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, chân tay,) - Tả tính tình, hoạt động: + Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt,). Giọng nói ra sao? (nhẹ nhàng hay sang sảng), cử chỉ, điệu bộ,Cách cư xử với người khác (ân cần, chu đáo,), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính nết của người được tả. Cách ăn mặc (giản dị, gọn gàng, thanh lịch, luộm thuộm,) + Hoạt động: Tả các việc làm cụ thể: người ấy đang làm gì? Cách làm như thế nào? Chú ý: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đôi nét về hình dáng. *Kết bài: Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh hưởng của người đó đối với bản thân) Khi hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết, GV có thể hướng dẫn các em cần đi theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy nháp trắng để nhập toàn bộ nội dung của dàn ý trên cùng một mặt giấy để tiện theo dõi (không nên ghi dàn ý vào 2 mặt của tờ giấy vì như thế sẽ khó quan sát được toàn bộ các ý chính cần có của bài văn). Bước 2: Ghi sẵn 3 phần lớn của bài văn: 1.MB / 2.TB / 3.KB (Viết phần 1 xong để cách một khoảng hợp lí (phần MB, KB khoảng 2-3 dòng, phần TB khoảng 9-10 dòng). Các khoảng trắng để nhập các ý cần phải có ở mỗi phần vào. Bước 3: Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điểm dàn bài chung của thể loại, dựa vào ý chính đã quan sát được để lập một dàn bài chi tiết miêu tả đối tượng theo yêu cầu của đề bài, chuẩn bị cho bài viết. Tuỳ theo thể loại và ý chính của đề, hướng dẫn các em xác định những ý có liên quan đến đề bài. Tìm những ý chính (sẽ nói rõ ở phần chính) và những ý phụ (sẽ nói sơ qua ở phần phụ). Viết nhanh ra giấy nháp những ý đã tìm hoặc đã suy nghĩ được trong đầu óc. Trong dàn bài, GV cần hướng dẫn HS sắp xếp các ý cho có thứ tự, điều gì đáng nói trước, điều gì nên để sau. Tránh những ý nhắc đi nhắc lại. Phần MB có những ý gì? TB có mấy đoạn? đoạn nào trọng tâm?(Trong những ý lớn có những ý nhỏ nào?). Phần KB nên có những ý gì? Ghi nhanh xong dàn bài, đọc lại để sửa hoặc thêm những ý cần thiết, bỏ những ý thừa. 4. Lựa chọn thời lượng dạy học sinh lập dàn ý chi tiết linh hoạt: Theo chương trình sách giáo khoa hiện nay, việc hướng dẫn học sinh thực hiện kĩ nănglập dàn ý chi tiết không được dạy riêng thành một tiết học cụ thể mà thường được thực hiện lồng ghép với các kĩ năng khác trong tập làm văn. Vì vậy, trước hết, GV tuyệt đối không được xem nhẹ những bài tập có yêu cầu xác định dàn ý hoặc lập dàn ý. Ngoài ra, GV cũng cần tăng cường luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh trong các tiết tăng buổi chiều. Một điều quan trọng, quyết định đến sự thành công của việc lập dàn ý chi tiết là sự chuẩn bị của học sinh. Vì vậy, trước tiết học, GV cần hướng dẫn HS chuẩn bị kĩ lưỡng thì khi thực hiện lập dàn ý các em mới không lúng túng, mới tự tin để làm bài. III- KẾT LUẬN Tóm lại, để hướng dẫn học sinh lớp 4-5 lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đòi hỏi GV phải nắm chắc nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy các kiểu bài miêu tả, hết sức linh hoạt trong quá trình thiết kế bài cũng như tổ chức các hoạt động dạy và học, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để giúp học sinh nắm chắc các kiểu bài miêu tả và dàn bài chung của kiểu bài miêu tả đó, luôn tuân thủ quy trình lập dàn ý chi tiết cho một bài văn. Trên cơ sở đó, giáo viên hình thành cho học sinh có thói quen lập dàn ý chi tiết khi thực hiện làm một bài văn miêu tả. Dựa vào dàn ý chi tiết, học sinh sẽ phát triển các ý để viết được một bài văn miêu tả đúng yêu cầu của đề bài. Hưng Đạo, ngày 26 tháng 10 năm 2019 Người thực hiện Phạm Thị Nga
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_45_ki_nang_quan.doc