Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc lớp 4

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cấp thiết trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn, thơ.

Để được phong phú thêm về tâm hồn của Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Trong thực tế việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt, đọc diễn cảm tốt giúp cho việc dung cảm bài văn , bài thơ thêm sâu sắc. Bởi vậy việc dạy học cho học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc ở lớp 4 là hết sức cần thiết.

Nhưng thực tế hiện nay, nhược điểm chung của phương pháp dạy tập đọc ở tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng vẫn còn nặng nề về học vẹt, giáo viên còn áp đặt cảm thụ hộ mà còn coi nhẹ việc phát triển tư duy cho học sinh chưa dẫn dắt từng bước để học sinh thâm nhập và tự khám phá cái hay của bài văn. Khâu thực hành còn yếu, nhất là luyện đọc mà ở lớp 4 trọng tâm là luyện đọc diễn cảm. Mà bậc tiểu học là nền móng là gốc rễ để các em học tốt hơn trong các cấp học tiếp theo, tuy nhiên đối với học sinh lớp 4A nói riêng và học sinh trường tiểu học Tiền Châu B nói chung thì việc cảm thụ còn nhiều hạn chế.

 

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9894 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cấp thiết trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn, thơ.
Để được phong phú thêm về tâm hồn của Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Trong thực tế việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt, đọc diễn cảm tốt giúp cho việc dung cảm bài văn , bài thơ thêm sâu sắc. Bởi vậy việc dạy học cho học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc ở lớp 4 là hết sức cần thiết.
Nhưng thực tế hiện nay, nhược điểm chung của phương pháp dạy tập đọc ở tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng vẫn còn nặng nề về học vẹt, giáo viên còn áp đặt cảm thụ hộ mà còn coi nhẹ việc phát triển tư duy cho học sinh chưa dẫn dắt từng bước để học sinh thâm nhập và tự khám phá cái hay của bài văn. Khâu thực hành còn yếu, nhất là luyện đọc mà ở lớp 4 trọng tâm là luyện đọc diễn cảm. Mà bậc tiểu học là nền móng là gốc rễ để các em học tốt hơn trong các cấp học tiếp theo, tuy nhiên đối với học sinh lớp 4A nói riêng và học sinh trường tiểu học Tiền Châu B nói chung thì việc cảm thụ còn nhiều hạn chế.
 Xuất phát từ thực tế như vậy tôi xét thấy ngay từ bước đầu chúng ta cần phải hình thành cho các em kiến thức để cảm thụ được văn học ngay từ bậc tiểu học để nâng dần lên cấp học trên. 
Chính từ động lực này mà đã thúc đẩy tôi đi vào nghiên cứu đề tài "Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc lớp 4" mà tôi muốn được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy và học trong ngành giáo dục.
II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG - MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.	
Kế hoạch và việc nghiên cứu của tôi là tập trung vào các em học sinh lớp 4A do tôi làm chủ nhiệm.
2. Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi hình thành được những kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc. Để hình thành cho các em nhiều yêu thích, say mê học Tiếng Việt các em không còn cảm thấy gặp khó khăn trong giờ học tập đọc cũng như các giờ học khác thuộc phân môn Tiếng Việt. Từ đó các em có thể tự mình có thể làm thơ, làm văn, câu chuyện theo xúc cảm của mình.
PHẦN II: NỘI DUNG.
A. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI.
Căn cứ vào đặc điểm của môn Tiếng Việt bậc tiểu học với mục tiêu của chương trình này là tập trung chủ yếu vào việc hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, nhằm tạo cho các em có một công cụ để giao tiếp và học tập một cách có hiệu quả các môn học khác.
Trong nhà trường và trong cộng đồng với mục tiêu trên thì môn Tiếng Việt là môn học công cụ, một môn học mang tính nhân văn, góp phần hình thành nhân cách của con người, đồng thời nó cũng mang tính thiết dụng của môn học với người học giúp cho học sinh có nhiều cơ hội vận dụng những gì đã học vào thực tế của cuộc sống. Trọng tâm nội dung của môn học là kỹ năng đọc, nói, viết, nghe Tiếng Việt. Những nội dung đọc hiểu, viết rành mạch là điểm cốt yếu của phân môn này.
Dạy học sinh cảm thụ văn học nhằm đạt được mục đích chính là: Học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ, là một cách trò chuyện với tác giả. Thực chất vấn đề dạy cảm thụ văn học ở Nhà trường là vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh bằng văn học. Làm cho học sinh hiểu và rung cảm với tác phẩm tức là quá trình hoạt động tâm lý phức tạp, sáng tạo mang tính chất cá thể của từng người.
Thực trạng của việc cảm thụ văn học của học sinh hiện nay có rất nhiều hạn chế các em mới chỉ dừng lại đọc thành tiếng, đọc đúng từ, chưa đọc được diễn cảm của bài văn, bài thơ. Mà theo tôi xét thấy nguyên nhân này là do giáo viên chúng ta chưa thực sự đi sâu vào việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học, mà chỉ dừng lại ở góc độ là rèn đọc cho học sinh.
Từ cơ sở trên đưa ra sáng kiến cho thực trạng hiện nay về hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học qua phân môn tập đọc lớp 4 là hết sức quan trọng, thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
II. ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU.
Quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài này tôi đã chọn lớp 4A do tôi trực tiếp giảng dạy.
Với đặc điểm tình hình lớp như sau.
Tổng số học sinh 18 em - Nữ 9 em.
Chủ yếu là con em làm nghề nông. Qua điều tra cho thấy lớp 4A có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi.
- Các em học cùng tuổi, cùng xóm.
- Các em ngoan ngoãn biết nghe lời cô.
- Các em thích học Tiếng Việt.
* Khó khăn:
- Chưa được sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
- Lớp học còn nhiều thiếu thốn.
- Một số em đọc còn yếu, sách bồi dưỡng còn thiếu nhiều.
Ngay từ khi nhận lớp tôi đã làm công tác điều tra. Việc làm này là hết sức cần thiết với bất kỳ lớp học nào. Có điều tra cơ bản giáo viên mới có cơ sở để đánh giá chung phân tích từng yếu tố cụ thể để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng em, để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Kết quả điều tra đầu năm như sau:
- Học sinh giỏi 1 em = 5,5%.
- Học sinh khá 4 em = 22%.
- Học sinh TB 13 em = 72,5%.
Từ kết quả điều tra tôi đã tiến hành lập kế hoạch nghiên cứu và chọn ra cho mình sáng kiến về việc "Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học phân môn tập đọc lớp 4".
III. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong thực tế dạy học sinh cảm thụ văn học không phải là một phân môn cụ thể mà nó là một mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với tất cả các tiết dạy thuộc phân môn Tiếng Việt.
Vì vậy dạy học sinh cảm thụ văn học chính là dạy Tiếng Việt. Bởi vậy mà khi dạy giáo viên cần phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, và hình thức dạy giáo viên cần phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, và hình thức dạy học khác.
VD: Phương pháp cho học sinh đóng vai, thảo luận, tham gia các trò chơi thực hành giao tiếp, đặt và giải quyết vấn đề....
Tổ chức chọn nhóm cá nhân....
Để tiến hành hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học được tốt phân môn tập đọc ở lớp 4 thì giáo viên cần phải làm tốt các bước sau đây:
1. Coi trọng việc rèn đọc:
Đọc là một trong 4 kỹ năng thuộc phân môn Tiếng Việt, kỹ năng đọc được rèn luyện trong tiết tập đọc khi cần lưu ý làm tốt 2 kỹ năng là kỹ năng đọc thành tiếng và kỹ năng đọc hiểu, trong việc rèn đọc cần luôn luôn phải gắn với yêu cầu cảm thụ văn học một số biện pháp để thực hiện mối quan hệ đó là:
a. Đọc mẫu của giáo viên.
Không hạn chế việc đọc mẫu của giáo viên chỉ là 2-3 lần mà trong quá trình dạy có thể là đọc diễn cảm lại một câu, hay một đoạn để diễn tả sắc thái tình cảm của nội dung thông tin. khi luyện đọc cá nhân giáo viên có thể dừng lại để đọc diễn cảm một đoạn văn để hướng dẫn diễn cảm cho học sinh.
a. Đọc thầm của học sinh:
Để tránh hình thức, để hạn chế cách đọc lướt qua nhanh cho hết bài mà không quan tâm đến nội dung, sớm giơ tay phát biểu kết quả với cô giáo do tâm lý hiếu động, tôi đã tiến hành hai lần đọc thầm, lần thứ hai có định hướng tìm hiểu nội dung. 
Để học sinh phấn khởi chú ý vào các yếu tố cần thiết của bài học, những định hướng này nhằm chú ý kích thích nhu cầu cần tìm hiểu bài văn, bài thơ chuẩn bị cho các em trả lời các câu hỏi về nội dung bài, các hình thức định hướng có thể là.
* Nêu câu hỏi nhỏ về khía cạnh nội dung.
VD: Khi dạy bài thơ "Mẹ". Tôi đã định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung bài bằng cách nêu câu hỏi. Bài thơ nói về ai? Nỗi nhớ trong bài thơ là của ai? Tại sao anh thương binh lại phải nằm lại ở nhà mẹ?
* Nêu câu hỏi để tìm từ ngữ cần giải thích.
VD: Vẫn trong tiết dạy bài thơ "Mẹ" sau câu hỏi tìm nhân vật trong bài thơ tôi nêu câu hỏi để học sinh tìm từ cần giải thích.
Trong bài thơ có những từ nói nên sự chăm sóc cẩn thận chu đáo của mẹ đối với anh thương binh. Học sinh cần tìm từ "Ân cần" giáo viên giảng từ đó sau phần đọc thầm là cho học sinh đọc.
c. Cho học sinh đọc.
Sau mỗi giờ học của phân môn tôi đều cho học sinh đọc, có thể là thi đọc diễn cảm một câu hoặc một đoạn văn, đoạn thơ mà em thích nhất, thi đọc được tổ chức dưới hình thức khác nhau có thể là thi đua giữa những cá nhân. Sau mỗi cuộc thi đều có tuyên dương và khuyến khích các em.
2. Bên cạnh việc đọc còn cải tiến câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu bài.
Khi tiến hành bài dạy tôi thường phân loại câu hỏi sau:
Loại 1: Phát hiện những hình ảnh trực cảm..
Loại 2: Định hướng ý để phát hiện hình thức diễn đạt.
Loại 3: Câu hỏi suy luận.
Loại 4: Câu hỏi vận dụng ngôn ngữ.
VD: Khi dạy bài thơ "Mẹ" tôi đã lần lượt nêu câu hỏi như sau:
- Nhớ về mẹ, anh thương binh đã nhớ tới những gì?
- Mẹ chăm sóc anh thương binh có phải là mẹ đẻ của anh không? Tại sao anh lại gọi người nuôi anh khi bị thương là mẹ?
Tìm từ trái nghĩa với từ "Ân cần". Sau đó là nêu đại ý bài.
Trong thực tế giảng dạy tôi còn bổ xung thêm các câu hỏi nhỏ để giúp đỡ học sinh để tìm hiểu được câu trả lời và gây thêm hứng thú học tập, ngoài ra giúp các em cảm nhận trực tiếp các hình ảnh cụ thể trong bài từ đó dẫn dắt sang quá trình hồi tưởng, so sánh, đánh giá, để nhận thức ý nghĩa, nội dung bài học.
Trong quá trình luyện đọc cá nhân để khỏi phân tán chiều hướng cảm xúc đang được hình thành ở bước tìm hiểu nội dung tôi tiếp tục nêu các câu hỏi nhỏ để vận dụng ngôn ngữ từng được sử dụng.
VD: Khi đọc cho học sinh luyện đọc bài "Mẹ" tôi nêu cao câu hỏi là yêu cầu các em tìm các từ chỉ hành động việc làm của mẹ khi chăm sóc anh thương binh, ngoài ra tôi còn nêu thêm các câu hỏi về đọc diễn cảm để tiếp tục khơi sâu nguồn cảm xúc khi rèn đọc cho học sinh, đó là phát hiện đọc diễn cảm của cô giáo: Cô ngừng, nghỉ ở chỗ nào? Từ nào? Tại sau câu ấy, từ ấy cô giáo lại phải thay đổi giọng đọc.
VD: Khi đọc mẫu lần 2 trong tiết dạy tập đọc thuộc lòng bài "Mẹ" tôi đã nêu câu hỏi.
Toàn bài chúng ta cần đọc giọng như thế nào? Tại sao khi đọc hai câu thơ.
"Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng tiếng chân đi rất nhẹ"
Cô giáo lại phải hạ thấp giọng. Tìm những đoạn phải thay đổi giọng trong bài.
3. Sau tìm hiểu bài tôi cho học sinh phát huy khả năng khái quát hoá.
Việc làm này là rất cần thiết đối với cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 đó là sau khi đọc xong bài văn, bài thơ cho học sinh đặt tên cho bài thơ, bài văn vừa học. Việc làm này chỉ làm được khi học sinh lĩnh hội được những nội dung bài học và cũng là dịp để thể hiện chủ thể trong cảm thụ, hoặc có thể dựa vào ý bài thơ, bài văn, em hãy kể lại một câu chuyện theo chủ đề.
VD: Khi dạy xong bài tập đọc thuộc lòng "Mẹ" tôi đã nêu câu hỏi. Em hãy nêu những cảm nghĩ của mình khi đọc bài thơ "Mẹ" của Bằng Việt, học sinh của tôi đã làm như sau:
"Bài thơ là dòng hồi tưởng của anh bộ đội về những ngày bị thương được một bà mẹ chiến sỹ chăm sóc, anh như đang sống trong kỷ niệm đã qua: Một căn nhà yên lắng, lòng mẹ lặng lẽ ân cần....Lời thơ nhẹ nhàng, trìu mến thể hiện tình cảm biết ơn sâu sắc của anh bộ đội với người mẹ chiến sỹ, anh đang nghe như tiếng gió lùa qua mái lá, anh nằm trong nhà được mẹ chăm sóc, thương yêu, những kỷ niệm ùa vào kỷ niệm lòng anh tạo thành nỗi nhớ thương da diết".
"Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
trái chín rụng suốt mùa thu lộp bộp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt
 	Nhãn đầu mùa chim đến bói lao xao"
Tình cảm của mẹ thể hiện trong những bước đi "rất nhẹ". Sợ là anh tỉnh giấc. Tình cảm ấy còn được thể hiện trong việc chăm sóc từng miếng ăn cho anh khi nhạt miệng đói lòng..... Tình thương của mẹ đã sưởi ấm cho anh, che chở cho anh tình thương ấy xuất phát từ tình quân dân sâu đậm mà nó đã trở thành tình cảm của người mẹ thương con.. Khiến cho anh khi trở lại chiến trường mà không thể nào quyên những ngày bên mẹ, nỗi nhớ ấy đã giúp anh xiết chặt thêm cây súng để bảo vệ quê hương.
Song song với việc tìm hiểu nội dung bài văn, bài thơ để học sinh cảm thụ được tốt tôi còn hướng dẫn học sinh nhận biết cách sử dụng nghệ thuật trong bài văn, bài thơ của tác giả. Ngoài việc dạy theo yêu cầu của sách giáo khoa tôi còn kết hợp vốn từ mở rộng cho học sinh, bằng cách yêu cầu học sinh tìm các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ, bài văn đó.
VD: Khi dạy học sinh đọc bài "Con chuồn chuồn nước" 
Sau phần tìm hiểu nội dung tôi hỏi học sinh.
Tác giả miêu tả con chuồn chuồn nước rất sinh động vậy tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Tìm các câu văn để tìm biện pháp so sánh?
Và tôi cho học sinh luyện tập cách sử dụng nghệ thuật như: Nhân hoá, so sánh...... 
Cũng tương tự như vậy tôi đã hướng dẫn học sinh biết dùng nghệ thuật nhân hoá, biện pháp tu từ, sử dụng điệp từ, xác định nhân vật trong truyện, biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? Tìm những hình ảnh đối lập trong bài. Từ đó học sinh hiểu được từ những biện pháp sử dụng nghệ thuật làm cho bài văn hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
4. Kết quả:
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy thì kết quả học sinh lớp tôi có thay đổi như sau:
Kết quả
Khảo sát lần 1
Khảo sát lần 2
Khảo sát lần 3
Cảm thụ tốt
1 em = 5,5%
2 em = 11%
5 em = 27,6%
Cảm thụ khá
2 em = 11%
4 em = 22%
7 em = 39,8 %
Không biết cảm thụ
15 em = 83%
12 em = 67%
6 em = 33,1%
Trong quá trình nghiên cứu đã giúp tôi tìm ra cho mình giải pháp như sau:
5. Giải pháp mới:
Trong việc trao đổi và phát triển ngôn ngữ nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tôi có những giải pháp sau:
Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh rạn, hứng thú trong việc diễn đạt, ý nghĩ cá nhân bằng cách cho điểm, nhận xét tuyên dương kịp thời khi học sinh đã trả lời câu hỏi hoặc phát triển, tìm hiểu bài, nhận xét bạn.
Qua quá trình áp dụng giảng dạy tôi thấy đã đem lại một hiệu quả đáng kể. Học sinh không những cảm thụ văn học được tốt đều tất cả các môn. Đặc biệt là trong giao tiếp các em mạnh rạn hơn, và trong giờ học không còn hiện tượng giáo viên nêu câu hỏi lại, giáo viên trả lời. Bây giờ học sinh có thể tự đọc và tự tìm hiểu bài, cách đọc diễn cảm, tự tìm thấy cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên.
B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY.
1. Quá trình áp dụng của bản thân.
Việc dạy cảm thụ văn học là yêu cầu đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của giáo viên. Bởi vậy giáo viên cần tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát, sự phối hợp nhịp nhàng trong giảng dạy, tôi đã tiến hành như sau:
- Tập trung hơn việc rèn kỹ câu, đoạn của bài đọc.
- Đầu năm tôi tiến hành củng cố tiếng khó, luyện đọc giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ cho học sinh.
- Rèn cách đọc hay truyền cảm, đọc đúng theo nhịp thơ hoặc ý nội dung bài. 
- Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách cho điểm nhận xét, tuyên dương.
- Trong giờ dạy thường xuyên dùng nhiều phương pháp dạy học để tiết học không bị khô khan, lựa chọn các câu hỏi gợi mở ngắn gọn, rõ ý phù hợp với trình độ học sinh của lớp tạo điều kiện cho cá nhân được làm việc độc lập.
- Về phía giáo viên tôi kiểm tra thật kỹ câu hỏi, dự kiến trả lời và câu hỏi trả lời gợi mở. Dự kiến cách hướng dẫn học sinh quan sát trả lời, cho tưởng tượng tìm tòi từ ngữ diễn đạt.
- Trong giờ dạy, khuyến khích học sinh nói theo hiểu ý của mình.
Qua qúa trình áp dụng của bản thân vào thực tế tôi thấy học sinh đọc Tiếng Việt được tốt hơn và dần các em cảm thụ văn học một cách linh hoạt hơn.
2. Hiệu quả khi áp dụng.
Qua quá trình áp dụng giảng dạy tôi thấy đã đem lại một hiệu quả đáng kể. Học sinh không những cảm thụ văn học được tốt mà còn tốt đều ở tất cả các môn. Đặc biệt là trong giao tiếp các em mạnh rạn hơn và trong giờ học không còn hiện tượng giáo viên nêu câu hỏi lại giáo viên trả lời và trong giờ học có thể tự đọc bài và tự tìm hiểu cách đọc diễn cảm tự tìm thấy cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ mà không cần hướng dẫn của giáo viên.
3. Bài học kinh nghiệm.
Trải qua thời gian nghiên cứu và áp dụng thực tế đã giúp tôi rút ra được cho mình một kinh nghiệm đáng kể trong giờ dạy học.
- Trước hết là yêu cầu giáo viên đòi hỏi phải có nỗ lực, cố gắng thường xuyên cần phải tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát, có sự phối hợp nhịp nhàng trong giảng dạy.
Phải nắm chắc và tìm hiểu rõ mức độ yêu cầu và kỹ năng trong một lớp và ở lớp để đánh giá chính xác trình độ học sinh từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp.
 Có kế hoạch dạy phù hợp trong từng giai đoạn chỉ ra mức độ phấn đấu cho từng học sinh.
 - Nắm vững sách, hiểu rõ ý đồ của người biên soạn, vận dụng phương pháp nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh đạt hiệu quả thiết thực, nhất là còn cần đến vai trò chủ động, sáng tạo và ứng xử linh hoạt của người giáo viên.
 Nắm chắc đối tượng học sinh của mình để có phương pháp giảng dạy hợp lý nhất, và hiệu quả nhất. Tránh gây cho học sinh bị áp đặt trong giờ học gây căng thẳng và làm cho học sinh mất hứng thú trong học tập.
C. Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ.
 Đề nghị các cấp trên bổ xung thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
PHẦN III: KẾT LUẬN.
 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh với mục đích là giúp học sinh cảm nhận được nhiều cái đẹp cái hay của văn thơ, phong phú hơn được tâm hồn và nói Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Chính vì vậy mà cảm thụ văn học là công việc là ham mê của nhiều thế hệ giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh, cùng với thời gian và theo đà phát triển của xã hội thì việc dạy để học sinh có thể tiếp xúc tốt hơn với nội dung bài học để học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn, và đặc biệt là có trí sáng tạo hơn trong giờ học.
 Chính vì vậy mà tôi đã mạnh rạn đưa ra sáng kiến của mình để mong muốn các bạn đồng nghiệp cùng tham gia, đóng góp để có những phương pháp giảng dạy hay nhất, hợp lý nhất giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu được bài góp phần xây dựng nền giáo dục của chúng ta ngày càng phát triển tốt hơn.
 Tuy nhiên bản sáng kiến trên đây của tôi không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót rất mong sự góp ý chân thành của ban chỉ đạo và các đồng nghiệp để cho bản sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện thêm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 1. Tạp chí giáo dục tiểu học.
 2. Sách Tiếng Việt lớp 4.
 3. Sách góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn học T3.
 4. Sách giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
 Phúc yên, ngày 26 tháng 4 năm 2006
 Người viết
 Nguyễn Thị Hà

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan