Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong kiểu bài văn miêu tả lớp 4

TËp lµm v¨n lµ mét trong nh÷ng ph©n m«n cã vÞ trÝ quan träng cña m«n TiÕng ViÖt. Nã ®ßi hái häc sinh ph¶i vËn dông nh÷ng kiÕn thøc tæng hîp tõ nhiÒu ph©n m«n. Đây cũng là một phân môn khó, khó cho cả người dạy lẫn người học. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ng¹i viÕt. Đặc biệt, với những em “ngại” học Tiếng Việt thì việc tạo nên các sản phẩm bằng ngôn ngữ tính bằng đoạn, trang là việc chưa bao giờ dễ và thích thú với các em. Vậy, việc giúp học sinh hứng thú hơn với môn học là việc mà các giáo viên tiểu học luôn băn khoăn, trăn trở.

 Kiểu bài văn miêu tả trong Tập làm văn lớp 4 là một nội dung chiếm nhiều thời lượng nhất. Ngay từ tuần 14, học sinh bắt đầu được tìm hiểu về thể loại văn miêu tả và tập trung, phát triển ở học kì 2. Các kiểu bài miêu tả là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất khó khăn, lúng túng.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong kiểu bài văn miêu tả lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa đối tượng học sinh 
trong kiểu bài văn miêu tả lớp 4”
 	Họ và tên giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
 	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Hồng
1. Lí do hình thành biện pháp
	TËp lµm v¨n lµ mét trong nh÷ng ph©n m«n cã vÞ trÝ quan träng cña m«n TiÕng ViÖt. Nã ®ßi hái häc sinh ph¶i vËn dông nh÷ng kiÕn thøc tæng hîp tõ nhiÒu ph©n m«n. Đây cũng là một phân môn khó, khó cho cả người dạy lẫn người học. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ng¹i viÕt. Đặc biệt, với những em “ngại” học Tiếng Việt thì việc tạo nên các sản phẩm bằng ngôn ngữ tính bằng đoạn, trang là việc chưa bao giờ dễ và thích thú với các em. Vậy, việc giúp học sinh hứng thú hơn với môn học là việc mà các giáo viên tiểu học luôn băn khoăn, trăn trở.
	Kiểu bài văn miêu tả trong Tập làm văn lớp 4 là một nội dung chiếm nhiều thời lượng nhất. Ngay từ tuần 14, học sinh bắt đầu được tìm hiểu về thể loại văn miêu tả và tập trung, phát triển ở học kì 2. Các kiểu bài miêu tả là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất khó khăn, lúng túng. 
	 Qua thực tế, tôi nhận thấy việc dạy học Tập làm văn vẫn còn có hiện tường “cào bằng” nên chưa phát huy hết năng lực của từng học sinh. Một số hạn chế qua khảo sát:
	- Chưa giải quyết được tính đa dạng trong lớp học, người dạy vẫn đang chú trọng vào số đông, chưa tập trung vào từng đối tượng.
	- Nhiều giáo viên chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh gây nên tình trạng thụ động trong học tập dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. 
	- Trong mỗi tiết dạy hầu hết giáo viên còn lệ thuộc SGV, chỉ tập trung hoàn thành nội dung tiết học, ít quan tâm đến việc lựa chọn kiến thức cho từng đối tượng học sinh.
	- Vốn sống của học sinh còn hạn chế trong khi đây là ngữ liệu quan trọng để sản sinh ra các sản phẩm bằng lời văn.
	- HS hầu hết chưa có tính tự học, còn phụ thuộc vào các bài văn mẫu.
	- Quá trình soạn bài, giáo viên còn vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng một cách máy móc, chưa phù hợp tình hình thực tế lớp mình dạy, chưa sáng tạo trong việc tổ chức các phương pháp, hình thức dạy học dẫn đến giờ học khô khan, chưa tạo hứng thú cho học sinh.
	Từ thực trạng đó, tôi trăn trở, suy nghĩ và đúc rút thành kinh nghiệm trong “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong kiểu bài văn miêu tả lớp 4”. Năm học 2019 - 2020, tôi đã áp dụng tại lớp 4C và mang lại hiệu quả khả quan. Hiện nay, trường tôi vẫn dang áp dụng các giải pháp này để dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4,5. 
	 2. Mục tiêu của biện pháp
	Áp dụng phương pháp dạy học phân hóa kiểu bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4 để vừa bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh có năng khiếu, vừa trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung bình, vừa bồi dưỡng lấp lỗ hổng cho học sinh yếu kém. Qua đó bồi dưỡng hứng thú học Tập làm văn, nâng cao hiệu quả việc dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp 4. 
	3. Nội dung biện pháp
	3. 1. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá, phân loại đối tượng HS theo năng lực
	a. Dựa vào kết quả học tập của các năm học trước 
	Ngay từ đầu năm học, tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước, nắm kết quả học tập của học sinh qua sổ theo dõi, học bạ lớp 3. Việc tìm hiểu đầu năm sẽ góp phần giúp tôi biết được năng lực tiếp thu môn học của học sinh, cùng với quá trình dạy học sẽ phát hiện ra học sinh năng khiếu cũng như học sinh còn hạn chế trong học tập để có biện pháp hỗ trợ.
	b. Khảo sát để nắm bắt năng lực
	- Ngay từ đầu năm học, tôi cho học sinh làm kiểm tra môn Tiếng Việt, xây dựng đề kiểm tra dựa trên 4 mức độ để qua đó có sự phân hóa học sinh. Các bài kiểm tra đầu năm được xây dựng, thu thập, tổng hợp, so sánh, đối chiếu kết quả qua các bài thi. Kết hợp nắm bắt tình hình thực tế học tập các tuần đầu năm, tôi lập danh sách phân nhóm học sinh theo trình độ, năng lực để có kế hoạch dạy học trong năm học.
	- Từ tuần 14, học sinh lớp 4 được tìm hiểu về thể loại văn miêu tả với dạng bài văn miêu tả đồ vật. Sang tuần 16, tôi cho HS làm bài thực hành viết Tập làm văn với yêu cầu: “Tả một đồ chơi mà em yêu thích.”. Kết quả đánh giá dựa trên các tiêu chí và kết quả tương ứng như sau:
Tổng số HS
Xác định đúng yêu cầu đề, thể loại
Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác
Câu văn diễn đạt gãy gọn, rõ ràng
Sắp xếp ý phù hợp, có hình ảnh
Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật (so sánh và nhân hóa)
Bố cục chặt chẽ, rõ ràng
Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
22
15/22
(68,18 %)
8/22
((36, 36%)
7/22
(31,81%)
8/22
( 36,36 %)
3 /22
(13,63%)
7/22
(31,8%)
3 /22
(13,63%)
	Kết quả khảo sát trên cho thấy một số học sinh chưa thực hiện được yêu cầu khi viết văn như:
	+ Xác định yêu cầu, thể loại chưa chính xác, còn sa vào kể lể. Bố cục bài viết không rõ ràng.
	+ Sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt chưa logic, dùng từ thiếu chính xác.
	+ Bài văn nghèo ý, sơ sài; Mắc nhiều lỗi chính tả,...
	+ Hầu hết học sinh chưa biết vận dụng cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật.
	- Tôi sử dụng sổ tay ghi chép kết quả quan sát, theo dõi hàng ngày, trong đó lưu ý đến những trường hợp đặc biệt, hoặc xuất sắc hoặc quá yếu, tiếp thu vừa, viết đúng yêu cầu đề, đúng thể loại hay chưa đúng để tiến hành DH phân hóa phù hợp. Điều quan trọng Gv phát hiện ra lỗi của học sinh để có biện pháp tư vấn, hỗ trợ và khắc phục kịp thời.
	- Đánh giá kết quả học tập là một trong những cách để động viên, khuyến khích HS chăm học, biết cách tự học có hiệu quả, tin tưởng vào sự thành công trong học tập; góp phần rèn luyện các đức tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn. Trong đánh giá, tôi lấy phương châm tìm ra được những biểu hiện tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh để khen rồi sau đó mới chỉ lỗi và tư vấn để học sinh khắc phục. 
	3. 2. Lập Kế hoạch dạy học, thiết kế tiết học phù hợp với từng dạng bài văn miêu tả và từng đối tượng học sinh
	Trong một lớp học, kĩ năng chiếm lĩnh, ghi nhớ kiến thức của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh. Học sinh có năng khiếu không có điều kiện để phát triển. Học sinh yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên. Vì thế, để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đây là việc làm cần thực hiện ngay sau khi đã có kết quả khảo sát.
	Theo đó, đối với học sinh đại trà cần dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, tránh ôm đồm kiến thức dẫn đến quá tải với học sinh, thực hiện ít nhiệm vụ, đơn giản hơn hoặc ít hơn, hoặc được những chỉ dẫn, hỗ trợ nhiều hơn. Đối với học sinh nhóm năng khiếu, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để mở rộng kiến thức, phát huy tính sáng tạo ở học sinh.
	Tùy từng đối tượng, tôi đặt ra mục tiêu ở các em khác nhau.
	+ Với những em có tố chất năng khiếu trong làm văn (1): tôi động viên các em khi làm văn miêu tả cần biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa một cách linh hoạt, viết câu văn bóng bẩy, giàu hình ảnh, biết liên tưởng, biết hệ thống vốn từ phong phú để vận dụng một cách hợp lí. Hướng các em đến việc viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng để bài văn hay hơn, lôi cuốn hơn.
	+ Với những em ở mức đạt chuẩn kiến thức kĩ năng (2): Tôi hướng dẫn các em xác định đúng yêu cầu đề; nắm được 3 phần chính của bài văn miêu tả; sau khi lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả, các em dựa vào đó để giải quyết được các vấn đề mà đề văn yêu cầu. 
	+ Với những em còn hạn chế trong học tập (3): đầu tiên phải tạo được hứng thú học tập cho các em, giúp các em nhận ra học văn miêu tả cũng giống như vẽ một bức tranh, một con vật, một cây cối, một đối tượng nào đó nhưng không phải bằng màu vẽ mà bằng ngôn từ. Cho phép các em làm việc với đồ dùng trực quan thật nhiều để sau đó tái tạo bằng câu văn. Đưa các em từ nhóm (3) tiến dần tới nhóm (2).
	GV cần dự kiến về thời gian và biện pháp sao cho phù hợp nhất để phát huy khả năng của từng HS.
	3.3. Hướng dẫn học sinh làm tốt bước xây dựng dàn ý cho bài văn trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh
	- Bài văn được xem là một sản phẩm hoàn chỉnh kết hợp bởi nhiều yếu tố. Để có được sản phẩm này, học sinh phải trải qua các bước ban đầu như hình thành về dạng văn (cụ thể ở đây là văn miêu tả), cách sắp xếp các câu trọng đoạn văn, lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Sau khi lập dàn ý chi tiết xong, các em hoàn chỉnh bài viết theo yêu cầu đề bài.
	- Ở bước lập dàn ý, tôi lại tổ chức cho các em làm việc theo nhóm nhưng không phải theo nhóm đối tượng mà nhóm học tập hàng ngày (có đủ đối tượng) để các em có thể học hỏi lẫn nhau. Động viên những em có năng khiếu biết nhận xét, tư vấn cho bạn khác. 
	3. 4. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh qua các hoạt động trải nghiệm
	Đối với học sinh lớp 4, vốn từ, vốn sống của các em chưa nhiều. Phần lớn các em viết văn đang dừng lại ở mức độ sắp xếp các câu trả lời cho dàn bài thành đoạn văn, bài văn. Lượng học sinh có mức độ diễn đạt ý trôi chảy, sắp xếp ý logic chưa nhiều. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải có cách giúp học sinh bồi dưỡng vốn sống, bổ sung vốn từ bằng nhiều cách. Một trong những cách thiết thực nhất để bồi dưỡng vốn từ cũng như vốn sống cho học sinh chính là việc cho các em trải nghiệm, được nhìn, được làm quen, quan sát các đối tượng cần miêu tả thông qua vật thật hoặc tranh ảnh, video. Sẽ rất khó nếu yêu cầu học sinh nôn thôn tả một con vật nuôi ở vườn thú trong khi các em chưa từng có cơ hội được đến vườn thú, được trải nghiệm, được quan sát con vật đó; Nếu học sinh không có các hiểu biết cụ thể, chi tiết về các loại con vật, loại cây, loại đồ vật khi các em chưa được chứng kiến, trải nghiệm với chúng thì các em khó có thể làm được bài. 
Ví dụ: Tiết Tập làm văn – tuần 24 (trang 60,61) có yêu cầu:
	Bài tập 2. Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết 4 đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này. ()
	Để làm tốt bài thực hành này, với 4 đoạn văn còn dang dở, tôi kết hợp nội dung bài tập 1 và các câu gợi ý trong từng đoạn, lựa chọn các hình ảnh đặc trưng nhất về các bộ phận cũng như lợi ích của cây chuối, gắn với từng đoạn để HS tiện trong việc miêu tả. Việc này sẽ giúp cho HS đỡ lúng túng trong quá trình làm bài vì trí tưởng tượng của các em còn mơ hồ nên các hình ảnh trực quan ở bước này là hợp lí.
	Ở các tiết hình thành kiến thức, tôi thường cho học sinh ra sân trường quan sát cây che bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, quan sát theo nhóm hay xem video hoạt động hình ảnh của con vật; cây cối, đồ vật để học sinh có thêm kiến thức về đối tượng trong cuộc sống. Trong các giờ đọc sách ở thư viện, tôi hướng các em tìm đến với những cuốn sách phù hợp, bổ ích và đa dạng thể loại như sách tham khảo văn, những bài làm văn hay, sách khoa học, .
	3. 5. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài
	Mỗi loại bài Tập làm văn thường dành một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực hành ấy cần được xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dụng rèn kỹ năng viết văn cho học sinh. Đây chính là khâu cuối cùng nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình giúp học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của các bạn, từ đó học sinh có thể học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại khái, càng không thể bớt xén thời lượng.
	Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã hướng dẫn, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi thống kê khi chấm bài và nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó, giáo viên trả bài và có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để các em trao đổi với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu hoặc giúp nhau sửa lỗi trong bài làm. Từ đó học sinh sẽ thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn của mình cho đạt yêu cầu. Sau những trao đổi như vậy cũng sẽ giúp học sinh tránh được những lỗi không đáng có trong thực hành viết văn và trong cả giao tiếp hàng ngày. (Học thầy không tày học bạn)
	Khi đánh giá bài làm, chữa lỗi cho học sinh, tôi đã thực hiện những việc sau:
	+ Đọc thật kĩ bài làm của từng em học sinh, viết lại những ưu điểm cũng như các lỗi mà học sinh mắc phải trong bài viết (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt, bố cục,)
	+ Tiết trả bài, tôi chọn một số bài làm tốt cho học sinh đọc để cả lớp cùng nghe, nhận xét, học tập bạn.
	Sau khi học sinh được nghe đoạn, bài văn hay, tôi đặt câu hỏi để giúp HS biết bài văn trên hay và nên học hỏi ở điểm nào. Ví dụ:
	+ Bài văn được viết theo cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
	+ Bài văn có cảm xúc.
	+ Bạn sử dụng phép so sánh và nhân hóa giúp bài văn hấp dẫn hơn, hay hơn.
	- Với những đoạn tả của những em còn mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt (lỗi phổ biến), tôi nêu ví dụ trước lớp (không đọc tên học sinh), đặt câu hỏi để học sinh tự nêu cách sửa. Đây chính là một cách để giúp các em tự phát hiện ra lỗi, giúp nhau sửa lỗi nhưng bằng sự khéo léo tế nhị của giáo viên sẽ không tạo áp lực và sự tự ti cho các em.
	* Một số điểm cần lưu ý:
	- GV cần phải khuyến khích phát triển năng lực năng khiếu, sở trường của mỗi HS.
	- Tôn trọng cách nghĩ, cách cảm riêng của mỗi em.
	- Biết khen ngợi, khuyến khích các em nói những suy nghĩ, cảm nhận trong lòng các em.
	- Hiểu rõ tâm sinh lí lứa tuổi của từng HS lớp mình. Nắm vững quy trình dạy Tập làm văn miêu tả. Dự đoán, lường trước phản ứng tư tưởng của HS để có thể hướng dẫn, ứng xử phù hợp.
	- Kiên nhẫn lắng nghe sự trình bày của các em, tạo không khí thảo luận dân chủ trong các tình huống. Trân trọng những sáng tạo, cảm xúc đẹp của HS dù là nhỏ nhất.
	3.6. Phối hợp với phụ huynh cùng giúp đỡ các em trong quá trình học tập.
	- Thống nhất với phụ huynh cần trao đổi với cô về đặc điểm tâm sinh lý, những khó khăn của HS khi đến trường để cô lựa chọn phương pháp dạy phù hợp.
	- Tư vấn cho phụ huynh cách hướng dẫn con học ở nhà, các tài liệu cần thiết để con tham khảo.
	- Đối với nhóm đối tượng chậm tiến: hằng ngày, giáo viên cần kịp thời trao đổi với phụ huynh về khả năng tiếp thu của các cháu. Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý nhỏ cho từng dạng bài tập, phối hợp với phụ huynh khi hướng dẫn con học ở nhà, yêu cầu các em phải đọc kĩ đề bài, đọc các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra, khuyến khích các em thắc mắc đặt câu hỏi nhờ sự giúp đỡ, tư vấn của giáo viên qua điện thoại, zalo. Phụ huynh cần tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu học tập, nghiên cứu bài. Ví dụ, có thể giúp con tra google hình ảnh một số con vật, cây cối, đồ vật mà ở nhà em không có hay tham khảo các bài văn hay trên mạng để học tập. (học tập chứ không sao chép)
	- Đối với nhóm học sinh đã đạt chuẩn kiến thức, tôi động viên các em cố gắng để từ những cái cơ bản đã có, linh động trong việc dùng từ, đặt câu hay viết mở bài bằng hình thức gián tiếp hay kết bài mở rộng, đan xen cảm xúc trong bài văn miêu tả để có được những sản phẩm bằng ngôn từ chất lượng hơn.
	- Đối với nhóm đối tượng học có năng khiếu, tôi trao đổi với phụ huynh các em về tố chất năng khiếu làm văn của các em, yêu cầu học sinh về nhà đọc các bài văn của mình cho bố mẹ nghe; Động viên phụ huynh tạo điều kiện học tập tốt nhất để cháu có điều kiện phát huy khả năng, sở trường của mình: Tham gia đọc, viết bài gửi báo, tạp chí; Tham gia các câu lạc bộ Văn hay chữ đẹp; Hướng dẫn các em tiếp cận với những quyển sách tham khảo có chọn lọc; tích cực tham gia các cuộc thi trên mạng như cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, Viết báo tường chào mừng các ngày lễ, tham gia câu lạc bộ văn hay chữ đẹp,.... 
	4. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
	Sau khi áp dụng các biện pháp (như đã nêu trên) vào dạy học tại lớp 4C trường Tiểu học Xuân Hồng, năm học 2019- 2020, tôi đã thu được kết quả như sau:
	- Bài kiểm tra Tập làm văn cuối năm, với đề bài: “ Tả một con vật mà em yêu thích.”, tôi thu được kết quả:
Tổng số HS
Xác định đúng yêu cầu đề, thể loại
Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác
Câu văn diễn đạt gãy gọn, rõ ràng
Sắp xếp ý phù hợp, có hình ảnh
Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật (so sánh và nhân hóa)
Bố cục chặt chẽ, rõ ràng
Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
22
22/22
(100 %)
15/22
((68,18, %)
17/22
(77,27%)
16/22
( 72,72 %)
11 /22
(50%)
17/22
(77,27%)
11 /22
(50%)
	 Tổng hợp kết quả môn Tiếng Việt cuối năm:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
TL %
Số lượng
TL %
Số lượng
TL %
22
11
50%
11
50%
0
0
	- So với những năm học trước, đặc biệt so với kết quả khảo sát chất lượng thể loại văn miêu tả trong Tập làm văn ở tuần 16 năm học 2019- 2020, kết quả qua bảng tổng hợp này khả quan hơn nhiều, quan trọng hơn, học sinh hứng thú học Tập làm văn hơn, các em có khả năng tư duy, sáng tạo hơn, diễn đạt trong giao tiếp tự tin hơn.
	- Bản thân tôi nắm vững được cách dạy học phân hóa đối tượng, biết lựa chọn nội dung kiến thức cho các nhóm đối tượng, linh hoạt trong thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động dạy học để bồi dưỡng niềm đam mê học Tập làm văn cũng như Tiếng Việt cho học sinh.
	- 100% học sinh hào hứng, tự tin trong quá trình học tập.  
	- 100% học sinh xác định được yêu cầu đề, nắm được cấu tạo bài văn miêu tả, biết lập dàn ý và viết bài văn theo yêu cầu. 
	- Học sinh năng khiếu viết được bài văn giàu cảm xúc, lời văn hay, mang dấu ấn cá nhân.
	- Lớp tôi có 3 học sinh tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2020, trong đó em Thiều Minh Ngân được chọn tham gia vòng thi cấp huyện và được xếp kết quả “ Khuyến khích”. Đây được xem như động lực để cô trò cố gắng hơn nữa trong quá trình dạy học.
	Biện pháp tôi đã trình bày ở trên đã được Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá có khả thi. Chính vì vậy, giáo viên trường tôi tiếp tục áp dụng dạy học trong năm học 2020 – 2021 cho học sinh lớp 4-5.
	5. Kết luận
	Với những kết quả tốt thu được sau khi áp dụng “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong kiểu bài văn miêu tả lớp 4” , bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
	- Để phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo, năng lực, năng khiếu học Tập làm văn cho học sinh giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học. Trong đó việc dạy học phân hóa đóng vai trò quan trọng và cần thiết nhất trong xu thế đổi mới hiện nay. 
	- Khi áp dụng giải pháp này giáo viên cần lưu ý: Bằng nhiều kênh thông tin, nhiều hình thức để phân loại đối tượng, phát hiện học sinh có năng khiếu để lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng. 
	- Giáo viên cần có lòng yêu nghề, yêu học sinh, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và biết mạnh dạn áp dụng cái mới vào giảng dạy.
	- Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các bài văn mà các em tạo lập.
 	 	 Nghi Xuân, ngày 20 tháng 11 năm 2020

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.docx
Sáng Kiến Liên Quan