Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở Lớp 4

Học sinh lớp 4 là lứa tuổi đang bước giai đoạn biến đổi về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, bị dụ dỗ, bị xâm hại (Nhất là đối với những bé gái), Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tậpcũng như trong cuộc sống.

. là một xã thuần nông, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều; đa số học sinh lớp tôi phải sống với ông bà hoặc với cô, dì, chú, bác vì bố mẹ các em đi làm ăn xa. Do đó, thiếu sự phối hợp giáo dục từ phụ huynh học sinh, phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến con em, còn phó mặc cho thầy cô giáo, ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi tình học tập, rèn luyện của con em ở lớp cũng như ở nhà, trình độ tiếp thu bài của các em không đồng đều.

Năm học ., tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4 . – Trường Tiểu học . Lớp tôi có tổng số 33 học sinh. Trong đó có 14 em nữ, 19 em nam. Vì số lượng học sinh nam đông nên khâu quản lí nề nếp lớp rất vất vả. Một số em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ, một số em rất mê chơi game, có em thường xuyên nghỉ học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên vở, quên bút, Đặc biệt lớp tôi có một em có hoàn cảnh rất đặc biệt, bố mẹ không biết chữ, khả năng tiếp thu bài của em lại rất hạn chế vì vậy em rất ngại đến lớp.

Điều làm tôi trăn trở hơn cả là các em không xác định được là “Học để làm gì?”. Các em chỉ nghĩ rằng học là do bố mẹ và thầy cô bắt phải học thì các em học thôi. Điều đó làm cho các em không có động cơ để học cũng như các em chỉ học để đối phó, học để không bị bố mẹ và thầy cô dày la hay học để bố me vui lòng. Vì vậy mà trong quá trình học tập các em không có sự ganh đua với bạn bè nên kết quả học tập của các em không cao.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
 1.1.Lí do chọn đề tài
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong 
việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và 
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học 
sinh tiếp tục học lên các bậc học sau. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành nguồn nhân lực có trình 
độ cao, đáp ứng được sự hội nhập quốc tế thì trọng trách của người giáo viên 
càng nặng nề hơn. 
 Nhưng trong thực tế, những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay 
trước mắt các em, nó lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi 
người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết 
với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Người giáo viên vừa là thầy dạy học 
vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các 
em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ 
đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của 
lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì vậy 
trong công tác giảng dạy của mình, tôi đặc biệt chú trọng tới Công tác chủ 
nhiệm lớp. Do đó, trong những năm học gần đây, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì 
sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như phẩm chất, năng lực của học sinh luôn 
đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy năm học này tôi mạnh dạn trao đổi: “Một số 
kinh nghiệm hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở lớp 4”cùng đồng nghiệp.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
 + Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học của Trường tiểu học 
..nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
 + Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công 
trong công tác chủ nhiệm lớp.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số kinh nghiệm hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở lớp 4. 
 Học sinh lớp 4.. Trường Tiểu học .
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi tập trung vào việc để làm tốt công 
tác chủ nhiệm ở lớp 4 với các phương pháp cơ bản sau đây:
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận.
 + Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin.
 + Phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động.
 + Phương pháp kiểm tra, tổng kết. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1 lòng. Vì vậy mà trong quá trình học tập các em không có sự ganh đua với bạn bè 
nên kết quả học tập của các em không cao.
 Trong hai tuần đầu, tôi theo dõi và ghi lại chi tiết vào sổ tay tất cả mọi hoạt 
động về nề nếp cũng như học tập của học sinh. Kết quả được tôi phân loại như 
sau:
 Số HS vi phạm Số HS thực hiện tốt
 SL TL% SL TL%
 Đi học đúng giờ 7 21,2 26 78,8
 Nghỉ học vô lí do 5 15,1 28 84,9
 Thiếu sách vở, đồ dùng học tập 8 24,2 25 75,8
 Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đeo 8 24,2 25 75,8
 khăn quàng đỏ đầy đủ
 Trực nhật 7 21,2 26 78,8
 Chuẩn bị bài trước ở nhà 18 54,5 15 45,5
 Nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau 
 trong lớp gây mất trật tự, không 
 chú ý học bài 8 24,2 25 75,8
 Nói tự do, nói leo,  10 30,3 23 69,7
 Ăn quà vặt 7 21,2 26 78,8
 Vứt rác sai qui định 5 15,1 28 84,9
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Tìm hiểu tình hình học sinh đầu năm học.
 Lớp tôi có 33 học sinh. Trong đó có 3 em là con em cán bộ công chức 
Nhà nước, 5 em là con gia đình khá giả, 12 em phải ở với ông bà vì bố mẹ đi 
làm ăn xa (trong đó có 2 em bố mẹ bỏ nhau), 1 em bố mẹ không biết chữ. Phần 
lớn bố mẹ các em đều làm nông nghiệp nên có thu nhập thấp, đời sống khó 
khăn.
 Sau khi tìm hiểu tình hình học sinh, tôi tiến hành phân loại như sau:
 Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: .........................
 Học sinh hay nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất trật tự,
không chú ý học bài: các em ..............
 Học sinh tiếp thu bài chậm: ...........................
 + Đối với học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: Tôi đã báo với nhà trường, 
liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp giúp đỡ cho các em có 
được bộ sách để học. 
 + Đối với học sinh hay nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất 
trật tự, không chú ý học bài: Tôi gặp gỡ gia đình học sinh để tìm hiểu nguyên 
nhân sau đó dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh 
nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng hình thức trách phạt, giáo 
viên cần gần gũi các em, tâm sự, chia sẻ với các em trong vai trò là một người 
bạn lớn và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Gắn trách 
nhiệm cho các em bằng cách giao cho các em một chức vụ trong lớp để dần dần
 3 TRƯỜNG TH  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 LỚP 4.. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 NỘI QUY LỚP
1. Đi học đúng giờ. nghỉ học phải có giấy phép của phụ huynh học sinh.
2. Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và yêu thương em 
nhỏ.
3. Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, thuộc bài và soạn bài trước khi 
đến lớp.
4. Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
5. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết. Để xe đúng nơi quy 
định.
6. Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, mặc áo trắng vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu, đeo 
khăn quàng đầy đủ.
7. Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Giữ gìn vệ sinh phòng học. Không được vứt 
rác bừa bãi.
8. Không được viết, vẽ bậy lên bảng, lên tường, bàn ghế.
9. Không được ăn quà vặt.
10. Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. 
 .., ngày 6 tháng 9 năm ..
 GVCN:
 c) Bầu Ban cán sự lớp:
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là một công việc rất 
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi 
nhận lớp mới. 
 Bước 1: Bầu chọn Ban cán sự lớp
 Trước hết, tôi đưa ra tiêu chí của lớp trưởng và hai lớp phó là phải ngoan, 
thực hiện tốt mọi nội quy của trường, của lớp đề ra. Phải có tinh thần trách 
nhiệm cao đối với mọi công việc của lớp, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè. Sau 
đó, tôi hướng dẫn các em bầu chọn Ban Cán sự lớp theo tiêu chí mà tôi đã đưa 
ra.
 Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp:
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho 
các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ 
thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng 
và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó 
báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm 
được khả năng quản lí lớp của từng em. 
 Ngoài Ban cán sự lớp mỗi tổ tôi chọn một em làm tổ trưởng hỗ trợ lớp 
trưởng quản lí các thành viên trong tổ mình.
 5 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho các em sưu tầm những chai, lọ
đã dùng hết mang đến lớp. Tôi hướng dẫn các em cắt và trang trí thành những
bình hoa rồi trồng cây vạn niên thanh, cây sống đời vào rồi treo trên vách tường. 
Cây vạn niên thanh và cây sống đời chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không 
có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, Cây vạn 
niên thanh lá xanh rủ xuống từng dây dài rất đẹp.
 - Phần trang trí lớp, tôi yêu cầu các em sưu tầm tranh ảnh liên quan đến 
các môn học, tranh ảnh về Bác Hồ, về quê hương đất nước,Tranh, ảnh các em
sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn rồi đóng lên vách tường xung quanh lớp.
 - Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa 
phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm 
tra, nhắc nhở là của lớp phó lao động. Tổ nào không làm tốt sẽ bị phạt chăm sóc 
bồn hoa thêm một tuần. 
 b) Xây dựng mối quan hệ thầy - trò
 Giáo viên luôn tạo mối quan hệ gần gũi thể hiện sự quan tâm đối với các 
em, nhưng người thầy vẫn luôn giữ chuẩn mực, nghiêm khắc. Tiếp xúc tìm hiểu 
tâm tư nguyện vọng của các em, nhằm để động viên, khích lệ tạo cho các em có 
được chỗ dựa tinh thần vững chắc. Để các em thấy sự quan tâm của người thầy 
như người cha, người mẹ, thậm chí là người bạn của các em luôn dìu dắt, nâng 
đỡ các em khi vấp phải những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc 
sống.
 Khi học sinh nghỉ học, dù có phép hay không phép, dù bất cứ lý do gì 
những buổi học sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em, đôi khi cũng có những lý 
do khá đặc biệt người thầy có thể chia sẻ với các em, làm cho các em cảm thấy 
vui hơn khi được thầy cô quan tâm đến mình, từ đó những biểu hiện cá biệt dần 
dần biến mất.
 c) Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
 - Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia 
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Đối với các em cũng vậy. Nếu các em 
có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ 
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học tốt sẽ giúp những em học chưa tốt; ngược 
lại, em học chưa tốt cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải 
e ngại, xấu hổ. Vì vậy, tôi luôn tạo cho các em có được không khí vui vẻ trong 
mỗi tiết học. Luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều 
học sinh để các em có cơ hội hợp tác với nhau từ đó giúp các em xích lại gần 
nhau hơn
 - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp 
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao 
đổi riêng với từng học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai 
sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui 
vẻ trở lại.
 - Trong lớp nếu có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ đến thăm 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hieu_qua_trong_cong_tac_chu_nhiem_o_lo.doc
Sáng Kiến Liên Quan