Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 giải bài toán có lời văn - Trương Thị Hạt
THỰC TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI:
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, trong những năm học trước, tôi nắm được những thông tin sau:
- Kế hoạch bài soạn của giáo viên chưa đầy đủ về phương pháp hướng dẫn cho học sinh giải bài toán hoặc chỉ có một phương pháp hướng dẫn giải bài toán đó, mà không dự kiến phương án khác nếu học sinh chưa hiểu bài.
- Giáo viên có phần nặng về hình thành lí thuyết, thời gian hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành còn ít.
- Khi giải toán học sinh chưa đọc kĩ đề bài toán, đọc vội vàng không cần suy nghĩ để hiểu đề, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm đề toán.
- Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao nên các em đọc được đề toán nhưng hiểu đề còn thụ động, chậm chạp.
- Đa số học sinh bỏ qua bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề toán.
- Học sinh chưa xác định được các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bài khác nhau.
- Học sinh không nhận ra được yêu cầu cốt lõi ở bài toán có lời văn. Từ đó học sinh không giải được hoặc giải không hoàn chỉnh bài toán. Khi giải xong bài toán, các em hay bỏ qua các bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.
- Gặp những bài toán phức tạp, các em chưa có kĩ năng phân tích và tư duy nên các em lười suy nghĩ. Hơn thế nữa là tư duy toán học và việc vận dụng các qui tắc toán học để giải một bài toán của một học sinh còn hạn chế. Bởi lẽ đó, khi làm bài nhiều học sinh giải sai các bài toán ở phần tự luận. Nếu có giải được bài toán cũng thường hay bị sai lời giải hoặc đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lí.
ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua?” + Trước hết tìm số ki-lô-gam cà chua ở thửa ruộng thứ hai. + Sau đó tìm số cà chua ở cả hai thửa ruộng. * Đặt câu lời giải thích hợp vào phép tính: - Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước quan trọng và khó khăn nhất đối với học sinh trung bình, yếu. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các em cách lựa chọn đặt câu lời giải cho phù hợp. Ví dụ cách được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất như : Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “ Hỏi” hay từ “ mấy”, “ bao nhiêu” bằng từ “ số” rồi thêm từ “ là” để có câu lời giải. Ví dụ : . Bài toán hỏi: Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua? . Thì câu lời giải là: Thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được số ki-lô-gam cà chua là hoặc Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở cả hai thửa ruộng là - Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt câu lời giải khác nhau nên trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể giáo viên cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó. - Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất ( ngắn gọn, đúng, dễ hiểu, phù hợp với các em ) còn các cách kia giáo viên đều công nhận là đúng và phù hợp nhưng cần lựa chọn để có câu lời giải hay nhất ghi vào bài giải. Lúc đầu học sinh có thể có những cách diễn đạt tuy còn khác nhau về câu, chữ nhưng vẫn trả lời đúng là được. Sau đó giáo viên nhận xét từng từ, ý cụ thể để cho học sinh tập dần và tiến tới biết trả lời ngắn gọn mà đủ ý. Chẳng hạn: Bài 3 trang 57 SGK toán 3 “ Một con lợn cân nặng 42 kg, một con ngồng cân nặng 6 kg. Hỏi con lợn cân nặng gấp mấy lần con ngỗng?” Đối với bài này, thực tế đã có những cách “ trả lời” không thật giống nhau nhưng vẫn chấp nhận được như: a) Con lợn so với con ngỗng cân nặng gấp số lần là 42 : 6 = 7 ( lần ) b) Con lợn nặng gấp con ngỗng số lần là 42 : 6 = 7 ( lần ) c) So với con ngỗng, con lợn nặng gấp số lần là 42 : 6 = 7 ( lần ) d) Con lợn nặng gấp con ngỗng là 42 : 6 = 7 ( lần ) Câu “ trả lời” có thể diễn đạt dài, ngắn hoặc có cấu trúc khác nhau nhưng tối thiểu phải đúng, chẳng hạn câu b) nếu bỏ chữ “ nặng” thì câu trả lời không còn đúng nữa. - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính, tìm kết quả, sau đó chỉ vào kết quả đã xác định và nêu câu lời giải cho phép tính đó rồi ghi phía trên phép tính đó. Ví dụ : Bài 3 trang 58 SGK toán 3 “Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua?” ................................................................( 1 ) 127 x 3 = 381 ( kg ) .................................................................( 2 ) 127 + 381 = 508 ( kg ) Đáp số: 508 kg + Giáo viên chỉ vào 381 ( kg ) hỏi: 381 ( kg ) này là gì? ( là Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai ). Vậy viết vào phía trên phép tính, ở dòng (1): “Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là ” + Giáo viên chỉ vào 508 ( kg ) hỏi: 508 ( kg ) này là gì? ( là Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở cả hai thửa ruộng ). Ta ghi vào dòng ( 2 ): “Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở cả hai thửa ruộng là”. * Trình bày bài giải: Việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn quy định : Đầu tiên là tên bài “ Bài 1” ( viết sát lề bên trái có gạch chân ), tiếp đó ghi tóm tắt đề toán ( nếu đề bài yêu cầu ), sau phần tóm tắt đề là trình bày bài giải. Từ “ Bài giải” ghi ở giữa trang vở ( có gạch chân ), câu lời giải ghi cách lề khoảng hai ô vở, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm ( : ), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng hai ô vở, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân ) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính ( không phải viết dấu ngoặc đơn nữa ). Lưu ý: Trong mọi trường hợp người giáo viên luôn luôn phải dùng thước để gạch chân và liên tục nhắc nhở học sinh dùng thước để gạch, tạo cho các em bỏ thói quen xấu: gạch bằng tay. Ví dụ : Bài giải: Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là: 127 x 3 = 381 ( kg ) Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở cả hai thửa ruộng là: 127 + 381 = 508 ( kg ) Đáp số: 508 kg Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, giáo viên thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày bài để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày bài làm. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên kiểm tra bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày bài chưa đẹp, tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp. Cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập. e / Bước 5: Kiểm tra lại bài giải Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, ta thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi để khẳng định lại kết quả thì các em còn lúng túng. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh, cho nên khi dạy giải toán có lời văn, chúng ta cần hướng dẫn kiểm tra lại bài giải bằng các bước sau: - Đọc lời giải. - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. - Thử lại kết quả vừa tính từ bước đầu tiên. - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Ví dụ: ( Thử lại bài toán đã giải ở bước 4 ) - Thử lại phép tính: 127 x 3 = 381 Có thể lấy: 381 : 3 = 127 ( để biết 381 có gấp 3 lần 127 không? ) - Thử lại phép tính: 127 + 381 = 508 Có thể lấy: 508 – 127 = 381 hoặc 508 – 381 = 127. Tuy nhiên cũng cần khuyến khích học sinh khá, giỏi nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải; động viên các em tìm ra các cách giải khác cho bài toán để rút ngắn thời gian giải và tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập và tinh thần cải tiến trong giải toán có lời văn cho học sinh. Một bài toán có thể giải nhiều cách, có cách đơn giản, có cách phức tạp, ta nên áp dụng cách giải sao cho phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, đảm bảo Chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản. Làm sao khiêu gợi được sự cố gắng tìm ra cách giải, tự tìm ra thủ thuật thích hợp, biết mò mẫn, quan sát phỏng đoán,...để giải được bài toán. Ví dụ: Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng sau, ta thấy có tất cả 4 phần bằng nhau, mỗi phần là 127 kg Sơ đồ: 127 kg Thửa ruộng thứ nhất: ? kg cà chua Thửa ruộng thứ hai: Có thể trình bày: Cách 2: Bài giải: Số ki-lô-gam cà chua thu hoạch ở cả hai thửa ruộng là: 127 x ( 3 + 1 ) = 508 ( kg ) Đáp số: 508 kg Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày bài giải cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình học giải toán có lời văn của các em. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập trong các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Sau khi giải xong mỗi bài toán có lời văn, để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên nên liên hệ những nội dung của giải toán với cuộc sống thực tế bên ngoài. Điều này sẽ làm cho các em thấy thích thú, nhớ lâu hơn. Mặc khác còn khuyến khích các em học đi đôi với hành. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau khi áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn dạy học từ đầu năm học 2014 – 2015 đến cuối học kì 1, tôi đã thu được kết quả rất khả quan, số học sinh giải được bài toán có lời văn đã tăng lên đáng kể. Với bất kì đối tượng học sinh nào, khi đã xác định được những bước đi như vậy, các em không còn lúng túng, ngỡ ngàng trước một bài toán có lời văn mới. Kết qủa trước và sau khi áp dụng các bước dạy học này đối với học sinh của lớp 3A như sau: Các đợt kiểm tra Sỉ số Giải bài toán đúng hoàn toàn Viết sai câu lời giải Viết sai phép tính và tên đơn vị SL % SL % SL % Kết quả đầu năm 31 8 25.8% 12 38.7% 11 35.5% Kết quả khảo sát cuối học kì I 31 21 67.7% 10 32.3% 0 0% Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: Chất lượng giải toán có lời văn của các em tăng lên rõ rệt, cụ thể: + 21 em giải bài toán tốt + 10 em viết sai câu lời giải. + Về phép tính và tên đơn vị, các em đã nắm chắc và làm được. PHẦN C: KẾT LUẬN I. KHÁI QUÁT KẾT LUẬN: T rên đây là những biện pháp cơ bản giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn rất hiệu quả. Để điều đó đem lại kết tốt, khi dạy, giáo viên phải theo sát từng học sinh, dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh để có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Giáo viên phải luôn nắm vững các kiến thức kĩ năng, nghiên cứu chương tình và tài liệu tham khảo, đúc kết kinh nghiệm giảng dạy. Khi giảng dạy luôn theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh học theo hướng tích cực. Sau đó dùng phương pháp điều tra, thử nghiệm, thống kê số liệu, so sánh đối chiếu thực tiễn và thực hiện một cách thường xuyên theo các bước dạy cơ bản sau: + Bước 1: Đọc kĩ đề toán ( xác định cái đã cho, cái phải tìm. Tìm hiểu ý nghĩa của đề bài toán và ý nghĩa của từng câu chữ ). + Bước 2: Tóm tắt đề toán ( suy nghĩ, tìm tòi phát hiện mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm ). + Bước 3: Phân tích bài toán, lập sơ đồ giải. + Bước 4: Trình bày bài giải: Thực hiện các bước giải của bài toán. Thực hiện các phép tính theo trình tự được thiết lập để tìm đáp số, chú ý kiểm tra từng bước tính toán suy luận. Đối với học sinh khá, giỏi khi trình bày bài giải phải rút ra kinh nghiệm, tìm cách giải khác ngắn gọn và hay nhất. + Bước 5: Thử lại bài giải II. LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG: Qua nghiên cứu đề tài này tôi thấy: Nếu giáo viên tiểu học nắm chắc bản chất toán học của các mạch kiến thức nói chung, của mạch kiến thức “ giải toán có lời văn” nói riêng, nắm được sự thể hiện các nội dung cơ bản trong kến thức đó ở SGK thì chắc chắn việc dạy và học sẽ tốt hơn. Vì vậy, có hiểu đúng, xác định đúng trọng tâm kiến thức của từng loại bài thì giáo viên mới truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách linh hoạt nhất, chắc chắn nhất. Song, nếu nắm vững các bước giải toán có lời văn cơ bản thì học sinh dễ dàng tiếp cận với nhiều dạng toán giải khác nhau, giúp phát triển tư duy toán học, rèn khả năng suy nghĩ linh hoạt và suy luận trong giải toán. Việc dạy học giải toán có lời văn không chỉ đem lại những tri thức mới, những kĩ năng cơ bản cần thiết của việc giải toán mà nó còn góp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Như vậy, qua việc thực hiện nội dung nghiên cứu trên, tôi thấy được tầm quan trọng trong việc giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn là một công việc đòi hỏi mỗi giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại mới thực hiện được. Vì kết quả đem lại không phải ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình học tập và rèn luyện hết sức khó khăn. Mỗi biện pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên vận dụng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người giáo viên. Để giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, ngoài kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo dõi từng bước tiến bộ trong học tập của học sinh để hướng các em đi đúng theo kế hoạch mà mình đã đề ra. Có như vậy thì chất lượng học tập của học sinh chắc chắn và có hiệu quả hơn. III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: - Giáo viên luôn quan tâm, đầu tư cho việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, khuyến khích các em tìm nhiều cách giải khác nhau. - Giáo viên phải luôn chú ý đến mọi đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt đối với những em chậm tiếp thu thì giáo viên phải hướng dẫn các em nhiều hơn, kết hợp với phụ huynh học sịnh để có kế hoạch giúp học sinh học tập tiến bộ. - Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ, tay nghề. Với khả năng có hạn, chắc chắn những vấn đề được đưa ra còn những khiếm khuyết, rất mong được đón nhận những ý kiến góp ý chân thành của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Hoài Tân, ngày 20 tháng 12 năm 2014 Người viết Trương Thị Hạt DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa toán 3 - Sách giáo viên toán 3 - Các dạng toán cơ bản ở lớp 3 ( PGS Vũ Duy Thụy – Nguyễn Danh Ninh ) - Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội - Thực hành phương pháp dạy học toán ở Tiểu học ( chủ biên Đào Tam , Đại học từ xa Huế ) MỤC LỤC Trang PHẦN A: MỞ ĐẦU................................................................................................1 I. LÍ DO NGHIÊN CỨU.................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI .............................................................................1 II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .............................................................1 IV. CƠ SỞ TIẾN HÀNH ............................................................................1 PHẦN B: NỘI DUNG .......................................................................................2 I. CƠ SỞ KHOA HỌC, LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ..2 II. THỰC TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI ...................................................3 III. NỘI DUNG – GIẢI PHÁP ...................................................................4 1. Biện pháp giúp học sinh nắm vững phương pháp giải toán ...................4 2. Hướng dẫn học sinh nắm vững phương pháp chung về các bước giải các bài toán có lời văn .................................................................................................5 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................13 PHẦN C: KẾT LUẬN .....................................................................................15 I. KHÁI QUÁT KẾT LUẬN ....................................................................15 II. LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG ............................................15 III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................16 ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CẤP HUYỆN. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_giai_bai_toan_co_l.doc