Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc Lớp Ba

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

7.1.1. Vai trò của phân môn Tập đọc.

- Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông.

 - Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học;

7.1.2. Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp Ba:

 Chương trình Tập đọc lớp 3 được gắn với 15 chủ điểm: Măng non; Mái ấm; Tới trường; Cộng đồng; Quê hương; Bắc trung nam; Anh em một nhà; Thành thị và nông thôn; bảo vệ Tổ quốc; Sáng tạo; Nghệ thuật; Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung; Bầu trời và mặt đất. Học trong 35 tuần, hai tuần học một chủ điểm (4 bài tập đọc), riêng chủ điểm “Ngôi nhà chung ” học trong 3 tuần (6 bài tập đọc).

* Chuẩn cần đạt:

+ Đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí và bước đầu đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật, diễn cảm văn bản, thuộc lòng được một số bài văn, bài thơ trong chương trình học.

+ Hiểu nội dung bài đọc.

* Các kĩ năng sống cần giáo dục học sinh qua các bài Tập đọc lớp 3:

+ Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiển soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc Lớp Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên )
Nghe nói,/ bác nông dân giãy nảy://
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu/ mà phải trả tiền?// (giọng bác nông dân ngạc nhiên, giãy nảy lên )
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.//
- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần.// Còn ông chủ quán,/ ông hãy chịu khó mà nghe.// (giọng Mồ Côi thản nhiên, nghiêm nghị khi yêu cầu bác nông dân phải xóc bạc, chủ quán phải chú ý nghe).
Mồ Côi phán:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên/ “hít mùi thịt”,/ một bên/ “nghe tiếng bạc”.// thế là công bằng.// (giọng Mồ Côi oai phong, giấu một nụ cười hóm hỉnh)
Nói xong,/ Mồ côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân/ rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.// (giọng người dẫn chuyện khách quan, vui vẻ)
Sau khi học sinh tham gia thi đọc xong, tôi hỏi học sinh “Em thích nhất câu nói của nhân vật nào trong bài? Vì sao?” rồi yêu cầu lớp nhận xét cách thể hiện giọng đọc diễn cảm của từng bạn về các nhân vật. Sau đó gọi một nhóm học sinh khác thi đọc diễn cảm và yêu cầu học sinh phối hợp giọng đọc với cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ để phù hợp nội dung từng tranh của đoạn đọc. Cuối cùng tôi chốt thêm một số cách đọc và tuyên dương những học sinh có giọng đọc hay, khuyến khích những học sinh này giúp đỡ bạn đọc chậm để bạn đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản và từng bước thể hiện được giọng đọc diễn cảm ở một số câu văn ngắn và dễ đọc.
Từ cách luyện đọc diễn cảm trên, đã giúp học sinh vận dụng vào tiết Kể chuyện rất tốt. Khi kể chuyện, các em đã không cần nhìn tranh mà tái hiện được nội dung câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn và thu hút các bạn tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ kể chuyện. Ngoài ra ở thể loại văn kể chuyện, bản thân còn tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm theo vai, theo đoạn, theo nhóm để khuyến khích nhiều học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc diễn cảm và góp phần học tốt các môn học khác. 
Thể loại văn tả phong cảnh: 
Ở thể loại văn này, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm của phong cảnh được tả. 
Ví dụ dạy bài Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 127). Sau khi đọc mẫu, tôi gắn tranh cho học sinh quan sát kĩ về nhà rông 
và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc rõ ràng, làm toát lên được đặc điểm của nhà rông và những nét sinh hoạt cộng đồng của họ.
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim,/ gụ,/ sến,/ táu.// Nó phải cao để đàn voi đi qua không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.// (đọc giọng tả rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ tả đặc điểm của nhà rông).
Thể loại văn miêu tả: 
Ở thể loại văn miêu tả để học sinh thể hiện tốt giọng đọc, tôi hướng dẫn học sinh tùy vào từng bài để thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc và chú ý nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ bài Cửa Tùng (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 109), toàn bài này, khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tôi cũng gắn tranh giới thiệu cho học sinh nắm được vẻ đẹp diệu kì của nước biển Cửa Tùng được thể hiện qua một số từ gợi tả, gợi cảm để học sinh nắm vững và vận dụng đọc bài tốt hơn. 
“Diệu kì thay,/ trong một ngày,/ Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.// Bình minh/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.//” (giọng đọc nhẹ nhàng, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm).
Thể loại thơ ca: 
Thể loại thơ ca là tùy thuộc vào từng bài ở từng thể loại để hướng dẫn học sinh đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên hay dịu dàng, tình cảm hoặc nhẹ nhàng, tha thiết. Nhịp thơ khi đọc tuỳ thuộc vào từng thể thơ.Như bài Chú ở bên Bác Hồ (Tiếng Việt 3 tập 2, trang 16) đây là bài thơ thuộc thể thơ tự do, ở bài này 2 khổ thơ đầu cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên thể hiện được sự băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga, khổ thơ cuối hướng dẫn học sinh đọc với nhịp chậm, trầm lắng thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của ba mẹ Nga khi nhớ đến người chú đã hy sinh. 
Chú ở đâu,/ở đâu?//
Trường Sơn dài dằng dặc?//
Trường Sa đảo nổi,/chìm? //
Hay Kon Tum,/Đăk Lăk?//
 Bước 6. Luyện đọc học thuộc lòng:
Ở những bài dạy có yêu cầu luyện đọc thuộc lòng, tôi chú ý kết hợp luyện đọc thành tiếng bằng cách tổ chức đọc cá nhân riêng lẻ, hoặc nối tiếp đọc đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp, thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ hoặc cả bài thơ, đọc phối hợp với nhiều học sinh.
Khi lắng nghe học sinh đọc tôi đã kịp thời động viên, khích lệ từng em, gợi ý, khuyến khích trao đổi cách đọc với học sinh để các em thấy được chỗ nào mình đọc diễn cảm rồi, chỗ nào mình đọc chưa diễn cảm để giúp học sinh biết rút kinh nghiệm, tự tin và đọc tốt hơn. Bên cạnh luyện đọc thành tiếng tôi còn giúp học sinh luyện đọc theo tranh minh họa hoặc luyện đọc theo một số từ ngữ trên bảng. Cách đọc này, vừa giúp học sinh thuộc bài nhanh lại vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức và ghi nhớ nội dung bài. Khi đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh tôi nhắc nhở học sinh phải đọc với giọng nhịp nhàng, vừa phải, gây hứng thú cho người nghe.
Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh, vật thực cho giờ học và bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn khó cần luyện đọc cho học sinh.
Ví dụ với bài Hai bàn tay em (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 7) tôi đã tổ chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ với hình thức trò chơi “Nhìn tranh thi đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích” theo cặp, rồi từng cặp thi đọc trước lớp và nêu nội dung bài, nêu nội dung khổ thơ nhóm mình đọc.
Hai bàn tay em/
Như hoa đầu cành/
Hoa hồng hồng nụ/
Cánh tròn ngón xinh./
 Với hình thức thi đọc như trên đã tạo được không khí thoải mái, vui tươi trong giờ học, làm cho học sinh hăng hái, chủ động tham gia vào quá trình luyện đọc; giúp học sinh thuộc lòng bài thơ nhanh hơn đồng thời lại khắc sâu kiến thức hơn.
Bước 7. Tổ chức giờ học thân thiện - học sinh tích cực
Đây là giờ học rất có ý nghĩa nhất đối với phân môn Tập đọc. Vì ở lứa tuổi này học sinh rất hiếu động, nếu giờ tập đọc chỉ đọc và trả lời câu hỏi thì học sinh không hứng thú học tập, không khích lệ được học sinh đọc chậm vươn lên, không tạo được môi trường thân thiện để các em thích học. Chính vì vậy, trong giờ học tôi kết hợp cho học sinh tham gia nhiều trò chơi học tập mang tính chất hòa đồng, thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Nếu bài học có hội thoại thì tôi cùng sắm vai với học sinh đọc theo nhân vật. Còn đối với các thể loại khác, tôi tổ chức trò chơi thi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy và diễn cảm một câu văn hoặc một đoạn văn, ... trong bài. 
Ví dụ dạy bài Tiếng ru (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 64) tôi đọc câu 1 “Con ong làm mật,/ yêu hoa” và gọi một em khác đọc câu tiếp theo “Con cá bơi, yêu nước;/ con chim ca yêu trời”, sau đó em học sinh được quyền mời bạn khác đọc câu tiếp theo, cứ như vậy lần lượt đọc hết bài. Với phương pháp này học sinh được tham gia đọc nhiều hơn, các em lại chú ý vào bài đọc một cách vui vẻ, nếu không chú ý thì không đọc được và sẽ bị các bạn phê bình. Chính vì thế, các em rất chăm chú, trật tự thi đua với nhau đoc thuộc lòng mà không gây áp lực cho học sinh mà tạo được môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
Phương pháp đọc trên có thể đọc thi đua theo tổ. Tổ nào đọc hay, đọc lưu loát, diễn cảm thì tổ đó được biểu dương, khen ngợi. Từ hình thức đọc trên đã giúp các em trước đây đọc chậm, giờ đã đọc tốt hơn rất nhiều và có ý thức vươn lên trong học tập. Ngoài ra tôi còn sắp xếp chỗ ngồi cho em đọc tốt ngồi cạnh em đọc chậm, đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản để em đọc tốt, đọc diễn cảm kèm cặp bạn đọc chậm vào các giờ học và giờ ra chơi bằng nhiều hình thức như thi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát một câu văn hoặc một đoạn văn, ...nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và ngày càng học tốt phân môn Tập đọc. 
Bước 8. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Đối với học sinh đọc chậm, đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản mà chưa được cha mẹ quan tâm nhiều đến việc học tập. Bản thân đã đến thăm gia đình em, tìm hiểu hoàn cảnh, đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa trong gia đình. Kiểm tra góc học tập của em và tâm sự với cha mẹ em về sự cần thiết phải quan tâm đến việc học tập của em và nhất là phân môn Tập đọc. Mong gia đình tạo điều kiện kèm cặp, nhắc nhở em buổi tối ở nhà cố gắng xem lại bài đã học để đọc nhanh hơn, rõ ràng hơn. Ngoài ra tôi còn tổ chức tốt các cuộc họp với cha mẹ học sinh để thông báo và đề ra những biện pháp học tập cụ thể cho từng em, từng đối tượng học sinh.
Các giờ học trên lớp, tôi thường xuyên gọi các em đọc chậm, đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản đọc bài rồi uốn nắn, sửa chữa những câu, từ do học sinh đọc sai. Mặt khác, vào giờ ra chơi bản thân còn cùng ngồi đọc bài với những em đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản để giúp em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dần dần sẽ đọc tốt hơn. Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên động viên, khen ngợi các em kịp thời khi em có tiến bộ và liên lạc với cha mẹ em để tìm biện pháp giúp đỡ em vươn lên trong học tập. 
* Ví dụ minh họa cho các biện pháp thực hiện hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3
Tập đọc: (T48) VỀ QUÊ NGOẠI (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 133)
I. Mục tiêu
	- Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng một số từ như: ríu rít, mát rợp,  Biết đọc ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, các câu thơ lục bát.
	- Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài như: hương trời, chân đất,Hiểu bài thơ nói đến một bạn nhỏ về thăm quê ngoại, bạn cảm thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và yêu thêm những người nông dân đã làm ra hạt gạo.
	- Học sinh yêu quý môi trường thiên nhiên, yêu quý người nông dân đã làm ra lúa gạo, yêu quý cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.
	II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài học, bảng phụ viết sẵn khổ thơ hướng dẫn học sinh đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: Luyện đọc đúng
- Đọc mẫu toàn bài + HD giọng đọc
- Luyện đọc câu
- Yêu cầu học sinh nêu từ khó 
- Hướng dẫn cách đọc
B2: Luyện đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy.
- Luyện đọc khổ thơ + giải nghĩa từ
- Gắn bảng nhóm HDHS đọc câu khó 
- Luyện đọc khổ thơ 
+ Hương trời là như thế nào?
- Đọc theo nhóm 
- Nhận xét, tuyên dương
B3: Luyện đọc thầm, đọc hiểu
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
+ Câu thơ nào cho biết điều đó?
+ Quê ngoại của bạn ở đâu?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
- Nhận xét, chốt ý, GDHS
- Y/C đọc khổ thơ còn lại
+) Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
- Y/C HS thảo luận (2 phút) và báo cáo
- Nhận xét, bổ sung, tuyên dương
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ thay đổi như thế nào?
- Liên hệ: Em đã làm gì để cuộc sống thêm tươi đẹp? 
B4. Luyện đọc diễn cảm (đọc học thuộc lòng)
 - Gắn bảng phụ yêu cầu đọc khổ thơ 1 
- Chốt ý, HD cách đọc
- Thi đọc 
- Nhận xét
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ 
- Cất bảng phụ, gắn tranh yêu cầu học sinh thi đọc thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ, khổ thơ mình yêu thích trước lớp. 
- Nhận xét bình chọn
- Yêu cầu đọc thuộc lòng toàn bài
- Nhận xét 
- Dặn học sinh về luyện đọc lại bài nhiều lần.
- Nhận xét tiết học
- HS theo dõi SGK
- Nối tiếp đọc câu
- HS nêu: ríu rít, mát rợp, 
- HS đọc cá nhân + đồng thanh
- 1 HS đọc, lớp nhận xét
- 1 HS đọc và 2 HS thi đọc
- 2 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ 
- Ý nói mùi thơm của hoa sen tỏa ngát trong không gian.
- HS đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc khổ thơ theo nhóm
- Nhận xét, bình chọn.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- Ở thành phố về thăm quê
- Câu: Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
- Quê ngoại của bạn ở nông thôn
- Có đầm sen nở ngát hương trời, gặp trăng, gặp gió bất ngờ,
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS thảo luận theo cặp và báo cáo
- Vì bạn ăn hạt gạo từ nhỏ mà hôm nay mới thấy người làm ra hạt gạo 
- Vì những người làm ra hạt gạo họ rất thật thà nên bạn rất thương họ như thương bà ngoại mình 
- Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ thêm yêu cuộc sống, yêu con người ở quê thật thà 
- HS nêu 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, nhận xét, - - Học sinh nêu cách đọc
- 1 HS đọc lại đoạn 1, 2 HS thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn 
- HS thi đọc theo cặp trước lớp 6– 8 cặp
- HS thi học thuộc long, đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn
- 1 HS đọc toàn bài 
HS lắng nghe
7.5. Kết quả đạt được
 Để đảm bảo tính khách quan của quá trình thực nghiệm, tôi lựa chọn 2 lớp trong khối 3 tương đương nhau về trình độ để làm đối tượng thực nghiệm. Trong đó lớp thực nghiệm là lớp 3A ( tổng số 37 học sinh) và lớp đối chứng là lớp 3B ( tổng số 36 học sinh).
Với lớp 3B giáo viên vẫn áp dụng các biện pháp như cũ bình thường, còn lớp 3A, tôi áp dụng các biện pháp đã đề xuất như trên trong quá trình dạy phân môn Tập đọc. Sau thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra để so sánh kết quả và rút ra kết luận. Dưới đây là bảng thống kê các kết quả kiểm tra đầu vào, đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng học tốt phân môn Tập đọc của học sinh trong lớp đầu năm học 2019-2020 khi bắt đầu thực hiện đề tài:
Lớp
Số học sinh tham gia
Mức độ học tốt phân môn Tập đọc 
Đọc diễn cảm 
Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát
Đọc to nhưng ngọng, đọc còn thêm, bớt
Đọc chậm, đọc nhỏ, đọc còn phải đánh vần
Lớp thực nghiệm 
( 3A )
	37 em
5 em
9 em
14 em
9 em
Lớp đối chứng
( 3B )
36 em
4 em
9 em
13 em
10 em
Bảng 2: Kết quả sau chất lượng phân môn Tập đọc sau khi thực nghiệm:
Lớp
Số học sinh tham gia
Mức độ học tốt phân môn Tập đọc 
Đọc diễn cảm 
Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát
Đọc to nhưng ngọng, đọc còn thêm, bớt
Đọc chậm, đọc nhỏ, đọc còn phải đánh vần
Lớp thực nghiệm 
( 3A )
	37 em
9 em
16 em
9 em
3 em
Lớp đối chứng
( 3B )
36 em
5 em
11 em
14 em
6 em
Đề tài này khi vận dụng vào hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3 thì chất lượng đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy, diễn cảm văn bản của học sinh tăng lên rõ rệt. Đặc biệt số học sinh đọc chậm, đọc nhỏ, đọc đánh vần giảm hẳn và còn giúp học sinh yêu thích môn học, hứng thú, sôi nổi tham gia vào các hoạt động của giờ học: chơi mà học, học mà chơi - môn học mang đến bao điều bổ ích, niềm vui của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta. 
7.6. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc tại trường Tiểu học 
- Có chính sách đối với đội ngũ giáo viên
- Nâng cao trình độ của giáo viên (kiến thúc và kĩ năng)
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Dạy học phân hóa
- Tăng cường tổ chức hội thảo, giao lưu về dạy học
- Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh
- Tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh:
7.7. Kết luận và kiến nghị
7.7.1.Kết luận:
Khi vận dụng các giải pháp, biện pháp trên vào việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3, bản thân đã giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt, biết được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt và tự tin khi diễn đạt bằng lời nói trước bạn bè, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập một cách linh hoạt, hồn nhiên, đồng thời làm cho các em ngày càng chăm chỉ học tập. Mỗi ngày đến lớp, đến trường các em không ngừng học hỏi lẫn nhau để phát huy tính tích cực, tư duy trừu tượng phong phú của mình, làm cho mỗi tiết học, mỗi hoạt động học tập đều đạt hiệu quả. Đặc biệt còn từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
7.7.2. Kiến nghị :
* Đối với nhà trường
Bổ sung thêm tranh ảnh minh họa cho các tiết Tập đọc chưa có tranh ảnh.
* Đối với giáo viên
 Giáo viên thường xuyên quan tâm, hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và phát triển tính mạnh dạn, tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
* Đối với phụ huynh học sinh
Cha mẹ học sinh cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập, rèn luyện của con em mình và liên lạc thường xuyên với giáo viên giảng dạy để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của các em. 
8. Những thông tin cần được bảo mật
	Không có thông tin cần bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 - Được sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, học sinh và phụ huynh.
9.1. Đối với nhà trường:
- Phân công giáo viên đứng lớp một cách hợp lí.
- Tuyên truyền cho PHHS để tạo sự đồng thuận về việc dạy học. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh đi học đầy đủ, hạn chế việc nghỉ học thường xuyên và nghỉ trong thời gian dài.
- Đảm bảo cơ sở vật chất phòng học tốt; Có đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho việc nghiên cứu và áp dụng.
9.2. Đối với giáo viên:
- Để thực hiện thành công các giải pháp, biện pháp của đề tài này, giáo viên giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3 cần phải hết lòng vì học sinh. Thường xuyên tạo sân chơi cho học sinh để học sinh có cơ hội giao tiếp, học hỏi lẫn nhau và tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
- Trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp để tìm phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt, phong phú, đa dạng. 
 - Tuân thủ quy trình dạy học
-  Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có kĩ năng sư phạm không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có lòng say mê nghề nghiệp, tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai đất nước. Dạy chắc chắn, hướng dẫn tỉ mỉ, đảm bảo HS học đâu chắc đấy, HS đạt được yêu cầu mới chuyển sang dạy bài khác
10. Đánh giá lợi ích thu được được của sáng kiến 
10.1. Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp Ba”phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thử nghiệm trong điều kiện cụ thể tại trường Tiểu học và mang lại lợi ích thiết thực. Ngoài ra Sáng kiến kinh nghiệm này còn có khả năng áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học.
10.2. Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của trường Tiểu học
* Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi áp dụng được Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao ở các tiêu chí sau:
- Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trong huyện.
- Sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong học tập và trong cuộc sống.
- Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực về nguồn lực con người góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong tương lai.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
TT
Tên tổ chức, cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi, lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Học sinh khối 3 năm học 2019 - 2020
Trường Tiểu học Chấn Hưng
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp Ba
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện nghiên cứu, thời gian và phạm vi có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô trong Hội đồng khoa học nhà trường cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và ứng dụng thực tế có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh trong trường trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Chấn Hưng, ngày  tháng năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Trần Thị Thu Hiền
Chấn Hưng, ngày  tháng  năm 2019
Tác giả sáng kiến
Đỗ Thị Thanh Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Tiếng Việt 3, tập I – sách giáo viên
Nguyễn Minh Thuyết
2
Tiếng Việt 3, tập I – sách giáo khoa
Nguyễn Minh Thuyết
3
Luyện từ và câu lớp 3
Đặng Mạnh Thường
4
155 bài làm văn – Tiếng Việt 3
Tạ Thanh Sơn
5
Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học
Trần Mạnh Hưởng
6
Bồi dưỡng văn - Tiếng Việt 3, tập I
Nguyễn Thị Kim Dung

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan