Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc – Kể chuyện Lớp 3

Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc - Kể chuyện nói riêng góp phần quan trọng trong việc hình thành cho học sinh với bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ và cũng là quá trình chuyển tiếp từ hình thức sang lời nói có âm thanh và thông hiểu chúng; là mối quan hệ giữa các từ đã đọc và các khái niệm, hiện tượng đã nhớ nên hiểu và kể lại được nội dung của những gì ta đã đọc.

- Các bài Kể chuyện lớp 3 trong SGK là sự tiếp nối từ bài Tập đọc, nên trong quá trình dạy học thầy và trò sẽ không mất thời gian làm những việc sau:

 + Giáo viên không phải kể chuyện cho học sinh nghe.

 + Thầy và trò không cần phải tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện vì việc này đã tìm hiểu rất kĩ trong bài tập đọc.

- Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, sử dụng từ ngữ đôi lúc còn chưa chính xác. Vì vậy để tiết Tập đọc - Kể chuyện đạt hiệu quả, giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh, nắm được yêu cầu, mục đích cần đạt. Qua quá trình giảng dạy cho thấy:

 Phân môn Tập đọc - Kể chuyện lớp 3 được dạy lồng ghép vào nhau, từ việc học sinh luyện đọc tìm hiểu nội dung bài rồi kể lại được nội dung câu chuyện mà các em vừa được đọc đây là một sự kết hợp mới so với lớp 2.

- Trong thực tế giảng dạy ở lớp 3 nhiều năm qua và lớp tôi hiện nay một số khó khăn mà học sinh thường hay mắc phải là:

+ Nhìn chung học sinh ít đọc bài tập đọc trước ở nhà, nếu có cũng chỉ đọc một cách qua loa, chiếu lệ chưa có chuẩn bị chu đáo.

+ Đến lớp nhiều em chưa phát huy được kỹ năng trong quá trình luyện đọc.

+ Học sinh kể chuyện mới chỉ dừng lại ở mức độ thuộc truyện, chưa thể hiện được giọng các nhân vật, chưa thể hiện được cử chỉ, điệu bộ.

Mặc dù đa số các em rất thích học tiết Tập đọc - Kể chuyện, bởi vì đây là dịp các em được kể cho các bạn nghe và được nghe các bạn kể. Vì vậy, các em rất tập trung nghe các bạn kể và tham gia nhận xét. Tuy nhiên, các em vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi kể chuyện theo yêu cầu nội dung câu chuyện.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc – Kể chuyện Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2018 - 2019
______________________
I. Sơ lược bản thân
- Họ và tên: Nguyễn Thanh Trúc	 Năm sinh: 01/04/1982
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Giáo dục Tiểu học 
- Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp 3/1 (Tổ trưởng khối 1,2,3)
- Đơn vị: Trường Tiểu học Hòa Tân 3.
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3.
II. Nội dung
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến 
1.1. Thực trạng 
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc - Kể chuyện nói riêng góp phần quan trọng trong việc hình thành cho học sinh với bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ và cũng là quá trình chuyển tiếp từ hình thức sang lời nói có âm thanh và thông hiểu chúng; là mối quan hệ giữa các từ đã đọc và các khái niệm, hiện tượng đã nhớ nên hiểu và kể lại được nội dung của những gì ta đã đọc.
- Các bài Kể chuyện lớp 3 trong SGK là sự tiếp nối từ bài Tập đọc, nên trong quá trình dạy học thầy và trò sẽ không mất thời gian làm những việc sau:
 + Giáo viên không phải kể chuyện cho học sinh nghe.
 + Thầy và trò không cần phải tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện vì việc này đã tìm hiểu rất kĩ trong bài tập đọc.
- Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, sử dụng từ ngữ đôi lúc còn chưa chính xác. Vì vậy để tiết Tập đọc - Kể chuyện đạt hiệu quả, giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh, nắm được yêu cầu, mục đích cần đạt. Qua quá trình giảng dạy cho thấy:
 Phân môn Tập đọc - Kể chuyện lớp 3 được dạy lồng ghép vào nhau, từ việc học sinh luyện đọc tìm hiểu nội dung bài rồi kể lại được nội dung câu chuyện mà các em vừa được đọc đây là một sự kết hợp mới so với lớp 2.
- Trong thực tế giảng dạy ở lớp 3 nhiều năm qua và lớp tôi hiện nay một số khó khăn mà học sinh thường hay mắc phải là:
+ Nhìn chung học sinh ít đọc bài tập đọc trước ở nhà, nếu có cũng chỉ đọc một cách qua loa, chiếu lệ chưa có chuẩn bị chu đáo.
+ Đến lớp nhiều em chưa phát huy được kỹ năng trong quá trình luyện đọc.
+ Học sinh kể chuyện mới chỉ dừng lại ở mức độ thuộc truyện, chưa thể hiện được giọng các nhân vật, chưa thể hiện được cử chỉ, điệu bộ.
Mặc dù đa số các em rất thích học tiết Tập đọc - Kể chuyện, bởi vì đây là dịp các em được kể cho các bạn nghe và được nghe các bạn kể. Vì vậy, các em rất tập trung nghe các bạn kể và tham gia nhận xét. Tuy nhiên, các em vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi kể chuyện theo yêu cầu nội dung câu chuyện.
Qua kết quả thống kê ở năm học 2017-2018 và thực tế ở năm 2018-2019 cho thấy học sinh thực hiện được như sau:
TT
Kiểu bài tập
rèn kĩ năng kể
Yêu cầu
Mức độ HS
thực hiện được
Hạn chế
1
Kể chuyện theo tranh
Quan sát các chi tiết trong tranh để kể lại câu chuyện.
HS quan sát tranh và kể được truyện.
08 HS – 24,2%
HS kể máy móc theo SGK. 
25 HS - 75,8%
2
Kể theo gợi ý
HS liên tưởng đến nội dung bài và kể lại.
HS liên tưởng nội dung và kể lại được truyện.
07 HS – 21,2%
HS nhàm chán và trả lời rập khuôn.
26 HS - 78,8%
3
Kể chuyện nhập vai
HS chọn 1 nhân vật yêu thích để nhập vai kể.
HS biết hóa thân vào nhân vật để kể.
05 HS – 15,2%
HS còn rụt rè, chưa sáng tạo.
28 HS – 84,8%
4
Phân vai và dựng lại câu chuyện
HS thể hiện vai diễn hoặc thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ nhân vật.
HS thể hiện vai diễn cử chỉ, điệu bộ, 
05 HS – 15,2%
HS chỉ thuộc lời của nhân vật.
28 HS – 84,8%
- Qua kết quả trên cho thấy chất lượng dạy và học (kể chuyện) đạt hiệu quả chưa cao, chưa phát triển hết ngôn ngữ nói của học sinh, mặc dù các em cũng rất thích học phân môn Tập đọc - Kể chuyện.
- Để đạt hiệu quả cao hơn là giáo viên chúng ta cần quan tâm đúng mức đến việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Phải có sự chuẩn bị cũng như các phương pháp đặc trưng để thực hiện phần kể chuyện. Như thế sẽ giúp cho quá trình luyện nói qua phân môn Tập đọc - Kể chuyện đạt hiệu quả hơn.
1.2. Nguyên nhân
Trong nhà trường Tiểu học coi môn Tiếng Việt là môn học trung tâm, là nền móng cho các môn học khác. Một trong những phân môn có vị trí quan trọng là phân môn Tập đọc. Tập đọc là môn thực hành góp phần hình thành và phát triển năng lực: Nghe, nói, đọc, viết. Đây là những kỹ năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần đạt được. Rèn đọc tốt giúp các em hiểu đúng nội dung của bài. Từ đó các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và trong học tập.
+ Với lớp 3 theo chương trình phân môn Tập đọc - Kể chuyện là phân môn
mới, là sự kết hợp giữa tập đọc và kể chuyện thể hiện trong 2 tiết dạy liền nhau cùng một buổi.
+ Phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em, giao phó cho giáo viên và nhà trường nên một số em về nhà không có sự đôn đốc trong học tập từ gia đình.
+ Học sinh lười đọc bài tập đọc trước ở nhà.
- Nói tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Vì vậy, Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ.
2. Tính mới của sáng kiến (các biện pháp đã thực hiện) 
2.1. Giáo viên cần nắm vững mức độ, yêu cầu của phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3.
- Với giáo viên chúng ta cần lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng dạng bài kể chuyện trong chương trình lớp 3 
- Đối với học sinh, cần: 
+ Đọc được một bài khoảng 150 chữ trong thời gian 2 – 3 phút.
+ Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn bài học (thơ hay văn xuôi), biết đọc rõ các từ và nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy.
+ Đọc thầm, đọc hiểu nội dung bài; nêu ý chính của đoạn, bài đã học, trả lời được những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa bài học.
+ Có giọng đọc phù hợp với thể loại và nội dung bài đã học thuộc lòng (bài thơ 10 – 12 dòng, bài văn xuôi khoảng 80 chữ).
* Đối với phần Tập đọc:
- Giáo viên đọc mẫu và nắm được nội dung bài học nhằm xác định mục đích, yêu cầu và phương pháp dạy Tập đọc. 
- Giáo viên cần chú ý : Thường bài tập đọc học sinh rất dễ mắc lỗi nào về cách phát âm ? (những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp hoặc câu quá dài).
 + Giọng điệu chung của bài như thế nào ? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì ? Khi kể thì kể với giọng như thế nào ?
 + Bài cần đọc trong thời gian bao lâu ? (Xác định tốc độ đọc).
 + Những từ ngữ nào cần dạy, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
 	Ví dụ: Khi dạy bài “Trận bóng dưới lòng đường” tôi đọc kỹ bài, xác định được trong bài đọc học sinh dễ mắc lỗi ở những tiếng sau: ngần ngừ, chệch, khuỵu xuống, xuýt xoa, mếu máo, quá, quắt, 
+ Cần ngắt nhịp nghỉ hơi ở câu thể hiện lời gọi ngắt quãng như “Ông ơi// cụ ơi! // Cháu xin lỗi cụ. //”
 + Nhấn giọng ở các từ ngữ sau: cướp, bấm nhẹ, dẫn bóng, lao đến, ngần
ngừ, dốc bóng, chúi, sững lại, 
 + Xác định cách đọc ở đoạn 1 và 2 hơi nhanh, dồn dập vì 2 đoạn này tả trận bóng dang diễn ra, đoạn 3 thì nhịp chậm hơn vì đoạn này nói đến hậu quả tai hại của trò chơi không đúng chỗ.
- Hoạt động đọc của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình lên lớp dạy tiết Tập đọc. Nó bao gồm nhiều các thao tác của giáo viên nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh, để luyện cho học sinh đạt hiệu quả cao. Trước hết, giáo viên cần xác định rõ: Luyện đọc cho học sinh cái gì ? Luyện đọc như thế nào ? 
- Tùy theo địa phương, từng đối tượng học sinh mà ta xác định lỗi phát âm của học sinh mình mắc phải để luyện đọc.
Ví dụ: Bài “Nắng Phương Nam”. Giáo viên luyện phát âm cho học sinh ở những tiếng có vần khó như: xoắn xuýt, tủm tỉm, Uyên, sửng sốt . . . 
- Bên cạnh luyện đọc phát âm, giáo viên cần luyện cho học sinh biết cách ngắt, nghỉ hơi đúng; dựa vào nghĩa và mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để dạy cách ngắt hơi cho học sinh. 
- Nên kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy như: trực quan, miêu tả, so sánh, đặt câu,  Tuy nhiên, dù chọn phương pháp nào giáo viên cũng cần chú ý giảng từ kết hợp giảng ý, tránh giảng theo lối định nghĩa, áp đặt cho học sinh.
2.2. Xây dựng một số bài tập Kể chuyện nhằm nâng cao kỹ năng nói của học sinh trong phân môn Tập đọc- Kể chuyện:
 2.2.1. Kiểu bài “ Kể chuyện theo tranh”	
Là kiểu bài giúp học sinh kể lại câu chuyện qua việc quan sát các chi tiết trong tranh minh họa. 
* Đối với học sinh hoàn thành:
- Giáo viên treo tranh minh họa, yêu cầu học sinh dựa vào tranh tóm tắt lại nội dung từng đoạn hoặc nội dung câu chuyện.
 Ví dụ: Bài “Cậu bé thông minh”. Yêu cầu học sinh: Dựa vào mỗi bức tranh sau đây để kể lại từng đoạn của câu chuyện. Gợi ý: Học sinh quan sát chi tiết từng tranh và trả lời câu hỏi:
 + Trong tranh có nhân vật nào ? 
 + Trong truyện có các sự việc gì ?
 + Kể tóm tắt từng đoạn theo tranh.
 + Kể tóm tắt toàn bộ câu chuyện.
 - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh và các câu hỏi gợi ý để kể.
 * Đối với học sinh có năng khiếu: Học sinh dựa vào tranh tưởng tượng tình huống không có thật trong truyện và kể bằng lời của mình.
 2.2.2. Kiểu bài “ Kể chuyện theo gợi ý”
 Giúp cho học sinh có kỹ năng kể lại bằng việc tái hiện nội dung truyện. Chuẩn bị cho kỹ năng kể toàn bộ câu chuyện theo lối phân vai, nhập vai hoặc bằng 
lời của tác giả.
 - Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi ngắn gọn hơn sách giáo khoa nhằm phát huy khả năng nói của học sinh.
Ví dụ: Bài “Chiếc áo len và Nắng Phương Nam”.
 - Học sinh dựa vào gợi ý để tóm tắt từng đoạn của câu chuyện.
 + Trả lời câu hỏi để nhớ lại nội dung truyện và ý chính của từng đoạn.
 + Từ những ý chính đó tóm tắt nội dung của câu chuyện.
- Đối với loại bài này, giáo viên cần nêu các câu hỏi ngắn gọn và mang hướng 
“mở” để học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Cần tạo điều kiện cho học sinh nói theo nhiều hướng, sau đó mới sửa chữa nếu chưa đúng nội dung câu chuyện hoặc gặp khó khăn khi dùng từ thay thế.
 2.2.3. Kiểu bài “ Kể chuyện nhập vai”
- Kiểu bài này rèn cho học sinh kỹ năng độc thoại ở mức độ cao hơn so với kiểu bài kể chuyện theo tranh bằng lời của học sinh, mà dựa theo các yếu tố của tranh, học sinh có thể nói theo ý thích của mình.
- Giáo viên đưa ra tình huống “mở” để học sinh lựa chọn nhân vật và nhập vai theo nhân vật đó để kể.
Ví dụ: Bài “Trận bóng dưới lòng đường", “Cuộc chạy đua trong rừng”. Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong truyện có rất nhiều nhân vật, em thích nhân vật nào nhất, hãy kể lại bằng lời của nhân vật đó theo gợi ý:
+ Quan sát và kể tên các nhân vật (con vật) có trong tranh.
+ Nói lên ý thích của mình.
+ Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật mà mình thích.
2.2.4. Kiểu bài “ Kể chuyện phân vai”
- Đây là kiểu bài rèn kỹ năng nói ở mức hoàn chỉnh nhất bởi vì học sinh được nói trong môi trường giao tiếp hội thoại, mỗi nhân vật trong truyện được từng học sinh đảm nhận và nói bằng lời của nhân vật đó.
- Giáo viên đưa ra yêu cầu, học sinh sẽ chọn những vai mà mình thích để kể lại theo đúng ngữ điệu, cử chỉ từng nhân vật.
- Học sinh phân biệt giọng của từng nhân vật trong truyện trước khi kể.
Ví dụ: Bài “ Người mẹ”, “Nhà bác học và bà cụ”. 
* Bài: Người mẹ. Học sinh nêu được giọng của các nhân vật như: người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
+ Người dẫn truyện: Ở đoạn 1 hồi hợp - dồn dập thể hiện tâm trạng bị mất con, đoạn 2 và 3 tha thiết thể hiện sự sẵn lòng hi sinh của người mẹ đi tìm con, đoạn 4 chậm rõ ràng. Nhấn giọng ở một số từ và cụm từ trong bài.
+ Người mẹ: “Vì tôi là mẹ” thì điềm đạm, “Hãy trả con cho tôi” thì dứt khoát.
+ Thần Chết: Giọng ngạc nhiện.
+ Thần Đêm Tối: Giọng nhẹ nhàng thương sót.
+ Bụi gai và Hồ nước: giọng dứt khoát. 
* Tóm lại: Để đạt được tiết dạy hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải luôn đầu tư, nghiên cứu, nắm vững các phương pháp dạy học tích cực về các kiểu bài của phân môn Tập đọc - Kể chuyện. Đồng thời giúp cho giáo viên chủ động khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức và ứng xử tốt được các tình huống có thể xảy ra của các em.
2.3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học - Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
- Đối với tất cả các môn học ở trường Tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc - Kể chuyện nói riêng, đồ dùng dạy học không kém phần quan trọng của một tiết dạy. Vì vậy, trước khi lên lớp cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Bên cạnh đó tôi cũng nghiên cứu xem từng loại đồ dùng sử dụng ở hoạt động nào sao cho hợp lí, đưa ra vào thời điểm nào là thích hợp nhất, có hiệu quả nhất.
- Nhằm mở rộng vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của học sinh. Trong các giờ sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi cho học sinh trao đổi một vấn đề thuộc chủ điểm mà học sinh đã học. Qua đó rèn luyện kỹ năng nói rõ ràng, rành mạch có cảm xúc và khả năng kể chuyện có sáng tạo hơn.
3. Khả năng vận dụng
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào trong tiết dạy phần kể chuyện của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Dưới đây là bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các biện pháp trên vào bài dạy ở phân môn Tập đọc – Kể chuyện.
Thực trạng của lớp đầu năm học
TT
Kiểu bài tập
rèn kĩ năng kể
Yêu cầu
Mức độ HS
thực hiện được
Hạn chế
1
Kể chuyện theo tranh
Quan sát các chi tiết trong tranh để kể lại câu chuyện.
HS quan sát tranh và kể được truyện.
08 HS – 24,2%
HS kể máy móc theo SGK. 
25 HS - 75,8%
2
Kể theo gợi ý
HS liên tưởng đến nội dung bài và kể lại.
HS liên tưởng nội dung và kể lại được truyện.
07 HS – 21,2%
HS nhàm chán và trả lời rập khuôn.
26 HS - 78,8%
3
Kể chuyện nhập vai
HS chọn 1 nhân vật yêu thích để nhập vai kể.
HS biết hóa thân vào nhân vật để kể.
05 HS – 15,2%
HS còn rụt rè, chưa sáng tạo.
28 HS – 84,8%
4
Phân vai và dựng lại câu chuyện
HS thể hiện vai diễn hoặc thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ nhân vật.
HS thể hiện vai diễn cử chỉ, điệu bộ, 
05 HS – 15,2%
HS chỉ thuộc lời của nhân vật.
28 HS – 84,8%
Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp, giải pháp
TT
Kiểu bài tập
rèn kĩ năng kể
Yêu cầu
Mức độ HS
thực hiện được
Hạn chế
1
Kể chuyện theo tranh
Quan sát các chi tiết trong tranh để kể lại câu chuyện.
HS quan sát tranh và kể được truyện.
28 HS - 84,8%
HS còn kể máy móc theo SGK.
05 HS - 15,2%
2
Kể theo gợi ý
HS liên tưởng nội dung bài và kể lại.
HS liên tưởng nội dung và kể lại được truyện.
23 HS - 69,7%
HS còn trả lời rập khuôn theo gợi ý.
10 HS - 30,3%
3
Kể chuyện nhập vai
HS chọn một nhân vật yêu thích để nhập vai kể.
HS biết hóa thân vào nhân vật để kể.
19 HS - 57,6%
HS còn rụt rè, chưa sáng tạo.
14 HS - 42,4%
4
Phân vai và dựng lại câu chuyện
HS thể hiện vai diễn hoặc thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ nhân vật.
HS thể hiện vai diễn cử chỉ, điệu bộ, 
17 HS - 51,5%
HS chưa thể hiện được vai diễn.
16 HS - 48,5%
 Đề tài này không chỉ áp dụng ở lớp 3 của tôi mà có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp 3 ở trường tiểu học có cùng điều kiện như trường Tiểu học Hòa Tân 3.
4. Hiệu quả
Qua quá trình thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3” tôi đã đạt được hiệu quả như sau:
 4.1. Đối với học sinh:
- Hầu hết các em học sinh trong lớp đều say mê với tiết Tập đọc – Kể chuyện. Học sinh không chỉ đóng vai trò là người nghe mà còn được tự mình kể lại câu chuyện bằng lời nhân vật, bắt chước cử chỉ, điệu bộ của nhân vật, hóa thân vào nhân vật của mình, thể hiện rõ những chi tiết mà mình thích và các bạn trong lớp hứng thú theo dõi, cổ vũ. Vì vậy việc kể lại một đoạn hoặc cả câu chuyện gây nhiều hứng thú cho các bạn.
- Học sinh hào hứng tham gia hoạt động tập đọc - kể chuyện. Học sinh đã đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm. Từ sợ hãi, rụt rè trong giờ Kể chuyện nay học sinh đã hăng hái kể chuyện cho nhau nghe, bước đầu đã biết sử dụng điệu bộ, lời kể, các yếu tố giữa ngôn ngữ phù hợp với giọng điệu và biểu hiện của nhân vật trong câu chuyện.
- Các em luôn có ý thức tự học, đọc bài, biết chuẩn bị kể chuyện trước ở nhà khi vào đầu tuần thứ hai có tiết Tập đọc - Kể chuyện, suy nghĩ về nội dung bài học, kể chuyện đúng và hay.
4.2. Đối với giáo viên:
 - Nắm vững được mục tiêu, nội dung, phương pháp, yêu cầu của phần tập đọc, kể chuyện nói chung, của từng bài nói riêng.
- Có tâm thế tốt, tự tin khi lên lớp.
- Có sự chủ động linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng sách giáo khoa; sử dụng tốt các phương pháp - phương tiện, thiết bị dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau. Bên cạnh nhằm phát triển tốt năng lực hiểu biết của từng học sinh, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên và có hiệu quả, tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu kể chuyện sẽ phát huy cao hơn nữa khả năng kể chuyện và diễn đạt của mình.
- Xây dựng được tình cảm và mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò và trò, không khí lớp học sinh động, góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nâng dần chất lượng học sinh đọc bài lưu loát và tự tin trong giờ học kể chuyện. 
 - Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi.
 - Kính đề nghị hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét.
 Hòa Tân, ngày 22 tháng 01 năm 2019
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người viết SKKN
	 Nguyễn Thanh Trúc

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan