Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học môn Toán ở lớp 3

 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động, tự tin, sáng tạo, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Vì vậy cùng việc đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, quyết định chất lượng dạy học.

 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng cũng mau chán. Đối với các em, trò chơi là phương tiện hữu hiệu lôi cuốn các em tham gia học tập một cách dễ dàng hơn, tức là học sinh được "học mà chơi, chơi mà học”

 Trong quá trình dạy học trò chơi có tác dụng như: Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và gây hứng thú học tập cho các em. Kích thích sự tìm tòi sáng tạo, là cơ hội cho học sinh tự thể hiện mình.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học môn Toán ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 179)
Bước 3 : Thảo luận
 Câu hỏi thảo luận: Qua trò chơi các em thấy xếp hàng đúng thứ tự ta làm thế nào ? ( học sinh: ta phải so sánh các số đó....)
Bước 4 : Giáo viên kết luận: Muốn so sánh các số có 5 chữ số ta phải so sánh hàng chục nghìn trước rồi so sánh hàng nghìn, hàng trăm.....
b. Trò chơi thứ hai : " Kết bạn ".
* Mục đích chơi : Rèn luyện, cũng cố kỹ năng nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân , chia.
- Luyện tác phong nhanh nhẹn và tinh mắt.
*Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị các tấm thẻ hình chữ nhật có kích thước 10x20 cm . Mỗi tấm thẻ đều có ghi một phép tính hoặc một kết quả tương ứng với phép tính.
*Thời gian chơi: 5 đến 7 phút.
 Ví dụ : Khi dạy tiết 24 “ Luyện tập”, Bài tập 1- sách giáo khoa trang 22, giáo viên chuẩn bị các tấm thẻ như sau:
 36 : 6
 54 : 6 
 9
 6 x 9
54
6 x 6
 6
36
8
48
6 x 8
48 : 6
* Cách chơi : Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình sau đó tất cả đội chơi tập hợp thanh vòng tròn, các em cầm thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát nội dung ghi trong thẻ của mình yêu cầu cả đội vừa đi vòng tròn vừa hát cùng cả lớp: “ Lặc lò cò cho cái giò nó khoẻ. Đi xen kẽ cho nó khoẻ cái chân”.
 Khi giáo viên bắt đầu hô : “ Tìm bạn, tìm bạn”, các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn cầm thẻ có kết quả, phép tính tương ứng với kết quả ghi trên thẻ của mình. Sau lượt chơi giáo viên có thể đổi nhóm khác lên chơi.
 Trò chơi này có thể sử dụng để dạy các tiết có các dạng bài tập về tính nhẩm, như tiết 8 ( bài tập 1, sách giáo khoa trang 9), tiết 18 ( bài tập 1, sách giáo khoa trang 19), tiết 19 ( bài tập 1, sách giáo khoa trang 20), tiết 36 ( bài tập 1, sách giáo khoa trang 36), tiết 89 ( bài tập 1, sách giáo khoa trang 90), tiết 109 ( bài tập 4, sách giáo khoa trang 113), tiết 116 ( bài tập 4, sách giáo khoa trang 120), tiết 134 ( bài tập 4, sách giáo khoa trang 145), tiết 137 ( bài tập 3, sách giáo khoa trang 148), tiết 152 ( bài tập 4, sách giáo khoa trang 162)..
c. Trò chơi thứ ba : " Trò chơi tiếp sức ".
* Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách phân tích các số 3 ,4 hoặc 5 chữ số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, rèn tác phong nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau.
 Ví dụ khi dạy tiết 131 ( Các số có 5 chữ số): Giáo viên có thể củng cố cho học sinh bài học bằng bài tập sau:
 Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
45786 = 40000+... + ... +...+	 90000+ 8000 + 50 + 1 = .....
15489 = ... + + 400 +  +	 40000 + 6000 + 200 + 5 =....
34124 =... + 4000 +...++.	 10000+4000+5000 +30 + 7=....
 Học sinh chuẩn bị bút màu.
* Thời gian chơi 4 đến 6 phút.
* Cách chơi : Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn 6 bạn chơi, các bạn còn lại làm cổ động viên cho đội mình. Hai đội xếp thành hai hàng dọc, đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn một kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát và so sánh tìm vị trí cần điền ( 1 phút ). Khi giáo viên có lệnh “ Bắt đầu chơi”. Yêu cầu lần lượt từng bạn trong đội lên điền kết quả trong giấy của mình vào bảng phụ. Bạn thứ nhất điền xong quay xuống đưa bút cho bạn thứ hai cứ tiếp tục chơi cho đến hết giờ.
* Học sinh dưới lớp đánh giá thống kê, mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm đội nào ghi nhiều điểm sẽ thắng. Trường hợp cả hai đội điền kết quả đều đúng thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng.
d. Trò chơi thứ tư : “ Nhanh tay khéo tay”.
* Mục đích chơi:
 Rèn kỹ năng so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ và trong các trường hợp đơn giản.
 Phát triển năng lực tư duy ( trí tưởng tượng, tính cẩn thận).
* Chuẩn bị chơi : Tuỳ từng bài cụ thể giáo viên chuẩn bị nội dung ghi trong phiếu bài tập.
 Ví dụ để dạy cho học sinh hiểu được kiến thức về : Một phần sáu. Giáo viên chuẩn bị một số phiếu có kẻ sẵn hình vẽ sau để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
 Học sinh sử dụng bút màu.
* Cách chơi : Chơi thi đua giữa các nhóm.
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 em, giáo viên phát phiếu và yêu cầu các nhóm quan sát kỹ nội dung hình vẽ.
 Giáo viên đọc lệnh : “ Hãy tô màu 1/6 số ô vuông trong mỗi hình vẽ”. Các nhóm thảo luận phân công nhau tô màu, sau 5 phút yêu cầu các nhóm dừng bút. Giáo viên cho học sinh kiểm tra chéo kết quả của mỗi nhóm .
 Nhóm nào tô đúng tô đẹp được 10 điểm, nếu tô đúng nhưng chưa đẹp thì trừ 1-2 điểm. Nhóm nào nhiều điểm thì sẽ thắng cuộc và sẽ được tặng bút chì hoặc tặng bút màu.
 Trò chơi này có thể sử dụng dạy ở các tiết có nội dung về 1/3, 1/4, 1/5, 1/8.
e. Trò chơi thứ năm : “Giải đáp nhanh”.
* Mục đích chơi : Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính nhân chia trong bảng, cộng trừ số tròn trăm, tròn nghìn.
* Thời gian chơi : 5 -7 phút.
* Chuẩn bị :Chọn hai đội chơi, mỗi đội 5 em, các đội tự đặt tên cho mình. Chẳng hạn: Thỏ trắng, sóc nâu....
- Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho đội mình.
* Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm. Đại diện hai nhóm lên bắt thăm xem đội nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu một phép tính nhân, chia đã học hay một phép tính cộng, trừ các số tròn trăm, tròn nghìn. Nhóm thứ hai trả lời kết quả, nếu nói sai thì khán giả ở dưới được quyền trả lời .
 Sau khi nhóm thứ hai trả lời xong thì được quyền nêu lên một phép tính khác để nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tương tự sau khoảng 5 phút thì dừng trò chơi. Ban thư ký tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng, mỗi kết quả đúng được ghi 10 điểm, nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc. Nếu hai nhóm bằng điểm nhau thì nhóm nào đọc đề trả lời nhanh, rõ ràng, mạch lạc hơn sẽ thắng cuộc.
 Trò chơi này có thể áp dụng để dạy các tiết ôn tập bảng nhân, ôn tập bảng chia, giới thiệu bảng nhân, giới thiệu bảng chia, bảng nhân, chia 6, 7 ,8 , 9 và các tiết có các bài tập về tính nhẩm các số trò trăm, tròn chục
F. Trò chơi thứ sáu : " Gieo xúc xắc " .
* Mục đích chơi :Giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tự nhiên có 3 chữ số.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị ba con Xúc xắc bằng gỗ hình lập phương trên mặt có ghi các số từ 0 - 9.
 Học sinh chuẩn bị giấy nháp, bút quan sát và sẵn sàng.
* Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, mỗi đội ba em ( hai đội thi đua). Cả lớp quan sát, khuyến khích, cổ vũ. Hai đội xếp thành hai hàng, giáo viên đứng giữa và gieo đồng thời ba con xúc xắc, các em ở hai đội chơi quan sát các số xuất hiện trên xúc xắc, bàn nhau hoặc phân công nhau viết tất cả các số có 3 chữ số và gộp kết quả lại. Sau 3 phút thì tất cả dừng bút và nộp kết quả lại cho cô giáo.
 Trong một đội nếu kết quả trùng nhau thì chỉ tính điểm một lần giáo viên thống kê kết quả, mỗi kết quả đúng được ghi 10 điểm, nếu có đội nộp kết quả đúng và trước thời gian cho phép thì cộng thêm hai điểm. Đội nào nhiều điểm thì sẽ thắng cuộc.
g. Trò chơi thứ bảy: " Chọn đáp án đúng".
 * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố kiến thức ở tất cả các mạch kiến thức trong chương trình lớp 3.
 Tạo khả năng phán đoán, phân tích nhanh nhạy .
* Chuẩn bị chơi : Cho học sinh sử dụng bảng con và viết bằng phấn.
* Thời gian chơi : 3 -5 phút.
* Cách chơi : Tất cả học sinh cùng tham gia chơi .
 Ví dụ : Giáo viên đưa ra phép tính 40050 : 5 là:
A : 810	B : 81	C : 801	D : 8010
 Khi giáo viên yêu cầu học sinh giơ kết quả, học sinh cả lớp viết kết quả bằng các chữ các đã quy ước. Giáo viên tuyên dương những học sinh có kết quả đúng. Cứ như thế, tuỳ theo tiết học giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập khác nhau cho học sinh chơi.
 Trò chơi này có thể tổ chức ở các tiết học 30 ( bài tập 4 - sách giáo khoa trang 30), tiết học 129 ( bài tập 3 - sách giáo khoa trang 139), tiết học 171 ( bài tập 4 - sách giáo khoa trang 176), tiết học 173 ( bài tập 1b - sách giáo khoa trang 178).
h. Trò chơi thứ tám : “ Bác mặt nạ thông thái”.
* Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố về cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hoặc lựa chọn các phép tính đúng.
 Rèn kỹ năng quan sát, khả năng diễn đạt mạch lạc.
* Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị 4 cái biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười, một bên có hình mặt mếu và 4 bảng con.
* Cách chơi : Chọn 3 đội chơi, mỗi đội khoảng 3 em. Chọn thư ký, chọn ban giám khảo.
 Giáo viên lần lượt xuất hiện bảng con, trên bảng có ghi các phép tính.
 Ví dụ : ở tiết 157 ( Bài tập 3 - sách giáo khoa trang 166 ) nội dung ghi trên bảng là:
24 : 6 : 2 = 4 : 2 = 2	18 : 3 x 2 = 18 : 6 = 3
24: 6 : 2 = 24 : 3 = 8	18 : 3 x 2 = 6 x 2 = 12
 Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu, học sinh trong đội thảo luận trong 30 giây, nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu là sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chất vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện các phép tính. Vì sao đội em cho là đúng?.
 Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ, ban thư ký tổng hợp điểm sau cuộc chơi, mỗi lần quay mặt nạ và trả lời đúng thì được 10 điểm. Nếu quay mặt nạ đúng nhưng chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1-2 điểm. Đội nào nhiều điểm thì sẽ thắng cuộc.
 Trò chơi này có thể tổ chức ở các tiết học 79 ( bài tập 2 - sách giáo khoa trang 80), tiết học 157 ( bài tập 3 - sách giáo khoa trang 166), tiết học 170 ( bài tập 4 - sách giáo khoa trang 176), 
2. Trò chơi có nội dung về đại lượng và đo đại lượng.
 Trò chơi : " Điền đúng kết quả".
* Mục đích : Củng cố cho học sinh về đơn vị đo độ dài .
* Chuẩn bị chơi : Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập, nội dung phiếu.
* Thời gian chơi : 3 -5 phút
 Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
 7 m 8 dm = ........ dm	4 m 8 cm = .........cm
 ....m....dm = 45 dm	 ....m....cm = 457 cm
 4 m 7 dm = ........ dm 9 m 25cm = .........cm
* Cách tiến hành : 
Bước 1 : Giáo viên phổ biến luật chơi: Giáo viên chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 em để chơi, học sinh đứng theo hàng dọc, mỗi nhóm 1 hàng, học sinh chơi theo hình thức tiếp sức. Yêu cầu mỗi học sinh chỉ được ghi một kết quả, sau đó truyền bút cho nhau cho đến em cuối cùng. Trong khoảng thời gian 4 phút nhóm nào làm vừa nhanh, viết đẹp và đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Bước 2 : Học sinh chơi
 Giáo viên hô: " chú ý, bắt đầu ! " các em sẽ tiến hành chơi như giáo viên đã phổ biến, các em ở dưới lớp cổ vũ cho các bạn.
Bước 3 : Thảo luận
 Gọi học sinh ở dưới lớp nhận xét để phân đội nào thắng? Vì sao đội bạn lại thắng.
Bước 4 : Giáo viên kết luận sau đó củng cố lại đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa m, dm, cm.
 Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy tiết 43, 44, 45
3. Trò chơi có nội dung hình học.
a. Trò chơi thứ nhất: Tô màu vào hình có sẵn.
 Ví dụ dạy tiết 84: hình chữ nhật. Có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Tô màu vào hình chữ nhật.
* Mục đích trò chơi: Giúp học sinh củng cố kỹ năng nhận diện một số hình cơ bản.
* Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị nội dung bảng phụ như sau:
 Hãy tô màu vào hình chữ nhật có trong hình vẽ dưới đây:
* Cách tiến hành chơi : 
Bước 1 : Giáo viên phổ biến luật chơi, chia lớp thành hai nhóm mỗi nhóm cử 4 bạn đại diện chơi, các bạn còn lại làm cổ động viên cho nhóm mình. Học sinh chơi theo hình thức tiếp sức. Khi có lệnh thì bạn thứ nhất trong mỗi nhóm lên nhận diện và tô màu vào một hình rồi chạy nhanh xuống cho bạn thứ hai lên. Cứ tiếp tục chơi như thế cho hết thời gian. Đội nào tô nhanh, đúng thì đội đó thắng.
Bước 2: Học sinh chơi: Giáo viên đọc lệnh " Chú ý, bắt đầu" thì hai bạn đại diện cho hai nhóm lên chọn và tô màu vào hình vuông rồi chạy nhanh về vị trí để bạn thứ hai lên chơi. Trò chơi tiếp tục như vậy trong 4 phút.
 Học sinh ở dưới và giáo viên tổng hợp điểm đội nào chọn và tô màu đúng một hình vuông được 10 điểm, nếu đội nào tô chưa đẹp trừ một điểm đến hai điểm. Đội có số điểm nhiều sẽ thắng cuộc.
b. Trò chơi thứ hai : " Ghép hình".
 Trong chương trình toán lớp 3 có rất nhiều bài tập ghép hình. Vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm bài tập này dưới hình thức trò chơi .
* Mục đích chơi: từ các hình học sinh có thể ghép thành các hình khác nhau, nhằm phát triển trí tưởng tưởng, óc sáng tạo, rèn tính cẩn thận, khéo léo.
* Thời gian chơi: 3 phút.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hình mẫu cần tạo vào băng giấy, chuẩn bị các hình mẫu rời nhau để học sinh ghép. Ví dụ : Bài 30
 Giáo viên cắt sẵn hình bằng giấy màu có kích thước tương đương với 5 hình tam giác ghép lại 
 Học sinh chuẩn bị 5 tam giác.
* Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ các nhóm quan sát hình mẫu rồi ghép các tam giác thành hình theo mẫu. Sau một phút nhóm nào xong trước thì nhóm đó thắng cuộc .
c.Trò chơi thứ ba : " Hái hoa toán học ".
* Mục đích chơi: Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, từ đó vận dụng tính nhẩm chu vi các hình có kích thước đơn giản, rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trước tập thể.
* Chuẩn bị: Một cây hoa trên đó có gắn các bông hoa bằng giấy màu trong đó có ghi nội dung câu hỏi.
 Ví dụ : 
Câu 1 : Nêu cách tính chu vi hình tam giác .
 Hãy tính nhẩm chu vi hình tam giác có cạnh 3 cm, 5 cm, 2cm.
Câu 2 : Nêu cách tính chu vi hình vuông.
 Hãy tính nhẩm chu vi hình vuông có cạnh 7 cm.
Câu 3 :Một tam giác có ba cạnh là 3 cm, 5 cm, 6cm.
 Bạn A nói : Chu vi là 13 cm.
 Bạn B nói : Chu vi hình tam giác là 14 cm.
 Theo em bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai.
Câu 4 : Một hình chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5cm.
 Bạn A nói : Chu vi hình chữ nhật là 30cm
 Bạn B nói : Chu vi hình chữ nhật là 26cm
 Theo em bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai.
Câu 5 : Theo em kết quả nào đúng.
A : Có hai hình chữ nhật.	 C : Có bốn hình chữ nhật.
B : Có ba hình chữ nhật. D : Có năm hình chữ nhật.
* Cách tiến hành: Giáo viên cho lần lượt từng em một lên hái hoa và trả lời câu hỏi, giáo viên gọi học sinh ở dưới lớp nhận xét. Các em trả lời xong được quyền chỉ định bạn khác lên hái hoa, cứ thế cho đến hết thời gian.
* Thảo luận : Củng cố cách tính chu vi hình vuông hình chữ nhật, hình tam giác.
4. Trò chơi có nội dung về giải bài toán.
a. Trò chơi thứ nhất : " Tìm đội vô địch ".
 Ví dụ tiết 170 ( ôn tập về giải toán ).
* Mục đích chơi: Giúp học sinh rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan rút về đơn vị .
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 3 đề toán ghi tóm tắt theo nội dung sau:
 Đề 1 : Giải bài toán theo tóm tắt sau : 
	6 thùng : 	192 túi
	4 thùng : ...... túi ?
Đề 2 : Giải bài toán theo tóm tắt sau : 
	8 xe : 	 25200 gói
	3 xe : ...... gói ?
Đề 3 : Giải bài toán theo tóm tắt sau : 
	30 bút chì : 	 5 hộp
	24750 bút chì : .... hộp ?
* Cách chơi : 
 Bước 1: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại làm cổ động viên. Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn ở hai đội sẽ lật tờ giấy lên và giải các bài tập. Sau 5 phút tất cả đều dừng bút. Mỗi lời giải đúng ghi 10 điểm. Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép và đúng ghi thêm 1 điểm. Đội nào nhiều điểm thì sẽ thắng cuộc.
 Bước 2: Thảo luận và rút ra kết luận về giải toán có liên quan rút về đơn vị .
b. Trò chơi thứ hai : " Về đích ".
 Trò chơi này rèn luyện kỹ năng giải các bài toán có các phép tính đơn giản. Học sinh hai đội lên rút từng đề, đọc đề, hội ý rồi giải. Giải xong đề 1 nộp bài rồi giải đề 2. Đội nào giải đề 2 nhanh được quyền giải đề 3. Cứ thế cho đến hết các đề toán. Nếu đội nào giải xong trước và đúng tức là đội đó về đích trước và là đội thắng cuộc.
PHẦN 3: KẾT LUẬN.
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Qua quá trình thiết kế và sử dụng trò chơi trong các giờ học toán ở lớp 3 tôi nhận thấy rằng trò chơi không chỉ giúp các em thoải mái về mặt tâm lý mà qua đó còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả .
 Qua thử nghiệm ở lớp 3A, kết quả như sau :
TỔNG
SỐ HS
TRƯỚC KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI
SAU KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI
THÍCH HỌC
TOÁN
KHÔNG THÍCH HỌC TOÁN
THÍCH HỌC
TOÁN
KHÔNG THÍCH HỌC TOÁN
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
 20
 11
55
 9
45
 19
 95
 1
 5
 Từ sự thay đổi về sở thích học tập của học sinh dẫn đến kết quả học tập môn toán của các em từng bước đã nâng lên rõ rệt.
* Cụ thể ở lớp 3A có kết quả như sau:
TỔNG SỐ HS
XẾP LOẠI
ĐẦU HỌC KÌ I
GIỮA HỌC KÌ I
CUỐI HỌC KÌ I
GIỮA HỌC KÌ II
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
 20
T
2
10
3
15
4
20
6
30
H
17
85
17
85
16
80
14
70
C
1
5
 Qua bảng thống kê ta thấy chất lượng của môn toán của lớp được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ xếp loại môn toán loại khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều học sinh ham thích học môn toán, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường .
II. KẾT LUẬN: 
 Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy tổ chức trò chơi vào dạy toán ở tiểu học nói chung và dạy toán lớp 3 nói riêng là rất cần thiết. Trò chơi tạo được tập thể học tập thoải mái, nhẹ nhàng, học sinh không còn cảm thấy sợ học toán, toán không phải là những con số toán học khô khan khiến các em cảm thấy ngại học toán. Qua việc tổ chức trò chơi đã giúp học sinh củng cố được các kiến thức một cách vững chắc và cũng qua đó còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc. Rèn luyện tính linh hoạt, nhanh nhẹn và có tính đoàn kết, sáng tạo từ đó rèn cho học sinh đức tính và phẩm chất, phong cách làm việc của người lao động mới.
 Xuất phát từ tầm quan trọng như vậy của trò chơi, tôi đã nghiên cứu ra một số trò chơi và đã áp dụng trong quá trình giảng dạy đó là:
	Các trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số.
	Các trò chơi có nội dung về đại số và đo đại lượng.
Các trò chơi có nội dung hình học.
Các trò chơi có nội dung về giải toán.
 Mặc dù bản thân rất cố gắng nhưng thời gian chưa nhiều, tuy vậy đề tài đã đóng góp một số vấn đề sau:
 + Góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ở lớp 3, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập.
 + Tạo điều kiện để học sinh lớp 3D mạnh dạn trước tập thể. Qua đó nâng cao tinh thần tập thể trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 + Góp phần tăng thêm vốn ít ỏi về trò chơi trong dạy toán lớp 3 nói riêng và dạy toán tiểu học nói chung, phần nào đã giúp bạn bè đồng nghiệp có định hướng đúng đắn trong việc sử dụng trò chơi học tập ở tiểu học. 
 Qua thời gian nghiên cứu, tôi đã cố gắng tận dụng khả năng của mình để thực hiện đề tài này từ việc tìm hiểu, nắm bắt việc dạy học đổi mới theo chương trình thay sách lớp 3 và hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán để tạo điều kiện giúp bản thân tôi có ý thức học tập, rèn luyện đúng đắn và chuẩn bị hành trang cho công tác giảng dạy tiếp theo.
 Quá trình nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi rút ra được nhiều điều bổ ích trong việc vận dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong nhà trường. Đó cũng là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 3.
 Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chưa đề cập đến nhiều vấn đề như nâng cao chất lượng học toán, bồi dưỡng học sinh học toán.
III. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
 Căn cứ mục tiêu ngày càng cao của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước ở những năm đầu thế kỷ XXI. Căn cứ vào thực trạng hiện nay, tôi xin có những kiến nghị sau đây đối với giáo viên trong việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 3. 
 Đây là lực lượng đông đảo nhất chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện các bài dạy, vì vậy người giáo viên cần phải chủ động, mạnh dạn và sáng tạo hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là đưa trò chơi học tập vào các tiết dạy một cách hợp lý và hiệu quả, vì thiết kế trò chơi không quá khó, tổ chức chơi không mất nhiều thời gian của tiết học nhưng lại tạo hứng thú học tập cho học sinh một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Việc học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập chính là mong muốn và là cái đích mà giáo viên nào cũng muốn đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX.
Phương pháp dạy toán học ở tiểu học.
Các tác giả : Đỗ Trung Hiệu- Đỗ Đình Hoan- Vũ Dương Thuỵ- Vũ Trung Quốc.
Sách giáo khoa toán 3.
Sách giáo viên toán 3.
Vở bài tập Toán 3.
Bài giảng về phương pháp dạy học toán ở tiểu học .
Chuyên san, báo giáo dục tiểu học.
Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức toán ở tiểu học. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hinh_thuc_tro_choi_trong_day_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan