Chuyên đề Nâng cao hiệu quả dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2, 3 chủ đề tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm

Thực trạng:

Về phía nhà trường, giáo viên:

- Trong nhà trường tiểu học, còn rất nhiều nơi, giáo viên mới chỉ chú trọng dạy Toán và Tiếng Việt còn môn TNXH chưa thật sự coi trọng mà chỉ coi là môn phụ, thường chưa thật sự chú trọng dành thời gian, tâm sức để đầu tư cho tiết TNXH đạt hiệu quả cao.

- Việc triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm ở một số trường còn gặp nhiều khó khăn, nhiểu nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong quá trình học tập nói chung và dạy học trong môn TNXH nói riêng.

- GV còn lúng túng, khó khăn khi xây dựng kế hoạch, dè dặt thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt động trải nghiêm. Đặc biệt khi thời lượng tiết học chỉ có khoảng 40 phút.

 - Kinh phí của nhà trường hỗ trợ các hoạt động học tập nói chung, hoạt động trải nghiệm trong môn TNXH lớp 2, 3 còn hạn chế.

1.2. Về phía học sinh

- HS lớp 2, 3 còn nhỏ, ý thức tự học, tự chuẩn bị bài chưa cao, nhiều em chưa tích cực, chủ động trong học tập. Đặc biệt để tiến hành trải nghiệm trong giờ học chính khóa thì học sinh cần tự tìm tòi kiến thức mới nhiều, điều này khá khó khăn với các em ở lứa tuổi lớp 2, 3.

- Trong giờ học, HS chưa thụ động, tự tin, còn thụ động, trông chờ vào sự giúp đỡ của GV, chưa sẵn sàng tiếp cận phương pháp học tập trải nghiệm trong môn TNXH.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao hiệu quả dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 2, 3 chủ đề tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 4:
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TN-XH LỚP 2, 3 CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN 
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ”
I. Lí do chọn chuyên đề:
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, xã hội hội nhập quốc tế tác động đa chiều và có nhiều thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách trẻ. Từ thực tiễn cho thấy xã hội ngày càng quan tâm đến tổ chức HĐTNST sống nói chung và TNST trong chương trình giáo dục Tiểu học nói riêng. Luật giáo dục, điều 3,2010 chỉ rõ: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục đi đôi với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình, giáo dục xã hội”. Hội nghị Trung ương khóa IX về thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục có đề cập đến vấn đề tổ chức HĐTNST cho HS như một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Việc áp dụng TNST qua một số tiết học, môn học phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dạy học và tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn TNXH lớp 2,3 là một môn học quan trọng góp phần cung cấp kiến thức toàn diện về tự nhiên, xã hội và con người, góp phần phát triển trí tuệ, hiểu biết về xung quanh và đặc biệt là rèn luyện nhân cách trẻ, bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người. Đặc biệt môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2, 3 rất phù hợp để vận dụng trải nghiệm sáng tạo vì các em cần quan sát nhiều, tìm tòi nhiều kiến thức tự nhiên và áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học, do nhiều yếu tố ảnh hưởng, môn TNXH chưa thật sự phát huy hết vai trò, mới chỉ góp phần cung cấp kiến thức chưa tích cực trong việc bồi dưỡng kĩ năng, thái độ cho học sinh. Nhiều trường học, giáo viên vẫn dạy học theo lối truyền thống mà ít đổi mới nên chưa đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy để góp phần giải quyết vấn đề trên, tổ 2, 3 thực hiện chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả dạy TNXH lớp 2, 3 chủ đề Tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm”.
II. Mục đích của chuyên đề:
- Giúp GV có hiểu biết thêm về tác dụng của TNST trong dạy học và một số biện pháp thực hiện TNST như biện pháp dạy học tích cực giúp nâng cao chất lượng
 dạy TNXH lớp 2, 3.
- HS đóng góp hiểu biết, sáng tạo và tự định hướng trong quá trình học tập. Từ đó HS phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo.
III. Nội dung chuyên đề:
1. Thực trạng:
1.1. Về phía nhà trường, giáo viên:
- Trong nhà trường tiểu học, còn rất nhiều nơi, giáo viên mới chỉ chú trọng dạy Toán và Tiếng Việt còn môn TNXH chưa thật sự coi trọng mà chỉ coi là môn phụ, thường chưa thật sự chú trọng dành thời gian, tâm sức để đầu tư cho tiết TNXH đạt hiệu quả cao.
- Việc triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm ở một số trường còn gặp nhiều khó khăn, nhiểu nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong quá trình học tập nói chung và dạy học trong môn TNXH nói riêng.
- GV còn lúng túng, khó khăn khi xây dựng kế hoạch, dè dặt thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt động trải nghiêm. Đặc biệt khi thời lượng tiết học chỉ có khoảng 40 phút.
 - Kinh phí của nhà trường hỗ trợ các hoạt động học tập nói chung, hoạt động trải nghiệm trong môn TNXH lớp 2, 3 còn hạn chế.
1.2. Về phía học sinh
- HS lớp 2, 3 còn nhỏ, ý thức tự học, tự chuẩn bị bài chưa cao, nhiều em chưa tích cực, chủ động trong học tập. Đặc biệt để tiến hành trải nghiệm trong giờ học chính khóa thì học sinh cần tự tìm tòi kiến thức mới nhiều, điều này khá khó khăn với các em ở lứa tuổi lớp 2, 3.
- Trong giờ học, HS chưa thụ động, tự tin, còn thụ động, trông chờ vào sự giúp đỡ của GV, chưa sẵn sàng tiếp cận phương pháp học tập trải nghiệm trong môn TNXH.
2. Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy TNXH lớp 2, 3 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Trước tình hình hạn chế trên, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:
2.1 Tìm hiểu kĩ các kiến thức về dạy học trải nghiệm .
Hiện nay đã có một số buổi tập huấn về dạy học trải nghiệm cho CBGV do Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức. Tuy chỉ tóm lược kiến thức cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong việc thực hiện dạy học. Tổ nên thường xuyên tiến hành học tập và định hướng giáo viên tự tìm hiểu qua đồng nghiệp, các tài liệu chuyên san về dạy học trải nghiệm trong môn TNXH lớp 2, 3. Để tiến hành áp dụng nâng cao hiệu quả dạy TNXH bằng hoạt động trải nghiệm thì giáo viên cần nắm vững các kiến thức về trải nghiệm sáng tạo.
a, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. 
b, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích  được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
	Trong môn TNXH hoạt động trải nghiệm được thể hiện qua việc học sinh tự tìm hiểu kiến thức thực tế, quan sát, thực hành, thí nghiệm để tìm ra kiến thức cần chiếm lĩnh dưới sự định hướng của giáo viên. Những kiến thức này sẽ hữu ích và có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một nhẹ nhàng và hữu ích.
2.2.Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn TNXH lớp 2, 3 để áp dụng hoạt động trải nghiệm trong từng bài học một cách thiết thực.
Chương trình giáo dục hiện hành còn nặng về lí thuyết và còn xem nhẹ thực hành. Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc thực hiện dạy đúng chương trình, đảm bảo mục tiêu tiết học, sau bài học thì học sinh nắm được kiến thức gì chứ chưa thật sự quan tâm đến việc sau bài học này thì học sinh có thể vận dụng được điều gì vào cuộc sống. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy TNXH lớp 2, 3 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu của tiết học, đặc biệt là mục tiêu kĩ năng cần đạt của học sinh trong tiết học đó, sau đó suy nghĩ xem có thể vận dụng, lồng ghép các kiến thức thực tế nào vào nội dung tiết học để dạy các em. Trong chương trình môn TNXH lớp 2, 3, do đặc trưng môn học là vận dụng nhiều kiến thức thực tế và huy động vốn sống từ quan sát, tìm tòi, thực hành, thí nghiệm nên có nhiều tiết học có thể áp dụng dạy trải nghiệm. Tuy nhiên có tiết có thể dạy trải nghiệm 1 phần, có tiết có thể dạy áp dụng trải nghiệm cả bài, thậm chí có thể dạy trải nghiệm tại gia đình, miễn là hoạt động đó phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học. Ví dụ như:
Trong bài 13: Hoạt động thần kinh (Lớp 3) Có thể dạy áp dụng trải nghiệm ở một số hoạt động như cho các em sẽ trực tiếp tham gia thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Cho một số em đứng trước một cái bàn dài, các em chạm tay vào cốc nước nóng mà cô chuẩn bị trước. Có em rụt tay lại xuýt xoa, có em đưa tay lên miệng thổi, có em đưa tay lên sờ vành tai,.. Hay trong thí nghiệm phản xạ của đầu gối, có thể co HS tự hoạt động thí nghiệm trong nhóm. Từ các hoạt động thực hành đó, HS sẽ hiểu hơn về phản xạ.
Hay trong bài: Trường học ( lớp 2), ngoài việc huy động thông tin của học sinh tại lớp, giáo viên có thể dành thời gian cuối giờ để dẫn học sinh tham quan trường học. Đó là hoạt động trải nghiệm chân thực mà dễ dàng khiến học sinh ghi nhớ tích cực, chủ động.
Hoặc trong bài Hoạt động nông nghiệp ( lớp 3), bài Cây sống ở đâu ( lớp 2) , giáo viên nêu vấn đề trước khoảng 1 tuần để các em tự quan sát tìm hiểu tại địa phương. Học sinh được trải nghiệm thông qua việc mình thực hành, quan sát và tương tác. Các em có khả năng thực hiện một số hoạt động đơn giản, an toàn( vì địa phương ở vùng nông thôn, nhiều gia đình trồng trọt) như nhổ cỏ, nhặt lá, cho gà ăn mà còn có cả trải nghiệm cả về cảm xúc khi biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Kết quả đạt được không chỉ là kiến thức, sự hiểu biết mà còn hình thành cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động.
Tự nhiên – Xã hội là một môn học có thể áp dụng nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế. Cụ thể ở các bài như: Hoa, Qủa , Lá cây, Thân cây, Rễ cây, Cá, Tôm, cua ( lớp 3) Cây sống ở đâu?, mặt trời và phương hướng( lớp 2) có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm theo phương pháp Bàn tay nặn bột để học sinh có thể thông qua quan sát, thực hành để rút ra bài học một cách tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Trong một tiết học TNXH, hoạt động trải nghiệm có thể chỉ là một hoạt động nhỏ, chiếm ít thời gian tiết học, thậm chí cả tiết học. Như một số bài có thể tiến hành hoạt động trong lớp nhưng một số bài như: Trường học, Các thành viên trong nhà trường, Thực hành giữ trường học sạch, đẹp ( lớp 2), Tỉnh ( thành phố) nơi bạn sống, Làng quê và đô thị, An toàn khi đi xe đạp, Thực hành đi thăm thiên nhiên (lớp 3) có thể xây dựng kế hoạch cho HS trải nghiệm ngoài trời, xây dựng thời gian trong một tiết học có thể học tập ở địa điểm khác ngoài nhà trường. Thậm chí ở hoạt động 2 của bài : Ăn uống đầy đủ, Ăn uống sạch sẽ, Đề phòng bệnh giun, Phòng cháy khi ở nhà ( lớp 2), giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh để học sinh thường xuyên có hoạt động trải nghiệm ăn uống đầy đủ, ăn uống sạch sẽ tại gia đình.
2.3. Có kế hoạch thiết kế hoạt động trải nghiệm 
Nên thực hiện theo các bước sau khi xây dựng kế hoạch trải nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị
- Việc 1: Lựa chọn hoạt động sẽ tổ chức cho học sinh.
- Việc 2: Khảo sát địa điểm tổ chức cho học sinh( trong lớp, ngoài trời, ở nhà, hay một địa điểm khác tại địa phương)
- Việc 3: Chuẩn bị các đồ dùng dạy học
- Việc 4: Tham khảo các tài liệu nghiên cứu các vấn đề có liên quan ở bài TNXH có hoạt động trải nghiệm cần tổ chức.
Bước 2: giới thiệu hoạt động
- Việc 1: Cho HS biết tên hoạt động
- Việc 2: giải thích cách thức tiến hành hoạt động trải nghiệm ( luật chơi, diễn đàn,)
- Việc 3: Hướng dẫn lại cho HS chưa hiểu ( nếu cần)
- Việc 4: Cho HS làm mẫu ( nếu cần)
- Việc 5: Tổ chức cho HS bắt đầu thực hiện hoạt động trải nghiệm phù hợp với bài TNXH đang học.
Bước 3: Tổng kết hoạt động trải nghiệm
- Việc 1: GV sử dụng câu hỏi kích thích HS suy nghĩ.
- Việc 2: Cho HS tóm tắt các ý và trình bày kết quả cho cả lớp xem.
- Việc 3: GV tóm tắt ý và đưa ra một số thông tin có liên quan.
 Tuy nhiên tùy vào nội dung bài học và nội dung hoạt động trải nghiệm áp dụng mà các việc trong từng bước có thể lược bớt, nếu cần. Tuy nhiên ở một số hoạt động trải nghiệm lớn như đi tham quan, câu lạc bộ, cần có kế hoạch cụ thể hơn và dự kiến nhân sự, kinh phí cho phù hợp.
2. 4. Sử dụng các hình thức dạy học và phương pháp dạy học tích cức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Một số hình thức phù hợp có thể tham khảo là: 
- Hoạt động câu lạc bộ: có thể là câu lạc bộ chăm sóc cây để chăm sóc các cây cảnh của lớp và thường xuyên trao đổi giao lưu với nhau về các loại cây xanh, cây hoa cũng như cách chăm sóc chúng.
- Tổ chức trò chơi: đây là phương pháp được tổ chức thường xuyên để khơi dậy sự hứng thú học tập cho học sinh: ví dụ như trò chơi đố vui: con gì? Cây gì?... trong
 các bài học về động vật, thực vật
- Tổ chức diễn đàn trao đổi: ví dụ trong các bài: Phòng tránh té ngã khi ở trường, An toàn khi đi xe đạp, Phòng cháy khi ở nhà, ăn uống sạch sẽ, Đề phòng bệnh giun, Không chơi các trò chơi nguy hiểm
- Tổ chức tham quan, dã ngoại: ở các bài đi thăm thiên nhiên, Cuộc sống xung quanh, ôn tập:xã hội
- Lao động tập thể: trong các bài: giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ..
- Các hội thi như Giao lưu học sinh giỏi khối 2, 3 hay các cuộc thi vẽ tranhh
Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Đặc biệt trong dạy học trải nghiệm thì cần phải bao quát lớp, quản lí tốt học sinh và động viên, khen thưởng học sinh kịp thời để học sinh tự tin, tích cực khi hoạt động, có như vậy tiết học mới thành công.
2.5. Phối hợp cùng nhà trường, phụ huynh học sinh để tổ chức hoạt động trải nghiệm có chất lượng khi dạy TNXH:
Trong quá trình dạy tự nhiên xã hội, nếu chỉ có sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh thì phần chuẩn bị cho các hoạt động trải nghiệm chỉ có hạn, nhất là các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi có sự chuẩn bị về đồ dùng, kinh phí và nguôn nhân lực. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh lớp 2, 3 còn rất nhỏ, nên khi giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu thông tin ở nhà hay chuẩn bị đồ dùng ở nhà phải cần có phụ huynh hỗ trợ. Do đó, giáo viên cần liên hệ với phụ huynh học sinh, trao đổi về mục tiêu môn học, bài học và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm để có sự phối hợp của phụ huynh học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy – học TNXH.
Trong kế hoạch dạy học môn TNXH, để có các hoạt động trải nghiệm lớn như đi tham quan học tập thì giáo viên cần được sự hỗ trợ của nhà trường, sự cho phép, định hướng của nhà trường để lập kế hoạch cụ thể và có sự hỗ trợ khi cho học sinh tham gia trải nghiệm.
Ví dụ khi học bài: Đi thăm thiên nhiên ( 2 tiết) giáo viên có thể thống nhất trong khối, lập kế hoạch xin phép nhà trường, phối hợp với phụ huynh học sinh để có kế hoạch cho học sinh đi tham quan tại địa phương hay đi tham quan tại một địa điểm nào đó cho phù hợp.
Hoặc khi học bài Tỉnh ( thành phố), hay bài Làng quê và đô thị, giáo viên có thể xin phép nhà trường cùng phụ huynh cho học sinh đi tham quan học tập tại địa phương. Khi thực hiện hoạt động tham quan học tập này, cần huy động cả nguồn kinh phí của phụ huynh cũng như sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc quản lí học sinh.
 Ý KIẾN CỦA BAN GIÁM HIỆU
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_nang_cao_hieu_qua_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_3_c.docx
Sáng Kiến Liên Quan