Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 trong Hoá hữu cơ 12 cơ bản
Tiến trình thực hiện: đối tượng nghiên cứu lớp 12A9 (HKI, năm học 2018 - 2019) và 12A10 (HKI, năm học 2019 - 2020). Bản thân đã thực hiện các tiến trình như sau:
- Giáo viên tự trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng dạy học.
- Sưu tầm các bài tập liên quan từ các đề thi Đại học – Cao đẳng. Phân loại ra các dạng bài tập dựa vào tính chất triglixerit và yêu cầu của đề bài ra.
- Bản thân tự giải các bài tập đó bằng nhiều phương pháp khác nhau, sưu tầm tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp, sau đó đúc kết lại một phương pháp chung nhất cho đề tài này.
- Trích lọc các bài tập ngẫu nhiên trong các bài tập đã sưu tầm được (10 câu trắc nghiệm hoàn toàn), in ra giấy, tiến hành cho học sinh các lớp trên tiến hành thực hiện trong 30 phút, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em.
- Bản thân xây dựng và hướng dẫn học sinh các lớp trên phương pháp giải các bài tập của đề tài này trên từng lớp. Cho ví dụ cụ thể áp dụng ngay phương pháp giải này.
- Tiến hành cho học sinh các lớp trên làm lại 10 câu trắc nghiệm như trên trong 30 phút tương tự, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em. Phân tích và so sánh 2 kết quả của 2 lần kiểm tra, rút ra thực tế năng lực học tập từng lớp với nhau.
, tôi đúc kết kinh nghiệm của bản thân, thực tế trải nghiệm giảng dạy trên lớp nên tôi viết “Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 trong hoá hữu cơ 12 cơ bản”. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Bài tập tính toán về triglixerit (chất béo) xuất hiện trong đề thi đại học – cao đẳng năm 2014. Những năm tiếp theo, Bộ giáo dục và đào tạo cũng tiếp tục cho bài tập tính toán về triglixerit (chất béo) trong các đề thi THPT Quốc gia hàng năm. Khi đó cũng có những phương pháp giải tính toán về triglixerit (chất béo) như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố,Tuy nhiên những phương pháp này tuy không mới nhưng cần đòi hỏi kỹ năng tư duy tính toán tốt mới tiếp thu trọn vẹn được, qua khảo sát thực tế (có kiểm chứng bài kiểm tra, xem giấy nháp bài làm học sinh) thấy được thật sự rất ít các em làm được, số học sinh còn lại cũng chưa hiểu rõ về các phương pháp này cũng nhưng chưa có các kỹ năng cần thiết giải bài tập tính toán về triglixerit (chất béo). Để giúp cho những học sinh nói chung có chọn thi tổ hợp khoa học tự nhiên giải quyết được dạng bài toán này, trước hết học sinh nắm rõ công thức tổng quát, tên các chất béo và axit béo thường gặp, nắm rõ tính chất vật lý và tính chất hóa học của triglixerit (chất béo), viết được các phương trình hóa học của triglixerit (chất béo), biết phân tích đề bài, biết giải hệ phương trình thông thường toán học (1 ẩn số, 2 ẩn số, 3 ẩn số). Trong đó viết được các phương trình hóa học của triglixerit (chất béo) rất quan trọng. Để làm trọn vẹn được một bài toán theo phương trình hoá học thì các em phải viết được chính xác phương trình hoá học, cân bằng. Đối với bài tập tính toán về triglixerit (chất béo) để viết được phương trình hoá học chính xác, học sinh phải biết những sản phẩm tạo ra (thông thường các sản phẩm này khai thác từ đề bài). Hiệu quả thiết thực mang lại cho các em là giúp các em có tư duy khoa học, có niềm tin khi học tập hoá học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học (đặc biệt nâng cao điểm số các em trong các kỳ thi liên quan bộ môn). 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện: đối tượng nghiên cứu lớp 12A9 (HKI, năm học 2018 - 2019) và 12A10 (HKI, năm học 2019 - 2020). Bản thân đã thực hiện các tiến trình như sau: - Giáo viên tự trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng dạy học. - Sưu tầm các bài tập liên quan từ các đề thi Đại học – Cao đẳng. Phân loại ra các dạng bài tập dựa vào tính chất triglixerit và yêu cầu của đề bài ra. - Bản thân tự giải các bài tập đó bằng nhiều phương pháp khác nhau, sưu tầm tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp, sau đó đúc kết lại một phương pháp chung nhất cho đề tài này. - Trích lọc các bài tập ngẫu nhiên trong các bài tập đã sưu tầm được (10 câu trắc nghiệm hoàn toàn), in ra giấy, tiến hành cho học sinh các lớp trên tiến hành thực hiện trong 30 phút, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em. - Bản thân xây dựng và hướng dẫn học sinh các lớp trên phương pháp giải các bài tập của đề tài này trên từng lớp. Cho ví dụ cụ thể áp dụng ngay phương pháp giải này. - Tiến hành cho học sinh các lớp trên làm lại 10 câu trắc nghiệm như trên trong 30 phút tương tự, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em. Phân tích và so sánh 2 kết quả của 2 lần kiểm tra, rút ra thực tế năng lực học tập từng lớp với nhau. 3.2. Thời gian thực hiện: học kì I năm học 2018 – 2019 và học kì I năm học 2019 – 2020. 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Tiến hành cho các lớp kiểm tra kiểm nghiệm với 10 câu trắc nghiệm 30 phút lần 1, thu thập bảng số liệu như sau: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A9 LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 Số HS đạt 7 10 13 7 1 1 1 0 0 0 0 BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A10 LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 41 Số HS đạt 4 7 8 8 5 4 4 1 0 0 0 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA LẦN 1 Biểu đồ 1 3.3.2. Cung cấp lý thuyết cho học sinh, phân loại và hướng dẫn giải các dạng bài tập theo yêu cầu bài toán: 3.3.2.1. Khái niệm: - Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. + Glixerol là ancol đa chức có công thức: C3H5(OH)3=92. + Axit béo là những axit đơn chức, mạch không phân nhánh. - Một số axit béo thường gặp: C17H35COOH : Axit stearic. C17H33COOH : Axit oleic. C15H31COOH : Axit panmitic. C17H31COOH : Axit linoleic. - Công thức phân tử tổng quát triglixerit: Khối lượng mol triglixerit: MX=42n + 176 - 6k - Một số chất béo thường gặp: (C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin). (C17H33COO)3C3H5: trioleorylglixerol (triolein). (C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin). (C17H31COO)3C3H5: trilinoleorylglixerol (trilinolein). 3.3.2.2. Tính chất vật lý: - Là chất lỏng hoặc rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước: Chất béo lỏng chứa các gốc axit béo chưa no (gồm dầu thực vật: dầu lạc, vừng, đậu nành, ôliu), chất béo rắn chứa các gốc axit béo no (gồm mỡ động vật: mỡ lợn, dê, bò, cừu). - Dầu mỡ để lâu thường có mùi hôi, khét khó chịu gọi là hiện tượng bị ôi: Nguyên nhân là do liên kết đôi C=C trong gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm trong không khí tạo thành peoxit, chất này phân hủy cho các anđehit có mùi khó chịu. Dầu mỡ sau khi rán cũng bị oxi hóa thành anđehit, sử dụng các loại dầu mỡ này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.3.2.3. Tính chất hóa học: - Thủy phân este trong môi trường axit thu được các axit béo và glixerol: . - Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) thu được muối của axit béo (xà phòng) và glixerol: x (mol) 3x 3x x - Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng: x (mol) 3kx - Phản ứng cộng dung dịch Br2 của chất béo lỏng: x (mol) 3kx - Phản ứng cháy: x (mol) Hệ phương trình mol tương ứng CO2, H2O và O2 cháy: *) Tuỳ theo đề bài, ký hiệu số mol triglixerit cho phù hợp. 3.3.2.4. Các dạng và hướng dẫn giải bài tập thường gặp trong các đề thi: a. Dạng 1: Tính khối lượng muối, khối lượng chất rắn sau phản ứng: - Áp dụng trực tiếp: + Khối lượng muối: mmuối natri=3x.(14n+68-2k) hoặc mmuối kali=3x.(14n+84-2k) + Khối lượng chất rắn: mchất rắn =3x.(14n+68-2k) + mNaOH dư hoặc mchất rắn =3x.(14n+84-2k) + mKOH dư - Hoặc áp dụng bảo toàn khối lượng: + Khối lượng muối: mX + 40.3x = mmuối natri + 92x hoặc mX + 56.3x = mmuối kali + 92x + Khối lượng chất rắn: mX + mNaOH = mchất rắn + 92x hoặc mX + mKOH = mchất rắn + 92x b. Dạng 2: Tính số mol brom, thể tích khí H2 (đktc): - Số mol brom: a = 3kx - Thể tích khí H2: V = 3kx.22,4 * CÁC BÀI TẬP ÁP DỤNG: a. Dạng 1: Tính khối lượng muối, khối lượng chất rắn sau phản ứng: - Phản ứng cháy: x (mol) Hệ phương trình mol tương ứng CO2, H2O và O2 cháy: x (mol) 3x 3x x Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X của axit stearic, axit panmitic. Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hóa m gam X thu được khối lượng glixerol là A. 0,414 gam. B. 1,242 gam. C. 0,828 gam. D. 0,460 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2 và mol nước. Khối lượng glixerol: m=0,005.92=0,46 gamđáp án D. Câu 2 (ĐỀ MINH HỌA 2017 LẦN 1): Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 53,16. B. 57,12. C. 60,36. D. 54,84. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2 và mol nước. b=mmuối=3.0,06.(14n+68-2k)=3.0,06.(14.17+68-2.)=54,84 gamđáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: a + mNaOH = b + mglixerol0,06.(42.17+176-6.) + 40.3.0,06= b + 0,06.92 b = 54,84 gamđáp án D. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,2 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,08 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là A. 43,14. B. 37,12. C. 36,48. D. 37,68. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. m=mmuối=3.0,04.(14n+68-2k)=3.0,04.(14.17+68-2.1)=36,48 gamđáp án C. Hoặc bảo toàn khối lượng: a + mNaOH = m + mglixerol0,04.(42.17+176-6.1) + 40.3.0,04= b + 0,04.92 m = 36,48 gamđáp án C. Câu 4 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2018): Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72. Bài giải: Theo đề công thức cấu tạo của X: (C17H35COO)(C15H31COO) (C17HyCOO)C3H5=C55H71+yO6 Áp dụng CTPT tổng quát: , số C tương ứng: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, O2. m=mmuối=3.0,02.(14n+68-2k)=3.0,02.(14. +68-2. )= 17,72 gam đáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: a + mNaOH = m + mglixerol0,02.(42. +176-6. ) + 40.3.0,02= m + 0,02.92 m = 17,72 gam đáp án D. Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 41,40. B. 31,92. C. 36,72. D. 35,60. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. b = mmuối = 3.0,04.(14n + 68 - 2k) = 3.0,04.(14.17 + 68 - 2.0) = 36,72 gam đáp án C. Hoặc bảo toàn khối lượng: a + mNaOH = b + mglixerol0,04.(42.17+176-6.0) + 40.3.0,04= b + 0,04.92 b = 36,72 gamđáp án C. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần dùng vừa đủ 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 18,28 gam. B. 33,36 gam. C. 46,00 gam. D. 36,56 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. mmuối = 3.0,04.(14n + 68 - 2k) = 3.0,04.(14.17 + 68 - 2. ) = 36,56 gam đáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol0,04.(42.17+176-6. ) + 40.3.0,04= mmuối + 0,04.92 mmuối = 36,56 gamđáp án D. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 18,28 gam. B. 16,68 gam. C. 20,28 gam. D. 23,00 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. mmuối = 3.0,02.(14n + 68 - 2k) = 3.0,02.(14.17 + 68 - 2. ) = 18,28 gam đáp án A. Hoặc bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol0,02.(42.17+176-6. ) + 40.3.0,02= mmuối + 0,02.92 mmuối = 18,28 gamđáp án A. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần dùng vừa đủ 0,805 mol O2, sinh ra 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 8,34 gam. B. 11,50 gam. C. 9,14 gam. D. 10,14 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. mmuối = 3.0,01.(14n + 68 - 2k) = 3.0,01.(14.17 + 68 - 2. ) = 9,14 gam đáp án C. Hoặc bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol0,01.(42.17+176-6. ) + 40.3.0,01= mmuối + 0,01.92 mmuối = 9,14 gamđáp án C. Câu 9 (ĐỀ MINH HỌA 2017 LẦN 1): Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là A. 57,2. B. 42,6. C. 53,2. D. 52,6. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O trong X: Số mol H2: 3ka=0,3a=0,15 mol Trong Y có: Trong X có: m2 = 0,15.3.(14n + 68 – 2k) + mNaOH dư= 0,15.3.(14.2 + 68 - 2. ) + 40.(0,7-0,15.3)= 52,6 gamđáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: m1 + mNaOH = m2 + mglixerol0,15.(42.2 + 176 – 6. ) + 0,7.40= m2 + 0,15.92 m2 = 52,6 gamđáp án D. b. Dạng 2: Tính số mol brom, thể tích khí H2 (đktc): - Số mol brom: a = 3kx - Thể tích khí H2: V = 3kx.22,4 Câu 1: (ĐỀ ĐH – CĐ KHỐI A - 2014): Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là A. 0,20. B. 0,30. C. 0,18. D. 0,15. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O 3ka=0,63. .a=0,6a=0,15 molđáp án D. Câu 2: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối gồm natri oleat, natri stearat theo tỉ lệ mol lần lượt là 1: 2. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là A. b – c = 2a. B. b = c – a. C. b – c = 3a. D. b – c = 4a. Bài giải: Theo đề công thức cấu tạo của X: (C17H33COO)(C17H35COO)2C3H5=C57H108O6 Áp dụng công thức phân tử tổng quát: , số C và số H tương ứng: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2 và mol nước. đáp án C. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là A. 0,10. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,16. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. ntriglixerit==0,028 mol. a=nbrom=3k.0,028=3. 0,028=0,14 molđáp án C. Câu 4 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2018): Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 20,15. B. 20,60. C. 23,35. D. 22,15. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và Br2. m=mmuối=3.0,025.(14n+68-2k)=3.0,025.(14. +68-2. )=22,15 gam đáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m + mglixerol0,025.(42. +176-6. ) + 40.3.0,025= m + 0,025.92m = 22,15 gamđáp án D. Câu 5 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2018): Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,16. Bài giải: Theo đề công thức cấu tạo của X có 2 trường hợp: Áp dụng công thức phân tử tổng quát: , số C tương ứng: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, O2. a=3kx=3. .0,04 = 0,08 molđáp án B. Câu 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2019): Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,12. B. 0,16. C. 0,20. D. 0,24. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol O2, H2O và khối lượng muối a=3kx=3.00,4=0,12 molđáp án A. Câu 7 (ĐỀ MINH HỌA 2019): Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là A. 86,10. B. 57,40. C. 83,82. D. 57,16. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol H2O và O2. nx= Trong Y có: m = mmuối = 3.0,09.(14n + 84 - 2k) = 3.0,09.(14. + 84 - 2. 0) = 86,1 gam đáp án A. Hoặc bảo toàn khối lượng: 78,9 + 2.3.0,09. = mYmY = 79,26 gam mY + mKOH = m + mglixerol79,26 + 56.3.0,09= m + 0,09.92m = 86,1 gam đáp án A. Câu 8 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2019): Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng tối đa với 0,04 mol Br2. Giá trị của m là A. 17,72. B. 18,28. C. 18,48. D. 16,12. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, Br2 và khối lượng X m = mmuối = 3.0,02.(14n + 68 - 2k) = 3.0,02.(14. +68-2. ) = 17,72 gam đáp án A. Hoặc bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m + mglixerol0,02.(42. +176-6. ) + 40.3.0,02= m + 0,02.92 m = 17,72 gamđáp án A. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất béo thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,8 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng với 60 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của a là A. 0,015. B. 0,010. C. 0,012. D. 0,020. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O 3ka=0,063. .a=0,06a=0,015 molđáp án A. Câu 10: Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là A. V = 22,4.(3x + y). B. V = 44,8.(9x + y). C. V = 22,4.(7x + 1,5y). D. V = 22,4.(9x + y). Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và Br2 đáp án D. 3.3.3. Tiến hành cho các lớp kiểm tra kiểm nghiệm với 10 câu trắc nghiệm 30 phút lần 2 (cùng nội dung câu hỏi như lần 1), thu thập bảng số liệu như sau: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A9 LẦN 2 NĂM HỌC 2018 - 2019 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 Số HS đạt 5 10 11 10 2 2 0 0 0 0 0 BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A10 LẦN 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 41 Số HS đạt 0 5 9 9 10 5 2 0 0 0 0 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA LẦN 2 Biểu đồ 2 IV. Hiệu quả đạt được: Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tìm hiểu về thực trạng của đơn vị và đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học của lớp 12 đã được áp dụng trong năm học vừa qua (HKI, năm học 2018 - 2019) và học kì I (năm học 2019 - 2020) với những kết quả cụ thể như sau: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A9 (40HS) HKI NĂM HỌC 2018 - 2019 Nội dung G K TB Y K SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Điểm KT1T lần 1 13 32,50% 14 35,00% 10 25,00% 2 5,00% 1 2,50% Điểm KT HKI 2 5,00% 14 35,00% 14 35,00% 8 20,00% 2 5,00% BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A10 (41HS) HKI NĂM HỌC 2018 - 2019 Nội dung G K TB Y K SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Điểm KT1T lần 1 30 73,17% 11 26,83% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Điểm KT HKI 21 51,22% 18 43,90% 2 4,88% 0 0,00% 0 0,00% BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN 1 Biểu đồ 3 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I Biểu đồ 4 Qua các biểu đồ 3, 4 cho thấy chất lượng giáo dục học sinh trong năm học vừa qua của lớp 12 qua khảo sát đã có sự chuyển biến. Số học sinh đạt học lực giỏi-khá tăng mạnh. Số học sinh đạt học lực trung bình-yếu-kém cũng giảm nhẹ, đây là kết quả bước đầu mà bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải có những biện pháp, những kinh nghiệm có giá trị hơn nữa để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường. V. Mức độ ảnh hưởng Việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết. Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ. Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp. Bản thân phải tự nghiên cứu tốt hơn nữa và có sự góp ý của quí đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài theo mong muốn. VI. Kết luận Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm là phù hợp. Qua đó nhận thức của mọi người về biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường nâng cao. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn điều làm tôi có suy nghĩ nhất là làm thế nào để công tác giáo dục trong nhà trường ngày một chất lượng, tay nghề ngày càng nâng cao. Đây chính là động lực thôi thúc tôi tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Văn Lợi TÀI LIỆU THAM KHẢO https://mccacasvusitessgdangiang.vnedu.vn/v3/?year=2018 https://mccacasvusitessgdangiang.vnedu.vn/v3/?year=2019
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_toan_triglixerit_bang_cong_thuc_t.docx