Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục Stem trong dạy học chủ đề hóa học hữu cơ Lớp 12

Xây dựng chủ đề DH

1.1.1. Tại sao nên quan tâm đến DH theo chủ đề trong tiến trình đổi mới

giáo dục hiện nay?

DH theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học

truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan

đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với

những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.

Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề và

nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập

hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Với

phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp các

em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính quá trình tự khám phá và thực

hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài.

Với cách tiếp cận DH theo chủ đề, học sinh không những được tăng cường tích

hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cường sự vận dụng kiến

thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các

kỹ năng sống vốn rất cần cho trẻ hiện nay.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện

được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện

minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và

giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người

hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

DH theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm

cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung

những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa

hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào

những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.

1.1.2. Các bước để xây dựng một chủ đề DH

Bước 1. Xác định chủ đề.

Bước 2. Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề.

Bước 3. Xây dựng bảng mô tả.

Bước 4. Biên soạn câu hỏi/bài tập.

Bước 5. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề.7

Bước 6. Tổ chức thực hiện chủ đề.

pdf64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục Stem trong dạy học chủ đề hóa học hữu cơ Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành 5 lít ancol 
etylic 350 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol 
etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Giá trị của m là 
A. 3,804. B. 2,465. C. 3,424. D. 3,081. 
Câu 7: Khi mệt mỏi đặc biệt trong những ngày hè nóng nực uống một cốc nước 
chanh đường ta cảm thấy sảng khoái, cơ thể được giải nhiệt và thấy khỏe hơn rất 
nhiều. So với nước đường không có chanh thì nước chanh đường có tác dụng 
hơn hẳn. Em hãy giải thích dựa vào kiến thức hóa học và sự hiểu biết thực tế. 
Câu 8: Hãy giải thích tại sao khi ăn cơm nếu nhai kĩ sẽ cảm nhận vị ngọt và khi 
ăn miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi ngọt hơn, dễ tiêu hơn cơm ở phía trên? 
 d) Sản phẩm học tập: 
 - Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2 của HS. 
 Tiết 5: Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng kiến thức 
 a) Mục tiêu hoạt động: 
 STEM sản xuất thử nghiệm cơm rượu và rượu nho 
 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm 
mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các 
câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS. 
 b) Nội dung hoạt động: 
40 
 STEM sản xuất thử nghiệm cơm rượu và rượu nho. 
 Giải quyết ác bài tập thực tiễn. 
 c) Phương thức tổ chức hoạt động: 
 Hoạt động 4.1: Nhóm 6 thiết kế, trình bày và bảo vệ phương án thiết kế 
sản xuất (làm) cơm rượu (20 phút) (Tại lớp) 
Mục tiêu: 
 1. Thảo luận, đưa ra thiết kế quy trình làm cơm rượu 
 2. Thảo luận, lựa chọn thiết kế quy trình làm cơm rượu 
 3. Trình bày bản thiết kế quy trình làm cơm rượu 
 Nội dung: 
 GV tổ chức cho HS trong nhóm 6 thảo luận theo các bước: 
 1. Mỗi thành viên trong nhóm phải đưa ra 01 bản thiết kế, cập nhật vào nhật ký 
cá nhân. 
 2. Các thành viên thảo luận để lựa chọn bản thiết kế tối ưu nhất. Cập nhật vào 
nhật ký cá nhân. 
 3. Trình bày bản thiết kế trước lớp. Vận dụng các kiến thức đã biết để bảo vệ 
bản thiết kế. GV và các HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận xét, điều chỉnh và đề 
xuất phương án tối ưu để làm sản phẩm. 
 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: 
 - Bản thiết kế quy trình làm cơm rượu 
 - Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học, thầy cô giáo. 
 Cách thức tổ chức hoạt động: 
 Bước 1: GV tổ chức cho các HS trong nhóm 6 hoạt động để đưa ra bản thiết kế 
và lựa chọn bản thiết kế cho nhóm. 
 Bước 2: Đại diện nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các thành 
viên của lớp chú ý nghe. 
 Bước 3: GV tổ chức cho các HS còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết 
kế của nhóm 6; nhóm 6 trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp. 
 Bước 4: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại 
các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa. 
 Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho nhóm 6 về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo 
bản thiết kế. 
41 
 Hoạt động 4.2: Nhóm 7 thiết kế, trình bày và bảo vệ phương án thiết kế 
sản xuất (làm) rượu từ nho (20 phút) 
Mục tiêu: 
 1. Thảo luận, đưa ra thiết kế quy trình làm rượu từ nho. 
 2. Thảo luận, lựa chọn thiết kế quy trình làm rượu từ nho. 
 3. Trình bày bản thiết kế quy trình làm làm rượu từ nho. 
 Nội dung: 
 GV tổ chức cho HS trong nhóm 7 thảo luận theo các bước: 
 1. Mỗi thành viên trong nhóm phải đưa ra 01 bản thiết kế, cập nhật vào nhật ký 
cá nhân. 
 2. Các thành viên thảo luận để lựa chọn bản thiết kế tối ưu nhất. Cập nhật vào 
nhật ký cá nhân. 
 3. Trình bày bản thiết kế trước lớp. Vận dụng các kiến thức đã biết để bảo vệ 
bản thiết kế. GV và các HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận xét, điều chỉnh và đề 
xuất phương án tối ưu để làm sản phẩm. 
 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: 
 - Bản thiết kế quy trình làm làm rượu từ nho. 
 - Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học, thầy cô giáo. 
Cách thức tổ chức hoạt động: 
 Bước 1: GV tổ chức cho các HS trong nhóm 7 hoạt động để đưa ra bản thiết kế 
và lựa chọn bản thiết kế cho nhóm. 
 Bước 2: Đại diện nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các thành 
viên của lớp chú ý nghe. 
 Bước 3: GV tổ chức cho các HS còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết 
kế của nhóm 7; nhóm 7 trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp. 
 Bước 4: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại 
các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa. 
 Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho nhóm 6 về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo 
bản thiết kế. 
 Tiết 6: Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng kiến thức(tiếp) 
 Hoạt động 4.1: Thử nghiệm làm (sản xuất) cơm rượu từ cơm nguội và men 
rượu (HS làm việc ở nhà 1 tuần) 
Mục đích Các HS thực hành, làm được cơm rượu căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh 
sửa. 
42 
Nội dung Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để làm cơm 
rượu, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn. 
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh 
 Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một hộp cơm rượu đáp ứng được 
các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1 
Cách thức tổ chức hoạt động 
 Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến. 
 Bước 2. HS làm cơm rượu theo bản thiết kế. 
 Bước 3.HS thử chất lượng cơm rượu, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản 
phẩm (Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và 
giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh). 
 Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu chế tạo sản phẩm. 
 Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. 
 GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. 
 Hoạt động 4.2: Trình bày và thảo luận sản phẩm “ Sản xuất cơm rượu” từ 
cơm nguội và men. (20 phút) 
 (Tại lớp) 
Mục đích HS biết giới thiệu về sản phẩm cơm rượu đáp ứng được các yêu 
cầu sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến 
nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; có ý thức về cải 
tiến, phát triển sản phẩm. 
Nội dung 
 - Nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; 
 - Báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn. 
 - Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. 
 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh 
 Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một hộp cơm rượu và bài 
thuyết trình giới thiệu sản phẩm. 
 Cách thức tổ chức hoạt động 
 - Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm. Cho đại diện HS và GV 
kiểm tra, thử sản phẩm, chấm điểm vào phiếu đánh giá. 
 - Yêu cầu HS của nhóm 6 trình bày cách tiến hành và các phản ứng hóa học 
xảy ra. 
43 
 - GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của Phiếu đánh 
giá số 1. 
 - Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ các bước tiến hành và các 
phản ứng hóa học xảy ra nhằm khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức 
liên quan. 
 - GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập 
nhật điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi: 
 + Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình làm 
cơm rượu? 
 + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai và tiến hành làm cơm 
rượu? 
 Hoạt động 2.3: Thử nghiệm làm (sản xuất) rượu hoa quả từ nho 
 (HS làm việc ở nhà 1 tuần) 
 Mục đích Các HS thực hành, làm được rượu nho căn cứ trên bản thiết kế đã 
chỉnh sửa. 
 Nội dung Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để làm rượu 
nho, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn. 
 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh 
 Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chai rượu nho đáp ứng được 
các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1 
 Cách thức tổ chức hoạt động 
 Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến. 
 Bước 2. HS làm cơm rượu theo bản thiết kế. 
 Bước 3.HS thử chất lượng rượu nho, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm 
(Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải 
thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh). 
 Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu chế tạo sản phẩm. 
 Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. 
 GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. 
 Hoạt động 2.4: Trình bày và thảo luận sản phẩm “ Sản xuất rượu nho” từ 
quả nho chín. (20 phút) 
 (Tại lớp) 
 Mục đích 
44 
 HS biết giới thiệu về sản phẩm rượu nho đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm 
đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản 
biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; có ý thức về cải tiến, phát triển sản 
phẩm. 
 Nội dung 
 - Nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; 
 - Báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn. 
 - Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. 
 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh 
 Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chai rượu nho và bài 
thuyết trình giới thiệu sản phẩm. 
 Cách thức tổ chức hoạt động 
 - Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm. Cho đại diện HS và GV 
kiểm tra, thử sản phẩm, chấm điểm vào phiếu đánh giá. 
 - Yêu cầu HS của nhóm 7 trình bày cách tiến hành và các phản ứng hóa học 
xảy ra. 
 - GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của Phiếu đánh 
giá số 1. 
 - Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ các bước tiến hành và các 
phản ứng hóa học xảy ra nhằm khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức 
liên quan. 
 - GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập 
nhật điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi: 
 + Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình làm 
rượu nho? 
 + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai và tiến hành làm rượu 
nho? 
Tiểu kết chương 2 
Trong chương này tôi đã vận dụng các phương pháp và kỹ thuật DH tích cực để 
thiết kế kế hoạch tổ chức DH theo chủ đề có tích hợp STEM các nội dụng của chương 
trình Hóa học 12: 
- Chủ đề Este-Lipit. 
- Chủ đề Cacbohiđrat. 
45 
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm: 
- Xác định tính hiệu quả của việc DH chủ đề Este-Lipit, Cacbohiđrat có kết hợp 
giáo dục STEM. 
- Đánh giá sự phù hợp của các hoạt động học tập được tổ chức trong giờ học 
với kế hoạch DH được đề xuất. 
 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm: 
 - Thiết kế giáo án chủ đề Este-Lipit, Cacbohiđrat có kết hợp giáo dục STEM. 
- Thực hiện giáo án bài dạy đã xây dựng. 
- Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học trong thực nghiệm sư phạm và xử lí kết 
quả thực nghiệm sư phạm. 
 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm: 
 - Chọn địa điểm, đối tượng thực nghiệm sư phạm. 
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 12 của trường THPT Nam 
Đàn 1, THPT Kim Liên, THPT Sào Nam trong năm học 2019-2020 và năm học 2020-
2021. Các lớp thực nghiệm - đối chứng và GV giảng dạy, các giáo án thực nghiệm 
được lựa chọn cẩn thận. 
 - Các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về chất lượng học tập. 
GV giảng dạy có kinh nghiệm. Có phương tiện DH thích hợp. 
 - Tiến hành thiết kế bài dạy. 
 3.4- Tiến hành thực nghiệm 
 3.4.1. Tiến hành các giờ dạy 
 - Giáo án soạn theo chủ đề Este-Lipit, Cacbohiđrat có kết hợp giáo dục STEM 
được dạy ở lớp thực nghiệm. 
- Giáo án soạn theo truyền thống các bài riêng biệt, không tích hợp STEM được 
dạy ở lớp đối chứng. 
 3.4.2. Phương tiện trực quan 
Được sử dụng như nhau ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
 3.4.3. Tiến hành kiểm tra 
- Kết quả học tập của HS tiến hành tại lớp. 
- Các sản phẩm STEM. 
 3.5-Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 
 3.5.1. Phân tích kết quả về mặt định tính 
46 
 3.5.1 .1. Về chất lượng học tập của HS 
 HS các lớp thực nghiệm hứng thú hơn với bài học chủ đề có hoạt động STEM. 
Khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm, NL nhận thức và tư duy, NL công nghệ và tin 
học, khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn của HS cũng như chất 
lượng các bài học về Este-Lipit và Cacbohidrat được nâng cao hơn so với các lớp đối 
chứng. HS các lớp đối chứng thể hiện rõ ý thức bảo vệ môi trường, sự say mê và hứng 
thú trong thực hành Hóa học. 
 3.5.1.2. Ý kiến nhận xét của các GV tham gia dạy thực nghiệm 
Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định khi DH chủ đề có tích hợp 
STEM thì HS có hứng thú hơn trong học tập và chất lượng học tập của HS tăng lên rõ 
rệt. Khi DH theo hình thức này còn có tác dụng rèn luyện tính tích cực, siêng năng, 
cẩn thận cho HS và đặc biệt có tác dụng giúp HS phát triển NL nhận thức, NL tự học, 
NL hợp tác nhóm, NL thực hành, NL thẩm mĩ và tính sáng tạo. Sử dụng hình thức 
DH theo hướng tích cực này còn giúp GV thực hiện tốt hơn yêu cầu đổi mới PPDH 
của ngành giáo dục trong DH nói chung, DH hóa học nói riêng. 
Tiểu kết chương 3 
Từ việc sử dụng DH chủ đề có tích hợp STEM và trao đổi với các GV khác khi 
tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có những nhận xét sau: 
DH theo chủ đề có tích hợp STEM là một mô hình mới cho hoạt động lớp học, 
ở đây học sinh được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra 
giải pháp cho vấn đề giúp các em phát triển nhiều khả năng. Chính quá trình tự khám 
phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn, tăng cường sự vận dụng kiến thức 
của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ 
năng sống vốn rất cần cho trẻ hiện nay. 
Trong các chủ đề này, việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với 
thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng 
được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học 
được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. HS biết liên kết các kiến thức để giải 
quyết các vấn đề thực tiễn, biết sử dụng, quản lí và truy cập công nghệ, biết về quy 
trình thiết kế kĩ thuật và chế tạo ra các sản phẩm. 
Như vậy có thể kết luận rằng: biện pháp mới đã có hiệu quả thực sự. 
47 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
KẾT LUẬN 
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục STEM trong DH chủ 
đề Hóa học hữu cơ lớp 12” chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, cụ thể 
là: 
+ Đã biết cách tiến hành một đề tài NCKH giáo dục, đã nghiên cứu hệ thống cơ 
sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 
+ Đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài về các vấn đề: 
- DH chủ đề trong chương trình THPT mới. 
- Giáo dục STEM trong chương trình THPT mới. 
- Một số phương pháp và kỹ thuật DH nhằm phát triển NL và kỹ năng cho HS 
ở nhà trường THPT. 
+ Đã nghiên cứu và xây dựng được hai chủ đề DH có tích hợp STEM trong hóa 
học hữu cơ lớp 12, đó là chủ đề Este-Lipit và chủ đề Cacbohiđrat . 
+ Đã tiến hành thực nghiệm, kết quả TNSP chứng tỏ đề tài “Tích hợp giáo dục 
STEM trong DH chủ đề Hóa học hữu cơ lớp 12” là cần thiết và góp phần nâng cao 
chất lượng giờ học HH. 
Hiệu quả giờ học còn được khẳng định qua sự hứng thú học tập của HS và nhận 
xét của GV dạy thực nghiệm. 
KIẾN NGHỊ 
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài chúng tôi có một vài kiến nghị: 
- DH theo chủ đề, giáo dục STEM là những định hướng giáo dục được khuyên 
khích sử dụng trong chường trình giáo dục phổ thông mới 2018. Do đó, viêc bồi 
dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ GV cần phải được thực hiện thường xuyên hơn 
nữa, phải thực sự đi sâu vào chất lượng, chú ý đến các mô hình, phương pháp, kỹ 
thuật DH tích cực và cách sử dụng chúng. 
- Đối với bộ môn Hóa học nói riêng, các môn thuộc nhóm Khoa học tự nhiên 
nói chung, việc thực hành, thí nghiệm, thử nghiệm là một điều rất cần thiết. Cho nên 
chúng tôi kính đề nghị các trường, các sở, các cơ quan chức năng (đặc biệt là khu vực 
nông thôn) cần đầu tư hơn nữa các phương tiện kĩ thuật DH phục vụ thực nghiệm, thí 
nghiệm như các bộ dụng cụ thí nghiệm lắp sẵn, phòng thí nghiệm chuẩn, hóa chất 
phải đảm bảo chất lượng, số lượng và được cập nhật mới thường xuyên. 
 Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về mảng đề tài này, tuy 
nhiên do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không 
thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhân được những ý kiến đóng 
góp, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển đề 
tài. 
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! 
Nam Đàn, ngày 24 tháng 12 năm 2020 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. BGD-ĐT. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa Học lớp 
12 - NXBGD - 2009. 
2. BGD-ĐT. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình DH theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT - môn Hóa Học - 2014. 
3. Nguyễn Thị Sửu. Nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh qua giảng 
dạy Hoá học ở trường phổ thông - ĐHSPHN - 2008. 
4. Nguyễn Xuân Trường – Phạm Văn Hoan – Từ Vọng Nghi – Đỗ Đình 
Răng- Nguyễn Phú Tuấn. Hoá học 12 –NXBGD - 2012. 
5. https://taphuan.csdl.edu.vn 
49 
PHẦN PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: 
Phiếu điều tra về thực trạng dạy học chủ đề và STEM trong dạy học hoá 
học ở trường phổ thông tại Nam Đàn, năm học 2019-2020. 
 Số chủ đề dạy học hóa học thầy/cô đã dạy trong năm học này ? 
  1-2 
  3-4 
  >4 
  Không sử dụng 
 Số bài học có STEM thầy/cô đã sử dụng trong dạy học hóa học? 
  1-2 
  3-4 
  >4 
  Không sử dụng. 
 Thầy/cô đã tìm hiểu và nghiên cứu về giáo dục STEM trong thời gian qua? 
  Tìm hiểu, nghiên cứu và đã áp dụng trong dạy học hóa học. 
  Tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chưa áp dụng. 
  Đã tìm hiểu nhưng chưa thực sự thấu hiểu. 
  Chưa hề tìm hiểu. 
50 
Phụ lục 2: 
BẢN THIẾT KẾ 
Nhóm:.. 
Hình ảnh bản thiết kế: 
Mô tả thiết kế và giải thích: 
51 
Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng: 
STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến 
 Quy trình thực hiện dự kiến: 
Các 
bước 
Nội dung Thời gian dự kiến 
 Phân công nhiệm vụ: 
STT Thành viên Nhiệm vụ 
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN 
52 
Phụ lục 3: Các phiếu đánh giá số 1 
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm xà phòng 
Tiêu chí Điểm tối đa 
Xà phòng sử dụng nguyên liệu từ dầu ăn đã qua sử dụng, 
NaOH rắn, nước, tinh dầu sả... 
1 
Xà phòng có mùi hương dễ chịu 
3 
Xà phòng có thể sử dụng làm sạch các vết bẩn 
3 
Xà phòng có hình thức đẹp 
1 
Chi phí làm xà phòng tiết kiệm 
2 
Tổng điểm 
10 
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm cơm rượu 
Tiêu chí Điểm tối đa 
Cơm rượu làm từ cơm, men rượu 1 
Cơm rượu có thể sử dụng được( ăn được) 
3 
Cơm rượu có mùi thơm, vị ngọt, ít chua, ít nồng 
3 
Cơm rượu không bị nát(hình thức đẹp, đúng chuẩn) 
1 
Chi phí làm tiết kiệm 
2 
Tổng điểm 
10 
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm rượu nho 
Tiêu chí Điểm tối đa 
Rượu nho làm từ quả nho, đường saccarozơ 1 
Rượu có thể sử dụng đượcv( uống được) 
3 
Rượu có mùi thơm, vị ngọt, ít chua, ít nồng 
3 
Rượu trong, có màu sắc đẹp 
1 
Chi phí làm tiết kiệm 
2 
Tổng điểm 
10 
53 
Phụ lục 4: Các bản thiết kế 
BẢN THIẾT KẾ: LÀM XÀ PHÒNG 
Dầu ăn 
(80g) 
H2O(120g) 
Đun, khuấy 
NaOH(80g) 
Hỗn hợp tách lớp 
 dd NaCl bão hòa 
Dd NaOH 40% 
Lấy xà phòng ra 
ép khuôn 
Bánh xà phòng 
Dầu 
ăn 
(85g) 
54 
 BẢN THIẾT KẾ: LÀM CƠM RƯỢU 
Gạo 
(4kg) 
Làm nguội 
Trộn men 
Lên men 
Bánh men 
(100g) 
Nghiền mịn 
Làm sạch 
Nấu chín 
Nước 
Cơm rượu 
Gạo 
(4kg) 
55 
BẢN THIẾT KẾ: LÀM RƯỢU NHO 
56 
Phụ lục 5: 
Một số hình ảnh hoạt động và sản phẩm STEM của HS khi thực hiện các chủ đề 
Sơ đồ tư duy về Cacbohidrat 
Học sinh K57 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2019 - 2020 
57 
STEM làm rượu nho 
Học sinh K57 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2019 - 2020 
58 
STEM làm xà phòng 
Học sinh K58 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2020 - 2021 
59 
STEM làm xà phòng 
Học sinh K58 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2020 - 2021 
60 
STEM làm xà phòng 
Học sinh K58 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2020 - 2021 
61 
STEM làm cơm rượu 
Học sinh K58 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2020 - 2021 
62 
Trình bày PowerPoint về Cacbohiđrat 
Học sinh K58 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2020 - 2021 
63 
STEM làm Rượu nho 
Học sinh K58 Nam Đàn 1 thực hiện trong năm học 2020 - 2021 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_stem_trong_day_hoc_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan