Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ

- Giáo dục mầm non là bậc học khởi đầu của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi.

- Pháp lệnh về bảo vệ chăm sóc trẻ em của nhà nước ta đã khẳng định: "mọi trẻ em sinh ra đều được bình đẳng và được hưởng quyền chăm sóc và giáo dục của gia đình và cộng đồng". Với tinh thần đó trường mầm non phải có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ đến cho các bậc cha mẹ. Việc tuyên truyền được tiến hành với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Trường mầm non, các cô giáo mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền trực tiếp cho các bậc cha mẹ.

- Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ, các cô giáo phải nắm vững mục đích của việc tuyên truyền là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 36391 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn thể với nhà trường trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng trẻ chưa triển khai đồng bộ, hợp lí.
- Trường đạt chuẩn quốc gia nên có đủ mọi điều kiện để thực hiện tốt hoạt động dạy và học, chất lượng giáo dục được nâng lên năm sau cao hơn năm trước.
- Nhận thức của phụ huynh về bậc học được nâng lên về mọi mặt, nhu cầu cho con đến trường để được nuôi dạy theo khoa học ngày càng tăng.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, tận tâm với các cháu, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực trong chuyên môn.
2. Khó khăn:
- Thu nhập của phụ huynh chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư cho việc học của trẻ còn nhiều hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, còn coi đó là nhiệm vụ của nhà trường.
IV. Các giải pháp thực hiện:
- Xác định sự phối kết hợp với các bậc cha mẹ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần qua đó tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh giúp họ hiểu được công việc của giáo viên mầm non và giáo viên cũng hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của trẻ ở gia đình cho nên tôi đã đầu tư nghiên cứu tìm ra các giải pháp để tích cực tạo ra các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
1. Lựa chọn nội dung phù hợp để phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ:
a. Phối hợp với cha mẹ trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ:
- Trong thời điểm tuyển sinh phối hợp với trạm y tế tiến hành kiểm tra sức khoẻ ban đầu cho trẻ, phát hiện những trẻ bị bệnh, những cháu bị suy dinh dưỡng và bệnh béo phì, trực tiếp gặp bố mẹ trao đổi và thống nhất các giải pháp để điều trị cho những cháu bị bệnh, có chế độ ăn thích hợp cho những cháu suy dinh dưỡng và mắc bệnh béo phì.
- Chia sẻ với các bậc bố mẹ các kiến thức sơ đẳng về bữa ăn hợp lí có đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ. 
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch đưa ra các biện pháp chăm sóc trẻ, thống nhất với giáo viên cùng triển khai thực hiện:
+ Tuyên truyền phụ huynh đóng góp tiền ăn (thay đổi theo yêu cầu thực tế của giá cả).
+ Xây dựng góc tuyên truyền ở trên sân trường với nhiều nội dung và hình thức hấp dẫn gây được sự chú ý của phụ huynh. 
+ Yêu cầu phụ huynh kiểm tra chất lượng bữa ăn cho trẻ, đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ.
+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền ở trước mặt lớp với nhiều hình thức hấp dẫn:
Thực đơn trong ngày của bé được cách điệu với hình vẽ các loại thực phẩm phù hợp với bữa ăn đủ chất trong ngày cho trẻ.
Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh được cách điệu dưới các hình con vật ngộ nghĩnh.
Theo dõi sức khoẻ trẻ trên biểu đồ, thông báo để phụ huynh nắm được sự chuyến biến về sự phát triển của trẻ.
b. Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục:
- Căn cứ vào các chủ điểm giáo viên trực tiếp trò chuyện, thông báo qua bảng với các bậc cha mẹ về các nội dung cần kết hợp. 
 Ví dụ: Chủ điểm gia đình:
+ Yêu cầu bố mẹ cung cấp cho trẻ những kiến thức về gia đình mình: các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, tình cảm và trách nhiệm của mọi người trong gia đình với nhau, trẻ biết được công việc hàng ngày của ông bà bố mẹ, trẻ biết được địa chỉ của gia đình, trẻ biết được trong gia đình mình có những loại đồ dùng gì, cách bảo quản và sắp xếp sử dụng đồ dùng đồ chơi như thế nào cho hợp lí...
+ Yêu cầu bố mẹ cùng hỗ trợ một số đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho lớp học như: tranh ảnh, sách báo, sách chuyện... có nội dung về gia đình, các loại băng đĩa về các ngày lễ trọng đại của gia đình như: ngày cưới, ngày lễ sinh nhật, ngày tết..., các loại phế liệu: hộp xà phòng, can hỏng, lon nước ngọt...
+ Bố mẹ tham gia trực tiếp vào các hoạt động của trẻ tại lớp: tổ chức lễ sinh nhật cho trẻ, làm đồ chơi cùng trẻ, tham gia các ngày lễ ngày hội và các sự kiện đặc biệt cùng trẻ, cùng đi tham quan với trẻ.
Ví dụ: Chủ điểm nghề nghiệp:
+ Yêu cầu bố mẹ cung cấp cho trẻ những thông tin về nghề nghiệp của bố mẹ và người thân trong gia đình.
+ Trò chuyện với trẻ về sản phẩm, công cụ đặc trưng của một số nghề.
+ Cho trẻ xem phim, xem tivi, giải thích cho trẻ về các nghề qua đó giáo dục cho trẻ biết tôn trọng và yêu quý sản phẩm mà các nghề đã tạo ra.
+ Yêu cầu bố mẹ đóng góp tranh ảnh, sách báo, băng đĩa... giới thiệu các ngành nghề trong xã hội.
- Phối kết hợp với bố mẹ kiểm tra đánh giá trẻ qua các chủ điểm: 
+ Trước khi kết thúc một chủ điểm lựa chọn thời điểm thích hợp tổ chức mời bố mẹ dự giờ dạy mẫu, giờ thao giảng của các giáo viên và quan sát các hoạt động khác trong ngày của trẻ, tham gia đánh giá chất lượng giáo dục trẻ bằng phiếu trắc nghiệm.
- Phối hợp với bố mẹ đóng góp ý kiến cho cô giáo và nhà trường về các vấn đề sau: 
+ Tình hình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, ở lớp về sự tiến bộ, sự bất thường của trẻ.
+ Chân thành góp ý về thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của cô giáo đối với trẻ, phụ huynh.
+ Chế độ ăn của trẻ so với mức đóng góp theo thực tế có đảm bảo không?
+ Môi trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dồ dùng đồ chơi đã đáp ứng được cho hoạt động dạy và học hay chưa?
- Tuyên truyền vận động bố mẹ tham gia xây dựng cơ sở vật chất:
+ Đóng góp xây dựng cải tạo trường lớp theo sự tự nguyện và thoả thuận, đóng góp theo lòng hảo tâm như: tặng quà kỉ niệm cho trường, cho lớp tuỳ theo điều kiện thực tế của phụ huynh.
Những nội dung: Một ngày của bé, vệ sinh cá nhân trẻ, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tiêm chủng và phòng bệnh nguy hiểm cho trẻ... được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động một cách nhuần nhuyễn, hợp lí. Yêu cầu giáo viên triển khai phù hợp với từng chủ điểm, chủ yếu là động viên khuyến khích phụ huynh tự nguyện tham gia và đã thu hút sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh.
2. Sử dụng các hình thức linh hoạt để thực hiện nội dung:
Sau khi đã lựa chọn nội dung phù hợp thì việc sử dụng các hình thức và biện pháp một cách linh hoạt là yếu tố quan trọng để thực hiện nội dung trong công tác phối hợp một cách có hiệu quả thiết thực. 
a. Thông qua các cuộc họp, hội nghị:
- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm thành lập hội cha mẹ học sinh gồm có đại diện phụ huynh trưởng của các lớp, thông qua nội dung, yêu cầu hội cha mẹ học sinh cùng phối hợp thực hiện.
+ Căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch từng tháng đã được ban giám hiệu vạch ra thông qua hội cha mẹ học sinh xin ý kiến.
+ Nhà trường thông báo và thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, quy định của nhà trường để phối hợp thực hiện.
Quy định giờ đón trả trẻ.
Thực hiện chế độ đóng nộp theo lịch của nhà trường đề ra.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ.
Kí cam kết với giáo viên thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với bốn nội dung do nhà trường triển khai.
+ Chỉ đạo giáo viên hội cha mẹ học sinh theo dõi kết quả việc thực hiện nội quy, quy chế, sơ kết rút kinh nghiệm thường xuyên và có biên bản, nhật kí ghi lại những tồn tại để có hướng khắc phục.
- Kết hợp tuyên truyền ở các cuộc họp phụ nữ, họp khối phố, tận dụng khoảng thời gian thuận lợi lựa chọn nội dung, trình bày kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, kết hợp sử dụng tranh ảnh, đồ vật, đồ chơi để minh hoạ. Sử dụng những kinh nghiệm của bản thân để giới thiệu với các bậc cha mẹ một số mẹo nhỏ trong việc hình thành thói quen, kĩ năng cho trẻ. Trong quá trình trò chuyện, trao đổi, lựa chọn những câu chuyện, tình huống có thực trong cộng đồng để điều chỉnh những nhận thức lệch lạc của các bậc cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Ví dụ: Trẻ thực hiện kĩ năng thao tác rửa tay theo giáo viên hướng dẫn thì bố mẹ không đồng ý và không cho trẻ thực hiện theo đúng theo đúng các thao tác mà cô đã hướng dẫn.
Ví dụ: Trẻ tham gia tưới cây, chơi với cát, nước, bố mẹ quát mắng không cho chơi.
- Khi trò chuyện với các bậc cha mẹ cần phải tạo bầu không khí cởi mở, chân tình và tự nhiên, giải thích những gì họ còn băn khoăn chưa rõ. Phải hết sức tôn trọng kinh nghiệm nuối dạy con của các bậc cha mẹ dù là nhỏ. Cần có cử chỉ thân mật đúng mực, tạo cho khoảng cách giữa cô giáo và cha mẹ gần gũi hơn, tỏ ra thông cảm tạo cho cha mẹ yên tâm tin tưởng. Trong khi nói chuyện hãy khuyên các bậc cha mẹ chứ không được ra lệnh, lời khuyên phải cụ thể, phù hợp và được minh chứng bằng một số việc làm cụ thể. Khuyến khích các bậc cha mẹ có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy con cùng trình bày ý kiến của mình để phá đi các thói quen, tập quán lạc hậu của một số người trong chăm sóc giáo dục con.
b. Kết hợp trong các đợt kiểm tra sức khoẻ trẻ:
- Tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ mỗi năm hai lần kết hợp với trạm y tế phường giải thích tình trạng sức khoẻ cụ thể của từng trẻ và có lới khuyên với từng cha mẹ cần chăm sóc con như thế nào cho tốt để khắc phục tình trạng sút kém sức khoẻ của con.
- Sau mỗi đợt khám sức khoẻ định kì giáo viên phải tổng kết được số cháu trong lớp còn có tình trạng không tốt về sức khoẻ để phối hợp với các bậc cha mẹ đưa ra giải pháp khắc phục.
- Giáo viên giải thích cho cha mẹ rõ vai trò của mình trong việc chăm sóc trẻ. Khi trẻ ốm cần phải cho trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường để lấy lại sức, khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, cho ăn nhiều loại thức ăn để bữa ăn đủ chất. Thức ăn phải sạch sẽ, chế biến phải phù hợp với trẻ, chú ý cho trẻ ăn đủ dầu mỡ, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm như: rau dền đỏ, đu đủ, cà rốt... 
- Yêu cầu cha mẹ phải cho trẻ được dùng nước sạch, thường xuyên tắm rửa, thừng xuyên cắt móng tay, tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cho trẻ ăn chín uống sôi.
- Thông báo trên loa vào các giờ đón trả trẻ về các vấn đề: kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ, hình hình hoạt động của nhà trường, của các lớp.
c. Thông qua các hội thi:
- Hàng năm nhà trường tổ chức tốt các hội thi như: bé khoẻ bé ngoan, bé khéo tay, dinh dưỡng với sức khoẻ trẻ thơ... Nội dung và hình thức phải đa dạng và phong phú, khuyến khích được các bậc phụ huynh cùng tham gia từ xây dựng tiểu phẩm ở màn năng khiếu, thể hiện hiểu biết ở phần thi kiến thức, phần thi của các cháu được chuyên tải tất cả lượng kiến thức, kĩ năng trẻ đã tiếp thu trong các hoạt động ở trường. Các hội thi này có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh phong trào nuôi dạy con theo khoa học và nâng cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc giáo dục con của các bậc cha mẹ.
d. Thông qua các góc tuyên truyền:
- Tại góc tuyên truyền trên sân trường, các nội dung liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ đựơc thể hiện có tính đặc trưng của các vấn đề cần chuyển tải đến các bậc phụ huynh với các tiêu đề: Các bậc cha mẹ cần biết, dành cho các bậc cha mẹ, nuôi dạy con như thế nào cho tốt...
+ Nội dung và hình thức góc tuyên truyền ở trên sân trường phải hấp dẫn, gây được sự chú ý của phụ huynh như: 
Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lí được vẽ các điệu dưới hình thức ông già noel đi tặng quà trong ngày giáng sinh.
Mười lời khuyên vệ sinh an toàn thực phẩm được cách điệu dưới hình thức chú hề đang tung hứng.
Tháp dinh dưỡng, bữa ăn đủ chất, làm thế nào để trẻ thông minh... được vẽ cách điệu bằng hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh đang trò chuyện với nhau...
Sự nguy hiểm của căn bệnh béo phì, suy dinh dưỡng được thể hiện bằng các hình nộm đặt ở những vị trí hợp lí, dễ thu hút sự chú ý của phụ huynh.
e. Xây dựng đội ngũ giáo viên trở thành những tuyên truyền viên:
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ của một tuyên truyền viên giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cụ thể vận dụng hiểu biết của mình phối hợp với cô giáo chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên thống nhất với cha mẹ về nội quy của lớp.
Ví dụ: cho trẻ đi học đều đưa đón con đúng giờ quy định của nhà trường, thường xuyên xem thông báo của trường, lớp để nắm bắt thông tin cần trao đổi, quan tâm dạy dỗ con những nề nếp thói quen văn minh lịch sự như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, biết vệ sinh thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường, mua sổ ăn, đóng góp các khoản kinh phí cần thiết theo quy định và những khoản đã thoả thuận với hội cha mẹ theo đúng lịch của nhà trường.
- Thống nhất các hình thức và biện pháp phối hợp giữa hội trưởng hội phụ huynh với từng phụ huynh theo từng giai đoạn, tháng và cả năm học.
- Lập hòm thư theo dõi trao đổi giữa giáo viên và bố mẹ của trẻ.
- Tổ chức họp phụ huynh tại lớp theo định kì trong buổi họp giáo viên phải thông báo kĩ hơn về nội dung hoạt động của lớp, báo cáo kết quả học tập của từng trẻ, trao đổi với bố mẹ về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền về chương trình đang học, giải đáp những thắc mắc mà bố mẹ đưa ra.
- Trao đổi trực tiếp với bố mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón trả trẻ về tình hình của trẻ trong ngày, tình hình của trẻ ở nhà, nghe bố mẹ trao đổi những điều cần lưu ý của từng trẻ.
- Giáo viên cần kịp thời động viên, khuyến khích và tác động đến bố mẹ đề họ thường xuyên cùng tham gai trực tiếp hoặc gián tiếp vào các công việc của nhóm, lớp khi thấy cần thiết.
- Trong quá trình phối hợp với các bậc bố mẹ, giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất, tránh gò ép bố mẹ làm ảnh hưởng đến việc đưa trẻ đến lớp học.
- Xây dựng góc dành cho bố mẹ ở nhóm, lớp để thông báo kịp thời tình hình sức khoẻ của trẻ, chương trình dạy trẻ trong tháng và trưng bày sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học nuôi dạy con...
- Cung cấp các câu chuyện, bài hát, bài thơ, trò chơi... có trong mỗi chủ đề hoặc trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc bố mẹ để họ cùng tham gia dạy trẻ lúc trẻ ở nhà.
3. Lập kế hoạch cụ thể phối hợp các bậc bố mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ:
Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai nội dung kết hợp với các bậc cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ. Căn cứ vào kế hoạch năm học, chỉ tiêu của các mặt trong năm, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với các bậc bố mẹ theo từng tháng, sau đó cho giáo viên thảo luận đóng góp ý kiến hoàn thành bản kế hoạch chung từ đó giáo viên tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp mình.
Để lập được kế hoạch phối kết hợp với bố mẹ cùng thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ cần phải căn cứ vào những nội dung sau:
- Xác định rõ mục tiêu cần phối hợp với các bậc bố mẹ.
- Lựa chọn nội dung phù hợp.
- Sử dụng các hình thức và biện pháp để thực hiện các nội dung đã lựa chọn.
- Phân định thời gian thực hiện từng nội dung.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch.
Căn cứ vào những nội dung trên tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng:
Ví dụ:
kế hoạch phối hợp các bậc bố mẹ năm học...
Tháng
Nội dung
Hình thức biện pháp
Kết quả
9
- Đóng góp xây dựng nâng cấp cải tạo trường lớp, mua sắm đồ dùng đồ chơi cho lớp học.
- Đưa trẻ vào nề nếp ổn định tâm thế cho trẻ, quan tâm đến những trẻ lần đầu đến lớp.
- Kiểm tra sức khoẻ ban đầu cho trẻ.
- Thông báo chủ điểm trong tháng khuyến khích bố mẹ tham gia đóng góp vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ điểm.
- Tổ chức họp phụ huynh thành lập hội cha mẹ học sinh của nhóm lớp, của trường.
- Thông báo nội quy của trường, lớp, thảo luận bàn bạc cùng phối hợp thực hiện.
- Trực tiếp trao đổi với bố mẹ về tình hình của trẻ ở nhà và ở lớp học.
- Xây dựng góc tuyên truyền ở trường, lớp.
- 100% phụ huynh tự nguyện đóng góp kinh phí xây dựng trường.
- Phụ huynh thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
- Quyên góp được nhiều nguyên vật liệu và đò chơi tự làm do phụ huynh ủng hộ.
10
- Cung cấp kiến thức cho các bậc bố mẹ về chương trình đang thực hiện.
- Động viên bố mẹ tham gia vào các hoạt động.
- Tiếp tục thông báo chủ điểm trong tháng khuyến khích bố mẹ tham gia đóng góp vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ điểm.
- Tổ chức dạy mẫu và mời phụ huynh tham gia.
- Tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi giữa các lớp, khuyến khích phụ huynh tham gia.
- Trực tiếp trao đổi với bố mẹ về tình hình của trẻ ở nhà và ở lớp học.
- 80% phụ huynh tham gia dự giờ dạy mẫu và các hoạt động của giáo viên.
- Thu nhận được 50 bộ đồ chơi tự làm của phụ huynh.
- Quyên góp được nhiều nguyên vật liệu và đò chơi tự làm do phụ huynh ủng hộ...
Với cách xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng tháng như trên tôi đã giúp giáo viên cụ thể hoá kế hoạch của lớp mình và thu được kết quả tốt. Tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của các bậc bố mẹ như: hỗ trợ kinh phí, phối hợp tốt hoàn thành chương trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 C. Kết quả đạt được:
Qua quá trình triển khai các giải pháp phối kết hợp với các bậc cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ:
- Cơ sở vật chất nhà trường được cải tạo, nâng cấp khang trang hơn, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho dạy và học được bổ sung mua sắm đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động dạy và học.
- Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ trẻ đến trường ngày càng đông, đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh.
- Các bậc phụ huynh yên tâm phấn khởi tin tưởng khi gửi con tại trường và tự nguyện đóng góp, hỗ trợ kinh phí, trao đổi thông tin, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ được quan tâm đúng mức, phụ huynh thực hiện đóng nộp chế độ ăn đúng thời gian quy định của nhà trường.
bảng khảo sát thực tế
Nội dung
Trước khi thực hiện các biện pháp
Sau khi thực hiện các biện pháp
Tỉ lệ huy động trẻ
50%
65%-70%
Kinh phí hỗ trợ:
Năm học 2005-2006:
Năm học 2006-2007:
Năm học 2007-2008:
50.000.000đ
100.000.000đ
120.000.000đ
Phụ huynh tham gia vào các hoạt động của nhà trường:
100 người
220 người
Chế độ ăn của trẻ:
Năm học 2005-2006:
Năm học 2006-2007:
Năm học 2007-2008:
3.000đ/cháu/ngày
5.000đ/cháu/ngày
8.000đ/cháu/ngày
Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng:
Năm học 2005-2006:
Năm học 2006-2007:
Năm học 2007-2008:
3%
4,5%
6,5%
D. Kết luận:
- Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục thì việc phối hợp các bậc bố mẹ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong trường mầm non.
- Sự phối kết hợp nhịp nhàng và có kế hoạch sẽ tạo được sự thống nhất giữa gia đình và trường về phương pháp, cách thức chăm sóc giáo dục trẻ, tránh được những mâu thuẫn về phương pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.
- Phối kết hợp với các bậc cha mẹ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường qua đó tuyên truyền hướng dẫn kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ khoa học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Từ đó khuyến khích cha mẹ tự giác vận dụng hợp lý các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ một cách hợp lý.
- Việc phối kết hợp giúp cho cha mẹ hiểu được công việc của giáo viên mầm non ở lớp, qua đó giáo viên cũng hiểu được điều kiện và hoàn cảnh sống của từng gia đình.
- Để làm tốt công tác trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch cho cả năm học và cụ thể hoá nội dung công việc từng tháng và phải đánh giá được kết quả rút kinh nghiệm để tìm ra những giải pháp tích cực và có tính thiết thực hơn. Hình thức giải pháp thực hiện phải đa dạng phong phú và khuyến khích được sự quan tâm, đồng tình của các bậc phụ huynh.
- Đối với giáo viên phải tận tâm yêu nghề và có năng lực trình độ trong chuyên môn, tích cực học hỏi để nắm vững phương pháp giáo dục trẻ đáp ứng với sự đổi mới của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
E. Những kiến nghị đề xuất:
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là một trong những điều kiện góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà đơn vị tôi đã thành công nếu được nhân ra diện rộng sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
- Công tác phối hợp các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên cần được quan tâm chỉ đạo đúng mức và yêu cầu giáo viên phải làm tốt nhiệm vụ này.
Trên đây là những giải pháp trong công tác phối hợp các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian qua đơn vị tôi đã áp dụng và thu được kết quả tốt. Tôi xin được trình bày, mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
 Hà Tĩnh, tháng 4 năm 2008.

File đính kèm:

  • dockinh nghiem 08.doc
Sáng Kiến Liên Quan