SKKN Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường chung sức xây dựng trường học hạnh phúc

. Cơ sở thực tiễn.

- Trường mầm non Ngọc Thụy luôn hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ do ngành và địa phương giao. Chất lượng giáo dục ngày một được nâng lên. Có được thành công đó là nhờ đội ngũ CBGVNV luôn đoàn kết một lòng quyết tân hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất.

- Tuy nhiên trong thời gian qua tôi nhận thấy rằng tinh thần “Đoàn kết nội bộ nhà trường” từng lúc, từng nơi chưa ổn định cần phải củng cố thường xuyên. Nguyên nhân của vấn đề này là do giáo viên đa số nhà ở xa trường, một số giáo viên trẻ mới lập gia đình nên còn bận bịu với việc nhà chưa chưa chú trọng tâm nhiều đến công việc của nhà trường. Mặt khác trường liên tục tách trường tiếp nhận giáo viên mới nên việc hòa đồng tập thể mới luôn gặp khó khăn nhất là khi xây dựng trường học hạnh phúc cần nhất là sự đoàn kết nội bộ.

+ Yêu cầu đòi hỏi;

- Qua nhiều năm công tác bản thân tôi là một Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị cần phải quan tâm hơn ai hết vấn đề làm sao để xây dựng tập thể nhà trường trở thành một khối đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người, biết, hiểu và có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường xem đây là nội dung trong tâm cần phải bồi dưỡng và giữ gìn như “Giữ gìn con ngươi trong mắt của mọi người” như lới Bác Hồ đã dạy thì mọi công việc mới đi đến thành công được.

 

docx12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường chung sức xây dựng trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
a. Cơ sở lý luận.
Trong cuộc sống ai cũng biết sức mạnh của sự đoàn kết sẽ giúp cho con người đi đến sự thành công nhưng không phải ai cũng làm được điều như thế, muốn đoàn kết trở thành sức mạnh thực sự phải có kỹ năng thực sự để xây dựng nó. Bởi lẽ đoàn kết có thể hiểu là.
Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báo của Đảng và của nhân dân ta. Nhờ đoàn kết chặt chẽ một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân cho nên từ ngày thành lập đến nay Đảng ta là tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ tháng lợi này đến thắng lợi khác. Các đồng chí từ trung ương đến điạ phương cần phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Đoàn kết là một sức mạnh vô cùng to lớn nhưng làm thế nào để xây dựng đoàn kết trong nội bộ là vấn đề vô cùng khó khăn cần phải trải qua quá trình rèn luyện, bồi dưỡng lâu dài mới thực hiện được “Đoàn kết” là yếu tố quyết định thành công trong công việc được giao. Nhưng đoàn kết có hai mặt của một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy.
Đoàn kết để thực hiện một mục đích một lý tưởng thì nó sẽ mang tính bền vững thành công và được tất cả mọi người đồng tâm hợp lực hưởng ứng dù phải hy sinh cả tính mạng và tài sản nhưng họ vẫn làm để thực hiện cho mục đích và lý tưởng của họ. Ví dụ như: “Đoàn kết để đấu tranh cho sự tự do, độc lập của dân tộc, thực hiện mục tiêu của Đảng...”
Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. 
b. Cơ sở thực tiễn.
- Trường mầm non Ngọc Thụy luôn hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ do ngành và địa phương giao. Chất lượng giáo dục ngày một được nâng lên. Có được thành công đó là nhờ đội ngũ CBGVNV luôn đoàn kết một lòng quyết tân hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất. 
- Tuy nhiên trong thời gian qua tôi nhận thấy rằng tinh thần “Đoàn kết nội bộ nhà trường” từng lúc, từng nơi chưa ổn định cần phải củng cố thường xuyên. Nguyên nhân của vấn đề này là do giáo viên đa số nhà ở xa trường, một số giáo viên trẻ mới lập gia đình nên còn bận bịu với việc nhà chưa chưa chú trọng tâm nhiều đến công việc của nhà trường. Mặt khác trường liên tục tách trường tiếp nhận giáo viên mới nên việc hòa đồng tập thể mới luôn gặp khó khăn nhất là khi xây dựng trường học hạnh phúc cần nhất là sự đoàn kết nội bộ.
+ Yêu cầu đòi hỏi;
- Qua nhiều năm công tác bản thân tôi là một Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị cần phải quan tâm hơn ai hết vấn đề làm sao để xây dựng tập thể nhà trường trở thành một khối đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người, biết, hiểu và có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường xem đây là nội dung trong tâm cần phải bồi dưỡng và giữ gìn như “Giữ gìn con ngươi trong mắt của mọi người” như lới Bác Hồ đã dạy thì mọi công việc mới đi đến thành công được.
2. Thực trạng vấn đề:
	2.1. Thuận lợi :
 	- Khi viết đề tài “Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường chung sức xây dựng trường học hạnh phúc” tôi nhận thấy có các thuận lợi sau:
	- Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình trong công tác, luôn chấp hành tốt việc phan công của lãnh đạo nhà trường, luôn quan tâm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
	- Tập thể trường luôn là một khối thống nhất cao, biết phát huy dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực của đơn vị.
	- Mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc đoàn kết và tác hại của việc chia rẽ trong cuộc sống cũng như trong công tác. Từ đó, mọi các nhân tự đề ra cho mình hướng đi đúng đắn.
	- Thực hiện tốt quy chế ứng xử trong nhà trường.
2.2 Khó khăn:
 	- Một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm sống, chưa hòa đồng mình kịp thời với tập thể nên còn bỡ ngỡ khi nhập vào tập thể.
	- Giáo viên luôn thay đổi nên khâu củng cố nội bộ cũng gặp khó khăn, tổ chức thường xuyên phải củng cố do khi tách trường giáo viên tuyển mới nhiều.
	- Giáo viên đa số nhà xa chưa có thời gian gắn bó nhiều trong tập thể.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
Để đặt được khối đoàn kết nội bộ trong trường học là việc làm hết sức khó khăn. Đây là công việc làm thường xuyên, lâu dài. Bởi lẽ, con người là một cơ thể sống luôn vận chuyển và biến đổi không ngừng về mặt tư tưởng “chín người mười ý” cái khó khăn nhất là cái ý thứ mười mà người lãnh đạo cần phải khai thác sâu cái ý chung đó.
Qua hơn bảy năm quản lý nhà trường, bản thân tôi luôn quan tâm công tác xây dựng doàn kết nội bộ trong nhà trường, sự quan tâm đó luôn đặt được những kết quả thỏa đáng. Muốn làm được vấn đề trên, bản thân tôi xin nếu một số biện pháp thực hiện trong thời gia qua như sau:
3.1. Biện pháp 1: Biết phát huy “dân chủ cơ sở” tại đơn vị:
	- Luôn thực hiện quan điểm “Tập thể lãnh đạo- cá nhân phụ trách”, mọi vấn đè dù lớn hay nhỏ đều phải đem ra bàn bạc trong tập thể đi đến thống nhất mà thực hiện. Luôn lấy ý kiến với tinh thần “ Thiểu số phải phục tùng đa số” nhưng cái đa số phải là cái hay, cái đúng, cái phải cho mọi người kính nể.
	- Các vấn đề trong trường đều xuất phát từ cơ sở (các bộ phận nhà trường, các tổ chuyên môn nhà trường...). Khi muốn đề bạt các chức danh đoàn thể, đề bạt khen thưởng... đều giao cho các bộ phận nhà trường, các tổ bình xét trước, có đề nghị cụ thể sau đó hội đồng xét lần cuối cùng và công khai một cách thiết thực, tạo được niềm tin và phấn khởi cho mọi người.
	- Phát huy vai trò của ban thanh tra trong nhà trường.
	- Lãnh đạo nhà trường cần phải thường xuyên quan tâm đến đội ngũ cấp dưới, biết xây dựng cho mình kỹ năng giao tiếp thích hợp: tạo điều kiện cho giáo viên nhân viên phát biểu ý kiến, gần gũi với giáo viên nhân viên khi họ cần nhất là khi giáo viên nhân viên gặp khó khăn, cần góp ý riêng khi giáo viên phải sai lầm, không nên nêu hoặc quát mắng CBGVNV trước tập thể khi họ mắc sai lầm.
	3.2. Biện pháp 2: Thực hiện “Công khai” cụ thể, minh bạch: 
	- Đây là công việc quan trọng mà nhiều đơn vị vấp phải dẫn đến khiếu nại, thưa kiện thường xuyên. Để làm tốt vấn đề này cần phải:
	- Làm lãnh đạo chúng ta không ngại công khai các vấn đề của đoan vị. Bởi vì, một mình bản thân ta không thể nào tìm ra được cái hay, cái đẹp và cái sai lầm mà chúng ta có thể mắc phải. Nếu chúng ta công khai vấn đề, kế hoạch nào đó thì cả tập thể đều biết để gớp ý cùng ta, kiểm tra cùng ta thì hạn chế sẽ giảm đi và sự thành công mới thỏa đáng được.
	- Các vấn đề dù lớn hay nhỏ khi thực hiện cần phải công khai củ thể. Nhất là công khai tài chính, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cần làm rõ vấn đề mà mọi người cần lãnh đạo giảo thích.
	- Thực hiện công khai thường xuyên, định kỳ, đúng quy định. Hiệu trưởng cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác này.
	3.3. Biện pháp 3: Cần tạo nên bình đẳng, công bằng trong đơn vị.
	- Đây là điểm thuận lợi tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong đơn vị. Trong một tập thể, mỗi người có một nhân cách riêng: chúng ta nên đánh giá con người bằng công việc mà họ đạt dược chứ không đánh giá một người bằng tình cảm riêng tư. Đây là vấn đề hết sức tế nhị, nếu không sẽ gây ra mất đoàn kết trong nhà trường.
	 - Mọi người phải biết tựa vào nhau để cùng nhau chi sẻ những niềm vui, những khó khăn trong công tác, phải biết phát huy vai trò tập thể “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình” biết vui cùng niềm vui của người khác và biết buồn trong sự thương đau mất mát của mọi người và “Hãy nhớ những việc cần nhớ, hãy quên những việc cần quên”.
	- Mọi cá nhân biết hòa mình vào tập thể, xem nhà trường là ngôi nhà của mình, giáo viên nhân viên là anh em ruột thịt với nhau; thương yêu đùm bọc lẫn nha. Mọi người cần quan tâm, tôn trọng giúp đỡ nhứng giáo viên nhân viên có hoàn cảnh khó khăn... có như thế, sự gắn bó giữa mọi người càng gần nhau hơn.
3.4. Biện pháp 4: Vai trò của người Hiệu trưởngtrong việc “xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường”.
* Hiệu trưởng là người gương mẫu, đi đầu trong công việc.
- Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tác phong tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, biết hòa mình vào tập thể, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân mình, luôn có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
- Luôn hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ, luôn học hỏi trao dồi chuyên môn, tham gia học tập các lớp do ngành tổ chức, biết vận động kích thích mọi người cùng học tập.
- Luôn trao dồi vốn sống, kỹ năng giao tiếp, trao dồi kiến thức sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thách thức xảy ra và giải quyết có hiệu quả.
- Người lãnh đạo có được những nội dung nêu trên sẽ tạo được niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho mọi người. Từ đó, mọi người tôn trọng, kính phục.
* Hiệu trưởng phát huy vai trò quản lý của mình:
- Mỗi nhà trường công tác quản lý đều khác nhau “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Nhưng đều có điểm đồng nhất là giáo dục thế hệ trẻ- giáo dục nhân cách con người. Công tác quản lý rất quan trọng. Nó giúp cho sự thành công hay thất bại trong nhà trường. Điều này Hiệu trưởng là người quyết định.
- Hiệu trưởng phải biết vận dụng các văn bản từ cấp trên vào công tác điều hành, lãnh đạo của mình. Thường xuyên nghiên cứu và nắm bắt các văn bản, các thông tin, báo chí để vận dụng có hiệu quả vào thực tế. Vận động mọi người “Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Chúng ta cần giáo dục cho giáo viên về tư tư tưởng chính trị thường xuyên để giáo viên tuân thủ các quy định một cách tự giác để họ có cùng suy nghĩ, việc làm với mình. Từ đó tập thể mới có sự đồng lòng nhất trí cao.
- Hiệu trưởng phải biết khéo léo trong cách ứng xử hàng ngày. Để làm tốt công việc này người hiệu trưởng cần phải:
+ Biết nắm bắt thông tin, và xử lý thông tin kịp thời, chính xác, biết giải quyết các nguồn thông tin bị nhiểu không chính xác.
+ Biết xử lý công việc một cách công bằng, trung thực, khách quan. Chúng ta phải biết tránh tư tư tưởng chủ quan, đứng về m,ột phía. Đây là mấu chốt để tạo nên sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
+ Luôn biết mình biết ta hãy biết “ Mềm nắn rắn buông”
+ Đánh giá con người luôn nhìn vào công việc chớ đừng nhìn vao người; luôn nhìn vào tương lai phía trước chớ đừng nhìn vào quá khứ của từng giáo viên nhân viên mà đánh giá họ. Hãy nhìn vào giáo viên nhân viên từ tấm lòng nhân hậu của người đứng đầu đơn vị.
Hãy “Quên cái cần quên và nhớ cái cần nhớ” luôn tạo cơ hội cho giáo viên nhân viên phát huy tài năng của mình và tạo điểu kiện cho họ gắn bó với mình càng lâu càng tốt.
+ Người lãnh đạo phải luôn tự nghiêm khắc đối với bản thân mình và rộng mở đối với cấp dưới mình. Hãy mở lòng và giúp đỡ họ, xem họ như người thân trong gia đình mình với tinh thần rộng mở “Chuyện lớn hóa nhỏ chuyện nhỏ hóa không”.
* Hiệu trưởng phải biết phát huy sức mạnh của tập thể, đoàn thể trong công việc “Xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường”
Cá nhân như một con thuyền tập thể như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. Nếu chúng ta biết vận dụng sức mạnh của làn sóng ấy thì con thuyền sẽ vượt sóng một cách mạnh mẽ và an toàn. Do đó, sức mạnh tập thể là khâu quan trọng để chúng ta giải quyết mọi vấn đề một cách đúng đắn và đạt hiệu quả. Muốn vận dụng sức mạnh tập thể vào việc xây dựng đoàn kết nội bộ, chúng ta cần tập trong các vấn đề sau:
- Người đứng đầu trong đoàn thể như công đoàn, chi đoàn, tổ chuyên môn phải là người có uy tín, quyết tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có cùng tư tưởng, ý thức với người đứng đầu cơ quan. Có tinh thần nhiệt huyết cao, có ý thức đấu tranh chống cái tiêu cực, xây dựng cái hay cái đẹp, biết phân biệt cái đúng cái sai một cách cụ thể, rõ ràng.
- Phân công công việc cho cấp dưới có khoa học tin tưởng vào khả năng điều hành của cấp dưới. Nếu có vấn đề khó khăn Hiệu trưởng nên bàn bạc và trao đổi riêng với cấp dưới của mình; không nên đem phê bình trước tập thể. Việc làm như thế cấp dưới sẽ kính phục yên tâm làm việc tốt hơn sau này.
- Hiệu trưởng cần có cái nhìn khách quan và đánh giá đúng đắn mọi công việc để tạo được niềm tin trong tập thể.
- Hiệu trưởng luôn chú ý lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của CBGVNV góp ý về mình để điều chỉnh việc làm của bản thân một cách phù hợp có hiệu quả. Luôn kết hợp với các đoàn thể nhà trường tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.5. Biện pháp 5: Biết xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp:
- Biết lựa chọn thông tin phù hợp nên lược bỏ những thông tin chưa phù hợp thông tin bị nhiễu thông tin một chiều.
- Biết phân tích thông tin một cách phù hợp, một vấn đề cần nắm nhiều nguồn thông tin từ nhiều phía của những người ngoài cuộc một cách khách quan để tìm ra những nguồn thông tin đứng trùng khớp nhau.
- Biết lắng nghe ý kiến của người trong cuộc trao đổi làm việc riêng với người vi phạm để xem tâm tư của họ trước khi đem ra xử lý.
- Trong xử lý phải công bằng khách qua tạo được cơ hội cho người vi phạm có đường khắc phục và vui vẻ nhận hạn chế của mình một cách chân thành tránh dồn ép họ vào đường cùng không lối thoát.
- Nếu chúng ta làm tốt các nội dung trên thì sự gắn kết giữa người với người trong tập thể ngày càng gần gũi gắn bó mật thiết hơn.
5.6. Biện pháp 6; Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và chung sức xây dựng trường học hạnh phúc.
Trước đây, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta chung sức thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Người thay đổi đầu tiên phải là lãnh đạo nhà trường, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách quản lý, không còn cách quản lý áp đặt, không còn là “Ông mặt trời con” nữa mà phải là người gần gũi, là nơi để cán bộ giáo viên trong nhà trường thấy tin tưởng để chia sẻ những ý nghĩ hay, sáng tạo, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình. Và bản thân tôi đã thay đổi trước, tôi thay đổi cách đánh giá giáo viên và trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi cho giáo viên thỏa sức sáng tạo, giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.
Ví dụ như: Khi xây dựng dự kiến chương trình tôi giao cho các giáo viên của từng tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình khung của Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Tôi không áp đặt giáo viên phải theo ý mình, áp đặt ở điều này, khoản kia. Mọi người cùng nhau trao đổi, bàn bạc với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi thực hiện. Nói cách khác là cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.
Lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn đến đời sống, môi trường làm việc của giáo viên.
Khi giáo viên đến trường, đôi lúc còn mang tâm trạng ở nhà mình đến trường, những bực bội lo toan còn thể hiện trên gương mặt của các cô giáo. Là một cán bộ quản lý tôi luôn lo lắng liệu tâm trạng ấy, khi các cô giáo vào lớp thì sẽ dạy trẻ như thế nào? Các cô có thể hiện hết cái “Hồn” của mình ở trong hoạt động đó hay không? Hay là chỉ dạy cho xong, cho hết giờ?
Những lo lắng đó tôi luôn băn khoăn trăn trở, lo ngại các cô sẽ không thể hiện hết khả năng của mình trong hoạt động. Bởi vậy, vào mỗi buổi sáng khi đến trường, tôi luôn thăm các lớp các lớp, xem tâm trạng của các cô giáo hôm nay thế nào? Vui vẻ hay buồn bã, bực bội? Nếu phát hiện cô giáo có tâm trạng không tốt trong sáng hôm đó, tôi dành thời gian khoảng một giờ đồng hồ gọi cô giáo lên phòng mình, chia sẻ, tâm sự, khi cô giáo đã được giải tỏa những buồn bực, lo lắng trong lòng thì tiếp tục dạy trẻ. Như vậy, các cô khi về lớp sẽ thấy thoải mái và dạy trẻ cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Làm được điều đó, cô giáo đến trường có cảm giác được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến lớp. Có như vậy các cô giáo mới làm việc hết tâm của mình, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà trường.
Tôi phát động phong trào khi đến trường các cô giáo đến trường đều ôm chào nhau vui vẻ, thể hiện cử chỉ thân mật, “Yêu thương” nhau khi đến trường. Như vậy sẽ làm cho không khí của trường học luôn vui vẻ, đồng nghiệp luôn yêu thương, đoàn kết với nhau nhau, mọi điều giáo viên không hài lòng về nhau sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó sẽ thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, tăng mối đoàn kết nội bộ trong nhà trường. Trong những năm học qua đến nay trường tôi không có tình trạng bạo lực.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
 * Kết quả đạt được: 
- Qua thời gian thực hiện đề tài trong sáng kiến kinh nghiệm tôi đã đạt được các kết quả sau:
- Tinh thần đoàn kết nội bộ trong nhà trường ngày được bền vững, phát huy được vai trò sức mạnh của tập thể mọi kế hoạch, nghị quyết của nhà trường đề ra đều được tập thể thống nhất cao và thực hiện có hiệu quả.
- Nhà trường luôn thể hiện tinh thần đoàn kết không có vấn đề khiếu nại trong nhà trường cũng như khiếu kiện vượt cấp. Các đoàn thể luôn được củng cố và phát huy vai trò trách nhiệm cao được tập thể tín nhiệm và tin cậy. Trường đã đạt trường học hạnh phúc.
- Tính thống nhất và đồng thuận cao giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên nhân viên, giữa lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể giữa các tổ chuyên môn với nhau là nhân tố quan trọng góp phần làm cho đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chi bộ luôn đạt Trong sạch vững mạnh. Trường đạt tiên tiến cấp Quận. Công đoàn- Chi đoàn xuất sắc.
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Khi đã xây dựng được sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường chặt chẽ trong nhà trường, tôi nhận thấy: Từng thành viên trong nhà trường đều rất vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng vào sự quản lý chỉ đạo của BGH, khi hiệu trưởng ra quyết định nào đó đều được mọi người hưởng ứng tích cực, chấp hành một cách tự giác. Các hoạt động trong nhà trường diễn ra nền nếp, có chất lượng. Tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, tương trợ, thân ái của mọi người được nâng lên rõ nét. Chính vì vậy, trong quyết tâm giữ vũng trường chuẩn Quốc gia mức độ I kiểm định chất lượng cấp độ II nhà trường không chỉ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tiếp tục tạo dựng cho mình một cách làm mới mà điều quan trọng nhất vẫn là “Đoàn kết nội bộ” để tạo đà cho chất lượng và xây dựng trường học hạnh phúc. 
2. Bài học kinh nghiệm
	Qua thực tiễn thực hiện đề tài ““Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường chung sức xây dựng trường học hạnh phúc” bản thân tôi có suy nghĩ.
	- Sức mạnh của tập thể là vấn đề then chốt trong việc “Xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường” tập thể có mạnh biết đấu tranh xây dựng công bằng lẽ phải thì tinh thần đoàn kết càng cao.
	- Vai trò hiệu trưởng trong cách đối nhân xử thế trong việc nêu cao tính tiên phong gương mẫu là động lực thúc đẩy mọi người gắn bó mật thiết nhau hơn, là trung tâm đoàn kết nội bộ với tinh thần “Người yêu người sống để yêu nhau”.
	- Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược biết nắm bắt và xử lý một cách chính xác kho học khi gặp phát sinh hãy bình tĩnh xử lý một cách công bằng tự tin và quyết đoán.
	- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải luôn đoàn kết nhất trí cao trong khi thực hiện nhiệm vụ và thực sự là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
	- Kết hợp tốt vai trò bộ ba trong nhà trường (Lãnh đạo trường- Công đoàn- Chi đoàn) là kỹ năng then chốt trong việc giữ gìn sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường chung sức xây dựng trường học hạnh phúc.
3. Kiến nghị
- Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn.
- Cán bộ giáo viên nhân viên luôn hòa đồng cùng chung tay góp sức để xây dựng mối đoàn kết thân ái cùng đưa tập thể trường mầm non Ngọc Thụy giữ vững và phát triển.
- Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ tham gia nhiệt tình các phong trào nhà trường phát động.
Trên đây là: “Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường chung sức xây dựng trường học hạnh phúc” mà bản thân tôi đã thực hiện và đúc rút lại. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
 Tôi xin trân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_doan_ket_noi_bo_trong_nha_tru.docx
Sáng Kiến Liên Quan