Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm với môn Sinh học

 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn đề mới trong giáo dục. Thực tế trong chương trình, sách giáo khoa hiện tại nội dung này được thể hiện ở các bài thực hành, lồng ghép liên hệ thực tế trong bài học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường là tổ chức cho các em đi tham quan, dã ngoại, lao động công ích, lao động cùng gia đình Tuy nhiên, cách thức tổ chức chưa đạt hiệu quả giáo dục cao.

 Việc tổ chức trải nghiệm trên lớp học: Số bài thực hành trong sách giáo khoa hiện tại tương đối ít, một số bài thực hành trong chương trình do điều kiện tiến hành phức tạp, không phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường. Ví dụ sách giáo khoa Sinh học 12 có 3 bài thực hành trên tổng số 48 bài học, trong 3 bài thực hành có tới 2 bài khó thực hiện thành công được như Bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời; Bài 14: Lai giống. Trong chương trình Sinh học 11 có 7 bài thực hành trên tổng số 48 bài học; Sinh học 10 có 5 bài trên tổng số 33 bài. Trong năm học vừa qua, khi nhà trường được chủ động về phân phối chương trình, giáo viên thường chủ động xây dựng chương trình chuyển số bài thực thực hành thành bài tập, ôn lí thuyết để phục vụ cho việc học “ứng thi”. Việc học trên lớp, giáo viên thường chú trọng đến việc tìm kiến thức ôn tập phục vụ thi hơn là tìm hiểu vấn đề có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm.

 Việc tổ chức trải nghiệm ngoài lớp học: Cách thức tổ chức học tập trải nghiệm thường làm là:

Bước 1: Lựa chọn địa điểm:

 Địa điểm lựa chọn để trải nghiệm thường là các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí,. theo sở thích của học sinh.

Bước 2: Lên kế hoạch cho chuyến đi:

 Giáo viên, phụ huynh, nhà trường lên kế hoạch cho chuyến đi nhưng công việc này chủ yếu chú trọng đến việc thời gian, phương tiện, sinh hoạt, chi phí cho chuyến đi.

Bước 3: Làm công tác xã hội hóa:

 Công việc chủ yếu là huy động sự đóng góp vật chất cho chuyến đi. Chính vì mục đích học tập không rõ ràng, phụ huynh không thấy được vai trò của chuyến đi học tập trải nghiệm nên sẽ khó khăn trong công tác huy động sức dân, chưa kể sẽ gây hiểu lầm chủ chương của Bộ về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

Bước 4: Tổ chức chuyến đi:

Trong quá trình tổ các chuyến đi, giáo viên cùng với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chủ yếu chú trọng vào nội quy của chuyến đi và việc quản lí học sinh làm sao để được thuận tiện, dễ dàng nhất.

Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm chuyến đi:

Công việc chủ yếu của công tác này là tổng kết các chi phí của chuyến đi; đánh giá chuyến đi có được đảm bảo bảo an toàn hay không, đồng thời rút kinh nghiệm về cách thức quản lí học sinh dễ dàng hơn.

Bước 6: Học sinh viết bài thu hoạch:

 Do không có định hướng về nội dung học tập trải nghiệm nên khi viết bài thu hoạch, học sinh chủ yếu viết bài thiên về cảm xúc, suy nghĩ trước cảnh đẹp, không gian mới lạ Bài thu hoạch của học sinh, giáo viên đánh giá theo cách cảm tính hoặc không đánh giá.

Nguyên nhân của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao là:

- Do nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Nhận thức chưa sâu sắc hệ thống lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

 

doc62 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm với môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm của các em.
Nhóm 1: Giáo viên định hướng, hỗ trợ các em trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.
Hình ảnh cắt từ video ghi hình giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành mổ lấy tim Ếch
Hình ảnh cắt từ video ghi hình tim Ếch đập tự động
Nhóm 2: Học sinh có ý tưởng sân khấu hóa nội dung kiến thức chu kì hoạt động của tim người. Giáo viên đóng góp ý kiến cho vở kịch. Tư vấn, trả lời một số thắc mắc của các em như: tại sao trái tim là biểu tượng của tình yêu, khi hồi hộp, lo lắng tim đập nhanh
Nhóm 3: Học sinh nhờ giáo viên tư về một số vấn đề mà các em thắc mắc như tại sao khi tiêm người ta lại phải xả hết bọt khí ra, tại sao phải tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch chứ không phải động mạch
Nhóm 4: Học sinh có ý tưởng đóng kịch về tình huống sơ cứu bệnh nhân không đúng cách để đặt vấn đề cho nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu. Học sinh đến trạm y tế xã Gia Lâm phỏng vấn quay video ghi hình nội dung học tập trải nghiệm đo huyết áp; tìm hiểu cách phòng chống bệnh cao, thấp huyết áp; Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ do cao hoặc thấp huyết áp.
Hình ảnh cắt từ video ghi hình học sinh phỏng vấn tại trạm y tế xã Gia Lâm.
Hình ảnh cắt từ video ghi hình học sinh được hướng dẫn đo huyết áp.
Hình ảnh cắt từ video ghi hình học sinh tự đo huyết áp cho nhau.
Bước 4: Hoạt động học trên lớp:
	Trong quá trình dạy học người giáo viên có vai trò là người định hướng, tổ chức các hoạt động học còn bản thân các em mới là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động này (giáo viên nhường bục giảng cho học sinh). Lần lượt các nhóm thực hiện hoạt động học tập theo nội dung bài học. Giáo viên điều chỉnh, nhận xét các hoạt động này.
Tóm tắt các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Hoạt động thầy trò
Nội dung
10
phút
10 phút
05 phút
10
Phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tự động của tim.
HS nhóm 1: 
+ 2 học sinh mổ lấy tim ếch cho lớp quan sát tính tự động của tim.
+ 1 học sinh thuyết trình về tính tự động của tim.
+ Các em còn lại trong nhóm điều hành về việc mời các nhóm khác đặt câu hỏi thắc mắc và giải thích thắc mắc.
Giáo viên: Định hướng, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, điều hành chung. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chu kì hoạt động của tim.
HS nhóm 2: 
+ 2 học sinh diễn kịch về chu kì hoạt động của tim mà các em tự sáng tác.
+ Các em còn lại trong nhóm điều hành về việc mời các nhóm khác đặt câu hỏi thắc mắc và giải thích thắc mắc.
Giáo viên: Định hướng, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, điều hành chung. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc của hệ mạch và vận tốc máu.
HS nhóm 3:
Các em cùng nhau xây dựng bài báo cáo trên giấy A o.
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 1 em lên thuyết trình bài báo cáo, sau đó chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về huyết áp.
1 học sinh trong nhóm điều hành hoạt động học tìm hiểu về huyết áp.
+ 4 học sinh diễn kịch tình huống sơ cứu người bị đột quỵ do huyết áp cao.
Học sinh điều hành hoạt động nhóm đặt vấn đề cách sơ cứu người bị đột quỵ trong tình huống trên của cô thư kí trong vở kịch đúng hay sai.
+ Mở video phỏng vấn cách sơ cứu người bị đột quỵ do huyết áp cao hoặc thấp. (HS thực hiện tại cơ sở trạm y tế Gia Lâm).
Giáo viên kết luận cách sơ cứu và phòng ngừa bệnh cao hoặc thấp huyết áp.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- Tim co dãn tự động theo chu kì do tim có hệ dẫn truyền tim.
- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các sợi đặc biệt trong thành tim.
- Hệ dẫn truyền tim bao gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
- Cơ chế hoạt động:
Nút xoang nhĩ tự động phát xung => lan ra cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co => lan đến nút nhĩ thất, đến bó hix rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
2. Chu kì hoạt động của tim
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH.
1. Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch.
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch → Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ.
2. Vận tốc máu:
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
 3. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. 
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
- Kịch bản sân khấu hóa nội dung “chu kì hoạt động của tim của người trưởng thành” của học sinh nhóm 2.
Dạ dày: (đi vào) Kìa ai trông như chị Chim....ấy chết... chị Tim ấy nhỉ?
Tim: Ôi chị dạ dày! Sao đi đâu mà lang thang ra đây thế?
Dạ dày: Tôi đi hít thở không khí chút ít, làm việc nhiều... mệt lắm chị ạ! 
Tim: Thế lũ con nhà chị đâu?
Dạ dày: Ôi dào ơi! Chúng nó chỉ biết ăn no rồi ngủ kĩ, chứ có biết, tôi phải làm việc vất vả để phân giải các chất thế nào đâu. Không như 2 con nhà chị, chăm chỉ có tiếng mà lại còn thông minh, biết xếp thời gian biểu!
Tim: Chuyện...con nhà tôi mà lại! Nói thế cho oai thôi chứ, chúng cũng chẳng biết gì đâu. Là tôi phải phân cho chúng mỗi phút phải co bóp sao cho đủ 85 nhịp,vậy là đi khoảng 0.8s một nhịp.
Dạ dày: Ơ  ơ...thế... thế sao tôi thấy cái Nhĩ nó chỉ làm có 0.1s mà thằng Thất cũng chỉ có 0.3s là thế nào?
Tim: Chả là tôi thấy cái Nhĩ nó bé hơn nên cho nó làm 0.1s đầu rồi nghỉ, thằng Thất làm 0.3s kế tiếp rồi hai đứa nó cùng nghỉ 0.4s đấy chị ạ!
Dạ dày: À ra thế! Các con chị vừa làm, vừa nghỉ hèn gì làm việc suốt đời mà không mệt mỏi. Đấy các bạn học sinh thấy chưa, học tập là phải kết hợp với vui chơi và nghỉ ngơi một cách khoa học thì mới đạt được kết quả cao này, rồi sức khỏe tốt này, tinh thần vui vẻ này... nhớ chưa?
Tim: Đúng như lời chị nói đấy, cứ phải giống như họ nhà tim chúng tôi ấy!
Dạ dày: Ấy chết! Sao tôi thấy nặng mình quá! Chắc thằng Miệng nó lại lôi gì về đây mà! Có lẽ phải xin phép chị tôi đi về trước thôi!
Tim: Dạ vâng chị đi thong thả...... khổ quá cơ!
	- Kịch bản sân khấu hóa tình huống người bị huyết áp đột quỵ
(Dẫn truyện): Ngày thứ 2 tại công ty trách nhiệm hữu hạng Hùng Vương 
Giám đốc: Bước vào với một tâm trạng ủ rũ, lo lắng cùng lúc đó thư kí cũng bước vào.
Thư kí: Chào Giám đốc! Em đến rồi ạ!
Giám đốc: Ừ! Hôm nay có việc gì quan trọng đọc cho tôi biết? (giọng nói yếu đuối )
Thư kí: Dạ! 9h hôm nay chúng ta sẽ đi giải quyết số nợ ngân hàng tháng này cho nhà nước. Công ty chúng ta đã bị thiệt hại quá nhiều sau vụ khủng hoảng tài chính. Các mặt hàng không tiêu thụ ra ngoài thị trường được và cả vấn đề tiền lương của công nhân nữa. Chúng ta phải làm sao đây sếp ? (tâm trạng lo lắng ).
Giám đốc: Ây gu! Để tôi xem xét, cô đừng rối lên vậy! (mặt lo lắng tột cùng, tay để lên trán, nhắm mắt, suy nghĩ).
(Sau đó giám đốc đứng lên, ông bỗng dưng thấy đau đầu, chóng mặt, bước lệch, một tay túm vào ghế tay kia để lên đầu => ông ngã lăn ra đất).
Thư kí: (Hốt hoảng) Giám giám đốc . Ông có sao không ạ? Ôi! Làm sao bây giờ?
(Cô thư kí vừa lay mạnh vào người giám đốc vừa vỗ mạnh vào mặt ông, lấy dầu gió xoa vào vùng mặ, tay, chân. Sau đó, cô thư kí lấy điện thoại ra.)
Thư kí: À ! gọi 114  nhầm 115 chứ.
Tại bệnh viện:
Thư kí: Giám đốc tôi có sao không bác sĩ? Bác sĩ mau nói đi! (giọng run run lo lắng).
Bác sĩ: Bệnh nhân bị huyết áp cao gây vỡ mạch máu não hiện tại vẫn đang hôn mê. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức!
Thư kí: (Ngã khụy xuống đất, gương mặt tái nhợt, yếu đuối).
Hình ảnh cắt từ video ghi hình tiết học tại lớp 11C
	Hình ảnh cắt từ video ghi hình tiết học tại lớp 11C
Hình ảnh cắt từ video ghi hình tiết học tại lớp 11C
	Bước 5: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
	Cuối giờ học (thời gian củng cố bài) giáo viên tổ chức đánh giá học sinh về năng lực khoa học và năng lực hợp tác nhóm. Hoạt động này giáo viên cần tổ chức sáng tạo tạo hứng thú của các em và cũng tạo động lực để các em luôn sẵn sàng, mong muốn thể hiện khả năng của mình trong các giờ học sau.
 	Trong bài này giáo viên tổ chức thi giữa các đội bằng cách bốc thăm một bạn đại diện cho nhóm trả lời nhanh các câu hỏi theo từng chủ đề theo hình thức bốc thăm. Thời gian làm bài cho mỗi đại diện của các nhóm là 5 phút sau đó giáo viên đánh giá nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm thông qua buổi học để tổng kết và cho điểm hoặc phần thưởng cho các nhóm, cá nhân có thành tích đặc biệt.
GÓI CÂU HỎI 1: TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM
Câu 1: Khả năng co dãn tự động của tim được gọi là gì?
Câu 2: Tim co dãn tự động theo chu kì là do tim có gì?
Câu 3: Hệ dẫn truyền tim bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất và bộ phận nào?
Câu 4: Cơ tâm nhĩ co là do nhận được xung điện trực tiếp từ đâu?
Câu 5: Cơ tâm thất co là do nhận được xung điện trực tiếp từ đâu? 
Câu 6: Hãy giải thích tại sao khi lao động năng, khi tập thể dục, khi hồi hộp lo lắng nhịp tim lại tăng lên so với bình thường đó có phải là bệnh lí hay không?
GÓI CÂU HỎI 2: CHU KÌ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
Câu 1: Một chu kì tim có mấy pha?
 Ở người trưởng thành:
Câu 2: Chu kì tim kéo dài bao lâu?
Câu 3: Tâm nhĩ hoạt động bao lâu?
Câu 4:Tâm thất hoạt động bao lâu?
Câu 5: Một phút có khoảng bao nhiêu nhịp tim?
Câu 6: Giải thích tại sao tim chuột đập nhanh hơn tim trâu?
GÓI CÂU HỎI 3: CẤU TRÚC HỆ MẠCH VÀ VẬN TỐC MÁU
Câu 1: Cấu trúc hệ mạch bao gồm bộ phận nào?
Câu 2: Nằm giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch là hệ thống mạch nào?
Câu 3:Tốc độ máu chảy trong một giây được gọi là gì? 
Câu 4:Trong hệ mạch tổng tiết diện loại mạch nào lớn nhất?
Câu 5:Trong hệ mạch tổng tiết diện loại mạch nào lớn nhất?
Câu 6: Tại sao khi tiêm và truyền người ta tiêm truyền vào tĩnh mạch mà không phải là động mạch?
GÓI CÂU HỎI 4: HUYẾT ÁP 
Câu 1: Áp lực của máu tác dụng lên thành mạch được gọi là?
Câu 2: Huyết áp tối đa tạo ra khi hoạt động của tim như thế nào?
Câu 3: Huyết áp tối thiểu tạo ra khi hoạt động của tim như thế nào?
Câu 4: Ở người huyết áp được đo ở vị trí nào?
Câu 5: Ở trâu, bò, ngựa huyết áp được đo ở vị trí nào?
 Câu 6: Hãy giải thích tại sao người cao huyết áp nên ăn nhạt?
BIỂU ĐIỂM: Tổng 10 điểm. 
Câu 1, 2, 3, 4, 5 mỗi câu đúng được 1.5 điểm
Câu 6 đúng được 2,5 điểm.
PHỤ LỤC III: BÀI BÁO CÁO CỦA HỌC SINH VỀ CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU.
 CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU
MC THƯƠNG
MC LONG
- Dear Teachers and friends! In recent times there have been many tragic mushroom poisoning cases. Apart from the edible fungus, there also has some medicinal funguses of unknown origin which makes buyers lost money and catch diseases.
- With the assistance of the teachers in biology group, we know there are many kinds of mushrooms having high nutritional and precious medicinal value
 - In the biotechnology department of agricultural academy, luckily, the professor Ngo Xuan Nghien -the best specialist about mushroom in Vietnam introduced to us in all kinds of edible mushrooms and medicinal mushrooms which Vietnam mastered farming technologies 
- Here, we practiced the stages of mushroom farming technologies, there:
1. Preparation for Materials
2. Treatment of materials
3. Wrapping
4. Seeding
5.Taking caring, harvesting and post-harvest preservation
- To help all the teachers and students can see firsthand mushroom products. We would like to introduce a few of the offerings mushrooms grown in closed bags of natural conditions:
1. Reishi mushroom sample
+ Farming materials: Sawdust or bagasse of sugar factories
+ Planting season: From 15/1 to 15/3 or 15/8 to 15/9.
+ Medicinal value: antioxidants, reducing free radicals in the body, enhancing the immune system. Anti-neurasthenia, regulating blood pressure, cancer treatment support.
2. Oyster mushrooms sample
+ planting Materials: Straw 
+ Planting season: May be grown whole year.
+ Nutritional value: oyster mushrooms contain more protein, vitamins and minerals that are beneficial to human health. With the debilitating, dishes from mushrooms help to fasten the recovery of vitality
3. Samples of wood ear mushrooms:
+ planting Materials: Sawdust, bagasse or on the types of wood which do not have oil.
+ Planting season: late March, early April.
+Nutritional value: It contains many active ingredients help detoxify, slow aging, reduce blood fat, improve circulatory function.
- There are many different types of mushrooms. Howerver, becau of special growing conditions and high costs , we can only recommend to my teachers and friends through photos as cordyceps mushrooms.
- The most special thing in the experience is that we see many materials which are available in our local like straw, sawdust, corn form, etc.... We absolutely can grow delicious, nutritious and medicinal mushrooms which have a very high economic value.
- We would like to finish my presentation. Thanks for listening !
- To finish the presentation, I would like to invite all the teachers and students enjoy a unique fashional performance of many famous designers from Nho Quan C high school.
- The fashional performance showed a part of our idea about next topic: Protecting environment. I hope all teachers and students will support it. Thank you very much for your listening!
- Thưa thầy cô và các bạn! Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều vụ ngộ độc nấm thương tâm. Ngoài các loại nấm ăn, còn có một số loại nấm dược liệu không rõ nguồn gốc làm cho người mua tiền mất tật mang.
- Được sự tư vấn của các thầy cô trong nhóm sinh, chúng em được biết có nhiều loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều loại nấm chứa dược liệu quý.
- Tại khoa công nghệ sinh học của học viện nông nghiệp, chúng em may mắn được thầy NGÔ XUÂN NGHIỄN chuyên gia hàng đầu về nấm ở Việt Nam giới thiệu cho chúng em về các loại nấm ăn và nấm dược liệu quý giá mà Việt Nam đã làm chủ công nghệ nuôi trồng.
- Tại đây, chúng em đã được thao tác các khâu trong công nghệ nuôi trồng nấm:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
2. Xử lí nguyên liệu
3. Đóng bịch
4. Cấy giống
5. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch.
- Để thầy cô và các bạn có thể tận mắt nhìn thấy các sản phẩm nuôi trồng nấm. Chúng em xin giới thiệu một số mẫu sản phẩm nấm trồng trong điều kiện tự nhiên đóng bịch sau:
1. Mẫu nấm Linh chi
+ Nguyên liệu nuôi trồng: Mùn cưa hoặc bã mía của nhà máy đường 
+ Thời vụ trồng: Từ 15/1 đến 15/3 hoặc 15/8 đên 15/9.
+ Giá trị dược liệu: Chống oxy hóa, khử các gốc tự do trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch. Chống suy nhược thần kinh, điều hòa huyết áp, hỗ trợ điều trị ung thư.
2.Mẫu nấm sò
+ Nguyên liệu trồng: Rơm dạ
+ Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm.
+ Giá trị dinh dưỡng: Nấm sò chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Đôi với những người suy nhược cơ thể các món ăn từ nấm giúp phục hồi nhanh sinh lực nhanh chóng. 
3. Mẫu nấm mộc nhĩ:
+ Nguyên liệu trồng: Mùn cưa, bã mía hoặc trên các loại gỗ không có tinh dầu.
+ Thời vụ trồng: Cuối tháng 3 đầu tháng 4
+ Giá trị dinh dưỡng: Có chứa nhiều hoạt chất giúp giải độc, làm chậm sự lão hóa, giảm mỡ máu, cải thiện chức năng tuần hoàn.
- Còn rất nhiều loại nấm khác nhưng vì điều kiện nuôi trồng đặc biệt và giá thành rất cao nên chúng em chỉ có thể giới thiệu đến thầy cô và các bạn qua ảnh như nấm Đông trùng hạ thảo.
- Điều đặc biệt nhất trong quá trình trải nghiệm, chúng em thấy những nguyên liệu sẵn có tại địa phương chúng ta như: Rơm dạ, mùn cưa, nõ ngô. Chúng ta hoàn toàn có thể trồng ra những loại nấm ăn rất ngon và bổ dưỡng, những loại nấm dược liệu rất quý giá có giá trị kinh tế rất cao. 
- Chúng em xin kết thúc phần trình bày của mình. Cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe! 
- Để kết thúc chương trình em xin mời các thầy cô và các bạn thưởng thức màn trình diễn thời trang có một không hai của các nhà thiết kế nổi tiếng đến từ trường THPT Nho Quan C.
- Bộ trang phục đã thể hiện một phần ý tưởng của chuyên đề tiếp theo của chúng em là bảo vệ môi trường. Chúng em mong rằng trong chuyên để tới đây của lớp 11E sẽ được các thầy cô và các ban ủng hộ. Chúng em xin cảm ơn các thầy cô và các ban đã lắng nghe!
Hình ảnh cắt từ video ghi hình các em báo cáo chủ đề “Công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu”
Hình ảnh cắt từ video ghi hình các em báo cáo chủ đề “Công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liêu.
PHỤ LỤC IV: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP - LIÊN BÀI, LIÊN MÔN; THEO BÀI HỌC.
Hình ảnh em Nguyễn Thị Hiền 10 H báo cáo chủ đề “Sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long”bằng Tiếng Anh.
TS. NGÔ XUÂN NGHIỄN giới thiệu cho thầy trò THPT Nho Quan C về công nghệ nuôi trồng nấm Đông Trùng Hạ Thảo.
TS. NGÔ XUÂN NGHIỄN giới thiệu cho thầy trò THPT Nho Quan C về công nghệ nuôi trồng nấm Mộc Nhĩ.
TS. NGÔ XUÂN NGHIỄN giới thiệu cho thầy trò THPT Nho Quan C về công nghệ nuôi trồng nấm Sò.
 Cô, trò tại cơ sở sản xuất Nấm Phú Linh- Gia Tường- Nho Quan- Ninh Bình.
Học sinh học tập trải nghiệm trồng nấm tại cơ sở sản xuất Nấm Phú Linh- Gia Tường- Nho Quan- Ninh Bình.
Học sinh học tập trải nghiệm trồng nấm tại cơ sở sản xuất Nấm Phú Linh- Gia Tường- Nho Quan- Ninh Bình.
Học sinh học tập trải nghiệm trồng nấm tại cơ sở sản xuất Nấm Phú Linh- Gia Tường- Nho Quan- Ninh Bình.
Cô, trò nói chuyện cùng nông dân trồng Đào 
tại xã Gia Sơn - Nho Quan - Ninh Bình
	Cô, trò tại buổi dạy học trải nghiệm trồng Đào 
tại xã Gia Sơn - Nho Quan - Ninh Bình
Hình ảnh gốc đào ghép thành công của học sinh lớp 11D
 Hình ảnh gốc đào ghép không thành công của học sinh lớp 11D
Hình ảnh cắt từ video ghi hình giáo viên phỏng vấn nông dân trồng hoa Cúc 
tại xã Thạch Bình - Nho Quan - Ninh Bình.
Hình ảnh cô, trò tại buổi dạy học trải nghiệm tìm hiểu về kĩ thuật 
trồng hoa Cúc tại xã Thạch Bình - Nho Quan - Ninh Bình.
Một số hình ảnh dạy học trải nghiệm tìm hiểu về quy trình nuôi cấy mô tế bào tại Khoa công nghệ sinh học - Học viện nông nghiệp Việt Nam.
Cô Vũ Thị Thanh Nhàn giới thiệu bình nuôi cấy mô cho học sinh
Thầy Đặng Văn Phương giới thiệu bình nuôi cấy mô cho học sinh
Hình ảnh thầy, cô nhóm Sinh - Trường THPT Nho Quan C học tập trải nghiệm tìm hiều về kĩ thuật trồng Dâu tây tại Mộc Châu - Sơn La.
KẾT LUẬN CHUNG
	Để tổ chức dạy học trải nghiệm đạt hiệu quả giáo dục cao đòi hỏi người giáo viên phải luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển chung của giáo dục nước nhà trong thời đại mới. Trước hết, tập thể giáo viên nhóm chuyên môn trong trường thực sự gắn bó, đoàn kết và luôn có tinh thần học tập, tinh thần chia sẻ vì hiệu quả công việc chung. Đồng thời, trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp nhiệt tình của các thầy, cô các trường bạn. Với tinh thần cầu thị, nhiệt tình học hỏi từ đồng nghiệp chúng tôi rất mong được các thầy, cô chia sẻ để việc tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh đối với môn Sinh ở trường THPT hiệu quả hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 Nho Quan, Ngày 05 tháng 5 năm 2017 
 TM.Nhóm tác giả 
 BÙI THỊ LIÊN
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng:
2
II. Nội dung
2
1. Giải pháp cũ thường làm:
2
2. Giải pháp mới cải tiến:
3
a. Giải pháp 1: Tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên môn
4
b. Giải pháp 2: Tổ chức dạy học trải nghiệm theo bài học
6
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
13
1. Hiệu quả kinh tế
13
2. Hiệu quả xã hội
15
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
16
1. Điều kiện áp dụng
16
2. Khả năng áp dụng
17
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: Minh họa các bước tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên môn với chủ đề “ SINH SẢN Ở THỰC VẬT - ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG”
18
PHỤ LỤC II: Minh họa các bước tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm theo bài với bài 19 Sinh học 11 “TUẦN HOÀN MÁU”
40
PHỤ LỤC III: Bài báo cáo của học sinh về chủ đề tìm hiểu công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu
49
PHỤ LỤC IV: Một số hình ảnh tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên môn; theo bài học
53
VI. Kết luận chung
61

File đính kèm:

  • doc5. NQC Giai phap to chuc hoat dong day hoc trai nghiem voi mon Sinh hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan