SKKN Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh thông qua các chủ đề dạy học môn Sinh học bậc Trung học Phổ thông

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học theo chủ đề đối với bộ môn Sinh học bậc THPT

Hiện nay, việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Sinh học bậc THPT (bao gồm kiến thức, kĩ năng sử dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học) gặp một số thuận lợi:

Thứ nhất, Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó nội dung kiến thức có tính thực tiễn, gần gũi, quá trình tích hợp xây dựng chủ đề đơn môn hay liên môn, bản thân đơn vị kiến thức môn Sinh học trong chủ đề thường là được sử dụng là các kiến thức có mỗi liên hệ với thực tiễn thông qua quan sát, mô tả, thực nghiệm, do đó giáo viên cũng dễ dàng tạo hứng thú cho người học.

Thứ hai, bộ môn Sinh học cũng là bộ môn có nội dung liên hệ nhiều với các bộ môn như Toán học, Hóa học, Địa Lý, NGLL Do đó, khi dạy theo chủ đề, học sinh dễ dàng tiếp cận hơn, dễ dàng nhận nhiệm vụ học tập nhờ vào sức tự tin về kiến thức sẵn có khi yêu cầu giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Vì thế, môn học cũng hứa hẹn thái độ tích cực, hứng thú và chủ động hơn từ phía học sinh.

Thứ ba, khả năng của GV bao gồm: kiến thức, kĩ năng sự dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học về cơ bản đã từng tiếp cận và được tập huấn khá kỹ. Điều này vô cùng hữu dụng và là tiền đề cho việc sử dụng nó vào việc khai thác các đơn vị kiến thức trong tiết dạy học theo chủ đề. Về cơ bản, dạy học theo chủ đề rất cần những phương pháp này để khai thác nội dung bài học, cũng như đây là cách để học sinh liên hệ thực tiễn [7].

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, riêng với môn học Sinh học khi áp dụng dạy học theo chủ đề cũng gặp một số khó khăn như:

- Giáo viên chưa chuẩn bị tâm lý, ngại thay đổi, học sinh vẫn coi Sinh học là môn phụ.

- Môn Sinh học hiện nay còn nặng về lý thuyết và kiến thức, do đó có thể gây khó khăn cho giáo viên khi xác định nội dung xây dựng chủ đề hoặc phá vỡ kết cấu nội dung.

- Quan trọng hơn hết là chưa có một khung chương trình xây dựng các chủ đề, từ đơn môn đến liên môn.

 

docx49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh thông qua các chủ đề dạy học môn Sinh học bậc Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên?
Câu 6: Ở giai đoạn trẻ em, nếu thừa hay thiếu GH sẽ gây ra bệnh gì? Vì sao? 
Câu 7: Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 8:Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại ảnh hưởng đến động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt.
Câu 9: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Câu 10: Nếu muốn chữa bệnh thiếu GH bằng cách tiêm GH thì cần tiêm ở giai đoạn nào? Tại sao?
Câu 11: Có những cách phòng tránh các bệnh “rối loạn thiếu iot” nào?
Câu 12: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Câu 13. Trình bày các biện pháp cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
1. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Trên lớp 
1 tiết 
Tiết 38
PPCT
Máy chiếu 
Phiếu học tập
Máy chiếu 
2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Trên lớp, ở nhà 
1 tiết 
Tiết 39
PPCT
Máy chiếu 
Phiếu học tập/phòng tranh
Máy chiếu 
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1. Xác định vấn đề cần tìm hiểu
1. Mục tiêu: Tạo tình huống hứng thú trong học tập thông qua một số hình ảnh thực tế trong cuộc sống nhằm phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Nội dung: HS làm việc nhóm 2 người để xác định vấn đề trong tình huống do GV đưa ra (HS Quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi của GV).
3. Sản phẩm: Xác định được vấn đề cần tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
4. Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV giới thiệu hình ảnh, yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 người trả lời câu hỏi liên quan.
Tại sao nòng nọc biến thành ếch ?
Tại sao người này bị Bazõđô ?
	- Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận để xác định vấn đề xảy ra trong tình huống (hình ảnh), báo cáo nhiệm vụ.
	- Kết luận: Dựa trên các vấn đề mà HS xác định, GV định hướng và chốt lại các vấn đề dưới dạng các câu hỏi cần trả lời: Theo em những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các em bé trên? Các yếu tố đó có tác động như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật nói chung và con người nói riêng, cần lưu ý gì để có sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất?
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
1. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của yếu tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không xương sống.
- Nêu được vai trò của hoocmôn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không xương sống.
2. Nội dung: HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Từ đó, trả lời được vấn đề đặt ra từ tình huống khởi động.
3. Sản phẩm: kết quả phiếu học tập số 1,2 của nhóm HS
4. Tổ chức thực hiện:
	- Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 thảo luận để làm rõ cơ chế ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển của động vật (thời gian thảo luận: 7 phút)
	- Thực hiện: HS tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Tổ chức đánh giá chéo: sau 7 phút thảo luận, nhóm HS trao đổi phiếu học tập cho nhau để góp ý và bổ sung cho kết quả nhóm bạn
	 Nhóm 1, 2 quan sát hình 38.1,38.2, thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1 hoàn thành trong thời gian 10 phút
Hình 38.2. Hậu quả tác động của hoocmon sinh trưởng
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một nhóm HS lần lượt trình bày kết quả của từng yếu tố. Các nhóm khác tiếp tục góp ý bổ sung nếu có.
	- GV kết luận về nội dung kiến thức
 Đáp án phiếu học tập số 1: Các hoocmon ảnh hưởng đến động vật có xương sống
Tên hoocmon
Nơi sản xuất
Tác dụng sinh lý chính
Hoocmon sinh trưởng (GH)
Tuyến yên
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.
Tiroxin
Tuyến giáp
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Ơstrogen
Buồng trứng
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron
Tinh hoàn
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
 Hoạt động 2.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
1. Mục tiêu:
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Nội dung: HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập theo kỉ thuật phòng tranh về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Từ đó, trả lời được vấn đề đặt ra từ tình huống khởi động.
3. Sản phẩm: kết quả phiếu học tập số 2 (phòng tranh) của nhóm HS.
4. Tổ chức thực hiện:
	- Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 thảo luận để làm rõ cơ chế ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển của động vật (thời gian thảo luận: 10 phút)
 Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2/trình bày bằng kỉ thuật phòng tranh.
+ Nhóm 1: tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn
+ Nhóm 2: tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ
+ Nhóm 3: tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng
+ Nhóm 4: tìm hiểu ảnh hưởng của chất độc
- Thực hiện: HS tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Tổ chức đánh giá chéo: sau 7 phút thảo luận, nhóm HS trao đổi phiếu học tập cho nhau để góp ý và bổ sung cho kết quả nhóm bạn
Các nhóm quan sát hình ảnh và SGK thảo luận hoàn thành phòng tranh của nhóm (phiếu học tập số 2)
Hình 38.6. Nhiết độ ảnh hưởng đến ST&PT cá rô phi
Hình 38.5. Thức ăn
Hình 38.7. Ảnh hưởng của ánh sáng đến ST&PT của động vật
Hình 38.8. Ảnh hưởng của chất độc hại đến sức khỏe của người
Yêu cầu 1: Tự nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu/bức tranh.
Yêu cầu 2: Sau khi hoàn thành PHT, vận dụng các kiến thức thu thập được qua phiếu thực hiện các lệnh mục II SGK
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một nhóm HS lần lượt trình bày kết quả của từng yếu tố. Các nhóm khác tiếp tục góp ý bổ sung nếu có.
	- GV kết luận về nội dung kiến thức
 Đáp án phiếu học tập số 2 (bức tranh): Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến ST&PT động vật 
Nhóm
Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Nhóm 1
Thức ăn
- Cấu tạo tế bào, cơ quan
- Cung cấp năng lượng
Nhóm 2
Nhiệt độ
- Cao, thấp -> tiêu tốn năng lượng
- Hệ Enzim rối loạn-> chậm sinh trưởng và phát triển.
Nhóm 3
Ánh sáng
- Ảnh hưởng chuyển hóa canxi -> xương
- Bổ sung nhiệt khi trời rét
Nhóm 4
Chất độc hại
- Làm chậm sinh trưởng và phát triển
- Ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai.
Hoạt động 3 : Luyện tập 
1. Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
2. Nội dung: HS chơi trò chơi trả lời nhanh các câu hỏi giáo viên đưa ra
3. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi GV đưa ra của học sinh
4. Cách thức thực hiện:
	 - GV cho HS xử lý thông tin và trả lời các câu hỏi, bài tập dưới:	
Bài tập: Đọc đoạn thông tin và quan sát một số hình ảnh (Theo trang điện tử 
Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định: “Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”.
Câu 1: Nêu được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Câu 2: Trình bày các biện pháp cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
- Kết luận: GV chốt lại đáp án từng câu hỏi và các nội dung kiến thức cơ bản của bài học; 
 Trường: ................................
Họ và tên giáo viên:
 Tổ: ........................................
................................
Tên chủ đề 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Môn học/hoạt động giáo dục: Sinh học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, áp suất thẩm thấu)
2. Năng lực:
a. Năng lực Sinh học 
(1) Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
 	(2) Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố vật lý để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật trong thực tế
b. Năng lực chung 
- Năng lực giao tiếp và hơp tác
(3) Xác định được nhiệm vụ, vai trò của cá nhân và người liên đới trong việc thực hiện nhiệm vụ.
(4) Phối hợp và hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
(5) Theo dõi và điều chỉnh hoạt động của các thành viên trong nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
(6) Phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi khuẩn
(7) Đề xuất được cách thức giải quyết vấn đề
(8) Thực hiện giải pháp và kết luận vấn đề
3. Phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập số 1 và số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài dạy: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
Tên nhóm: Lớp:.
Bạn Lan và bạn Hoa đều làm sữa chua dựa vào công thức dưới đây. Tuy nhiên, mỗi bạn đều cải tiến một vài công đoạn và cho kết quả sản phẩm không giống nhau.
	- Bạn Lan: Sau khi hòa trộn hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi, bạn Lan cho hộp sữa chua cái vào làm men. Đem hỗn hợp này ủ bằng nồi ủ trong 8 tiếng (qua đêm) Sáng hôm sau Lan mở nồi và thấy hỗn hợp chưa sánh, và vị chua rất nhạt. 
	- Bạn Hoa: Sau khi hòa sữa đặc vào sữa tươi, bạn Lan cho hộp sữa chua vào khuấy đều, sau đó mới đun nóng và để nguội đến mức nhiệt độ phù hợp. Mai ủ sữa chua trong nồi ủ trong 6-8 tiếng. Sản phẩm sữa kết tủa và không có vị chua.
CÔNG THỨC LÀM SỮA CHUA
Nguyên liệu: 1 lít sữa tươi, ½ hộp sữa đặc có đường (160g), 1 hộp sữa chua
Bước 1: Hòa sữa đặc với sữa tươi, đun nóng hỗn hợp này đến khoảng nhiệt độ 37-40oC (có thể thêm đường phù hợp khẩu vị). Cho hộp sữa chua vào Cho hỗn hợp đã đun nóng vào hũ đựng.
Bước 2: Ủ sữa chua vào các dụng cụ giữ nhiệt (thùng xốp, nồi cơm, nồi ủ..) để duy trì nhiệt độ cho sữa lên mên trong thời gian 6-8 tiếng. Lưu ý: cần giữ nhiệt độ ổn định giúp sữa lên men nhanh và không bị nhớt.
Bước 3: khi sản phẩm đã đạt độ chua phù hợp, bảo quản trong tủ lạnh.
Hai bạn đều thắc mắc tại sao dựa trên cùng 1 công thức, nhưng sản phẩm sữa chua 2 bạn làm ra đều không giống nhau và không thành công. 
1. Em hãy xác định vấn đề xuất hiện từ tình huống trên (thể hiện dưới dạng câu hỏi)
2. Hãy đưa ra cách giải quyết các vấn đề đã đưa ra ở yêu cầu số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài dạy: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
Tên nhóm: Lớp:..
Nghiên cứu sách giáo khoa và thảo luận với bạn học để hoàn thành bảng sau:
Yếu tố
Ảnh hưởng
Ứng dụng
Độ ẩm
Độ Ph
Ánh sáng
Áp suất thẩm thấu
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
1. Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến ST VSV
Nêu được VSV ưa ấm, VSV ưa lạnh, VSV ưa nhiệt.
Trình bày tác dụng của nhiệt độ đến sinh trưởng của VSV. 
Giải thích tại sao ở các nhiệt độ khác nhau lại ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm lên men,.
Vận dụng kiến thức để làm các sản phẩm len men đạt hiệu quả cao.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố: ánh sáng, pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu đến ST VSV
Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố vật lý để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật trong thực tế
Giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến các yếu tố: ánh sáng, pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu đến sinh trưởng của vi sinh vật
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (để dùng trong quá trình dạy học – giao nhiệm vụ học tập cho HS và kiểm tra, đánh giá HS; đây là các nhiệm vụ, bài tập phát triển nhận thức)
Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý (nhiệt độ) đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 2: Khi làm sữa chua cần lưu ý: thời điểm cho men cái, lượng men cái, chất lượng men cái, nhiệt độ ủ, thời gian ủ, độ đều nhiệt lúc ủ.?
Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 4: Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố vật lý để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật trong thực tế.
Câu 5: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
Câu 6: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh lại dễ bị hỏng hơn cá sông?
Câu 7: Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?
Câu 8: Lúc trời nắng to, người ta hay đem quần áo, thực phẩm, đồ dùng trong nhà, các loại nông sản ra phơi. Vì sao?
Câu 9: Vì sao bác sĩ dùng bông tẩm cồn sát trùng da trước khi tiêm?
Câu 10. Vì sao thịt hay cá muối thường để được lâu và ít bị hư hỏng?
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của VSV
Trên lớp 
1 tiết 
Tiết 27
PPCT
Máy chiếu 
Phiếu học tập
Máy chiếu 
VI. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1. Xác định vấn đề cần tìm hiểu 
- Mục tiêu: (6) Phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi khuẩn
- Nội dung: HS làm việc nhóm 2 người để xác định vấn đề trong tình huống sau
- Sản phẩm: Kết quả thực hiện yêu cầu số 1 trong phiếu học tập số 1 (các vấn đề mà HS đưa ra)
- Tổ chức thực hiện:
	+ Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu trình bày tình huống cho nhóm 02 HS cùng bàn. Yêu cầu HS đọc tình huống thực hiện yêu cầu số 1 trong vòng 5 phút.
	+ Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận để xác định vấn đề xảy ra trong tình huống và ghi vào phiếu học (yêu cầu số 1)
	+ Báo cáo, thảo luận: Các nhóm HS trình bày và thảo luận về vấn đề trong tình huống (yêu cầu HS đưa ra vấn đề dưới dạng các câu hỏi cần trả lời).
	+ Kết luận: Dựa trên các vấn đề mà HS xác định, GV định hướng và chốt lại các vấn đề dưới dạng các câu hỏi cần trả lời: Có phải nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến việc lên men sữa của vi khuẩn lactic không? Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến vi khuẩn lactic như thế nào? Có cách nào để giải quyết tình huống mà bạn Lan và Hoa gặp phải? Cần lưu ý điều gì để làm thành công sữa chua?
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng vi sinh vật
- Mục tiêu:	
+ Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý (nhiệt độ) đến sinh trưởng của vi sinh vật
+ Đề xuất được cách thức giải quyết vấn đề
+ Thực hiện giải pháp và kết luận vấn đề
- Nội dung: HS làm việc với bạn cùng bàn để thảo luận và đề xuất cách thức giải quyết các vấn đề đặt ra từ tình huống khởi động (thực hiện yêu cầu số 2 trong phiếu tình huống), sử dụng kỉ thuật dạy học khăn trải bàn.
- Sản phẩm: Kết quả thực hiện yêu cầu số 2 (cách giải quyết các vấn đề đưa ra từ tình huống).
	- Tổ chức thực hiện:	
	+ Giao nhiệm vu: GV yêu cầu HS thảo luận với bạn cùng bàn để giải quyết các vấn đề đã xác định từ hoạt động trước (trong 5 phút). 
+ Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận và ghi chép kết quả vào phiếu học tập bằng kỉ thuật khăn trải bàn.
	+ Báo cáo phòng tranh, thảo luận: GV hướng dẫn học sinh sử dụng kỉ thuật khăn trải bàn, yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, yêu cầu các nhóm khác nhận xét góp ý kết quả, đánh giá giữa các nhóm.
	+ Kết luận: Dựa trên kết quả thảo luận của nhóm HS, GV có thể kết luận một số vấn đề như sau:
	- Nhiệt độ không phù hợp đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi khuẩn lactic làm sữa không lên men. Cụ thể trong tình huống, bạn Lan đã không thực hiện giai đoạn làm ấm sữa đến nhiệt độ 37-400C trước khi cho sữa chua cái, nên quá trình lên men xảy ra chậm. Bạn Hoa đã cho sữa chua cái vào hỗn hợp sữa rồi mới đun nóng, điều này có thể làm vi khuẩn lactic bị chết, do đó ảnh hưởng đến quá trình lên men.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào làm vi khuẩn sinh sản nhanh hay chậm. Dựa vào đặc điểm thích nghi với nhiệt độ, vi sinh vật được chia thành các loại: VSV ưa lạnh <150C, VSV ưa ấm 20-400C; VSV ưa nhiệt 55-650C; VSV siêu nhiệt 75-1000C.
- Cách giải quyết tình huống: Trường hợp bạn Lan có thể ngâm sữa chua vào nước ấm 400 và ủ thêm 2-3 tiếng để lên men thêm. Trường hợp bạn Hoa, nếu sữa kết tủa ít có thể cho thêm sữa chua cái rồi ngâm sữa vào nước ấm 400C và ủ thêm để sữa lên men.
- Khi làm sữa chua cần lưu ý: thời điểm cho men cái, lượng men cái, chất lượng men cái, nhiệt độ ủ, thời gian ủ, độ đều nhiệt lúc ủ.
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố ánh sáng, độ ấm, pH, áp suất thẩm thấu đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Mục tiêu:
+ Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
	+ Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố vật lý để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật trong thực tế
- Nội dung: HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập về ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật. Từ đó, trả lời được vấn đề đặt ra từ tình huống khởi động, sử dụng kỉ thuật dạy học khăn trải bàn.
- Sản phẩm: kết quả phiếu học tập số 2 của nhóm HS
- Tổ chức thực hiện:
	+ Giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm 6 HS để làm rõ cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu đến vi sinh vật (thời gian thảo luận: 7 phút)
	+ Thực hiện: HS tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Tổ chức đánh giá chéo: sau 7 phút thảo luận, nhóm HS trao đổi phiếu học tập cho nhau để góp ý và bổ sung cho kết quả nhóm bạn
	+ Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một nhóm HS lần lượt trình bày kết quả của từng yếu tố. Các nhóm khác tiếp tục góp ý bổ sung nếu có.
	+ GV kết luận về nội dung kiến thức
Yếu tố
Ảnh hưởng
Ứng dụng
Độ ẩm
Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm.
-Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng.
-Tham gia thủy phân các chất.
Nước dùng để khống chế sự sinh trưởng của VSV.
Độ Ph
Ánh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP.
Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp.
Ánh sáng
Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.
Dùng bức xạ ánh sáng để ức chế, tiêu diệt VSV: làm biến tính axit nucleic, protein.
Áp suất thẩm thấu
Gây co nguyên sinh làm cho VSV không phân chia được.
Bảo quản thực phẩm.
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng 
- Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố vật lý để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật trong thực tế
- Nội dung: HS chơi trò chơi trả lời nhanh các câu hỏi giáo viên đưa ra
- Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi GV đưa ra của học sinh
- Cách thực hiện: 
	+ GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, hướng dẫn luật chơi: Sau khi GV đọc xong câu hỏi, nhóm HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, trả lời đúng sẽ được giành được 1 điểm, trả lời sai sẽ bị mất quyền trả lời vào tay 1 đội khác. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Sau 6 câu hỏi, nhóm nào đạt tổng điểm cao nhất sẽ giành được phần thưởng của GV.
	- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh lại dễ bị hỏng hơn cá sông?
- Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?
- Lúc trời nắng to, người ta hay đem quần áo, thực phẩm, đồ dùng trong nhà, các loại nông sản ra phơi. Vì sao?
- Vì sao bác sĩ dùng bông tẩm cồn sát trùng da trước khi tiêm?
- Vì sao thịt hay cá muối thường để được lâu và ít bị hư hỏng?
- Kết luận: GV chốt lại đáp án từng câu hỏi và các nội dung kiến thức cơ bản của bài học.

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_hinh_thanh_va_phat_trien_nang_l.docx
Sáng Kiến Liên Quan