Tham luận Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy các tiết thực hành

1. Thuận lợi:

- Giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng nên truyền thụ đầy đủ kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng phù hợp phương pháp đặc trưng bộ môn. Có tinh thần học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm đồ dùng dạy học để đưa vào minh họa cho tiết dạy.

- Trường đã có trang bị phòng thí nghiệm, có phòng thiết bị, tranh ảnh đồ dùng dạy học, tương đối thuận tiện.

- Về phía HS: Nhiều HS yêu thích môn học, thích nghiên cứu thí nghiệm thực hành môn sinh.

2. Khó khăn:

- Thực trạng việc hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới theo hướng tích cực hóa hoạt động người học trong chương trình sinh học gặp những khó khăn:

+ Đồ dùng thí nghiệm chưa đầy đủ.

+ Đồ dùng thí nghiệm lâu năm nên đã xuống cấp và bị hư hỏng nhiều như: kính hiển vi không quan sát được, bộ đồ mỗ , lam kính, la men, ống nghiệm bị bễ.

+ Mất nhiều thời gian chuẩn bị.

+ Chuẩn bị cho một tiết lên lớp tốn kém ( phiếu học tập, mẫu vật, )

+ Theo đặc trưng bộ môn, sự chuẩn bị do học sinh tự làm ở nhà, giáo viên không thể theo sát nên nhiều mẫu vật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.

+ Số lượng học sinh trong lớp đông, học lực không đồng đều.

+ Thao tác thí nghiệm chưa linh hoạt nên rất mất thời gian.

- Các hình ảnh, tranh ảnh, phim ảnh về thí nghiệm hiện nay còn rất hạn chế đối với bộ Môn Sinh .

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy các tiết thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN VỀ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỞ KHÓ KHĂN KHI DẠY CÁC TIẾT THỰC HÀNH
I. LÍ DO:
Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm . Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, mà còn phải tiến hành các thí nghiệm và thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh . Nhưng với đa số các em học sinh, việc tiến hành thí nghiệm, thực hành quan sát hay tìm tư liệu viết báo cáo.... được xem là không cần thiết, các em nghĩ rằng chỉ cần học thuộc những gì ghi nhận trên lớp là xong. Tiến hành thí nghiệm, tìm tư liệu... vừa mất thời gian, vừa không được gì nên việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên về chuẩn bị các điều kiện cho thí nghiệm hay thực hành quan sát... thì nhiều học sinh có thói quen tiến hành một cách qua loa, chiếu lệ như: Thao tác không như hướng dẫn, điều kiện thí nghiệm không đúng, vật mẫu không đạt yêu cầu, tư liệu không theo chủ đề, các bài báo cáo, thu hoạch viết sơ sài... Nói chung các em chưa thật sự tích cực và chưa có kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tiến hành thực hành- thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới, khắc sâu kiến thức đã học. 
 Chính vì lẽ đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất. Qua rất nhiều tiết thực hành trên lớp, tôi đã rút ra được những bài học nhỏ để từ đó giúp tôi đưa ra “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy các tiết thực hành”
II. THỰC TRẠNG 
Thuận lợi:
- Giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng nên truyền thụ đầy đủ kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng phù hợp phương pháp đặc trưng bộ môn. Có tinh thần học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm đồ dùng dạy học để đưa vào minh họa cho tiết dạy.
- Trường đã có trang bị phòng thí nghiệm, có phòng thiết bị, tranh ảnh đồ dùng dạy học, tương đối thuận tiện.
- Về phía HS: Nhiều HS yêu thích môn học, thích nghiên cứu thí nghiệm thực hành môn sinh.
Khó khăn:
Thực trạng việc hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới theo hướng tích cực hóa hoạt động người học trong chương trình sinh học gặp những khó khăn:
+ Đồ dùng thí nghiệm chưa đầy đủ.
+ Đồ dùng thí nghiệm lâu năm nên đã xuống cấp và bị hư hỏng nhiều như: kính hiển vi không quan sát được, bộ đồ mỗ , lam kính, la men, ống nghiệm bị bễ.
+ Mất nhiều thời gian chuẩn bị.
+ Chuẩn bị cho một tiết lên lớp tốn kém ( phiếu học tập, mẫu vật,)
+ Theo đặc trưng bộ môn, sự chuẩn bị do học sinh tự làm ở nhà, giáo viên không thể theo sát nên nhiều mẫu vật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
+ Số lượng học sinh trong lớp đông, học lực không đồng đều.
+ Thao tác thí nghiệm chưa linh hoạt nên rất mất thời gian.
Các hình ảnh, tranh ảnh, phim ảnh về thí nghiệm hiện nay còn rất hạn chế đối với bộ Môn Sinh . 
 Trường chưa có vườn sinh học để giúp học sinh làm thí nghiệm thực hành.
III. GIẢI PHÁP:
 Từ thực trạng trên với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp tôi đưa ra một số ý kiến trong giảng dạy sinh học có sử dụng thí nghiệm thực hành mà cụ thể là hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao cụ thể là:
 * Thứ nhất: Đồ dùng thí nghiệm lâu năm nên đã xuống cấp và bị hư hỏng nhiều như: kính hiển vi không quan sát được, nếu làm thí nghiệm thì tôi sẽ tiến hành như sau.
Ví dụ: Đối với bài quan sát tế bào thực vật có sử dụng kính hiển vi thì bản thân tôi đã dùng cách hướng dẩn học sinh làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua xong , hướng dẫn các em quan sát. sau đó trình chiếu hình ảnh minh họa cho học sinh quan sát vì các em không quan sát trên kính hiển vi được cụ thể là do kính bị hỏng chỉ cách trình chiếu hình ảnh minh họa các em mới có hứng thú nhiều trong tiết thực hành.
 * Thứ hai : Bộ đồ mỗ trong phòng thí nghiệm cũng bị hư hỏng do cấp về quá lâu năm.
Vậy muốn thực hành một tiết cũng gặp rất nhiều khó khăn như thực hành cắt cơ khép vỏ của trai sông, mổ cá, đối với sinh học 7. Vì vậy đối với bản thân tôi cần phải tiến hành như sau: 
- Chuẩn bị thí nghiệm: GV phải có kế hoạch bảo đảm chuẩn bị đầy đủ, dụng cụ, hóa chất vật mẫu và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công. GV có thể giao cho học sinh phải kiểm tra hoặc Gv phải chuẩn bị bộ dồ mổ như dao, kéo tự mua để thay thế cho bộ đồ mổ đã hư hỏng.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Bước 1: GV nêu mục tiêu thí nghiệm, phải bảo đảm cho mỗi học sinh nhận thức rõ mục tiêu thí nghiệm để làm gì?
+ Bước 2: GV hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm học sinh nhận thức rõ làm thí nghiệm như thế nào? ( Lưu ý HS thực hiện đúng nội quy thực hành, an toàn phòng thí nghiệm)
+ Bước 3: Mô tả thí nghiệm: học sinh viết hoặc đọc các kết quả mà các em quan sát thấy được trong quá trình làm thí nghiệm.
- GV cần giải thích các hiện tượng quan sát được đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để tổ chức học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, đồng thời cũng rèn kỹ năng sống cho HS, để HS có thể xử lí một cách có hiệu quả. 
 * Ba là: Số lượng học sinh trong lớp đông, học lực không đồng đều.
- Phân công hợp lý, đối với bài nhiều nội dung thực hành, quan sát thì chia mỗi nhóm thực hiện một hoặc 1 số yêu cầu nhất định.ví dụ như bài quan sát tế bào thực vật.
- Phân nhóm học sinh hoạt động (Nhóm hoạt động nên duy trì thời gian1 học kỳ hoặc 1 năm để các em có điều kiện luân phiên làm thực hành) nhóm không quá đông (khoảng 7 em 1 nhóm) nhiệm vụ của từng em trong giờ thực hành. 
* Bốn là: Thao tác thí nghiệm chưa linh hoạt nên rất mất thời gian.
 Giáo viên cần dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hành để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với thời gian.
	- Tình huống 1: Học sinh không chuẩn bị mẫu vật
	Giáo viên cần dự kiến số nhóm trong lớp để chuẩn bị mẫu vật dự trù, dự phòng học sinh không chuẩn bị kịp.
	- Tình huống 2: Học sinh làm mất, làm hỏng dụng cụ.
	Khi chuẩn bị dụng cụ thực hành cho học sinh, giáo viên cần chuẩn bị dư ra một số dụng cụ (như lam kính,la men, dao.. ) phòng trường hợp học sinh làm hỏng, làm mất thì giáo viên sẽ phát kịp thời.
	- Tình huống 3: Những nhóm có học sinh yếu kém, chưa thực hiện tốt các thao tác thực hành, giáo viên cần thường xuyên đi đến những nhóm này để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các em, để các em luôn có cảm giác không bị bỏ rơi, từ đó hứng thú hơn trong việc học.
* Năm là: Thông qua thí nghiệm thực hành có thể rèn cho các em một số kĩ năng sống như sau:
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lý thời gian khi thực hành.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của một số loài thực vật, dộng vật.
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm. 
 IV. KẾT LUẬN 
Kính thưa quý thầy cô giáo, những giải pháp đưa ra ở trên phần đông là giải pháp tình thế mà tôi đã tiến hành rồi. Chắc rằng có những đồng nghiệp của tôi ở đây đã thực hiện và thực hiện tốt hơn những gì mà tôi đã biết và trình bày. Tôi xin chân thành lắng nghe những kinh nghiệm của quý đồng nghiệp chia sẽ để học hỏi, áp dụng nhằm làm cho những khó khăn khi dạy tiết thực hành hoặc bài dạy có thực hành trở nên đơn giản, dễ làm, hiệu quả, cuốn hút học sinh hăng say học tập bộ môn hơn.
	Xin chân thành cảm ơn. 
 Long Điền Đông, ngày.tháng 11 năm 2020
 Người thực hiện
 Huỳnh Thị Âu

File đính kèm:

  • doctham_luan_mot_so_giai_phap_thao_go_kho_khan_khi_day_cac_tiet.doc
Sáng Kiến Liên Quan