Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học THCS

Nội dung sáng kiến

 Với phương pháp sử dụng SĐTD trong giảng dạy từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ. Giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên sơ đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, sơ đồ tư duy còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài, tức là tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào sơ đồ là có thể thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số chú ý khi mổ cá để tạo nhiều thời gian cho các em thực hành.
4.2.4. Sử dụng SĐTD để ra bài tập về nhà:
 Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà GV giao cho HS ( hoặc nhóm HS) trước hết phải gắn bó với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép ( trình độ HS, thời gian, kinh tế). Yêu cầu đối với bài về nhà cũng không cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn ( cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của HS. 
 Ví dụ: Sau khi học xong các dạng đột biến - Sinh học 9 GV yêu cầu HS về nhà vẽ SĐTD để hệ thống lại kiến thức về các dạng biến dị, nguyên nhân, hậu quả của một số loại biến dị. GV có thể hướng HS tìm tranh ảnh liên quan đến các dạng đột biến để dán vào SĐTD.
4.2.5. Sử dụng SĐTD để tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài:
 Dùng SĐTD có thể thể hiện một lượng thông tin nhỏ đến lớn và rất lớn. Tương tự, GV và HS có thể thể hiện một phần nội dung bài học, một bài học hoặc nhiều bài học, một chương kiến thức. Vấn đề là các nội dung này có điểm chung với nhau, có mối quan hệ với nhau thông qua từ khóa. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể thiết kế SĐTD trong giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ thực hành, ôn tập, tổng kết hay hệ thống một chương, một phần kiến thức. Với bài tập này, GV có thể cùng HS làm tại lớp hoặc bài tập giao về nhà cho HS, nhóm HS.
Ví dụ: Sau khi học xong chương trình động vật không xương sống HS vẽ SĐTD sau:
4.3. Hướng dẫn HS lập SĐTD
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thiết kế sơ đồ tư duy đảm bảo thể hiện được nội dung kiến thức trọng tâm của bài, chương và khái quát các nội dung kiến thức đã học.
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình phát triển năng lực quan sát. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn. 
- Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 
- Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. 
- Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong. 
- Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,) 
- Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
 Tuy nhiên không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dung SĐTD và cũng không phải sử dụng cho mọi giờ học. GV cần có sự linh hoạt trong sử dụng SĐTD đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng HS và quan trọng là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học. Trong dạy học, việc sử dụng SĐTD được sử dụng, khai thác khác nhau tùy theo trình độ của HS.
* Đối với HS trung bình: tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng SĐTD.
Cho HS tập “ đọc hiểu” và tự vẽ SĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số SĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rối đặt ra các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, 2,3  Hướng dẫn, gợi ý các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ SĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàmg. Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dẫn tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt. 
Học sinh có thể thiết kế SĐTD theo ý hiểu của mình các em có thể thiết kế sơ đồ tư duy một cách chi tiết, cụ thể hơn (có nhiều nhánh nhỏ, thể hiện cụ thể từng đơn vị kiến thức). Việc thiết kế sơ đồ tư duy không áp đặt mà học sinh có thể có nhiều ý tưởng và các cách thiết kế khác nhau, có các hình ảnh minh họa kèm theo. 
Ví dụ: Khi học xong bài Giun đũa - Sinh học 7 GV có thể vẽ sẵn SĐTD để HS trình bày những kiến thức chính trong bài. 
Ví dụ: Khi học bài Cấu tạo ngoài của Thân - Sinh học 6 GV có thể vẽ sẵn SĐTD để HS điền với những câu hỏi gợi ý. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV vẽ SĐTD có tên chủ đề. Thân
GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
? Sau khi học xong bài em cần nhớ những kiến thức nào?
? Thân gồm những bộ phận nào?
? Có mấy loại thân?
? Thân gỗ gồm mấy loại?
? Thân leo có mấy loại?
- HS trả lời và điền thông tin vào các nhánh nhỏ.
 * Đối với HS khá giỏi: Sử dụng SĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề hay tìm nhiều hướng giải một bài tập, hệ thống hóa kiến thức Việc vẽ SĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc củng có thể thực hiện để hệ thống hóa kiến thức, một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện của mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “ thuyết trình” SĐTD
cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý bổ sung ( nếu cần thiết).
Ngoài việc vẽ SĐTD trong học tập, nên cho các em có thói sử dụng SĐTD tự ghi tóm lược nội dung chính của cuốn sách dưới dạng SĐTD khi các em đọc sách. Hoặc gợi ý cho các em lập kế hoạch học tập, vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể được bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch. Khuyến khích HS ôn luyện bài, học bài ở nhà, hoặc ở lớp hoạt động nhóm bằng SĐTD nhất là đối với học sinh giỏi.
Ví dụ: Khi học bài: Châu chấu - Sinh học 7. GV chỉ đưa ra tên chủ đề yêu cầu HS vẽ tiếp các nhánh của SĐTD về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản
Ví dụ : Khi bồi dưỡng HSG GV đưa ra SĐTD để củng cố lí thuyết hoặc liệt kê các dạng bài tập Sinh học 9.
4.4. Cách tổ chức hoạt động khi sử dụng SĐTD
Hoạt động 1: Lập SĐTD
 Mở đầu bài học, GV có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về SĐTD
 GV cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn phát triển năng lực tự học, tự quản lí bản thân cho HS.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện SĐTD
 Cho HS các nhóm thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh SĐTD, từ đó nhớ những kiến thức trọng tâm của bài. Đây cũng chính là hình thức phát triển năng lực hợp tác cho HS. 
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD
 GV đã chuẩn bị sẵn một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
4.5. Những điều cần tránh khi sử dụng SĐTD
Ghi lại nguyên cả đọan văn dài dòng: Khi thiết kế SĐTD cẩn chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết, ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học. Thiết kế BĐTD của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó.
 Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin.
 Dành quá nhiều thời gian để vẽ, viết, tô màu Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết.
4.6. Những hạn chế khi sử dụng SĐTD
- SĐTD không thể ghi chi tiết các nội dung nhỏ lẻ mà việc kiểm tra hiện nay thường kiểm tra phần kiến thức nhỏ lẻ.
- Khi vẽ SĐTD thường tốn nhiều giấy vở HS chưa biết thiết kế.
5. Kết quả đạt được
Qua một năm thực hiện sáng kiến “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học THCS” tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống.
Từ các thông tin về kênh hình, kênh chữ được trình bày một cách khoa học, sáng tạo trên SĐTD sẽ giúp HS dễ dàng vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, bài tập sinh học liên quan một cách hiệu quả nhất. Đồng thời HS còn học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Với học sinh, việc tự vẽ SĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo điều kiện phát triển các kỹ năng, sở thích của học sinhqua đó, các em tự củng cố khắc sâu kiến thức, linh hoạt sáng tạo trong việc vận dụng các kiến thức lý thuyết, tạo hứng thú học tập ở HS 
Để chắc chắn hơn vào tính hiệu quả của những biện pháp trên, tôi và tiến hành khảo sát lại kết quả ở một khối lớp (khối 8). Hình thức khảo sát được tiến hành bằng một bài kiểm tra 15 phút trên giấy (cho mỗi lần khảo sát)
	Nội dung khảo sát cho mỗi lần là một bài tập về một nội dung bài học. Kết quả thu được cụ thể như sau: 
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
39
9
23,1
20
51,3
10
25,6
0
0
0
0
8B
32
5
15,6
14
43,8
13
40,6
0
0
0
0
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Giáo viên cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn qua các lớp học chuyên đề do ngành tổ chức. Luôn tìm tòi khám phá các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh. 
- Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị dạy học về tranh ảnh, máy tính, máy chiếu phục vụ cho các tiết học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua một số năm dạy học sinh học ở THCS, thực hiện một số biện pháp cụ thể, tôi thu được kết quả khá khả quan, tôi đã khắc phục được tình trạng chán học, lười học sinh học ở học sinh. Học sinh đã thực sự hứng thú với tiết ôn tập, biết cách hệ thống, sâu chuỗi các kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu, kích thích được sự tò mò, khám phá và yêu thích bộ môn sinh học.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy Sinh học sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn khen ngợi sẽ phấn khởi rất nhiều.
Các em khác cũng đã cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày SĐTD của mình nhưng điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể trình bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học từ đó vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
2. Khuyến nghị
Để bản thân tôi, cũng như các giáo viên dạy học bộ môn Sinh học áp dụng được sáng kiến này. Tôi có một vài đề nghị sau:
* Với giáo viên: 
	+ Tăng cường công tác nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các hoạt động dạy học môn Sinh học THCS.
	+ Không ngừng học tập, nghiên cứu công nghệ thông tin áp dụng vào giảng dạy cho phù hợp.
	+ Mạnh dạn áp dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy.
+ Tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm qua các đồng nghiệp cùng bộ môn hay ở các môn học khác trong trường sở tại và cả các trường bạn.
	* Với các tổ chuyên môn - Nhà trường.
	+ Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên có thời gian đi dự giờ đồng nghiệp trong môn học và các môn học khác ở các trường bạn.
 + Thường xuyên tổ chức chuyên đề liên trường để GV học hỏi trao đổi với đồng nghiệp.
 * Với phòng giáo dục: Quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho giáo viên trong huyện được giao lưu học hỏi kinh nghiệm bộ môn.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, kết quả chỉ dừng lại ở mức độ bước đầu. Chắc chắn đề tài còn nhiều khiếm khuyết, kính mong sự góp ý phê bình của các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học và định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN PHỤ LỤC
 Thiết kế giáo án minh họa sử dụng SĐTD trong dạy học THCS
CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ
 Tuần 12 
Tiết 23 - BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được khái niệm và nguyên nhân đột biến gen.
- Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
- Đề ra được các biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn..
4. Năng lực
 - Phát triển năng lực quan sát, đưa ra tiên đoán, tính toán. 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài mới.
- Kẻ trước bảng sau: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.
Đoạn ADN ban đầu (a)
Có .... cặp nuclêôtit.
Trình tự các cặp nuclêôtit là: 	..
- Đoạn ADN bị biến đổi:	
Đoạn ADN
Số cặp nuclêôtit
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng biến đổi
b
c
d
C. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan
- Hoạt động nhóm
- Đọc SGK
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
	VB: GV cho HS nhắc lại khái niệm biến dị.
 Biến dị.
 Biến dị di truyền Biến dị không di truyền.
 Biến dị tổ hợp Đột biến ( Thường biến)
 Đột biến gen Đột biến NST
Hoạt động 1: Đột biến gen là gì?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS làm bài tập: Xác định trình tự các loại nu của đoạn ADN so sánh với trình tự các loại nu ở hình b, c, d trong SGK 
*GV kẻ nhanh bài tập lên bảng.
- Gọi HS lên làm.
*GV hoàn chỉnh kiến thức.
- GV kết luận: Đoạn b, c, d là đoạn bị đột biến.
- HS quan sát kĩ H 21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.
Đoạn ADN ban đầu (a)
Có .... cặp nuclêôtit.
Trình tự các cặp nuclêôtit là: 	T G A T X
- Đoạn ADN bị biến đổi:	A X T A G
Đoạn ADN
Số cặp nuclêôtit
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng biến đổi
b
c
d
4
6
5
Mất cặp G – X
Thêm cặp T – A
Thay cặp T – A bằng G - X
- Mất 1 cặp nuclêôtit
- Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
? Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
- GV chốt lại kiến thức
- HS ghi nhớ
+ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
Kết luận: 
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
? Hãy kể tên những bệnh tật di truyền mà em biết? 
- GV nêu vấn đề: Có 2 người đều bị bệnh di truyền nhưng do nguyên nhân khác nhau.
? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
*GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường (bên ngoài: tia phóng xạ, hoá chất... bên trong: quá trình sinh lí, sinh hoá, rối loạn nội bào).
* Trên cơ sở đó liên hệ thực tiễn minh họa, khăc sâu kiến thức để HS nẵm chắc nội dung bài học
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế 
? Hãy nêu những tác nhân do con người gây ra ?
? Từ những nguyên nhân trên chúng ta phải làm gì để ngăn chặn?
- GV chốt lại kiến thức
- HS có thể kể được : bệnh câm điếc bẩm sinh, bệnh Đao.
- HS ghi nhớ
+ Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN; xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
- HS cần nêu được:
+ Các chất độc hóa học
+ Thuốc trừ sâu, hóa học
+ Ô nhiễm môi trường
- HS liên hệ thực tế kết luận về biện pháp bảo vệ môi trường
Kết luận: 
 - Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN; xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Hoạt động 3: Vai trò của đột biến gen
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Gọi HS đọc thông tin SGK
*GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người?
- Cho HS thảo luận:
? Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
- Giới thiệu lại sơ đồ: Gen " mARN " prôtêin " tính trạng.
? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
*GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm.
? Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
*GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến tự nhiên ở cừu chân ngắn, đột biến tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.
 GV chốt lại kiến thức
- HS nêu được:
+ Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa.
+ Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng.
+ Đột biến gen làm biến đổi ADN dẫn tới làm thay đổi trình tự aa và làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá kết quả dẫn tới gây biến đổi kiểu hình.
+ Các đột biến gen làm phá vỡ sự hài hòa vốn có của kiểu gen 
- HS lắng nghe, lấy các ví dụ.
- HS trả lời; liên hệ thực tế.
- Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Đột biến gen thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Đột biến gen đôi khi có lợi (hoặc trung tính) cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
- Là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống
4. Củng cố
 - GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK
- GV yêu cầu HS tự tổng hợp kiến thức bài học bằng cách vẽ SĐTD ra giấy
 Bài tập trắc nghiệm:
 Một gen có A = 600 Nu; G = 900Nu. Đã xảy ra đột biến thêm 2 cặp G - X
Hãy tính số lượng nu mỗi loại trong từng trường hợp khi gen đó bị đột biến.
 Một gen bình thường và gen đột biến đều có chiều dài là 3060 Angtron. Số liên kết H2 của gen đột biến giảm một nửa so với gen bình thường. Em hãy nêu dạng đột biến này?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 22.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
	Nhóm tác giả - NXBGD 2004
2. Dạy học sinh học ở trường THCS.
	Nguyễn Quang Vinh – Trần Đăng Cát.
3. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bộ giáo dục và đào tạo
4. Sách giáo khoa Sinh học 6 NXB Giáo dục, 2013.
5. Sách giáo khoa Sinh học 7 NXB Giáo dục, 2013. 
6. Sách giáo khoa Sinh học 8 NXB Giáo dục, 2013.
7. Sách giáo khoa Sinh học 9 NXB Giáo dục, 2013.
8. Hướng dẫn sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy (xem phim minh họa)
MỤC LỤC
Thông tin chung về sáng kiến.,.  1
Tóm tắt nội dung sáng kiến.. 2
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 2
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. 2
2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến 2
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến 2
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến 2
3. Nội dung sáng kiến . 2
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến 3
 Mô tả sáng kiến . 4
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến  . 4
2. Cơ sở lí luận   5
3. Thực trạng vấn đề  6
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện  7
4.1. Khái niệm và vai trò của SĐTD . 7
4.1.1. Sơ đồ tư duy là gì 7
4.1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy . 7
4.2. Sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học THCS  9
4.2.1. Sử dụng SĐTD trong kiểm tra kiến thức cũ  9
4.2.2. Sử dụng SĐTD trong việc dạy kiến thức mới  10
4.2.2.1. Dạy một nội dung kiến thức của bài  10
4.2.2.2. Dạy nội dung kiến thức của cả bài  11
4.2.3. Sử dụng SĐTD trong bài thực hành .. 12
4.2.4. Sử dụng SĐTD để ra bài tập về nhà . 13
4.2.5. Sử dụng SĐTD tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài .. 14
4.3. Hướng dẫn học sinh lập SĐTD ..... .. 15
4.4. Cách tổ chức hoạt động khi sử dụng SĐTD ... 18
4.5. Những điều cần tránh khi sử dụng SĐTD . 18
4.6. Những hạn chế khi sử dụng SĐTD .. 19
5. Kết quả đạt được ... 19
6. Điều kiện để sáng kiên nhân rộng  20
Kết luận và khuyến nghị.... 21
1. Kết luận: .. 21
2. Khuyến nghị.... 21
Phụ lục  23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan