Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS
Hiện nay, hệ thống thư viện đang dần được quan tâm đặc biệt là hệ thống thư viện trường học. Tuy nhiên, bên cạnh những thư viện có vốn tài liệu phong phú, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc trong nhà trường thì vẫn còn một số thư viện còn nghèo nàn về tài liệu, hầu như bạn đọc không đủ sách để đọc hoặc có thì cũng là những sách cũ, lạc hậu không còn giá trị khoa học đặc biệt là ở các trường vùng sâu, vùng xa.
Hơn nữa, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quy định về việc học sinh khối 6,7 trong các nhà trường phải được tham gia thư viện một tiết/tuần. Thư viện phải phục vụ bạn đọc hai buổi/ ngày.
Mặt khác cùng với sự ra đời ồ ạt của rất nhiều đầu sách thì việc chọn cho thư viện mình những cuốn sách tốt nhất, phù hợp với thư viện, với bạn đọc là điều cũng rất khó khăn đòi hỏi công tác bổ sung phải tiến hành hiệu quả.
Như vậy, nếu vốn sách thư viện không được bổ sung thường xuyên, công tác bổ sung không được quan tâm thì bạn đọc sẽ không có sách để đọc hoặc sách thư viện nhiều nhưng lại không phù hợp với nhu cầu của bạn đọc thì sách đó cũng không có giá trị . Điều đó khiến các tiết học thư viện không hiệu quả và thư viện trở nên kém phát triển là điều tất yếu.
i có cán bộ thư viện chuyên trách có nghiệp vụ thư viện về tiếp thì thư viện đã bổ sung được hơn 1000 cuốn sách trong đó có hơn 200 cuốn sách giáo khoa, gần 300 cuốn sách nghiệp vụ và gần 1000 cuốn sách tham khảo trong đó có cả truyện thiếu nhi. Kết thúc kế hoạch bổ sung ban đầu, thư viện nhà trường đã xây dựng được kho tài liệu hạt nhân chủ yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp vụ và sách tham khảo phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của thư viên trường học. Kho tài liệu này sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của thư viện. * Bổ sung hiện tại Là hình thức được áp dụng thường xuyên trong thư viện tính từ khi thư viện mở cửa để phục vụ bạn đọc. Đây là hình thức cung cấp năng lượng cho thư viện để thư viện luôn trong trạng thái hoạt động. Bổ sung hiện tại còn giúp cho thư viện có được những tài liệu phản ánh được sự phát triển của xã hội, của khoa học tự nhiên và văn học nghệ thuật. Kết thúc phương thức bổ sung ban đầu, thư viện nhà trường tiến hành lập kế hoạch bổ sung hiện tại thường xuyên, liên tục. Từng học kì, từng năm học thư viện căn cứ vào nhu cầu của giáo viên, học sinh và lượt sách luân chuyển để xây dựng kế hoạch bổ sung. Kế hoạch bổ sung sẽ giúp cho thư viện chủ động chủ động tiến hành việc bổ sung của mình một cách liên tục và có hệ thống. Từ đó thư viện biết cần phải bổ sung những loại sách nào? Cần bao nhiêu bản? Và hàng năm, thư viện nhà trường đã lập kế hoạch bổ sung cho mình. Đầu năm học và đầu học kì II, thư viện gửi thông báo tới các tổ trưởng tổ bộ môn về nhu cầu mua sách phục vụ cho việc giảng dạy. vào thời gian nhất định, thư viện sẽ kiểm tra, tổng kết và lên danh mục mua sách theo yêu cầu của giáo viên. Đối với truyện thiếu nhi, thư viện sẽ có cuộc phỏng vấn các em theo lớp, đồng thời theo dõi truyện mới được xuất bản, thăm dò nhu cầu đọc của các em để bổ sung đạt hiệu quả nhất. Cụ thể: Năm học Loại sách 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013 – 2014 Sách giáo khoa 107 154 105 222 Sách tham khảo 402 509 535 493 Sách nghiệp vụ 128 20 36 41 Tổng sách 637 683 676 756 Tổng tiền 18.258.000đ 19.014.500đ 16.890.000đ 19.800.000đ Thống kê số lượng sách bổ sung qua các năm Thực trạng công tác bổ sung tài liệu của thư viện trong những năm qua dù đã có nhiều cố gắng, song vẫn còn những bất cập, nguyên nhân do sự phối hợp giữa các khâu trong quy trình bổ sung chưa thực sự đồng bộ do nhiều nguyên nhân: Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc lập danh mục tài liệu đề nghị mua, do vậy thường chậm trễ trong việc lựa chọn tài liệu. Do hạn hẹp về kinh phí do vậy thư viện không tiến hành bổ sung được ngay khi tài liệu mới xuất bản, khi bổ sung thì tài liệu cần bổ sung đã hết vì vậy nhiều tài liệu không bổ sung được kịp thời. Tài liệu điện tử trong những năm qua số lượng bổ sung còn ít. Nguyên nhân kinh phí mua các tài liệu điện tử cao và để quản lý được loại hình tài liệu này thì cơ sở vật chất phải được tăng cường đầu tư. Tài liệu tra cứu trong thư viện còn hạn chế về số lượng. Nhu cầu cách thức đọc đã có sự thay đổi. Nhiều học sinh có xu hướng thích đọc những truyện tranh với những nội dung đơn giản, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập. Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc do đó, tài liệu trong thư viện phần nào chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của học sinh. Trước những khó khăn, thách thức trên, để nâng cao chất lượng công tác bổ sung tài liệu, phát triển “văn hoá đọc” tôi đã thực hiện một số giải pháp được đề cập trong chương 3 của sáng kiến kinh nghiệm. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS 3.1 Về kinh phí Hàng năm nhà trường cần đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động thông tin thư viện nói chung và công tác bổ sung tài liệu nói riêng. Với nguồn kinh phí cụ thể, cán bộ thư viện có thể chủ động hơn trong công tác bổ sung. 3.2 Khai thác các nguồn tài liệu bổ sung Để bổ sung được nhiều thì cũng cần phải có kinh phí của nhà trường. Tuy nhiên không phải thư viện nào cũng có kinh phí bổ sung nhiều, thường xuyên và không phải chỉ đến cửa hàng sách và có hết những sách mình cần. Bởi vậy, cần phải khai thác nhiều nguồn bổ sung thì công tác bổ sung mới đạt hiệu quả, vốn tài liệu trong thư viện mới phong phú và đa dạng. Thư viện nhà trường đã tiến hành phương pháp khai thác nguồn tài liệu như sau: Nghiên cứu thư mục và các mục lục sách giới thiệu của các nhà xuất bản Các loại thư mục và mục lục giới thiệu sách của nhà nhà xuất bản Giáo dục và một số nhà xuất bản khác giúp chúng ta theo dõi những ấn phẩm đã xuất bản và đã phát hành. Từ đó, thư viện có thể chọn những cuốn sách tốt nhất, mới nhất mà phù hợp yêu cầu của bạn đọc mà hiện tại thư viện mình chưa có hoặc số lượng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc. Thư mục, mục lục giới thiệu sách là cố vấn đắc lực nhất giúp cán bộ thư viện nghiên cứu, đánh giá chất lượng thành phần của kho sách, xây dựng kế hoạch bổ sung sách. Hiện nay, thư viện nhà trường luôn tham khảo mục lục sách mới, sách sắp phát hành của nhà sách Giáo dục , nhà sách Kim đồng. Hàng tháng hoặc hàng quý, các nhà xuất bản sẽ gửi danh mục sách về địa chỉ mail của cán bộ thư viện. Căn cứ vào đó, thư viện sẽ xây dựng chính sách bổ sung theo yêu cầu của học sinh, giáo viên. Mua và đặt mua ở các nhà sách Mua tài liệu là một phương thức bổ sung tài chủ yếu trong các thư viện. Thư viện nhà trường có thể trực tiếp đặt mua tại các nhà xuất bản, nhà sách những tài liệu mà thư viện mình cần. Thư viện nhà trường đã thực hiện kế hoạch đặt mua sách tại nhà xuất bản và công ty quản lí thiết bị trường học. Với sách tham khảo, sách nghiệp vụ và truyện thiếu nhi thư viện đã trực tiếp đến các nhà sách Giáo dục, nhà sách Trí tuệ và nhà sách Kim đồng chọn mua theo danh sách bổ sung. Với những sách có nhiều tập nhưng không xuất bản các tập cùng một lúc thư viện sẽ đặt mua các tập kế tiếp. ví dụ như cuốn “Kể chuyện Bác Hồ”, các loại truyện tranh trinh thám, khám phá. Phương thức này giúp thư viện chủ động trong công tác bổ sung và chắc chắn sẽ thực hiện được kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, phương thức này lại phụ thuộc vào kinh phí của nhà trường và không phải thư viện nào cũng có nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn kinh phí lớn đặc biệt là những trường nhỏ. Vậy để công tác bổ sung vẫn đạt hiệu quả cao thì thư viện phải khai thác tài liệu từ nhiều nguồn khác. Dựa vào hình thức kết nghĩa giữa nhà trường và các cơ quan đơn vị khác, với Ban phụ huynh nhà trường để nhận sách tặng, biếu Đây cũng là một phương thức bổ sung khá phổ biến. Thư viện có thể dựa vào mối quan hệ của nhà trường để khai thác nguồn tài liệu. Quán triệt nguyên tắc xây dựng vốn sách, báo phải kết hợp và thuyết phục sự tham gia từ nhà trường và gia đình, các tổ chức xã hội....Phải có sự gắn kết và phối hợp tham gia của Ban giám hiệu, Ban phụ huynh vào phong trào ủng hộ sách. “Vì sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, kết hợp giữa nhà trường và hội phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục con em chúng ta”. Sau nhiều năm ủng hộ sách, xây dựng thư viện trường do hội phụ huynh phát động đã thu được kết quả rất khích lệ. Những cuốn sách do hội phụ huynh đóng góp mang một ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của hội phụ huynh với nhà trường và đặc biệt với các thế hệ con em mình trong việc giáo dục và đào tạo. Cụ thể năm học 2014 – 2015, nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phụ huynh học sinh Trần Trâm Anh (Lớp 8A) đã tặng rất nhiều sách cho thư viện cụ thể là 142 cuốn trị giá 25.000.000đ. Sách chủ yếu được tặng là sách văn học và một số truyện thiếu nhi. Phát động phong trào quyên góp sách tới cán bộ, giáo viên, học sinh. Bên cạnh những phương thức bổ sung chủ yếu như mua và nhận tặng biếu thì thư viện trường học còn có thể khai thác thêm nguồn tài liệu từ phương thức quyên góp sách từ giáo viên, học sinh. Một trong những yếu tố khích lệ các giáo viên và học sinh tích cực tặng nhiều sách cho thư viện là những lời cảm ơn nồng nhiệt của thư viện dành cho những bạn đọc tặng sách đăng trên bảng tin cửa thư viện, thư viện có những phần thưởng khen ngợi, tuyên dương trước toàn trường các cá nhân hay tập thể có sách tặng cho thư viện với số lượng lớn. Mỗi năm học, thư viện phối hợp với phòng Đoàn, Đội phát động phong trào quyên góp sách, xây dựng tủ sách dùng chung của thư viện, như phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, tặng ngàn cuốn sách hay”, hay trong Ngày hội đọc sách cũng có phần mục “Trao đổi sách cũ”. Đây thực sự là những phong trào thiết thực đối với việc bổ sung vốn sách cho thư viện, xây dựng kho tài liệu phong phú và dồi dào về số lượng cũng như thể loại sách. Cụ thể: Năm học 2010 – 2011 2011 - 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 Đợt 1 116 54 103 83 Đợt 2 100 72 137 105 Tổng 226 126 240 188 Thống kê số lượng sách quyên góp qua các năm Sách quyên góp phần lớn đều là những cuốn sách rất có giá trị như Hạt giống tâm hồn, Thần thoại Hy Lạp,Thần đồng đất việt, Mười vạn câu hỏi vì sao, những bộ sách bách khoa tri thức.; hay những tác phẩm văn học nổi tiếng mới được tái bản như cuốn như: “Dế phèn phiêu kí”, “Truyện cổ An-đec-xen” và rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng khác. Đặc biêt, trong năm học 2013 – 2014 thư viện còn nhận được 15 đĩa về chương trình học trong sách giáo khoa và phim hoạt hình, phim truyện hay đặc sắc rất có giá trị. Việc tổ chức xây dựng kho tài liệu không chỉ ở nguồn lực trong trường và nguồn lực ngoài trường về việc đầu tư sách, tăng số lượng, thể loại sách, mà còn phụ thuộc ở việc bố trí, phân loại và sắp xếp tài liệu theo nội dung : sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên của các khối lớp, sách kĩ năng sống ..., đặt chúng ở một vị trí trong kho sách và đặt tiêu đề, kí hiệu cho mỗi kệ để giúp bạn đọc tìm sách một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Để thống nhất những ấn phẩm của nhiều tác giả viết về một môn học hay một đề tài nhất định vào một giá sách ở trong kho. Ngoài ra, Thư viện bố trí thêm nhiều tủ sách, như: Tủ sách về Bác Hồ, tủ sách về Thăng Long - Hà Nội, tủ sách Kỹ năng sống, tủ sách pháp luật, Sáng kiến - kinh nghiệm, Tủ sách truyện thiếu nhi ghi rõ chủ đề các loại sách giúp bạn đọc không mất thời gian tìm chúng trên các giá sách. 3.3 Thanh lý tài liệu Để đảm bảo tính tư tưởng, khoa học và thời sự của kho tài liệu, đồng thời với việc bổ sung tài liêụ mới cần thường xuyên nghiên cứu để kịp thời phát hiện và thanh lọc những tài liệu có nội dung xấu hoặc không phù hợp với yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới, kiến thức đã cũ, lạc hậu; những tài liệu rách nát, hư hỏng trong quá trình sử dụng; những tài liệu có giá trị nội dung tốt nhưng không phù hợp với bạn đọc của thư viện mình. Thanh lọc tài liệu là một khâu khá quan trọng, nó chính là một biện pháp tăng cường chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng của kho tài liệu. Đến nay, thư viện đã tiến hành thanh lý tài liệu. Năm học 2010 – 2011, thư viện tiến hành thanh lí 105 cuốn sách giáo khoa xuất bản theo chương trình cũ và đồng thời thanh lọc 235 cuốn sách tham khảo đã rách mà có nhiều bản trùng do quyên góp hoặc những cuốn sách có nội dung cũ không còn phù hợp với chương trình học. Năm học 2013 – 2014, thư viện đã thanh lí 158 cuốn truyện thiếu nhi đã rách nát không thể hồi cố, những truyện tranh được xuất bản từ những năm 90 có nội dung không còn phù hợp. 3.4 Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thư viện và thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin của bạn đọc. Với sự phát triển và bùng nổ thông tin như hiện nay làm cho thông tin nhanh chóng trở nên lỗi thời. Do đó, để phục vụ kịp thời nhu cầu của bạn đọc đòi hỏi cán bộ thư viện phải luôn luôn nỗ lực, nghiên cứu, nắm rõ nhu cầu của từng đối tượng, đặc biệt chú trọng tuyên truyền giới thiệu, gây hứng thú đọc đối với bạn đọc. Đây chính là một trong những nội dung cơ bản của tính thân thiện và sức hấp dẫn của thư viện hiện nay. Nhận thức được điều đó, với lượng ngân sách nhất định cấp cho việc bổ sung sách báo hàng năm (khoảng 30 triệu đồng ), thư viện luôn cố gắng lựa chọn, bổ sung kịp thời những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học và nghệ thuật cao phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của thầy và trò. Đối tượng phục vụ của thư viện trường học là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Thư viện thu hút 100% cán bộ, giáo viên và 100% học sinh đến thư viện. - Bạn đọc là cán bộ giáo viên, nhân viên: Tài liệu chủ yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, tài liệu tra cứu, báo và tạp chí, - Bạn đọc là học sinh: Các em thường chủ yếu mượn sách về nhà vì thời gian ra chơi chỉ có 15 phút. Tài liệu các em thường đọc là sách tham khảo, sách đạo đức, báo và tạp chí, Theo kết quả điểu tra bằng phiếu Anket, số phiếu phát ra là 300, số phiếu thu về là 275. STT Nội dung câu hỏi Số lượng Tỷ lệ % 1 Bạn có thường xuyên đến thư viện không? Thường xuyên 240 87.3 Thỉnh thoảng 35 12.7 Không bao giờ 0 0 2 Mục đích bạn đến thư viện? Đọc sách, nghiên cứu tài liệu 156 56.7 Giải trí 80 29.1 Trao đổi, thảo luận nhóm 39 14.2 3 Bạn thường sử dụng loại tài liệu nào? ( được chọn nhiều đáp án) Sách tham khảo phục vụ cho các môn học 253 92.0 Sách kĩ năng sống 157 89.7 Truyện thiếu nhi 244 88.7 Sách lịch sử 38 13.8 Sách nghiệp vụ 20 7.3 4 Thư viện có bổ sung thường xuyên không? Thường xuyên 185 67.3 Thỉnh thoảng 90 22.7 Không bao giờ bổ sung 0 0 5 Sách báo trong thư viện có thỏa mãn nhu cầu của bạn không? Rất hài lòng 195 70.1 Bình thường 80 29.1 Không hài lòng 0 0 6 Bạn biết đến tài liệu mới của thư viện thông qua? Bảng tin thư viện 152 55.3 Giới thiệu sách 34 12.4 Thầy cồ, bạn bè 89 32.3 7 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện? Nhiệt tình, niềm nở, trách nhiệm cao 275 100 Bình thường 0 0 Thiếu nhiệt tình, trách nhiệm 0 0 Điều tra nhu cầu tin của bạn đọc Từ những kết quả thu được cho thấy mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc về cơ bản đã đáp ứng được. Tuy nhiên, thư viện cần cố gắng hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giới thiệu, triển lãm sách nhằm thu hút bạn đọc, tăng vòng quay của sách báo. Đồng thời làm tốt hơn nữa việc bổ sung vốn tài liệu, mở rộng hình thức phục vụ, hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tra cứu tài liệu. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường, thư viện ngày càng trở nên khang trang và là điểm đến lý tưởng của giáo viên và học sinh nhà trường. Có thể nhận thấy, công tác bổ sung tại thư viện nhà trường có những chuyển biến rõ rệt. Đó là do thư viện đã áp dụng những biện pháp bổ sung và khai thác nguồn bổ sung khá tốt. Các phong trào quyên góp sách thu nhận được kết quả khả quan đặc biệt là đã nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía Ban Giám hiệu nhà trường và các tổ chức, cá nhân khác có quan hệ với nhà trường. Vốn sách của thư viện hiện nay ngày càng gia tăng và có thể thỏa mãn nhu cầu của học sinh và giáo viên. Năm học Loại sách 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Sách giáo khoa 358 465 619 724 Sách tham khảo 1.958 2.360 2.869 3.404 Sách nghiệp vụ 348 476 496 512 Tổng số 2.664 3.301 3.984 4.640 Thống kê tình hình kho sách qua các năm - Tổng lượt đến thư viện và tổng tài liệu lưu thông của thư viện cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây: Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tổng lượt đến 6.230 6.525 6.958 7.754 Tài liệu lưu thông 8.333 8.956 9.021 9.650 Thống kê tình hình sử dụng thư viện qua các năm Có thể nói, thư viện là nơi rất gần gũi và thân thiện với các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường. Cán bộ thư viện nhiệt tình, năng động và tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng học hỏi, luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp bổ ích của giáo viên và học sinh. Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và có sự chỉ đạo kịp thời về xây dựng vốn sách, cũng như ủng hộ và hỗ trợ kinh phí trong mọi hoạt động của thư viện. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo đến thư viện ngày một nhiều hơn, giúp cho các em học sinh học giỏi hơn, các em tự tìm cho mình một phương pháp tự học với niềm đam mê thực sự, góp phần nâng cao kết quả học tập và giáo dục toàn diện. Phong trào đọc sách, báo ở thư viện đã thực sự thu hút các em giúp cho vốn tài liệu được luân chuyển thường xuyên. Đồng thời cùng với sự trợ giúp đắc lực của các em trong tổ cộng tác viên thư viện, hoạt động của thư viện ngày càng hiệu quả hơn, phong phú và hấp dẫn hơn. Là cầu nối giữa thư viện với các em học sinh để các em thấy rằng thư viện chính là một ngôi nhà tri thức chung của tất cả mọi người. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Chất lượng vốn tài liệu của thư viện sẽ bị giảm sút nếu không được bổ sung thường xuyên những tài liệu mới, không chọn được những tài liệu chúng ta cần khi nó mới xuất bản sẽ dẫn đến lỗ hổng trong thư viện. Như vậy vốn tài liệu sẽ nghèo nàn, lạc hậu không thu hút được bạn đọc tới thư viện. Hiện nay thư viện nhà trường bước đầu đã thực hiện khá tốt công tác bổ sung tài liệu. Đã thu được một số lượng sách khá khả quan từ nhiểu nguồn khác nhau. Hi vọng, trong những năm học tới đây thư viện sẽ không ngừng cải thiện và thực hiện tốt hơn nữa để công tác bổ sung ngày càng hiệu quả hơn. Từ đó, nâng cao mọi hoạt động của thư viện như tuyên truyền giới thiệu sách mới tới mọi giáo viên và học sinh để những đối tượng này có thể khai thác một cách hiệu quả nhất vốn sách mới được thư viện bổ sung, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc và lượt sách luân chuyển sẽ tăng lên nhiều hơn. 2. Khuyến nghị Công tác bổ sung đóng vai trò quan trọng trong quy trình nghiệp vụ của cán bộ thư viện và cũng không kém phần quan trọng trong hoạt động có hiệu quả của thư viện. Bởi vậy, công tác này cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa nhất là trong giai đoạn hiện nay khi có nhiều loại hình tài liệu, nhiều sách được phát hành, xuất bản ồ ạt. Bởi vậy, sau quá trình thực hiện công tác bổ sung và đã có một số kết quả khả quan, tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau: - Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho thư viện tiến hành mọi công tác của mình nhất là vấn đề cung cấp kinh phí. - Thư viện nên phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong trường nhất là Đoàn đội khi thư viện thực hiện những phong trào lớn như giới thiệu sách, quyên góp sách, trưng bày triển lãm sách - Cán bộ thư viện không ngừng học tập và tìm ra những biện pháp tối ưu nhất khi thực hiện công tác bổ sung tài liệu và các khâu nghiệp vụ khác. - Phát huy tốt vai trò và hoạt động của tổ công tác thư viện. Các em chính là những cộng tác viên hoạt động tốt trong những hoạt động tuyên truyền của thư viện. - Thư viện thường xuyên giao lưu với các thư viện khác để học tập và trao đổi tài liệu để phục vụ cho bạn đọc những tài liệu mà thư viện mình không có khi bạn đọc có yêu cầu. Ngày 01 tháng 04 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cẩm nang nghề thư viện/ Lê Văn Viết .- H. : Văn hóa thông tin, 2000. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/ Lê Thị Chinh, .- H. :Giáo dục, 2009. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA BẠN ĐỌC 1. Bạn có thường xuyên đến thư viện không? - Thường xuyên ¨ - Thỉnh thoảng ¨ - Không bao giờ ¨ 2. Mục đích bạn đến thư viện? - Đọc sách, nghiên cứu tài liệu ¨ - Giải trí ¨ - Trao đổi, thảo luận nhóm ¨ 3. Bạn thường sử dụng loại tài liệu nào? ( được chọn nhiều đáp án) - Sách tham khảo phục vụ cho các môn học ¨ - Sách kĩ năng sống ¨ - Truyện thiếu nhi ¨ - Sách lịch sử ¨ - Sách nghiệp vụ ¨ 4. Thư viện có bổ sung thường xuyên không? - Thường xuyên ¨ - Thỉnh thoảng ¨ - Không bao giờ bổ sung ¨ 5. Sách báo trong thư viện có thỏa mãn nhu cầu của bạn không? - Rất hài lòng ¨ - Bình thường ¨ - Không hài lòng ¨ 6. Bạn biết đến tài liệu mới của thư viện thông qua: - Bảng tin thư viện ¨ - Giới thiệu sách ¨ - Thầy cồ, bạn bè ¨ 7. Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện? - Nhiệt tình, niềm nở, trách nhiệm cao ¨ - Bình thường ¨ - Thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm ¨
File đính kèm:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS.doc