Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Toán Lớp 4 ở Tiểu học
Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng. Học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục,. Chính vì sự giống nhau mà ta có thể dạy học trong một lớp thống nhất. Nhưng sự khác nhau trong phát triển nhân cách của mỗi học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp phân hóa nội tại trong quá trình dạy học. Sự hiểu biết của giáo viên về đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của từng học sinh là một điều kiện thiết yếu đảm bảo hiệu quả dạy học phân hóa. Dạy học phân hóa cần được xây dựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệ thống, có mục đích.
Yêu cầu đặt ra với giáo viên là trong cùng một lớp học, trong cùng khoảng thời gian, với các đối tượng khác nhau phải đảm bảo thống nhất một chương trình và kế hoạch dạy học. Bởi vậy, ngoài kế hoạch dạy học thông thường, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy học phân bậc trình độ học sinh nhằm đưa học sinh chưa hoàn thành đạt chuẩn và giúp các đối tượng hoàn thành tốt phát triển ở mức cao hơn.
Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc 1 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc 1.2. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học phân hóa Sự giống và khác nhau về yêu cầu xã hội, về trình độ phát triển nhân cách của mỗi cá thể học sinh đòi hỏi một quá trình dạy học thống nhất với những biện pháp phân hóa nội tại. Nhiệm vụ của giáo viên là phải nghiên cứu tìm hiểu những mặt mạnh và yếu trong năng lực, trình độ phát triển của học sinh để có biện pháp cụ thể tác động đến đối tượng, giúp cho tất cả học sinh đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu, đưa diện học sinh chưa hoàn thành lên trình độ chung, học sinh hoàn thành tốt đạt được những yêu cầu nâng cao. Sự phân hóa cần được các giáo viên thực hiện ngay trong các tiết học chính khóa, các tiết tăng buổi, qua việc nêu câu hỏi, ra bài tập hay khi tiến hành các bài kiểm tra,... Đây là lí do thứ hai cho thấy giáo viên cần sử dụng những biện pháp phân hóa trong dạy học môn Toán ở tiểu học. 1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học phân hóa hiện nay Thực tế cho thấy, các em học sinh trong cùng một khối lớp bao giờ cũng có ít nhất các trình độ học tập khác nhau là: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên là phải tiến hành dạy học phù hợp với trình độ của các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, trình độ đào tạo và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, chưa có nhiều giáo viên thực sự có năng lực và kinh nghiệm trong việc dạy học phân hóa. Việc hiểu và tiến hành dạy phân hóa đối tượng của các giáo viên chưa đồng nhất. Hầu hết giáo viên mới chỉ chú ý sao cho học sinh giải được các bài toán cụ thể trong sách giáo khoa chứ chưa chủ động trong việc tiến hành thiết kế phân bậc các bài tập trên cơ sở các bài tập sẵn có trong sách giáo khoa hay các tài liệu. Đây là lí do thứ ba cho thấy các nhà giáo tâm huyết phải trang bị cho mình nghiệp vụ sư phạm cần thiết để tiến hành dạy học phân hóa môn Toán một cách phù hợp và hiệu quả. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Toán lớp 4 ở Tiểu học ”. 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng 2.1. Thời gian: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm học 2022 - 2023 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4B 2.3: Phạm vi nghiên cứu: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Toán lớp 4 ở Tiểu học. 2.4. Ứng dụng: Dạy môn Toán cho học sinh lớp 4 3 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng. Học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục,... Chính vì sự giống nhau mà ta có thể dạy học trong một lớp thống nhất. Nhưng sự khác nhau trong phát triển nhân cách của mỗi học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp phân hóa nội tại trong quá trình dạy học. Sự hiểu biết của giáo viên về đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của từng học sinh là một điều kiện thiết yếu đảm bảo hiệu quả dạy học phân hóa. Dạy học phân hóa cần được xây dựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệ thống, có mục đích. Yêu cầu đặt ra với giáo viên là trong cùng một lớp học, trong cùng khoảng thời gian, với các đối tượng khác nhau phải đảm bảo thống nhất một chương trình và kế hoạch dạy học. Bởi vậy, ngoài kế hoạch dạy học thông thường, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy học phân bậc trình độ học sinh nhằm đưa học sinh chưa hoàn thành đạt chuẩn và giúp các đối tượng hoàn thành tốt phát triển ở mức cao hơn. II. Cơ sở thực tiễn Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công giảng dạy lớp 4B. Ngay từ đầu năm học, khi chưa thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành nhận bàn giao kết quả năm học trước của lớp 3B để so sánh, đối chiếu kết quả trước và quả sau khi thực hiện đề tài. Tiếp theo, tôi đã tiến hành điều tra, trao đổi với các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 và tổng hợp được một số thuận lợi, khó khăn khi tiến hành dạy học phân hóa môn Toán hiện nay như sau: Thuận lợi Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường hiện nay đang được tăng cường đầu tư và xây dựng, đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Nhiều trường có đủ phòng học để triển khai dạy học phân hóa đối tượng ở buổi hai. Đội ngũ giáo viên các nhà trường hầu hết đã đủ về số lượng, mạnh dần về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có đủ giáo viên chuyên nên dễ dàng trong việc 5 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc nhận thức nhanh (hoàn thành tốt) thường không cần suy nghĩ cũng dễ dàng trả lời các câu hỏi và hoàn thành các bài tập. Bởi vậy, tiết học toán chưa thực sự hấp dẫn các em. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt,trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh hoàn thành và bồi dưỡng lấp chỗ hổng cho học sinh chưa hoàn thành là nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi giáo viên trong dạy học toán hiện nay. Để dạy học phân hóa môn Toán đạt hiệu quả, người giáo viên cần trang bị cho mình những biện pháp nghiệp vụ sư phạm cần thiết và tiến hành phân bậc trình độ học sinh thông qua các hoạt động. Cụ thể như sau: 1. Đánh giá, phân loại các đối tượng học sinh Thực tế dạy học, giáo viên thường theo dõi, tìm hiểu, kiểm tra để phân loại học sinh trong lớp và chia học sinh làm 3 nhóm đối tượng khác nhau: Nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh (hoàn thành tốt), nhóm có nhịp độ nhận thức chậm (chưa hoàn thành), và nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình (hoàn thành). Qua đó, đề ra những yêu cầu khác nhau đối với từng loại: mức độ khó, dễ trong các câu hỏi đàm thoại, mức độ yêu cầu đối với phương pháp học tập được nghiên cứu, số lượng và yêu cầu của các bài tập làm ở lớp. Tuy nhiên, dạy học phân hóa chỉ có thể đạt hiệu quả khi giáo viên phân loại chính xác các nhóm đối tượng học sinh. Do đó, giáo viên phải thực sự thận trọng khi đưa ra kết luận một học sinh nào đó thuộc nhóm trình độ nào để xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp. Để việc đánh giá, phân loại được chính xác, khách quan, giáo viên cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá, chẩn đoán, phân loại đối tượng học sinh theo trình độ. Cụ thể là: + Kết hợp kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và quan sát lớp học (đây là hình thức phân loại mang tính phổ biến được nhiều giáo viên, nhiều nhà trường áp dụng hiện nay). + Kết hợp kiểm tra độ khó và độ nhanh, tăng cường cho học sinh tự đánh giá. Hiện nay, các giáo viên thường chỉ thiết kế đề kiểm tra theo độ khó. Để có thể phân loại sâu hơn, giáo viên có thể thiết kế đề kiểm tra kết hợp độ khó và độ nhanh, tức là tăng số lượng bài tập trong mỗi lần kiểm tra, kết quả đánh giá có thể không theo thang điểm 10 mà là giáo viên ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian đó, học sinh làm đúng được bao nhiêu bài. Cách làm này khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng của mình đồng thời có thể tự đánh giá khả năng của mình so với các bạn. + Phân loại dựa vào những biểu hiện cụ thể của từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh chưa hoàn thành thường có những biểu hiện: nhiều "lỗ hổng" về 7 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc vừa sức cho học sinh. + Hướng dẫn kĩ năng hiểu đề bài: Giáo viên cần rèn cho các em thói quen đọc kỹ đầu bài để xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm và xác định đúng dạng toán. Đồng thời nhắc các em cần làm nháp trước để đảm bảo độ chính xác về kết quả. Ví dụ: Hiệu của hai số là 85. Tỉ số của hai số đó là 3/8.Tìm hai số đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh: Đọc kĩ yêu cầu của bài (3 lần) và khi đọc cần trả lời câu hỏi sau: - Bài cho biết gi? (hiệu của hai số, tỉ số của hai số) - Bài yêu cầu tìm gì?(tìm hai số đó là số lớn và số bé) - Bài này thuộc dạng toán nào?(hiệu – tỉ) - Nhắc lại các bước làm. + Tăng số lượng bài tập cùng thể loại và vừa mức độ ở từng dạng toán để các em hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. + Động viên, khích lệ thường xuyên và kịp thời: Giáo viên cần chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh chưa hoàn thành với thái độ chăm chú và tôn trọng. Đồng thời, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội cho những học sinh yếu được “tỏa sáng” và đánh giá cao khi các em có ý kiến hay. Chính sự động viên, khích lệ của giáo viên sẽ là nguồn động lực lớn thúc đẩy sự tiến bộ của các em. Trường hợp học sinh chưa hoàn thành toán vì những nguyên nhân khác (gia đình khó khăn, không có điều kiện thời gian học tập, có vướng mắc về tư tưởng nên chưa tập trung,...), giáo viên cần có biện pháp giáo dục, giúp đỡ như: xây dựng lòng tự tin ở bản thân, thường xuyên theo dõi, động viên kịp thời, tranh thủ sự quan tâm của gia đình, nhà trường và các đoàn thể. 2.2. Đối với học sinh có năng lực học tập toán: Giáo viên cần triệt để vận dụng các phương pháp tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú trọng rèn luyện kĩ năng mạnh dạn , biết nêu câu hỏi thắc mắc về bài học, biết tạo ra cái cho riêng mình, không phụ thuộc vào bài mẫu. Luôn tạo cơ hội để kích thích học sinh phán đoán, trao đổi. Điều quan trọng là hướng dẫn học sinh phương pháp học. + Trong giải toán, các em cần có kĩ năng hiểu bài toán, xác định dạng toán, Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phân tích bài toán, xác định cái đã cho và cái cần tìm, đặc biệt phải sử dụng hết dữ liệu trong bài toán. + Ở cùng một dạng toán, học sinh phải giải được số lượng bài tập nhiều hơn. Giáo viên cần yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, giải thích cách làm hoặc 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc