Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về "Rèn chữ viết" cho học sinh Lớp 4A1

Cơ sở thực tiễn:

 Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhiều năm tôi thấy:

2.1: Về giáo viên:

2.1.1:Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành; chuyên môn Phòng Giáo dục đến ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn các khối lớp 4, 5.

- Được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới; đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học

- Đa số giáo viên nắm tốt mẫu chữ và quy trình viết theo Bộ GD-ĐT ban hành.

2.1.2: Khó khăn:

 - Một số giáo viên còn xem nhẹ việc rèn chữ viết cho học sinh vì ở lớp 4 không còn phân môn Tập viết, giáo viên ít viết mẫu mà chủ yếu là học sinh tự viết và tự làm bài.

- Một số giáo viên chưa chú ý đến kĩ năng viết đẹp mà chỉ dừng lại ở yêu cầu viết đúng chữ là được.

2.2: Về học sinh:

2.2.1: Thuận lợi:

- Một số ít học sinh trong đối tượng nghiên cứu đã có ý thức, ham thích luyện viết chữ.

2.2.2: Khó khăn

- Các em không nhận được sự quan tâm hết mực về chữ viết từ giáo viên

- Hầu hết các em nắm mẫu chữ chưa tốt dẫn đến chữ viết không đúng mẫu, viết nguệch ngoạc, rời rạc. Khi viết còn hay tẩy xóa nhiều, tay cầm bút chưa đúng quy định, chưa biết cách chọn bút mà viết, ít có hứng thú và say mê khi viết .

 

doc15 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về "Rèn chữ viết" cho học sinh Lớp 4A1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục hãy bồi bổ cho các em những đức tính tốt đẹp nhất thổi vào tâm hồn mỗi đứa trẻ mà chúng ta dìu dắt để giúp các em có tinh thần kỉ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với mình cũng như thầy cô và bạn đọc bài vở của mình.
Hơn nữa, ở lớp 4 các em phải viết nhiều hơn các lớp 2, 3, song ở trường tôi công tác hiện nay đang dạy học theo dự án mô hình trường học mới VNEN. Các em chủ yếu học theo nhóm , việc luyện viết cá nhân có phần giảm nhiều so với dạy theo chương trình hiện hành nên chữ viết của các em có chiều hướng đi xuống. 
Chính vì thế, tôi đã xác định được mình phải làm gì để có thể đưa phong trào “rèn chữ viết” của lớp mình đi lên. Việc rèn chữ viết đẹp không chỉ một sớm một chiều mà là cả một quá trình dạy học. Vì vậy, bản thân đã nhiều năm dạy lớp 4 nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nho nhỏ về rèn chữ viết. Tôi mong muốn sẽ giúp học sinh lớp 4A1 nâng cao dần về chất lượng chữ viết để tham gia vào các phong trào thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện.
Để đáp ứng được yêu cầu đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp về “Rèn chữ viết” trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1. 
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm đưa ra biện pháp để giúp học sinh lớp 4A1 nâng cao chất lượng chữ viết. Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp giúp các em phát triển óc thẩm mĩ để vươn tới cái đẹp.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 4A1 .Tổng số 25 em. Trong đó nữ 11 em, dân tộc 5 em .
- Vở luyện chữ và các tài liệu về luyện viết chữ đẹp. 
- Thực trạng chữ viết học sinh trong dạy học môn Tiếng việt.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy và học viết chữ của học sinh lớp 4 qua đó đề ra một số sáng kiến nhằm góp phần rèn chữ viết đẹp cho hs lớp 4.
Thử nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn, đề xuất một số sáng kiến rèn chữ viết dựa trên cơ sở nội dung và phương pháp dạy học theo mô hình trường tiểu học mới của Bộ Giáo dục và đạo tạo.
V. Phương pháp nghiên cứu:
 	Để thực hiện đề tài này chúng tôi thấy cần áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra viết.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp thực hành.
- Phương phát nêu gương
	B. PHẦN NỘI DUNG	
I. Một số vấn đề về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở lí luận:
Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ là hệ thống nhiều tầng bậc, từ một số ít đơn vị thuộc hệ thống bé nhất có thể tạo ra nhiều đơn vị bậc trên dựa vào quy tắc nhất định. Chữ viết cũng vậy, từ một số nét cơ bản chúng được kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo ra chữ cái khác nhau. Nắm được quy tắc này học sinh dễ dàng viết được chữ viết theo quy trình hợp lý, chủ động viết đúng, viết đẹp theo nét bút của mình. 
2. Cơ sở thực tiễn:
 Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhiều năm tôi thấy: 
2.1: Về giáo viên:
2.1.1:Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành; chuyên môn Phòng Giáo dục đến ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn các khối lớp 4, 5. 
- Được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới; đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học
- Đa số giáo viên nắm tốt mẫu chữ và quy trình viết theo Bộ GD-ĐT ban hành.
2.1.2: Khó khăn:
 - Một số giáo viên còn xem nhẹ việc rèn chữ viết cho học sinh vì ở lớp 4 không còn phân môn Tập viết, giáo viên ít viết mẫu mà chủ yếu là học sinh tự viết và tự làm bài. 
- Một số giáo viên chưa chú ý đến kĩ năng viết đẹp mà chỉ dừng lại ở yêu cầu viết đúng chữ là được.
2.2: Về học sinh:
2.2.1: Thuận lợi:
- Một số ít học sinh trong đối tượng nghiên cứu đã có ý thức, ham thích luyện viết chữ. 
2.2.2: Khó khăn
- Các em không nhận được sự quan tâm hết mực về chữ viết từ giáo viên
- Hầu hết các em nắm mẫu chữ chưa tốt dẫn đến chữ viết không đúng mẫu, viết nguệch ngoạc, rời rạc. Khi viết còn hay tẩy xóa nhiều, tay cầm bút chưa đúng quy định, chưa biết cách chọn bút mà viết, ít có hứng thú và say mê khi viết .
2.3: Về phía phụ huynh học sinh
2.3.1: Thuận lợi:
	- Đa số phụ huynh mua đầy đủ đồ dùng sách vở, bút mực cho con học tập.
2.3.2: Khó khăn
	- Phần lớn phụ huynh học sinh đều làm nông, ít có thời gian quan tâm đến sách vở cũng như chữ viết của con em mình. Thậm chí một số em học sinh Bana không có bút có vở mà viết.
II. Một số biện pháp giúp học sinh rèn chữ viết đẹp :
Khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng sáng kiến:
 	Với tôi đây là một việc quan trọng, biết được khả năng của từng em từ đó tìm ra cách phù hợp rèn chữ viết một cách hiệu quả. Ở đây tôi đã sử dụng phương pháp điều tra để khảo sát học sinh với chất lượng cụ thể như sau:
Loại
Số học sinh: 25 em
A
2
B
8
C
15
2. Họp phụ huynh học sinh đầu năm
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã phổ biến cho phụ huynh biết được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn chữ giữ vở đối với học sinh. Từ đó phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập cho các em: Vở tập viết phải có ô ly rõ ràng, giấy phải trắng, đẹp, mỗi quyển vở đều có bìa bọc, dán nhãn và một tờ giấy lót tay để tránh khỏi bẩn cũng như giữ vở khỏi quăn góc.
3. Phân chia chỗ ngồi theo “Đôi bạn cùng tiến”
Trong lớp tôi dạy được chia thành 4 nhóm lớn, 3 nhóm gồm 6 em và 1 nhóm 7 em. Trong mỗi nhóm tôi phân theo cặp 1 em viết chữ đẹp và 1 em viết chưa đẹp ngồi gần nhau, các em sẽ tự rèn luyện với nhau vào các giờ học, nhóm nào tiến bộ sẽ được cộng điểm thi đua trong tháng. 
4. Hướng dẫn tư thế ngồi , cầm bút
4.1: Tư thế ngồi
Ngay sau khi khảo sát chữ viết, tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất , không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa , không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .  Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lệch cột sống, rất khó chữa sau này.  Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.  Tay trái để xuôi theo chiều  ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
4.2. Hướng dẫn cách cầm bút đúng 
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái , trỏ , giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay  là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ). Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
4.3: Hướng dẫn chọn bút, vở viết
	Để có nét chữ đẹp, cây bút và vở viết góp phần rất quan trọng, vì thế tôi khuyến khích học sinh viết bằng bút máy mực xanh. Những em viết còn chậm và ý thức giữ vở chưa tốt thì tôi cho các em viết bút chữ A. Còn vở viết tôi cho cả lớp chọn vở giấy loại dày 5 ô li màu trắng để khi viết bút mực không bị thấm sang trang khác. 
5. Hướng dẫn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ 
5.1: Chia nhóm theo nét chữ
5.1.1: Nhóm chữ viết thường
 Nhóm 1: Các chữ có nét móc : Gồm các chữ :  m  n  i  u  ư   r  t p
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng . Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.   
Nhóm thứ 2: Nhóm có nét khuyết; gồm các chữ : l   b  h  k  y g 
Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo nét sổ xuống. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng. Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết .
Nhóm 3 : Nhóm cơ bản là nét cong, nét cong phối hợp với nét móc gồm các chữ :  o  ô ơ  a ă â c a ă â d đ q
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. 
Nhóm 4: Nhóm các chữ có âm ghép: nh, th, ng, ngh, gh, ph, th, kh, gi, ch, tr.
Nhóm này tôi hướng dẫn học sinh cách nối nét giữa các con chữ cho đều, không bị gãy hoặc quá rộng hoặc quá hẹp.
5.1.2: Chia nhóm theo chữ viết hoa: Chia theo nhóm có điểm đặt bút giống nhau
Nhóm 1: Gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N 
Nhóm 2: Gồm các chữ: P, B, R, D, Đ 
Nhóm 3: Gồm các chữ: C, S, L, G ,E, Ê
Nhóm 4: Gồm các chữ: J, K ,H, V 
Nhóm 5: Gồm các chữ: O, Ô, Ơ, Q, 
Nhóm 6: Gồm các chữ: X, U, Ư, Y 
5.2: Chia nhóm theo độ cao
Nhóm 1: Các con chữ có độ cao 1 ô li: a ă â o ô ơ e ê i u ư n m v c x s r
Nhóm 2: Nhóm có độ cao 2 ô li : q p d đ
Nhóm 3: Nhóm có độ cao 2 ô li rưỡi: h b l k g y và các chữ viết hoa
Nhóm 4: Có độ cao 1 ô li rưỡi: t
Ở phần hướng dẫn lại các nhóm chữ này tôi rèn kĩ cho học sinh trong tháng 9, nhất là vào các tiết luyện tập củng cố, học sinh viết lại các con chữ theo các nhóm chữ nhất định đã chia như trên, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác. Ngoài ra, trong các giờ học hàng ngày, nếu phát hiện thấy học sinh chưa nắm được tôi hướng dẫn lại kịp thời để giúp các em viết đúng. 
6. Hướng dẫn viết liền nét và đặt dấu thanh
	Sau khi học sinh đã nắm các con chữ kĩ rồi, tôi hướng dẫn các em viết liền nét từng chữ, cần nhắc học sinh chú ý điểm đặt bút, dừng bút, viết xong các con chữ trong từng chữ mới viết dấu phụ và dấu thanh sau. Đặt dấu phụ đúng vị trí và dấu thanh đúng trọng tâm của chữ, không đặt xa chữ quá hoặc gần quá sẽ không đẹp. 
7. Làm mẫu, nêu gương
Muốn khơi dậy một phong trào viết chữ đẹp trong tập thể lớp học, trước hết bản thân tôi phải tự rèn luyện mình trở thành tấm gương viết chữ đẹp. Trong các giờ lên lớp, tôi luôn trau chuốt từng nét chữ của mình. Để mỗi khi nhìn vào, học sinh thích thú được nhìn ngắm, được bắt chước. Tôi luôn tuân thủ mẫu chữ viết do Bộ ban hành . Để từ đó học sinh có một tầm nhìn chính xác nhất khi viết. Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất, chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất (gạch chân, kẻ hết bài, kẻ hết buổi, cách trình bày bài thơ lục bát, thơ tự do và bài văn xuôi...). Hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, đưa ra hướng khắc phục nhằm động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần sửa sai. 
Mọi việc làm thành công đều bắt đầu bằng đam mê, luyện chữ viết cũng vậy. người giáo viên phải có nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của các em trong việc rèn chữ viết bằng cách cho các em xem các bài mẫu của các học sinh khóa trước đạt giải nhất của trường, giải nhất của huyện, giảo quốc gia, vv,. Từ đó hướng cho các em biết yêu cái đẹp, yêu nét chữ đẹp của bạn, của mình, cảm thấy được niềm vinh hạnh khi được sở hữu nét chữ đẹp. Khi học sinh biết yêu thích chữ viết đẹp cũng là lúc giáo viên khơi dậy được niềm đam mê, thích thú trong việc được cùng cô giáo và các bạn rèn chữ viết, quyết tâm rèn luyện để không thua bạn. Đây là điều quan trọng không thể thiếu trong quá trình truyền đạt cho học sinh và mang lại thành công trong các giờ lên lớp của tôi.
8.Luyện chữ trong các giờ học. 
	Trong các tiết dạy Chính tả, ở bước hướng dẫn viết từ khó, tôi kẻ sẵn đường kẻ li trên bảng và gọi 4 em ở 4 nhóm ( thường là học sinh viết hay sai lỗi và chưa đúng mẫu) lên bảng viết vào đường kẻ li, còn cả lớp viết vào vở nháp. Sau đó cho học sinh nhận xét đúng, sai. Nếu học sinh viết chưa đúng và chưa đẹp thì tôi viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết đúng và đẹp vào bảng phụ có kẻ ô li cho học sinh quan sát để các em nắm chắc hơn. Trong khi chấm bài, nếu phát hiện học sinh viết sai, tôi viết mẫu lại chữ sai đó xuống dưới bài viết để cho học sinh viết lại chữ đó cho đúng. Sau khi chấm bài xong, tôi trực tiếp chỉ cho từng em những lỗi sai sót mà các em thường mắc phải trong bài viết để các em thấy được mà sửa chữa .
	Còn khi dạy các phân môn còn lại của môn Tiếng Việt và môn Toán tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh viết đúng mẫu chữ và số, nếu em nào viết sai hay chưa đúng mẫu thì tôi kịp thời nhắc nhở và viết mẫu lại cho các em nắm rõ . Trong giờ học sinh làm bài vào vở, tôi đến gần từng em quan sát theo dõi và nhắc nhở kịp thời để các em trình bày bài khoa học , viết cẩn thận và sạch sẽ, tránh tẩy xóa làm bẩn vở. 
Khi chấm điểm tôi thường nhận xét về chữ viết các em, tuyên dương khen ngợi kịp thời em viết đẹp, cẩn thận và sạch sẽ và nhắc nhở những em viết chưa cẩn thận cần học tập bạn để tiến bộ.
 Bằng cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm và chân thành của mình, tôi đã giúp mỗi học sinh khắc sâu trong trí nhớ của mình và luôn tự nhủ: Ta phải viết đúng, đẹp ở tất cả các môn học. 
9. Luyện chữ vào các tiết Luyện tập củng cố (buổi chiều)
	Mỗi buổi học Luyện tập củng cố tôi dành thời gian một tiết cho học sinh luyện viết chữ đẹp. Trong các tiết học luyện chữ này tôi thường ôn lại cho học sinh về quy trình viết chữ và nhắc lại cho các em nắm kĩ mẫu chữ. Những em viết đẹp rồi tôi lại hướng dẫn thêm các em tập viết nét thanh nét đậm và hướng dẫn kịp tỉ mỉ hơn cho những em chậm tiến bộ về chữ viết. 
10. Tự luyện chữ ở nhà
	Ngay từ đầu tháng 10 tôi đã giao cho học sinh tự rèn chữ thêm ở nhà bằng cách mỗi buổi tối luyện viết một đoạn văn, một khổ thơ hay cả bài mà em thích. Những em học yếu thì luyện viết lại các con chữ, khi nào viết đúng thì mới viết đoạn, bài. Cách làm này nhằm giúp cho học sinh có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao chất lượng chữ viết hơn.
11. Luyện viết cuối mỗi tháng và trưng bày lên bảng thi đua rèn chữ viết 
Cuối mỗi tháng tôi tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp và trưng bày bài viết lên bảng thi đua theo 3 loại: A, B, C. Những học sinh chưa đạt loại A nếu có phấn đấu tốt tháng sau mà đạt loại A thì sẽ được cô giáo tặng phần thưởng là một cây bút viết. Việc làm này tôi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các em, những em viết chữ chưa đẹp sẽ luôn cố gắng rèn chữ thật đẹp để không thua các bạn khác. Còn các em đã viết đẹp thì cần cố gắng để không bị xuống hạng thi đua và luôn luôn muốn được dẫn đầu viết chữ đẹp. Với cách làm này các em có thể đánh giá sản phẩm của nhau, rút kinh nghiệm cho nhau. Em nào cũng có quyền được trao đổi những kinh nghiệm viết đẹp và học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đây cũng là khoảng trời mà các em thực hành những kĩ năng sống như: giao lưu, trao đổi, kĩ năng giao tiếp. 
12. Trao đổi với phụ huynh 
Để quát triệt được học sinh có ý thức tự luyện chữ ở nhà tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp giúp các em được quan tâm hơn khi luyện viết ở nhà. Sự quan tâm nhắc nhở của các bậc phụ huynh là nguồn động lực lớn thúc đẩy học sinh chăm học hơn.
13. Kết quả đạt được 
 Đầu năm ( Chưa áp dụng sáng kiến)
Loại
Số học sinh: 25 em
A
2
B
8
C
15
 Kết quả tháng 9+ 10: 
Loại
Số học sinh: 25 em
A
5
B
10
C
10
	 Kết quả sau 2 tháng rèn luyện có sự tiến bộ còn ít, tháng 11 này tôi tiếp tục rèn những em còn đạt loại B,C ( chú tâm những em loại C nhiều hơn). Còn những em đã đạt loại A thì tiếp tục phấn đấu viết đẹp hơn.
 Kết quả tháng 11: 
Loại
Số học sinh: 25 em
A
9
B
10
C
6
	Sau tháng này các em có tiến bộ nhiều, những em loại C có giảm dần. Tôi tiếp tục giúp đỡ các em viết đúng những chỗ còn sai. 
 Tháng 12: 
Loại
Số học sinh: 25 em
A
 13
B
 6
C
 5
	Học sinh có nâng cao chất lượng viết, loại B,C đã giảm dần. Còn 5 em loại C này do đọc còn chậm nên viết hay sai lỗi và độ cao, cách viết liền nét chưa đúng nên tôi tiếp tục hướng dẫn nhữn phần các em còn vướng mắc. 
Tháng 1: 
Loại
Số học sinh: 25 em
A
14
B
7
C
4
Tháng 2: 
Loại
Số học sinh: 25 em
A
14
B
7
C
4
	Ở tháng tháng 2 kết quả chưa tiến bộ, vì đây là tháng vào dịp nghỉ Tết các em không cảm thấy hứng thú mấy về luyện viết. Tôi sẽ tiếp tục kèm cặp các em trong tháng tới.
Tháng 3: 
Loại
Số học sinh: 25 em
A
17
B
5
C
3
	Với kết quả học sinh tiến bộ qua từng tháng như trên tôi khá hài lòng và phấn khởi. Song riêng 3 em còn xếp loại C cuối tháng 3 là do các em đọc còn đánh vần nên chữ viết rất khó tiến bộ, tôi sẽ tiếp tục áp dụng bằng mọi biện pháp để đến cuối năm học không còn em nào xếp loại C về chữ viết nữa.
C. Phần kết luận
	Với niềm đam mê rèn chữ, lòng nhiệt huyết yêu nghề, sự tận tụy với học sinh cùng với kinh nghiệm nho nhỏ mà bản thân đúc rút được đã đưa chất lượng chữ viết của lớp 4A1 nâng lên một cách rõ rệt. Đa số các em có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp cũng như ở nhà, chữ viết đúng mẫu, đảm bảo tốc độ, đúng kĩ thuật và nhiều em có nét chữ đẹp và sáng tạo. Chữ viết đẹp không phải hoàn toàn là do hoa tay, nếu như ta chăm luyện tập hàng ngày thì chữ viết xấu sẽ trở thành chữ viết đẹp đúng như câu nói sau: 
“Chữ đẹp nào phải hoa tay
Ta chăm luyện tập hàng ngày đâu quên
Gắng công ra sức chí bền
Gian nan rèn luyện mới nên con người”.
Vì vậy, muốn học sinh viết chữ đẹp cần rèn cho các em đức tính kiên trì, bền bỉ và quan trọng nhất là người giáo viên phải là một tấm gương luyện chữ viết thường xuyên để học sinh nhìn vào tấm gương đó mà noi theo. 
Có lẽ một vài kinh nghiệm bé nhỏ kia chỉ với khuôn khổ lớp học của tôi, chưa mang tính phổ biến rộng rãi nên chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các đồng nghiệp, chuyên môn nhà trường, hội đồng khoa học phòng giáo dục để sáng kiến của tôi được áp dụng trong thực tế phù hợp hơn, góp một phần nhỏ bé đưa phong trào thi “viết chữ đẹp” của nhà trường đi lên. 
 Kbang, ngày 20 tháng 3 năm 2015
 Người viết
 Hoàng Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KBANG
MỤC LỤC
A
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Nhiệm vụ nghiên cứu
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
B.
PHẦN NỘI DUNG
2
I
 Một số vấn đề về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
3
 1
 Cơ sở lí luận
3
2
Cơ sở thực tiễn
3
2.1
Về giáo viên
3
2.1.1
Thuận lợi
3
2.1.2
Khó khăn
3
 2.2
Về học sinh
3
2.2.1
Thuận lợi
3
2.2.2
Khó khăn
3
2.3
Về phụ huynh
4
2.3.1
Thuận lợi
4
2.3.2
Khó khăn
4
II
Một số biện pháp giúp học sinh luyện chữ viết
4
1
Khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng sáng kiến
4
2
Họp phụ huynh học sinh
4
3
Phân chia chỗ ngôi “Đôi bạn cùng tiến”
4
4
Hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút
5
4.1
Tư thế ngồi
5
4.2
Cách cầm bút
5
4.3
Hướng dẫn chọn bút, vở viết
5
5
Hướng dẫn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ
6
5.1
Chia nhóm theo nét chữ
6
5.1.1
Nhóm chữ viết thường
6
5.1.2
Chia nhóm chữ viết hoa
6
5.2
Chia nhóm theo độ cao
7
6
Hướng dẫn viết liền nét và đặt dấu thanh
7
7
Làm mẫu, nêu gương
7
8
Luyện chữ trong giờ học
8
9
Luyện chữ vào các tiết luyện tập củng cố
8
10
Tự luyện ở nhà
8
11
Luyện viết cuối tháng và trưng bày sản phẩm
8
12
Trao đổi với phụ huynh
9
13
Kết quả đạt được
10
C 
Kết luận
11, 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ve_ren_chu_viet_cho_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan