Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính

Nội dung:

 2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

- Vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập. Đây là vấn đề giáo viên cần chú ý quan tâm và đầu tư trong phương pháp giảng dạy của mình để tạo cho học sinh phát huy khả năng của mình trong hoạt động nhóm.

- Nội dung chương trình Toán Năm trong suốt năm học về mảng kiến thức tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

- Phần lí thuyết về các tìm các thành phần chưa biết trong phép tính: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia.

- Các hình thức đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi.

 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

 - Qua việc kiểm tra đánh giá học sinh ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy học sinh còn hạn chế nhiều về khả năng giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Kết quả về mảng kiến thức này chưa đạt yêu cầu.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập. Đây là vấn đề giáo viên cần chú ý quan tâm và đầu tư trong phương pháp giảng dạy của mình để tạo cho học sinh phát huy khả năng của mình trong hoạt động nhóm.
- Nội dung chương trình Toán Năm trong suốt năm học về mảng kiến thức tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Phần lí thuyết về các tìm các thành phần chưa biết trong phép tính: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia.
- Các hình thức đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi.
 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 	- Qua việc kiểm tra đánh giá học sinh ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy học sinh còn hạn chế nhiều về khả năng giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Kết quả về mảng kiến thức này chưa đạt yêu cầu. Cụ thể:
ö Kết quả cụ thể như sau:
Thời gian
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
Đầu năm học
18
58,8%
14
41.2%
 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp:
	Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải các dạng toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính” thông qua những giải pháp cụ thể sau: 
 2.3.1. Gải pháp 1: Giúp học sinh nắm vững phần lí thuyết.
 2.3.1.1. Nắm vững khái niệm về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
	Để hướng dẫn học sinh thực hành giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính, điều quan trọng đầu tiên là giáo viên cần giúp học sinh nắm vững tên gọi các thành phần trong các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
	* Phép cộng:
	 - Học sinh nhận biết: Trong phép cộng, hai số cộng với nhau là số hạng, kết quả của phép cộng là tổng.
	 - Học sinh nắm dạng tổng quát:
a + b = c
	 Số hạng Tổng
* Phép trừ:
 - Học sinh nhận biết: Trong phép trừ, số đứng trước dấu trừ là số bị trừ, số đứng sau dấu trừ là số trừ, kết quả của phép trừ là hiệu.
 - Học sinh nắm dạng tổng quát:
a - b = c
	Số bị trừ Số trừ Hiệu
* Phép nhân:
	 - Học sinh nhận biết: Trong phép nhân hai số nhân với nhau là thừa số, kết quả của phép nhân là tích.
	 - Học sinh nắm dạng tổng quát:
a x b = c
	 Thừa số Tích
* Phép chia:
 - Học sinh nhận biết: Trong phép chia số đứng trước dấu chia là số bị chia, số đứng sau dấu chia là số chia, kết quả của phép chia là thương.
 - Học sinh nắm dạng tổng quát:
a : b = c
	Số bị chia Số chia Thương
 2.3.1.2. Nắm vững mối quan hệ giữa các thành phần chưa biết trong phép tính.
	Trong quá trình vận dụng lí thuyết để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong các phép tính, giáo viên cần ôn tập củng cố lại các quy tắc tìm các thành phần chưa biết trong phép tính: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia. 
	ö Phép cộng:
 * Tìm số hạng:
 - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
	 - Dựa vào biểu thức:
 a + b = c
Ta có:	a = c - b
b = c - a
ö Phép trừ:
 * Tìm số bị trừ:
 - Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
	 - Dựa vào biểu thức:
 a - b = c
Ta có:	 a = c + b
 * Tìm số trừ:
 - Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
	 - Dựa vào biểu thức:
 a - b = c
Ta có:	 b = a - c
ö Phép nhân:
 * Tìm thừa số:
 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
	 - Dựa vào biểu thức:
 a x b = c
Ta có:	a = c : b
b = c : a
ö Phép chia:
 * Tìm số bị chia:
 - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
	 - Dựa vào biểu thức:
a : b = c
Ta có:	a = c x b
 * Tìm số chia:
 - Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
	 - Dựa vào biểu thức:
a : b = c
Ta có:	b = a : c
 2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải.
2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh phân tích các bước giải bài toán tìm thành phần chưa biết. 
Khi vận dụng thực hành giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính, học sinh thường không biết phân tích trình tự các bước giải nên dẫn đến tình trạng học sinh thường mắc những sai lầm sau:
- Chưa nắm vững lí thuyết nên xác định sai tên thành phần cần tìm trong bài toán.
- Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán nâng cao (quy trình tính giá trị biểu thức, các tính chất của các phép tính).
Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách phân tích các bước giải dựa trên cơ sở lí thuyết đã học theo trình tự sau:
 - Bước 1: Xác định dạng toán (Dạng cơ bản – Dạng nâng cao).
	 - Bước 2: Xác định phép tính có trong bài toán.
	 - Bước 3: Xác định tên thành phần chưa biết trong phép tính đó.
	 - Bước 4: Dựa vào quy tắc đã học để vận dụng giải bài toán
 - Bước 5: Sau khi giải xong bài toán, học sinh có thể thử lại.
2.3.2.1. Ví dụ minh họa. 
 2.3.2.1.1. Đối với các bài toán cơ bản:
Học sinh nắm vững cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia để vận dụng vào thực hành. 
	* Ví dụ:
	 	a) 	 X + 275 = 2968
	 Số hạng Số hạng Tổng
" Học sinh vận dụng: Số hạng = Tổng - Số hạng
	 	X = 2968 - 275
 	 	X = 2693
" Học sinh thử lại: 2693 + 275 = 2968
 b) X : 25 = 625
 Số bị chia Số chia Thương
" Học sinh vận dụng: Số bị chia = Thương x Số chia
	 X = 625 x 25
 	 X = 15625
" Học sinh thử lại: 15625 : 25 = 625
 2.3.2.1.2. Đối với các bài toán nâng cao:
Dựa trên các bài toán dạng cơ bản, giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số dạng toán nâng cao bằng cách kết hợp các kiến thức đã học về cách tính giá trị biểu thức, các tính chất của các phép tính trong quá trình thực hiện. Cụ thể như sau:
* Dạng 1: Bên phải dấu bằng là một biểu thức.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách thực hiện phép tính ở bên phải đấu bằng trước rồi giải theo dạng cơ bản.
 Ví dụ 1: 	123 - X = 550 : 5
" Học sinh thực hiện phép tính bên phải dấu bằng trước.
123 - X = 110
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
	" Học sinh vận dụng: Số trừ = Số bị trừ - Hiệu
 X = 123 - 110
X = 13 
" Học sinh thử lại: 123 - 13 = 550 : 5
 * Dạng 2: Bên trái dấu bằng là một biểu thức có nhiều phép tính
 + Trường hợp 1: Vận dụng quy trình thực hiện tính giá trị biểu thức để đưa về dạng cơ bản rồi giải. 
 Ví dụ 1: 	1250 : X + 375 = 400
" Học sinh vận dụng quy trình tính biểu thức.
1250 : X + 375 = 400
 Số hạng Số hạng Tổng
" Học sinh vận dụng: Số hạng = Tổng - Số hạng
1250 : X = 400 - 375
1250 : X = 25
 Số bị chia Số chia Thương
" Học sinh vận dụng: Số chia = Số bị chia : Thương
 X = 1250 : 25
 X = 50
" Học sinh thử lại: 1250 : 50 + 375 = 400
 Ví dụ 2: 	X - 34 x 25 = 215
Học sinh thực hiện phép nhân trước.
 	X - 850 = 215
	 Số bị trừ Số trừ Hiệu
" Học sinh vận dụng: Số bị trừ = Hiệu + Số trừ
 X = 215 + 850
 X = 1065
" Học sinh thử lại: 1065 - 34 x 25 = 215
 Ví dụ 3: 	(X + 52) x 6 = 1206
" Học sinh vận dụng quy trình tính biểu thức.
 	(X + 52) x 6 = 1206
	 Thừa số Thừa số Tích
" Học sinh vận dụng: Thừa số = Tích : Thừa số
X + 52 = 1206 : 6
X + 52 = 201
	 Số hạng Số hạng Tổng
" Học sinh vận dụng: Số hạng = Tổng - Số hạng
X = 201 - 52
X = 149
" Học sinh thử lại: (149 + 52) x 6 = 1206
 + Trường hợp 2: Vận dụng các tính chất của phép tính để đưa về dạng cơ bản rồi giải. 
 Ví dụ 1: 	X x 85 - X x 35 = 2300
	" Học sinh vận dụng tính chất nhân một số với một hiệu.
X x (85 - 35) = 2300
X x 50 = 2300
 Thừa số Thừa số Tích
" Học sinh vận dụng: Thừa số = Tích : Thừa số
X = 2300 : 50
X = 46
" Học sinh thử lại: 46 x 85 - 46 x 35 = 2300
Ví dụ 2: 	X x 34 + X x 65 + X = 5200
	" Học sinh nhận biết: X = X x 1
X x 34 + X x 65 + X x 1 = 5200
" Học sinh vận dụng tính chất nhân một số với một tổng.
X x (34 + 65 + 1) = 5200
X x 100 = 5200
 Thừa số Thừa số Tích
" Học sinh vận dụng: Thừa số = Tích : Thừa số
X = 5200 : 100
X = 52
" Học sinh thử lại: 52 x 34 + 52 x 65 + 52 = 5200
Ví dụ 3: 	X - - - = 
	" Học sinh vận dụng tính chất một số trừ cho một tổng.
X - + + = 
X - = 
	 Số bị trừ Số trừ Hiệu
" Học sinh vận dụng: Số bị trừ = Hiệu + Số trừ 
X = + 
X = 
" Học sinh thử lại: - - - = 
Ngoài ra, trong quá trình thực hành, học sinh còn có thể gặp nhiều dạng nâng cao khác, giáo viên hướng dẫn học sinh linh hoạt trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào bài giải một cách hợp lí và chính xác. 
 2.3.2.1.3. Vận dụng vào các bài toán giải có lời văn:
	 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính để giải các bài toán có lời văn. 
* Dạng 1: Vận dụng cách tìm số bị trừ.
 Ví dụ 1: Một cửa hàng bán gạo. lần thứ nhất bán 250 kg gạo; lần thứ hai bán bằng số gạo bán lần thứ nhất và trong kho còn lại 400 kg. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu kí-lô-gam gạo? 
	" Học sinh vận dụng cách tìm số bị trừ để tìm số gạo lúc đầu trong kho có.
 	Bài giải:
	 Số gạo bán lần thứ hai:
	 250 x = 100 (kg)
 Số gạo cả hai lần bán:
	 250 + 100 = 350 (kg)
 Số gạo lúc đầu trong kho có:
	 350 + 400 = 750 (kg)
	Đáp số: 750 kg
 Ví dụ 2: Một thùng dầu có 60 lít; người ta đã bán một số lít dầu và số dầu còn lại bằng số dầu trong thùng. Hỏi người ta đã bán bao nhiêu lít dầu? 
" Học sinh vận dụng cách tìm số trừ để tìm số dầu đã bán.
 	Bài giải:
	 Số dầu còn lại sau khi bán:
	 60 x = 15 (lít)
 Số dầu đã bán:
	 60 - 15 = 45 (lít)
	Đáp số: 45 lít 
 Ví dụ 3: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 36m; có diện tích bằng diện tích khu đất hình vuông có cạnh 30m. Tính chu vi khu vườn hình chữ nhật.
	" Học sinh vận dụng cách tìm thừa số để tìm chiều rộng khu vườn hình chữ nhật.
 	Bài giải:
	Diện tích khu đất hình vuông chính là diện tích khu vườn hình chữ nhật:
	 30 x 30 = 900 (m2)
 	 Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật:
	 900 : 36 = 25 (m2)
 	 Chu vi khu vườn hình chữ nhật:
	 (36 + 25) x 2 = 122 (m)
	Đáp số: 122 m
 Ví dụ 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 300m; chiều rộng 65m, Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật.
	" Học sinh vận dụng cách tìm số hạng để tìm chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật.
 	Bài giải:
	 Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật:
	 300 : 2 = 150 (m)
 	 Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật:
	 150 - 65 = 85 (m)
 	 Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật:
	 85 x 65 = 5525 (m2)
	Đáp số: 5525 m2
 2.3.3. Giải pháp 3: Các hình thức tổ chức luyện tập cho học sinh.
	Để giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết đạt hiệu quả, giáo viên cần có biện pháp tích cực giúp học sinh nắm vững kiến thức về tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Đặc biệt là khâu tổ chức cho học sinh được luyện tập thường xuyên trong quá trình giảng dạy chương trình toán Bốn.
2.3.3.1. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh ngay từ đầu năm học.
	Ngay đầu năm học, giáo viên cần tổ chức đánh giá khả năng học của từng học sinh về dạng toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Các bước thực hiện:
	- Giáo viên ra đề kiểm tra về toán tìm thành phần chưa biết được cấu trúc theo 4 mức độ để đánh giá khả năng của từng học sinh.
	- Giáo viên tiến hành chấm bài để nắm bắt trình độ của học sinh lớp mình đang giảng dạy. Từ đó có biện pháp cụ thể trong quá trình hướng dẫn học sinh.
	Ví dụ: 	Tìm X:
	a) 	X + 375 = 2870
b) 	X - = 2 - 
c) 	12 x X + 40 = 640
d) 	 - x X = + 
đ) 	X x + X x + X = 
2.3.3.2. Tổ chức luyện tập cho học sinh trong giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập các dạng toán bằng nhiều hình thức
 2.3.3.2.1. Tổ chức luyện tập trong từng tiết học.
	- Trong từng tiết dạy, tùy theo nội dung từng bài, giáo viên lồng ghép các bài tập tìm thành phần chưa biết để luyện tập cho học sinh phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình đang giảng dạy.
	- Trong xuyên suốt quá trình giảng dạy, giáo viên có định hướng và điều chỉnh bài tập theo mức tiến bộ của học sinh để nâng cao trình độ tiếp thu của học sinh trong giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
	- Ngoài ra, trong tiết Luyện tập Toán do nhà trường phân công trong thời khóa biểu, giáo viên tăng cường thêm bài tập để củng cố kiến thức cho học sinh.
	ö Chẳng hạn:
	 + Vào đầu năm học, giáo viên củng cố cho học sinh các dạng toán cơ bản, chỉ yêu cầu học dụng những điều đã học vào bài tập.
	 + Khi học sinh nắm vững các dạng toán cơ bản, giáo viên cho học sinh tiếp cận các dạng toán nâng cao từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	 + Khi học sinh đã thành thạo, giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo cấu trúc đề có đủ 4 mức độ để có biện pháp giúp đỡ học sinh.
 2.3.3.2.2. Tổ chức luyện tập trong bài kiểm tra.
	- Trong đề kiểm tra chất lượng học tập của học sinh hàng tuần, giáo viên cần đưa vào mảng kiến thức toán tìm thành phần chưa biết để luyện tập kĩ năng thực hành của học sinh.
	- Trong các đề kiểm tra định kì, giáo viên cần đưa vào các bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính bằng nhiều hình thức (hình thức trắc nghiệm, hình thức tự luận) để kiểm tra trình độ của học sinh.
	ö Lưu ý: Trong giải pháp này (Tổ chức cho học sinh luyện tập), giáo viên cần chú ý phát huy vai trò của nhóm trưởng trong việc điều hành nhóm hoạt động theo định hướng của giáo viên.
	Ví dụ: Khi giáo viên cho bài tập
	 Tìm X: 	X : 36 + 128 = 720
	Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm:
 + Xác định dạng toán.
 + Phân tích cách làm và làm bài.
 + Các bạn trình bày bài làm trong nhóm.
 + Nhận xét kết quả và thống nhất cách làm.
 2.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập của học sinh.
2.3.4.1. Giáo viên thực hiện đánh giá trực tiếp trong từng tiết dạy.
- Trong xuyên suốt quá trình học sinh thực hành bài tập trong từng tiết dạy, giáo viên cần theo dõi, kiểm tra từng đối tượng học sinh, từng nhóm học sinh và có biện pháp giúp đỡ từng học sinh (thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi) bằng nhiều hình thức:
 + Kiểm tra từng đối tượng học sinh cần quan tâm giúp đỡ.
 + Kiểm tra theo nhóm học tập của học sinh (đối với các nhóm học sinh có khả năng học tập tốt).
 + Kiểm tra việc thực hiện của học sinh trên bảng do yêu cầu của giáo viên.
- Trong các đề kiểm tra, giáo viên cần chấm, sửa bài cho học sinh một cách cụ thể, tỉ mi và cần có lời nhận xét tư vấn cho học sinh để giúp học sinh điều chỉnh bài làm của mình đạt hiệu quả.
2.3.4.2. Giáo viên thực hiện đánh giá qua việc chấm bài của học sinh.
- Trong các bài kiểm tra trong quá trình giảng dạy, các bài kiểm tra định kì, giáo viên cần chấm, sửa bài cho học sinh một cách cụ thể, tỉ mi và cần có lời nhận xét tư vấn mhằm giúp học sinh điều chỉnh bài làm của mình đạt hiệu quả.
	ö Lưu ý:
	 + Việc nhận xét đánh giá bài làm của học sinh, giáo viên cần chú ý nhận xét theo hướng đổi mới: 
 ¶ Lời khen đối với học sinh.
 ¶ Nhận xét nội dung bài làm của học sinh.
 ¶ Lời khuyến nghị đối với học sinh.
 + Giáo viên cần theo dõi đánh giá nhận xét từng đối tượng học sinh, từng nhóm học sinh trong suốt tiến trình dạy học để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
 + Bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cũng cần quan tâm đến việc nhận xét cách trình bày bài làm, chữ viết, tư thế ngồi, tính cẩn thận, sự tiến bộ của học sinh để giúp học sinh phát triển một cách toàn diện hơn.
 2.3.4.3. Phát huy vai trò của học sinh.
Trong quá trình nhận xét đánh giá kết quả học tập, giáo viên tổ chức cho học sinh phát huy vai trò của mỗi cá nhân, vai trò của nhóm trưởng để tạo điều kiện cho mọi học sinh được hoạt động. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự hoạt động trong từng tiết học. Cụ thể:
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm bằng cách kiểm tra kết quả học tập của các bạn trong nhóm. 
- Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm hoạt động thể hiện qua việc phân công các bạn trong nhóm trình bày bài làm để cả nhóm nhận xét và thống nhất kết quả.
- Học sinh có thể tự nêu thắc mắc trong quá trình hoạt động để các thành viên trong nhóm cùng thảo luận thống nhất cách giải.
- Các thành viên trong nhóm kiểm tra kết quả lẫn nhau (cặp đôi) rồi báo cáo với nhóm trưởng.
 2.3.5. Giải pháp 5: Một số vấn đề giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
	a. Bước đầu tiên là giáo viên cần củng cố phần lí thuyết cho học sinh một cách thường xuyên
b. Chú trọng việc hình thành cho học sinh có khả năng phân tich các bước giải của bài toán dựa trên cơ sở kiến thức đã được học. 
c. Có kế hoạch rèn học sinh theo từng mảng kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
d. Quan tâm giúp đỡ từng đối tượng học sinh trong quá trình luyện tập.
đ. Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh cách trình bày bài làm theo đúng quy trình và nhắc nhở học sinh về chữ viết.
e. Giáo viên cần vận dụng cách đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi để giúp học sinh ngày càng tiến bộ hơn (đánh giá xuyên suốt trong tiến trình dạy học; chú ý nhận xét từng đối tượng học sinh và đưa ra lời khuyến nghị cụ thể để học sinh tự điều chỉnh).
g. Chú ý vận dụng phương pháp dạy học mới, tạo điều kiện cho mọi học sinh được hoạt động một cách tích cực. Đặc biệt giáo viên cần phát huy vai trò của nhóm trưởng trong suốt quá trình hoạt động để hình thành cho học sinh năng lực tổ chức.
h. Khẳng định với học sinh, khi giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính dù ở dạng số nào (số tự nhiên, phân số) thì các bước thực hiện và cách trình bày hoàn toàn giống nhau.
i. Trong quá trình luyện tập, giáo viên chú ý tạo điều kiện cho nhóm trưởng phát huy vai trò của mình trong việc điều hành hoạt động của các thành viên trong nhóm.
 2.4. Kết quả trong năm học 2018 – 2019:
	Qua thời gian giảng dạy, việc vận dụng các giải pháp vào quá trình luyện tập giải toán tìm thành phần chưa biết của học sinh, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đang giảng dạy có nhiều tiến bộ về kĩ năng thực hành và vận dụng các bài toán nâng cao so với đầu năm học.
ö Kết quả cụ thể như sau:
Thời gian
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
Đầu năm học
18
58,8%
14
41,2%
Cuối HKI
28
88,2%
4
11,8%
Giữa HKII
32
100%
0
0%
3. Kết luận và khuyến nghị:
 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
 - Đề tài sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính” mang tính khả thi cao, phù hợp với kế hoạch giảng dạy trong chương trình Toán Năm và kết quả học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt trong việc giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính: 
+ Học sinh nắm vững phần lí thuyết các thực hành giải các dạng toán cơ bản thành thạo.
+ Học sinh có khả năng phân tích các bước giải một cách hợp lí và chính xác.
	+ Học sinh biết vận dụng các dạng cơ bản vào giải các bài toán ở dạng nâng cao.
	+ Học sinh biết cách trình bày bài toán theo đúng quy trình các bước giải.
	- Đề tài sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính” có thể vận dụng cho tất cả các lớp trong tổ và nhân rộng ở các tổ khác trong trường tùy theo trình độ của học sinh.
	- Kết quả học tập của học sinh góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của lớp ở môn Toán.
 3.2. Các đề xuất khuyến nghị:
 Qua sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính”, để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh trong trường, bản thân tôi có một vài khuyến nghị đối với giáo viên:
 - Chú ý hướng dẫn học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính theo một quy trình hợp lí (từ lí thuyết đế thực hành).
 - Hướng dẫn học sinh nắm vững cách phân tích các bước giải bài oán tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
	- Thường xuyên luyện tập cho học sinh trong từng tiết dạy.
	- Tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi.
	- Khi giáo viên nhận xét học sinh cần chú ý đến lời khuyến nghị để học sinh tự điều chỉnh việc học của mình đạt hiệu quả.
	- Giáo viên cần quan tâm đến việc hướng dẫn cách trình bày và chữ viết của học sinh.
Trên đây là sáng kiến trong việc hướng dẫn học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính mà bản thân tôi đã vận dụng đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy ở lớp trong năm học 2018 – 2019.
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong sáng kiến này là do bản thân tôi tự suy nghĩ và hoàn thành trong năm học 2018 - 2019. Nếu không đúng sự thật tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
	Người viết
	 Nguyễn Thị Thu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_giai_toa.doc
  • docDON YEU CAU SK.doc
  • docTÓM TẮTSK- THU.doc
Sáng Kiến Liên Quan